0088.4.0011 @lotus (soát xong)

16/7/16
0088.4.0011 @lotus (soát xong)
  • PDF
    GoogleDocs

    cute_smiley15cute_smiley15cute_smiley15
    #0088.4.00011

    Đánh máy: suongkt


    -200-


    Nên ông chữa lại thế khiến cho vua phải phục cái tài của ông, chịu ông là giỏi, nhưng người ta nói cũng vì thế, mà tự đó khiến cho vua có lòng ghen ghét, không ưa được ông nữa.



    [​IMG]
    148. – HOÀNG TRIỀU – TỪ PHỦ

    Người ta nói khi ông Cao-bá-Quát đang ngồi huấn-đạo ở huyện Yên-phong (Bắc-ninh) ông có làm một đôi câu đối dán ở học-đường rằng:

    Hoàng triều Tự - đức

    [][] [][]

    quân vương thánh

    [] [] []

    Từ phủ Yên-phong[​IMG]

    [] [] [] []

    huấn - đạo thần

    [] [] []

    Vế trên giải nghĩa là: Triều vua Tự-Đức là một bực vua thánh .

    Vế dưới giải nghĩa là: Phủ Từ (Từ-sơn), tôi là một chân Huấn-đạo ở Yên-phong.

    Nghĩa thẳng thì thế. Nhưng đây ông Quát có ý nói vua Tự-Đức kể lại một ông vua sáng suốt như thánh thần, mà sao lại để một người tài giỏi có chí như ông, là ông Quát, giữ một cái chức cỏn-con ở một cái huyện nho-nhỏ như thế! Có nhẽ vì những sự bực-tức ấy mà sau ông Quát mới nổi lên làm những sự quấy rối trong nước chăng?


    [​IMG]
    149. – QUÂN TỬ – THÁNH NHÂN

    Khi ông Hà-tôn-Quyền làm Thượng-thư bộ Lại, thì ông Nguyễn-công-Trứcòn làm một chức quan nhỏ. Ông Trứ vốn có tính cương-trực, nên ông Quyền sinh lòng ghen ghét.

    Một ông, ông Trứ đến hầu ông Quyền, ông Quyền bảo rằng:

    « Tôi có ra cho trẻ trong nhà một đôi câu đối, mà mãi chúng nó không sao đối được …

    • Ông Trứ hỏi: Bẩm câu gì ạ?

    • À câu ấy à? … Câu ấy là:
    Quân tử ố kỳ nhân chi trứ

    [] [] [] [] [] [] []

    • Ông Trứ gãi đầu nói: Bẩm, hay để chúng tôi xin đối thử xem … Chúng tôi xin đối với câu:
    Thánh nhân bất-đắc-dĩ dụng quyền.

    [] [] [] [] [] [] []

    Ông Quyền nghe đối, đỏ mặt tía tai, nói lảng ra truyện khác.[​IMG]

    Câu của ông Quyền ra là lấy chữ ở trong bet365 việt nam_tỷ số trực tuyến bet365_bet365 như thế nào Trung-dung và nghĩa nôm là: Người quân-tử ghét cái văn lòe-loẹt, nhưng thực ông chỉ cốt ý lấy mấy chữ Quân-tử ố và nhất là chữ Trứ, mà xoay ra cái nghĩa cho là người quân tử ghét ông Trứ.

    Nhưng ông Trứ nào có phải vừa. Ông Quyền đã gọi hẳn tên ông ấy ra để trêu, thì ông ấy cũng gọi hẳn được tên ông Quyền mà chọc lại. Câu của ông cũng là câu lấy ở một bài bàn trong Tứ thứ, nghĩa thẳng tuy nói: bực thánh-nhân-bất-đắc-dĩ mới phải dùng đến quyền, là quyền đối lại với kinh, cũng như biến đối với thường, nhưng thực cho quyền là ông Quyền họ Hà, hiện bây giờ nhà vua có dụng ông nữa, cũng là bất-đắc-dĩ mà thôi, chớ có quí hóa gì.

    Bất-đắc-dĩ dụng, bốn chữ ấy đối với ố kỳ văn chi, cho là không cân, nhưng lấy một câu chữ sẵn đối với một câu cũng chữ sẵn mà đối đáp với người vừa nhanh, vừa chọi lại như thế, thực là học rộng mà tài-tình lắm vậy.

    [​IMG]

    150. – TÍNH THẾ ĐẲNG – TRUYỀN TỬ TÔN

    Người ta kể, có một bác nhà quê làm nhà mới xong, đến xin cụ Nguyễn-Khuyến đôi câu đối về để treo. Cụ bảo: «Anh thì chữ nghĩa gì mà câu đối với câu đá!

    • Bác kia nói: Thưa cụ, con không được học nhiều, nhưng nhờ tổ ấm cũng thông chút văn-tự.

    • Cụ bảo: Ừ, có phải thông văn-tự, thì ta đọc ngay câu đối cho mà chép.»
    Rồi cụ đọc luôn câu rằng:

    Tinh thế đẳng nhân

    [][][][]

    vì gia trung

    [][][]

    Truyền tử tôn vĩnh [​IMG]

    [][][][]

    vì thế nghiệp

    [][][]

    và nghĩa là:

    Vế trên: cùng với vợ, nhân vì trong nhà.

    Vế dưới: truyền con cháu làm của giữ đời đời.

    Mười bốn chữ này đều lấy ở những chữ sáo trong lòng văn-tự, câu trên ở đầu văn-tự, câu dưới ở cuối văn-tự.

    Cụ Nguyễn-Khuyến bắt lấy ba chữ thông văn-tự của bác nhà quê rồi mượn ngay chữ trong văn tự làm ra câu đối ngay như thế, là tài nhanh lắm. Nhà làm là bây giờ để vợ chồng ở với nhau, rồi sau để truyền cho con cháu mãi mãi, mừng một cái nhà mới làm xong đến như thế là tuyệt hay, có cái ý trung hậu bền chặt lắm. Nhưng ta mong cho các bác nhà quê thông văn-tự kia đừng có gặp sự rủi ra mà phải tả văn-tự bán nhà, thì không còn hay, còn bền nữa. Ôi! cái lối học chữ Hán xưa chỉ cốt ở cái văn-tự, văn-khế, từ-hàn để làm văn bán cửa nhà, ruộng nương, làm văn kêu cầu khấn vái, thật là nực cười. Cụ Nguyễn làm đôi câu đối này hẳn trong bụng cụ cũng cười thầm cái lối học của nhiều người gọi là có chữ nghĩa thuở trước.

    Toàn thể hai câu của cụ thật là được. Tựu trung phải chữ đẳng đối với chữ tôn, chữ gia trung đối với thế nghiệp không được cân.


    [​IMG]
    151. – NAM, BẮC – ĐÔNG, TÂY

    Khi ông Dương-đình-Chung (tức là Trạng Lợn) sang sứ Tàu, người Tàu có đôi câu đối rằng:

    Nam bắc lai chiều sâm () tề-tề.

    [] [] [] [] [] [] []

    Câu này ý nói các nước phương Nam, phương Bắc lại chầu đông-đúc.

    Ông liền đáp ngay lại rằng:

    Đông tây chí biện đổ hân-hân.

    [] [] [] [] [] [] []

    Câu này ý nói người phương Đông, phương Tây đến kinh-đô trông ra vui-vẻ.

    Cả hai câu này không có gì là đặc-sắc, nhưng đối đáp được như thế, là nhanh-nhẹn linh-lợi lắm.

    Cứ theo truyện Trạng Lợn, thì câu của ông Chung xuất xứ như thế này: Nhân ông trông thấy lũ con gái Tàu sắn quần, sắn áo xuống mò cá, ông trỏ tay bảo với phó sứ rằng: «Kìa quan lớn xem: nong tay di bẹn đỏ hăm-hăm».Ông phó sứ nghe thế nào mà lại biên ra là: «Đông tây chí biện đổ hân-hân».– Biện là biện-kinh chỉ kinh-đô đời Tống, mà truyện Trạng Lợn, nếu có thực, thì lại vào đời Minh (?)


    [​IMG]
    152. – NAM-BANG – BẮC-QUỐC

    Trong sử bet365 việt nam_tỷ số trực tuyến bet365_bet365 như thế nào có chép rằng về đời vua Thuần-tôn nhà Lê, có sứ Tàu sang phong vương. Vua sai Trạng Quỳnh ra tiếp sứ. Trạng Quỳnh xin lập cái quán ở bên kia sông, rồi triệu Thị Điểm ra làm gái bán hàng. Thị Điểm mặc cái quần lượt mỏng, làm ra bộ lẳng-lơ có ý tròng ghẹo Sứ Tàu.

    Sứ Tàu liền đọc bỡn một câu rằng:

    «Nam bang nhất thốn thổ, bất tri kỷ nhân canh»

    [] [] [] [] [] [] [] [] [] []

    Nghĩa Nôm là: Một tấc đất ở nước Nam, chẳng biết mấy người cầy, và ngụ ý chê là không hay một người đàn bà nước Nam chịu đựng được những bao nhiêu đàn ông.

    Thị Điểm vừa cười, vừa đọc đối lại rằng:

    «Bắc quốc đại trượng-phu dai do thử đồ xuất»

    Nghĩa nôm là: bao nhiêu đại trượng phu nước Tàu đều do đường này mà ra cả và ngụ ý nói chua rằng các bậc đại trượng-phu Tàu đều do ở đồ An-Nam mà ra cả ().

    Nhanh trí khôn lắm là Thị Điểm, tài tình lắm là câu đối của Thị Điểm! Ra ngay đấy, đối liền ngay đấy, tuy là một đôi câu đối tầm thường, nhưng cũng đủ để khiến cho người đất Bắc phải thất đảm mà kính phục người đất Nam, dù chỉ là một cô con gái bán hàng nước, mà hay chữ đến bực ấy! Nước Nam ta xưa không dám chọi với Thượng quốc về cái gì cả. Nhưng được một vài đôi câu đối chọi cả ý, chọi cả văn như đôi này, thì cũng gọi là một cách chọi mà chọi hơn người vậy.


    [​IMG]
    153. – QUÁ-QUAN XUẤT-ĐỐI

    Khi ông Mạc-đĩnh-Chi sang sứ nhà Nguyên bên Tàu, ông đã hẹn trước ngày ấy, ngày nọ thì mở cửa ải. Chẳng may gặp phải mưa gió, ông sai hẹn Người Tàu đóng cửa ải, ông nói sao, họ cũng không mở. Sau ông thấy tự trên ải, ném xuống một đôi câu đối, bảo có đối được, thì mới mở cửa. Câu đối rằng:

    «Quá quan trì, quan quan bế, nguyện quá khách

    [] [] [] [] [] [] [] [] []

    quá quan

    [] []

    Ông Đĩnh-Chi liền viết ngay một câu đối lại và đưa lên rằng:

    «Xuất đối dị, đối đối nan, thỉnh tiên sinh

    [] [] [] [] [] [] [] [] []

    tiên đối

    [] []

    Người Tàu chịu ông là có tài ứng biến, bèn mở cửa để ông đi.

    Vế ra ngĩa là: qua cửa quan chậm, cửa quan đóng, xin khách qua đường cứ qua.

    Vế đối nghĩa là: Ra câu đối dễ, đối câu đối khó, xin tiên-sinh đối trước.

    Câu người Tàu ra hiểm-hóc là để thử tài sứ-thần. Trong một câu có mười một chữ, mà chỉ một chữ quan nhắc lại bốn lần, chữ quá nhắc lại ban lần. Câu của ông Chi đối, trong cũng nhắc chữ đối đủ bốn lần và chữ tiên hai lần, mà lại được đủ nghĩa lý minh bạch gọn-gàng, thật là tài học đã cao mà cái chí ứng biến lại nhanh, chẳng đủ khiến cho người Tàu phải kính-phục mà vội-vàng mở cửa ra đón ru!


    [​IMG]
    154. – NHẤT THÂN – THỐN TỊCH

    Nhất thân kiêm phụ

    [] [] [] []

    tử, quân thần nhất

    [] [] [] []

    lộ công danh đáo

    [] [] [] []

    để

    []

    Thốn tịch hữu triều-[​IMG]

    [] [] [] []

    đình, châu quận, thiên

    [] [] [] []

    thu sự nghiệp trùng

    [] [] [] []

    khai

    []

    Hai câu này của cụ Nguyễn-Khuyến làm dán tại một rạp hát tuồng.

    Vế trên nghĩa thẳng là: Một mình kiêm cả cha, con, vua, tôi, một đường công danh đến tột.

    Vế dưới nghĩa thẳng là: Tấc chiếu đủ cả triều đình, châu quận, nghìn thu sự nghiệp cùng mở.

    Câu đối đề rạp tuồng như thế là hay lắm vậy.

    Vẫn có một người mà lúc ra vai cha, lúc lại vai con, lúc đóng vai vua, lúc lại vai bầy-tôi; - chỉ một tấc chiếu mà khi là triều đình văn võ đủ mặt, khi lại là châu quận nhân nhân đông đúc. Cái đường công danh của các vai đóng ấy thế mà lên đến tột phẩm. Cái sự nghiệp của tích diễn ở trên sân khấu ấy thế mà lưu đến nghìn thu. Đóng vai phường chèo, phường tuồng mà công danh, sự nghiệp lừng lẫy, lâu-dài như thế, chẳng trách đời xưa vẫn cho những bác làm nghề ca-xướng đáng nhẽ cũng là vua, là quan, là anh-hùng, hào-kiệt cả, nhưng không vì mồ mả ông cha cất sai huyệt một chút mà chẳng làm nên công cán gì, anh đóng tuồng vẫn chỉ hoàn anh đóng tuồng mà thôi. Đến đời nay, lại bao nhiêu người muốn đóng vai tuồng, vai chèo tuy rằng bảo vì lòng mến chuộng Mỹ-thuật, nhưng tựu-trung lại, khi đóng vai nào nó cũng được vui cho mình về vai ấy một chút rồi lại được thiên-hạ vỗ tay khen trên sân khấu hay phê-bình tán-tụng trên tờ báo, thì chẳng cũng là làm nên công-danh sự-nghiệp lừng-lẫy lâu-dài đó ru!

    Ta xem đôi câu đối này, khiến cho ta lại nhớ đến một Câu đố về rạp hát tuồng kể cũng là tài tình hay lắm vậy. (xem mục Câu đố ở cuối quyển Tục-ngữ phong-dao II). Câu đố rằng:

    Hữu quân, hữu tướng vô hữu quyền,

    Thiên lý nội hành bất xuất môn;

    Phụ tử đồng thân, bất đồng tinh,

    Phu thê đồng tịch, bất đồng sàng.

    Và nghĩa Nôm là:

    Có vua có tướng, không có quyền,

    Nghìn dặm đi ở trong, không ra khỏi cửa.

    Cha con cùng thân, nhưng không cùng họ,

    Vợ chồng cùng chiếu, nhưng không cùng giường.


    [​IMG]
    155. – SỈ TÍNH CƯƠNG – MỴ SINH TIỀN

    Ông Hòe (?) vốn có tính ương-ngạnh, lúc đi thi, chống chọi cả với quan trường. Quan Chủ-khảo thấy vậy, ra cho một đôi câu đối, bắt đối ngay:

    Sỉ tính cương, thiệt tính nhu, cương tính bất

    [] [] [] [] [] [] [] [] [] [] []

    như nhu tính cửu

    [] [] [] []

    Dịch nghĩa thẳng: Răng tính rắn, lưỡi tính mềm, tính rắn không bằng tính mềm bền lâu. Câu này như có ý muốn răn bảo ông Hòe rằng cái mềm vẫn bền hơn cái rắn, như cái răng khi rắn thế mà vẫn rụng trước, chớ cái lưỡi mềm thì lại còn mãi mãi. Đại ý giống như câu của Thường-Tung dạy Lão-Đam. (Xem Cổ học tinh hoa quyển II trang 48).

    Ông Hòe liền đáp lại rằng:

    Mỵ sinh tiền, tu sinh hậu, tiền sinh bất

    [] [] [] [] [] [] [] [] []

    nhược hậu sinh trường

    [] [] [] []

    Dịch nghĩa thẳng: Lông mày sinh trước, râu sinh sau, sinh trước không bằng sinh sau dài hơn.

    Câu này như có ý muốn cự lại quan Chủ-khảo rằng: Cái sau kể không bằng cái trước, nhưng sinh ra sau mà dài hơn sinh ra trước như râu đối với lông mày, thì sau mà chẳng là hơn trước ư? Đại ý lại như câu tục ngữ: «Lão ô bách tuế bất như phượng sơ sinh»(Quạ già một trăm tuổi không bằng phượng-hoàng mới đẻ ra).

    [​IMG]

    156. – SÚC NGÃ – ÁT DƯ

    Người ta kể rằng khi ông Mạc-đĩnh-Chi sang sứ Tàu, ông thường cưỡi lừa đi rong chơi các phố.

    Một hôm đang nghênh-ngang trên mình lừa, bỗng ông chạm phải một người Tàu cưỡi ngựa đi tới. Người ấy tức mình, đọc một câu rằng:

    Súc ngã kỵ mã, đông-di chi nhân giã,

    [] [] [] [] [] [] [] [] []

    tây-di chi nhân giã?

    [] [] [] [] []

    Ông liền đọc đáp lại rằng:

    Át dư thừa lư, nam phương chi cường dư,

    [] [] [] [] [] [] [] [] []

    bắc phương chi cường dư?

    [] [] [] [] []

    Câu của người Tàu dịch nghĩa là: Chạm ta cưỡi ngựa, là người mọi rợ phương Đông, hay người mọi rợ phương Tây?

    Câu của Đĩnh-Chi dịch nghĩa là: Ngăn ta cưỡi lừa, thì người phương Nam mạnh, hay người phương Bắc mạnh?

    Câu của người Tàu hỏi như thế là có ý khinh dẻ cho Đĩnh-Chi là kẻ mọi-rợ: lũ man-di sao dám vô lễ chạm vào người văn-minh đang đi ngựa.

    Câu của Đĩnh-Chi hỏi lại như thế là có bụng can đảm nói chửa chắc người phương Bắc đã hẳn là mạnh hơn người phương nam, mà dám ngăn đường người phương nam đang cưỡi lừa.

    Ứng khẩu đối ngay, mà hay như thế, cái tài của ông Đĩnh-Chi thật là khiến cho người Tàu phải khiếp sợ, mà người Nam được vẻ-vang lắm vậy.

    Câu của người Tầu ra tự chữ đông-di đến chữ giã lấy ở bet365 việt nam_tỷ số trực tuyến bet365_bet365 như thế nào Mạnh-tử, thì câu của ông Đĩnh-Chi từ chữ nam-phương đến chữ dư cũng lấy ở bet365 việt nam_tỷ số trực tuyến bet365_bet365 như thế nào Trung-dung.

    [​IMG]

    157. – THIÊN-HẠ – TRIỀU ĐÌNH

    Thiên hạ thanh hoàng

    [] [] [] []

    giai ngã thủ.

    [] [] []

    Triều đình chu tử[​IMG]

    [] [] [] []

    tổng ngô gia.

    [] [] []

    Đôi câu đối này dán ở trước cửa một hàng thợ nhuộm. Nghĩa vế trên là: Thiên-hạ xanh vàng đều ở tay ta. — Nghĩa vế dưới là: Triều-đình đỏ tía góp ở nhà ta. Nhưng cái ý ngoại lai còn là: nhà ta đây thống-nhất được cả thiên-hạ, thu-thập được cả Triều-đình. Cái sắc xanh, sắc vàng, thiên-hạ lấy làm trọng chẳng ở tay ta làm ra cả là gì? cái sắc đỏ, sắc tía,Triều-đình lấy làm qui chẳng họp cả nhà ta là gì? Tay ta đây thật đã gây nên thiên-hạ, nhà ta đây thật đã họp được Triều-đình.

    Công đức lắm nghề thợ nhuộm! Anh-hùng sao người thợ nhuộm! Nhưng cái lối văn thế này, bất cứ là câu đối, là thơ hay là phú, ta vẫn thường thấy luôn, không lấy gì làm lạ. Như ý ta, thì ta thiết nghĩ cái lối văn ấy, nếu không phải là cái khẩu-khí tự-nhiên của những bực anh-hùng chân-thật, thì chỉ là cái lối văn chơi đùa, nhà văn sĩ hạ bút viết, chẳng qua chỉ muốn nguệch-ngoạc khoác-lác làm cho câu văn của mình như có giá hơn lên mà thôi. (Xem Nam-thi trang 49) – Chẳng thế mà có người làm đôi câu đối cho anh đi lấy phân, cũng còn nặn ra được câu rất hách rằng:



    Ý nhất nhung y, đởm

    [] [] [] [] []

    thế-gian chi nan sự

    [] [] [] [] []

    Đề tam xích kiếm, thu[​IMG]

    [] [] [] [] []

    thiên hạ chi nhân tâm.

    [] [] [] [] []

    Anh-hùng lắm: mặc một cái áo nhung (áo nhà binh) làm những việc khó trong thế-gian. Đưa lưỡi gươm ba thước, thu hết cả lòng người trong thiên-hạ. Can-đảm thao lược biết bao! Nhưng có biết đâu áo nhung là áo tơi, gươm ba thước là cái đồ để súc phân, việc khó trong thế-gian là việc lấy phân, lòng người của thiên-hạ là phân của thiên-hạ tháo ra vậy!


    [​IMG]
    158. – TRƯỞNG TRƯỞNG – TRÀNG TRÀNG

    Người ta kể truyện lại rằng trước có một người đi giáo Gia-tô, có ý muốn khích bác Nho-giáo, một hôm đến xin cụ Nguyễn-Khuyến một đôi câu đối để về dán chuồng lợn. Chuồng lợn mà cũng dán câu đối, chữ của Thánh Hiền, cái ý sao mà khinh miệt quá! Câu đối ấy lại xin chính một nhà đỗ đến Tam-nguyên, nổi tiếng hay chữ, cái tâm thật là ngạo-nghễ lắm!

    Nhưng cụ Nguyễn-Khuyến không hề nói gì, cụ vui vẻ cầm bút viết ngay cho hai câu thất-ngôn rằng:

    Trưởng trưởng, tràng

    [] [] []

    tràng, tràng, trưởng

    [] [] []

    trưởng.

    []

    Tràng tràng, trưởng[​IMG]

    [] [] []

    trưởng, trưởng, tràng

    [] [] []

    tràng.

    []

    Hai câu thất-ngôn, cộng 14 chữ mà thực ra chỉ có mỗi một chữ mà thôi. Chữ trưởng cũng là chữ tràng chỉ hơn nhau một cái dấu nháy ở trên. Tràng thì viết là: [] còn trưởng thì nghĩa là []’.

    Tràng thì nghĩa là dài, trưởng thì nghĩa là nhớn. Vậy cả hai câu dịch lọn nghĩa nôm là:

    Nhớn nhớn, dài dài, dài, nhớn nhớn.

    Dài dài, nhớn nhớn, nhớn, dài, dài.

    Chữ chỉ có một; nghĩa thêm được một nửa, là hai: nghĩa nhớn và nghĩa dài. Câu đối dán chuồng lợnviết đến như thế là hay tuyệt. Lơn vốn là giống người ta nuôi chỉ cốt để ăn thịt hay bán thịt lấy tiền. Vậy người ta nuôi lợn cốt mong ở cái gì? Nào có phải để cầu cho vui tai, thích mắt, giúp đỡ được việc gì đâu, hay chỉ cốt mong cho nó nhớn, cho nó dài, cho nó mẫm-mạp béo tốt, nặng được nhiều cân là quí lắm rồi. Không nói, ai cũng lại biết lợn là giống cực ngu, cực bẩn, cả ngày chỉ ủn-ỉn bê tha, ăn uống mặc sức, hết rút ở chậu cám bèo, thì gục vào vụng dơ bẩn, ai còn bảo mong dạy lợn, cho khôn, cho khéo, cho hiểu được ý người hay tỏ lòng ân nghĩa với người bao giờ nữa! Bởi cái ý này mà có người cho cụ Nguyễn-Khuyến lấy chữ tràng đây mà ám chỉ nhà dạy học của bên đạo. Hai chữ Nhà tràng sau ta mượn để chỉ trường học đâu vốn là chữ của bên đạo vậy. Cứ kể nguyên-ngữ thì chữ tràng hay trường [] đây đi với chữ học [] không đúng nghĩa.

    159. – ĐẾ NGHIÊU – ĐẾ THUẤN …….

    Một nhà giàu có vạn ức, có một cô con gái tuyệt đẹp, đến tuổi mà chưa lấy chồng. Ông bố chỉ muốn kén rể hay chữ. Ông ra một vế câu đối, bảo ai đối được thì gả con gái cho. Câu đối rằng:

    Đế Nghiêu, đế Thuấn, đế Vũ, Vũ, Nghiêu

    [] [] [][] [] [][] []

    Thuấn, tam đế truyền hiền,

    [] [] [][] []

    Câu này nghĩa là: Vua Nghiêu, vua Thuấn, vua Vũ, ba vua Nghiêu, Thuấn, Vũ truyền ngôi cho người hiền ().

    Câu đối ra, hôm đầu có một bác thợ mộc đến xin đối rằng:

    Bào ra, bào, tách, bào, xoi, xoi, tách

    bào ba bào phạt mộc.

    Ông nhà giàu cho là không được. Câu này cứ kể có ba chữ bào, ba chữ , xoi, tách, bào nghe được. Nhưng hiềm vì chữ nôm đối với chữ Hán có thể cho là không hay. Trong câu chỉ có hai chữ phạt-mộc, [] [] là chữ Hán, nhưng phạt-mộc lại không ai dùng bào bao giờ.

    Hôm sau, có thầy phù thủy qua, xin vào đối rằng:

    Lôi Thiên, lôi Tướng, lôi Bồng, Bồng, Thiên,

    [] [] [][] [] [][] []

    Tướng, tam lôi trừ quỉ

    [] [] [][] []

    Ông nhà giầu cũng cho là không được. Ta không phải là tay ấn pháp giỏi, nên không rõ câu này hỏng vì đâu. Có ba vị Lôi-thiên, Lôi-tướng, Lôi-bồng thật không mà ba vị ấy có thật trừ quỷ được không.

    Hôm sau nữa, có ông thầy thuốc đến xin đối rằng:

    Hoàng cầm, hoàng bá, hoàng liên, liên cầm

    [] [] [][] [] [] [] []

    Bá, tam hoàng giai nhiệt

    [] [] [][] []

    Ông nhà giàu vẫn cho là không được. Ta không phải nhà nghề dao cầu, nên cũng không rõ hỏng vì đâu. Ba vị thuốc hoàng-cầm, hoàng-bá, hoàng-liên có phải cùng có tính nhiệt cả không. Ta chỉ nhận, hoặc có chữ hoàng [] (vàng) cho là đối được, vì hoàng [] này đồng âm với hoàng [] này (vua) mà hoàng đối với đế nghe được chăng, nhưng ta chê chữ nhiệt là nóng đối với chữ hiền là kẻ hiền thật không được chỉnh.

    Cách mấy hôm sau không ai dám đến đối nữa.

    Mãi một hôm, có người học-trò kiết đánh liều đến xin đối rằng:

    Vương Văn, vương Khải, vương Thang, Thang,

    [] [] [] [] [] [] []

    Khải, Văn, tam vương kế thánh

    [] [] [] [] [] []

    Ông nhà giàu cho là được, và bằng lòng gả con gái cho người học trò.

    Câu này nghĩa là vua Văn, vua Khải, vua Thang, Thang, Khải, Văn, ba vua nối Thánh. Vì ông nhà giầu cho là được, thì ta cũng cùng ông nhà giàu, cho là được vậy. Chớ vế câu đối này thật không đúng sự thực cũng như vế ra không đúng sự thực vậy. Ông Khải là vua đầu nhà Hạ, ông Thang là vua đầu nhà Thương, ông Văn là vua đầu nhà Chu, mỗi ông cách xa nhau hàng mấy trăm năm thì gọi là kế Thánh sao được. Còn nói thực tam vương thì người ta thường cho là Vũ, Thang, Văn Vũ (tức là Văn-vương và Vũ-vương.


    [​IMG]
    IV. – CÂU ĐỐI LIỀU


    [​IMG]
    160. – THIÊN HẠ – ĐỊA TRUNG.

    Mấy tên học trò đến xin nhập trường quan Huấn. Quan Huấn hỏi:

    • Các thầy học đã được bao lâu rồi?

    • Học trò đáp: Bẩm đã được năm năm, bảy năm.

    • Thế các thầy đã biết làm câu đối chưa?

    • Bẩm đã.

    • Ừ thế thì, thử đối cho ta xem. Thiên đối với gì?

    • Bẩm Thiên đối với Địa.

    • Hạ đối với gì?

    • Bẩm, Hạ đối với Trung.

    • Được .. Thế quốc đối với gì?

    • Bẩm, Cuốc ấy ạ, … cuốc xin đối với cầy,

    • Được lắm! Thế gia đối với gì?

    • Bẩm, gia ấy ạ, … gia xin đối với thịt.

    • Quan Huấn trầm ngâm: Bây giờ các thầy thử chắp liền bốn chữ của các thầy đối với bốn chữ của tôi cũng chắp liền lại xem.

    • Học-trò ngơ-ngác nhìn nhau đọc: Bẩm, Địa trung cầy thịt của chúng con đối với Thiên hạ quốc gia của quan lớn.
    Quan Huấn bật cười. Học-trò không nhịn được, cũng phì cười.

    Mà ta đây nghe câu chuyện cũng không thể không sao cười được. Cứ kể đối rời từng chữ, thì: Thiên là giời đối với địa là đất, hạ là dưới đối với trung là trong hay là giữa, cuốc là con cuốc đối với cày là con cày, da là da dẻ đối với thịt là thịt xương, thì thật là hay, tưởng ông Bảng, ông Nghè cũng không sao đối hay hơn được nữa. Nhưng học-trò biết đâu quan Huấn chơi khăm đã ra đối rời từng chữ, lại ra đối chắp liền cả câu, hay đã lấy bốn chữ liền, lẩy từng chữ mà ra như chữ rời vậy. Kể bốn chữ của quan Huấn chắp với nhau, thì là:

    Thiên hạ quốc gia

    [] [] [] []

    Bốn chữ này là bốn chữ Hán tuy không đứng lọn làm một câu, nhưng thường hay đi liền nhau. Vả chăng hai chữ thiên-hạ [] [] đây nối với nhau làm một chữ, cũng như hai chữ quốc-gia [] [] cùng đi nối nhau làm một chữ, bây giờ ta có thể cho là danh-từ kép được. Thiên hạ nghĩa đen là dưới gầm giời nhưng tức chỉ cả mọi người, cả nhân loại; quốc gia nghĩa rời là nước với nhà, nhưng nghĩa hợp là chỉ một nước nào, lấy cái ý một nước tức là nhiều nhà hợp lại mà thành. Bốn chữ nghĩa nó như thế, mà đem địa trung là giữa đất đối với thiên-hạ là nhân loại là đã phải cười rồi, sau lại đem hai chữ nôm cày thịt là con cày với thịt xương mà đối với hai chữ Hán quốc-gia chỉ một nước, thì ai là tài gì mà không cười được nữa.

    Quan Huấn () ra câu đối hiểm hóc thật!
  • Chia sẻ trang này