0060.0035
-
PDF
GoogleDocs
Vua sai bộ Hộ phi tư cho quan tỉnh kíp đem tình hình tâu lên. Tỉnh thần dâng sớ nói : “Xét thực dân gian không đến nỗi khổ sở như thế”.
Vua cho rằng Đình Tân nói quá sự thực, phê bảo : “Nguyễn Đình Tân, tuổi trẻ hiếu sự nghe hơi, không có bằng cớ đã vội tâu lên, rất là mạo muội, truyền chỉ ban quở”.
Định lại kỳ hạn đổi cờ ở Kỳ đài các địa phương.
Lệ trước cờ vải vàng treo vào ngày sóc, ngày vọng ((1) Sóc : ngày mồng một. Vọng : ngày rằm âm lịch.1) cứ một năm 6 tháng lại thay 1 lần, mà cờ treo ngày thường thì 3 tháng 1 lần thay. Khi thải ra, đem may áo cấp cho tù phạm, sung làm lính. Đến đây, chuẩn cho bộ Binh, bộ Công bàn định, phàm treo cờ ngày sóc, ngày vọng hạn là 6 năm. Cờ treo ngày thường hạn là 2 năm, trong hạn nếu có phai bạc thì nhuộm lại, rách thì vá lại, khi đủ hạn thì biên vào sổ là đã tiêu hao vì chi dùng. Rồi làm cờ khác không nên thải ra may áo, làm thêm phiền phí.
Chiên Đàn (nguồn), tỉnh Quảng Nam, có hơn 100 tên ác man đến thú tội ở đồn Chiên Đàn và xin cho thông đồng buôn bán. Hiệp trấn Hoàng Công Tài tâu xin thân đi xem xét tình hình thực hay giả để xử trí. Vua sai viên Kiểm thảo ở Nội các là Phan Thanh Giản đến hội cùng làm. Khi tới nơi người Man ngờ sợ, đều chạy trốn từ ban đêm.
Vua cho là dân Man ấy mang lòng phản trắc, lúc theo lúc bỏ, chưa thực tình quy phục, bèn sắc cho quan trấn tuân theo chỉ trước, cấm tiệt không cho trao đổi với họ các thứ cá, muối và tất cả mọi đồ vật khác. Nếu ai trái lệnh thì trị tội.
Lê Văn Duyệt, Tổng trấn thành Gia Định, bị ốm lắm, quản lý biền binh ở thành hạt là Nguyễn Văn Quế và các quan ở ba tào Hộ, Binh, Hình đem việc ấy tâu lên.
Vua dụ cho Lê Văn Duyệt tạm nghỉ việc thành để yên tâm điều dưỡng, và cho con là Kiêu kỵ đô uý Lê Văn Yến đi thăm nom. Còn ấn Tổng trấn giao cho Nguyễn Văn Quế tạm lĩnh, phàm mọi việc trong thành đều chuẩn cho Quế hội đồng với các tào cùng làm cho được ổn thoả, việc gì nên tâu thì cùng ký tên đề tấu.
Cho viên bị cách là Trương Phước Cương được khai phục làm Tư vụ bộ Lễ.
Cho thự Hiệp trấn Bình Thuận là Lê Nguyên Trung làm Tả thị lang bộ Lễ, Chủ sự bộ Hộ là Đoàn Khiêm Quang, làm Thừa Thiên Phủ thừa, Chủ sự là Trần Văn Tuân làm Vũ khố Lang trung.
Vời Hiệp trấn Bình Hoà Nguyễn Thảng về Kinh. Thăng Nguyễn Văn Trị Tham hiệp Bình Hoà lên thự Hiệp trấn, Viên ngoại lang bộ Binh Hoàng Sĩ Quang lên thự Tham hiệp Bình Hoà.
Vua cùng quần thần bàn luận về hình thế ở Kinh sư, dụ rằng : “Ta xem thành Gia Định, đất dẫu màu mỡ nhưng thiên về phía nam ; Bắc Thành đất rộng, người nhiều, nhưng thiên về phía Bắc ; duy có kinh sư đất ở giữa, phía nam có Hải Vân quan, phía bắc có sông Linh giang, hình thế non sông không kém núi Hào Hàm ((1) Tức là Hàm cốc ở phía nam huyện Linh Bảo thuộc tỉnh Hà Nam ngày nay có tiếng là hiểm trở ở thời nhà Tần.1), mà dân phong thì thuần hậu chất phác, quen cần cù chịu khó, hạt khác không theo kịp được. Các Liệt thánh ((2) Chỉ các chúa Nguyễn và Gia Long.2) triều ta đóng đô ở dấy, thực là nghĩ kế lâu dài. Ôi ! dựng nước cốt lấy đức làm gốc rồi chọn chỗ hiểm để giữ lấy. Nhà Tần dẫu có thế hiểm trở của núi Hào Hàm nhưng không có đức cho nên hưởng ngôi không được dài lâu. Triều ta trên có đức tốt của Liệt thánh, dưới có phong tục thuần hậu của nhân dân, thêm non sông bền chặt, núi Hào Hàm kia dẫu có hiểm trở cũng không đủ ví được”.
Quy định ngạch nhân viên thu giữ ở Sử quán : (bộ Lại : Bát phẩm thư lại 1 người ; bộ Lễ : Cửu phẩm thư lại 1 người ; bốn bộ Hộ, Binh, Hình, Công mỗi bộ vị nhập lưu 1 người).
Thị lang Nội các Trương Phước Đĩnh, bị bệnh, xin cáo. Vua sai Lê Văn Đức, Tả tham tri bộ Binh, quyền làm công việc Nội các.
Vua định đi tuần du đài Trấn Hải rồi nhân dịp đi chơi cửa biển Tư Dung. Các viên phần việc đều đã kính cẩn dự bị. Nhưng nghĩ đương mùa mưa thu, vua sợ nhọc cho các người theo hầu, bèn thôi.
Kinh thành có nhiều trộm.
Vua dụ bộ Hình : “Kinh thành là chỗ quân nhân tụ họp đông đảo. Ta đã từng nghiêm sức cho các quản lĩnh đại viên chuyển sức cho các tấn sở phải canh phòng nghiêm ngặt để cho trộm cắp phải vắng bóng im hơi. Thế mà gần đây lại có nhiều trộm cắp phát ra, đến nỗi lén cả vào các phủ đệ lấy trộm của cải, không còn sợ hãi tý nào. Nay bọn nhỏ mọn kia dám coi thường pháp luật, làm càn thế, quyết không phải ở ngoài đến mà sinh sự, chắc là bọn côn đồ du thủ du thực, ngày thường kết họp bè đảng, trà trộn ở trong thành, mà quan quân tuần phòng bất lực, viên Kinh doãn lại sơ sót về việc tra hỏi, mới đến nỗi thế. Vả lại kinh sư là chỗ dưới bánh xe nhà vua há để không phân biệt người tốt kẻ xấu, thì trộm cướp ở lẫn được ư ? Vậy sai các quản lĩnh đại viên nghiêm sức các quân Vũ lâm, Cấm binh ở các tấn sở từ nay phải nên để tâm tuần tiễu, cốt bắt trộm cắp đem giải để đường sá được yên tĩnh. Nếu có nơi nào canh phòng sơ suất để cho kẻ trộm lén lút ló ra thì người chuyên coi biền binh tuần tiễu sẽ bị giao bộ nghiêm xét mà quản lĩnh đại viên cũng đều nghị luôn thể, rồi chiếu theo của cải đồ vật sự chủ đã mất, bắt phải bồi thường. Lại truyền chỉ cho viên Kinh doãn nghiêm sức cho các phường bảo ((1) Phường bảo : người phụ trách về trị an trong một phường.1) ngày đem tra xét, nếu có bọn vô lại mới đến, ở dựa vào cửa quyền quý và trú ngụ không có tên trong sổ dân phường thì lập tức phải nộp để xét. Nếu cứ hờ hững như trước, không chịu quan tâm một khi bị phát giác ra, thì Kinh doãn và phường trưởng ((2) Phường trưởng : người đứng đầu về hành chính trong một phường.1) đều bị trị nặng. Rồi sau đó bắt được hơn 20 tên trộm, trong có kẻ đào mả lấy của, thủ phạm vẫn còn lọt lưới. Quan phủ Thừa Thiên đem việc đó tâu lên. Vua bảo rằng : “Kinh sư là chỗ giáo hoá đầu tiên, dân vốn thuần phác, không có thói xấu âý. Nay bắt đầu có, phải nên ngăn chặn ngay lúc mới xảy. Những tên đã bị bắt phải theo luật nghiêm trị, tên nào chưa bắt được, thì vẽ hình dáng tư sang các nơi bên cạnh lùng bắt. Ai nã bắt được, thưởng bạc 50 lạng, cốt từ cho tuyệt tận gốc thói xấu”.
Cục thợ đúc ở tỉnh Bình Hoà, ngạch có 39 người, lệ định mỗi năm mỗi người phải nộp số tiền đi lấy than là 7 quan, được miễn trừ thuế thân và tạp dịch. Gần đây, khi điều vào Kinh, đi nửa đường, họ bỏ trốn. Vua ghét về thói trốn tránh, bèn đuổi về dân, vào sổ để chịu sai dịch.
Ra lệnh cho các hoàng tử lần lượt đi xem các sở thợ làm.
Một hôm, vua bảo Hoàng trưởng tử ở trước mặt rằng : các ngươi có hiểu ý của ta ra lệnh ngày hôm trước không ? Cổ nhân có lời dạy về khi nghỉ ở gốc cây và khi đi thuyền ((3) Nguyên văn là “tức mộc thừa chu” do điển Đường Thái Tông thấy ngồi nghỉ ở gốc cây, khuyên bảo thái tử : “cây gỗ phỉ theo dây mực thì cưa mới thẳng, làm vua phải nghe lời can mới hay. Lại trong Tống sử, truyện “Vương Hoán Chi” có câu : đi xe, phải để ý vấp ngã, đi thuyền phải để ý về sụp đắm, làm quan phải để ý về lúc không gặp thời (xem Bội Văn vận phủ).3), bởi vì sự vật tất có lý, có thể nhân lý đó mà suy rộng ra thì cũng gần đạo thánh hiền đấy ; trái lại thế thì là bị vật dục làm luỵ mình. Hôm trước ta bảo các con lần lượt đi xem các sở thợ làm là có ý muốn cho các con chính mắt trông thấy quân dân cần cù khó nhọc, phải nghĩ cách vỗ về nuôi dưỡng họ. Vả lại người ta có khó nhọc thì mới biết nghĩ, có biết nghĩ thì tất mới nẩy sinh lòng thiện. Các con sinh trưởng phú quý, chưa biết việc dân khó nhọc nên sai đi cho trông thấy, cũng là ý khuyên răn như khi nghỉ gốc cây và đi thuyền đó. Nếu không hiểu lý suy rộng thì sẽ bảo ta là dạy bảo những việc doanh tạo xây dựng, tất sau này sẽ dùng kiệt sức dân, để cầu cho thoả ý muốn. Ta dạy các con không những thế mà thôi, phàm một lời nói, một việc làm đều là dạy bảo cả. Các con nên tuỳ việc mà thể nhận mới được.
Cho Hàn lâm viện Biên tu là Thân Văn Quyền và Hồ Hữu Thẩm làm Thị giảng, đều sung làm bạn đọc với hoàng tử.
Quan thành Gia Định tâu nói thể lệ về thẻ quan phòng các thuyền đại dịch ((1) Thuyền làm thay công việc phu dịch mà chở các đồ vật, hàng hoá thuộc của công.1) ở thành hạt, do các trấn thuộc thành cấp phát mà thu thuế, còn đơn bằng thông thương lại do Hộ tào ở thành phê chuẩn. Vậy xin từ nay hạt nào có thuyền đại dịch thì từ những việc đánh thuế phê bằng, sửa đệ sổ bet365 việt nam_tỷ số trực tuyến bet365_bet365 như thế nào đến tất cả mọi việc nên làm đều giao cho quan địa phương sở tại làm cả. Còn như thuyền nhà Thanh đến buôn bán, phàm việc tuần xét lúc ra vào, đánh thuế, thu thuế cũng xin giao cho tỉnh Phiên An chuyên làm. Vua đều y theo.
Vua cho rằng Nam Định là một tỉnh thành lớn ở Bắc Kỳ, nên sớm sửa đắp thành quách để bờ cõi có vẻ hùng mạnh, bèn sai thự Tổng đốc Đặng Văn Thiêm theo cách thức trong địa đồ do bộ đưa cho trù tính công trình để đến kỳ hạn thì khởi công làm. Thiêm lấy cớ là tỉnh hạt xa rừng khó khăn về vật liệu doanh tạo, tạo xin ra hạn cho.
Vua dụ rằng : “Muốn xong việc lớn không kể đến phí nhỏ, nên xuất tiền công tìm đủ cách để thuê người và mua vật liệu, cốt sửa sang đến năm Minh Mệnh thứ 14 (1833) thì xong, không được chậm trễ”.
Dùng Vệ uý ở Hổ oai Tả vệ là Nguyễn Văn Thị làm Vệ uý ở Kinh tượng tam vệ, vẫn kiêm coi quản các tượng cơ Nam, Ngãi, Bình, Phú, Hoà, Thuận, Định ; Vệ uý là Vũ Văn Giải làm Vệ uý ở Hổ oai Tả vệ, vẫn lĩnh chức Thượng trà viện sứ và kiêm coi quản các đội Thị vệ, Thượng thiện, Hoà thanh, Thanh bình và Tân sài. Cai đội Vũ lâm là Cao Văn Điện làm Phó vệ uý ở Trung bảo Nhị vệ thuộc Trung quân.
Lương Văn Nghĩa, thự Vệ uý vệ Tiền thuỷ thuộc Thuỷ quân, coi quản hộ tống thuyền vận tải từ Bắc về Kinh, đến phận biển cửa Tùng Luật tỉnh Quảng Trị bỗng gặp bão, sóng gió dữ dội, thế rất nguy cấp. Mọi người đều muốn theo gió cho thuyền giạt vào bờ để cầu lấy sống. Nghĩa sợ thuyền công mắc cạn, bị va đập vỡ, tuốt gươm ra thét, ngăn lại. Rồi thuyền thả neo ở ngoài biển bèn bị lật chìm. Nghĩa và 2 con đều chết đuối. Việc đến tai vua.
Vua bảo Nội các rằng : “Lương Văn Nghĩa dẫu không biết liệu chiều gió, để lui tới đến nỗi hỏng việc, song gặp khi nguy hiểm còn biết liều mình không chịu vào bờ để tìm sống, bỏ mạng trong làn sóng thật đáng thương”. Vua bèn sai bộ Binh bàn cấp tiền tuất, truy tặng Nghĩa làm Vệ uý Thuỷ quân hàm Tòng tam phẩm, thưởng thêm 200 quan tiền, lại cho con là Lương Văn Tư được tập ấm Chánh đội trưởng Suất đội Thuỷ quân.
Bộ Hộ tâu nói : “Từ trước đến nay, đoàn thuyền vận tải ở ngoài Bắc theo lệ được lĩnh tiền cước phí trước. Đó cũng là do triều đình thương về sự khó nhọc, để cho có sự tư cấp, nhưng có hạng chủ thuyền không tốt, phần nhiều thuyền đã xấu nát, cũng tham lợi tiền cước, đem ra nhận chở ; khi gặp sóng gió đã vội vào bờ, chẳng đoái hoài đến của công ra sao nữa, xét đến nguyên nhân hỏng việc chính vì ở đó. Vậy xin từ nay phàm đoàn thuyền nào đáng được tiền cước, phải đợi khi đem hàng tới Kinh, nộp xong, do Tào chính tâu lên, đợi chỉ thưởng cấp. Nếu thuyền nào không được bền chặt, khi đi khi đỗ, đường biển nhỡ nhàng, đến nỗi để gạo công có khi ẩm ướt, hao hụt thì đình cấp tiền cước phí”. Vua y theo lời bàn ấy.
Cho Cao Viết Nội, Thành thủ uý Nam Định, làm Quản cơ, vẫn lĩnh chức Thành thủ uý Nam Định và chuyên coi các đội pháo thủ, Tuần thành, Hướng thiện, và các tượng cục.
Triệu thự án sát Tuyên Quang Nguyễn Thường Trân về Kinh đợi chỉ. Điều bổ án sát Quảng Yên Nguyễn Đôn Tố làm án sát Tuyên Quang. Thăng Hồ Sĩ Lâm, nguyên Tham hiệp Phú Yên lên thự án sát Quảng Yên. Khi Thường Trân đã tới Kinh, vua sai bộ Lại lục lý lịch tâu lên. Vua thấy dưới tên Thường Trân chua nhiều thứ bị giáng phạt, bèn giáng bổ làm Viên ngoại lang bộ Lễ.
Ra lệnh cho con em họ Tôn thất, ai muốn theo học, đều cho vào nhà Giám. Lệ trước họ Tôn thất vào nhà Giám đọc bet365 việt nam_tỷ số trực tuyến bet365_bet365 như thế nào, chỉ hạn có 60 người. Vua nghĩ : “Dòng dõi nhà vua, những người tuấn tú tin chắc không thiếu, nên nhất khái câu nệ theo số ngạch đã định, sợ có hại về đường tấn tới ; bèn sai quyền biện Tôn nhân phủ là Tôn Thất Bằng, lựa chọn các hệ xem ai là người thông sáng, nhanh nhẹn, chăm học, thì không cứ nhiều hay ít, cứ thực đề rõ, rồi do quan Quốc tử giám hội đồng với quan học chính sát hạch, chia ra từng hạng, tâu lên đợi chỉ, bổ vào hạng tôn học sinh viên((1) Tức là hạng học sinh thuộc họ Tôn thất1). Sắc : từ nay phàm tôn sinh mới và cũ nếu một lần bị hạng liệt thì phạt tôn bổng 3 tháng, 2 lần 6 tháng, 3 lần thì đuổi ngay về, trả vào sổ Tôn thất, hệ trưởng cũng phạt bổng 3 tháng. Sắc lệnh này chép để làm lệ.
Số ngạch cơ đội lính mộ ở các tỉnh Hà Nội, Sơn Tây, Nam Định, Hưng Yên, Hưng Hoá và Tuyên Quang còn thiếu nhiều, quan địa phương theo chỉ mộ dân ở ngoại tịch từ Quảng Bình trở vào Nam, làm thành danh bet365 việt nam_tỷ số trực tuyến bet365_bet365 như thế nào, tâu xin bổ sung. Vua y cho. (Hà Nội, 250 người, bổ vào các đội Lục, Thất, Bát, Cửu, Thập thuộc cơ Hà Nội. Sơn Tây 300 người, bổ vào các đội Thất, Bát, Cửu, Thập thuộc cơ Võ dũng, đội Cửu và đội Tuần thành thuộc cơ Sơn Tây. Nam Định 100 người, bổ vào đội Nhị pháo thủ và đội Tuần thành. Hưng Yên 50 người, bổ vào đội Lục thuộc cơ Hưng Yên. Hưng Hoá, 50 người, bổ vào đội Ngũ thuộc cơ Hưng Hoá. Tuyên Quang 50 người bổ vào đội Tuần thành).
Chuẩn định số cỡ súng hạng lớn, hạng vừa, hạng nhỏ, nên đặt ở thành phủ huyện thuộc Bắc Kỳ. Các phủ thành đều 12 cỗ, các huyện thành đều 8 cỗ, cộng 320 cỗ. Sai Hà Nội đem 93 cỗ súng hồng uy bằng gang mới đúc, xét xem các thành ở phủ, huyện nào thuộc hạt nào đã đắp xong thì theo lời đã bàn mà chia đặt súng ấy. Còn thì giao cho các hạt Nam Định, Hải Dương, Sơn Tây và Bắc Ninh cũng theo thế mà chia đặt ở các phủ thành, huyện thành, nếu còn thiếu, đợi sang năm ở Kinh chở ra sẽ cung cấp sau.
Nguyễn Văn Tảo, Phó trưởng sử thuộc phủ Hoàng tử Đức Thọ công Miên Nghi, mạo cấp văn bằng cho thuyền hộ Nguyễn Văn Chất làm quyền sai đội trưởng, nhờ mua cá sấu, việc phát giác. Đức Thọ công dâng sớ xin chịu tội.
Vua bảo Nội các rằng : Hoàng tử công Miên Nghi, tháng trước đã có việc lén lút nhận cá sấu, vừa mới răn dạy nay lại như thế ! Xét ra nếu không phải là xui khiến (tên Tảo làm) nhưng cũng bởi ngày thường có tính ham muốn lệnh lạc, nên các thuộc hạ nhân đấy mưu toan chiều lòng, quyết không còn mong ơn khoan thứ. Vậy phạt bổng tước công của hoàng tử 1 năm. Còn Nguyễn Văn Tảo không biết đem điều thiện khuyên răn hoàng tử, lại muốn đem ác vật dâng tiến. Về chức phận đã thiếu sót huống chi lại còn cấp bằng, tự tiện đặt gọi quan chức, càng càn bậy lắm. Vậy lập tức cách chức, giao cho bộ Hình nghiêm xử. Cá sấu đã chở đến kia giao cho Kinh doãn giết đi. Khi bản án dâng lên, Nguyễn Văn Tảo bị tội trảm giam hậu, Nguyễn Văn Chất bị tội mãn lưu ((1) Tội lưu nặng nhất, bị đày 300 dặm và phải làm việc khổ sai.1).
Định lại chỗ đứng chầu cho ban văn võ.
Đầu niên hiệu Gia Long, chuẩn định triều ban, văn ở bên hữu, võ ở bên tả. Đến bây giờ, vua dụ bộ Lễ rằng : “Văn võ dẫu có 2 đường, nhưng triều đình cũng coi như một, không phải là có hơn kém, cũng không ngụ ý rằng khinh hay trọng. Từ trước đến nay về nghi lễ ở triều, văn đứng ở hàng bên hữu, võ đứng ở hàng bên tả vẫn chưa hợp lễ. Vậy ra lệnh từ nay phàm quan văn đều xếp hàng ở bên tả, quan võ đều xếp hàng ở bên hữu, cho hợp điển lễ đời cổ, bộ Lễ ngươi phải thông dụ cho mọi người biết cả”. Rồi đó đổi tên điện Vũ Hiển ở bên tả điện Cần Chính là điện Văn Minh, điện Văn Minh ở bên hữu điện Cần Chính là điện Vũ Hiển.
Cho Cẩm y Thiên hộ là Ngô Văn Khánh về thăm mẹ.
Vua dụ bộ Binh rằng : “Cha Khánh là Ngô Văn Thành, ra trận bỏ mình, rất đ á n g thương. Nay Khánh vì mẹ già yếu xin về thăm, vậy thưởng cho 20 lạng bạc để tỏ lòng ta nhớ đến người bề tôi trung tiết”
Triệu Nguyễn Văn Hiến, Tổng đốc Hà Ninh về Kinh. Chuẩn cho Lê Đại Cương, Tổng đốc Sơn - Hưng - Tuyên, quyền kiêm lĩnh cả ấn quan phòng Tổng đốc Hà - Ninh. Ninh Bình đã có Tuần phủ Hồ Hựu chuyên làm việc trong hạt, duy có việc trọng đại mới phải hội bàn. Bố chính, án sát Hà Nội, đều chiếu theo chức vụ làm việc, nếu có việc trọng yếu, tức thì bẩm lên để Đại Cương điều khiển.
Bắc Kỳ Đê chính là bọn Nguyễn Văn Quyền, Nguyễn Hữu Gia tâu nói : “Mưa lụt mấy tuần nước sông lên bội, đê, bối((1) Bối : đê quai.1) nhiều đoạn sạt lở, đã nhiều lần đốc suất quan dân sang hộ, may được yên ổn. Hiện bây giờ đương lần lượt bồi bổ, để phòng có lụt sau này”.
Vua phê bảo rằng : “Xem tờ tấu rất đáng khen ngợi, các người nên cố gắng hơn lên. Đợi khi được tin nước sông đã yên ta sẽ xét công hậu thưởng cho các ngươi”
Nam Định có Trần Bá Vượng đề lĩnh kho trấn. Trước đây, vì dung túng người coi kho, phát ra thì vơi, đong vào thì đầy bị Kinh lược sứ là bọn Nguyễn Văn Hiếu tham hặc, phải cách chức, nhưng được ra sức làm việc ở trấn để chuộc tội. Đến đây Tổng đốc Đặng Văn Thiêm thấy sai phái nhanh nhẹn, được việc, lại săn bắt được tên phạm sổng trốn, bèn tâu thanh minh cho Vượng để đợi chỉ định đoạt.
Vua dụ rằng : “Trần Bá Vượng chuyên giữ kho tàng, đã 20 năm, Kinh lược sứ thấy hắn làm đau khổ dân mới phải tham hặc. Hắn quyết không phải là lương thiện, chỉ vì chưa có tang chứng rõ rệt, nên cho chỉ phải cách bãi, cũng đã lầm rồi. Quan Bắc Thành trước đề đạt lên xin cho hắn được ra sức làm việc để chuộc tội, ta cũng gắng theo lời xin, để cho hắn tự biết sửa đổi. Nếu hắn quả biết cảm ơn, nghĩ cố gắng, gặp việc gì cũng nhận biết cho đúng hoặc tự đem các thủ hạ mạo hiểm trinh sát lùng bắt được nhiều tên thổ phỉ chính yếu phạm, hoặc tự sắm thuyền ra biển đi tuần săn bắt được đoàn thuyền giặc biển mới là có công trạng rõ rệt, triều đình có tiếc gì hậu thưởng mà không dùng để cổ vũ khuyến khích lòng người ?
“Nay xét tập tâu thấy nói Vượng đã bắt được tên tội phạm sổng trốn, chẳng qua là nhờ sức của bộ biền và lính kho, rồi nhận là công mình. Đến như những việc bắc cầu, lợp xưởng, vát phu, chở gạo cũng là tầm thường, có công trạng gì đáng ghi! Nếu lạm cho quan chức thì những kẻ cầu cạnh để tiến thêm, trông đó lại bắt chước làm thế nào mà ngăn cản cho cùng được. Vậy lại giao Trần Bá Vượng cho quan Tổng đốc sai phái, để hắn ra sức làm việc, từ nay nếu hắn biết cố gắng có công lao, xét ra thực đáng tưởng lục, thì mới chuẩn cho cứ thực tâu lên, chứ không được tư vị xin nhảm”.
Cho Phó vệ uý vệ Nghĩa võ là Tống Phước Minh làm Phó vệ uý vệ Trung võ.
Sai các địa phương dựng đàn Xã Tắc. Chuẩn cho bộ Lễ bàn định cách thức kiểu mẫu và điển lễ tế tự. Kể từ năm Minh Mệnh thứ 14 [1833], bắt đầu làm lễ Xuân tế. (Đàn lập ở cõi tây phía ngoài tỉnh thành, hướng về phái bắc. Phần thứ nhất : vuông 4 trượng 2 thước 3 tấc, cao 2 thước 5 tấc ; trên có hàng bao lan cao 9 tấc. Phần thứ hai : vuông 10 trượng 4 thước 4 tấc, cao 1 thước 3 tấc, đều xây gạch. Các phía trước sau tả hữu của hai phần ấy đều có thềm bậc, bên tả hơi lùi về phía bắc, có đào một cái hố để chôn đồ lễ. Dưới phần thứ 2 có nền vuông 21 trượng 6 thước, chung quanh trồng tre xanh, trong trồng những cây có ích. Trước mặt và hai bên tả hữu mỗi phía đều có 1 cửa, hai bên cửa đều xây cột đồng trụ, cao 6 thước 2 tấc, vát 10 người dân sở tại, sung làm người coi đàn thờ, miễn trừ dao dịch và đi lính. Hàng năm lấy ngày Mậu về mùa xuân mùa thu làm những ngày tế thần Xã Tắc ((1) Xã : tế Thần đất. Tắc : tế Thần nông.1), không đặt vị phối hưởng, để phân biệt với đàn Xã Tắc ở Kinh đô. Điển lễ tế tự thì liệt vào hàng quần tự ((2) Quần tự : sự thờ cúng vào việc to hoặc bậc trung trở xuống ngang với các đền miếu như thờ thần Lửa, miếu thờ Tiên y, đền Hiền Lương, đền Chiêu Trung….(theo Hội điển nhà Thanh).2). Lễ dùng trâu, lợn, xôi, rượu, hoa quả)
Tháng 8, vua bàn muốn dời điện Thái Hoà ra chỗ khác và xây cửa Ngọ Môn.
Trước hết ra lệnh cho đào ao ở trước mặt hoàng thành, để dời quân xưởng ra hai bên tả hữu bờ phía nam ao. Điều động các quân và thuê mướn với giá thoả thuận những người dân Thừa Thiên để làm việc. Có Nguyễn Văn Lượng, Phó vệ uý ở Trung bảo Nhị vệ, đêm khuya còn đốc thúc biền binh làm, rồi đánh bậy làm cho có người bị thương.
Vua nghe tin, hạ lệnh lập tức cách chức Văn Lượng và giao cho bộ Binh nghiêm xử. Nhân đó ban lời dụ rằng : “Điện Thái Hoà, cửa Ngọ Môn là chỗ bốn phương triều hội, thiên hạ quan chiêm, định đến mùa xuân sang năm thì xây dựng, nên trước hết phải sửa sang bờ ao ở mặt trước để kịp thời khởi công, bèn sai các biền binh phải đến làm việc. Vả công việc xây thành mới xong, lại kế đến việc này, biền binh của ta chưa kịp nghỉ vai, rất là ái ngại. Phàm làm những việc bất đắc dĩ ấy đều là khổ tâm bất đắc dĩ của ta chứ không phải là lấy công việc không cần kíp mà làm phiền đến sức quân. Vì thế nên phải hậu thưởng, cấp cho tiền, và phái các y sinh phát thuốc để điều hộ. Lại nghĩ đối với các biền binh đến làm công việc càng nên dè dặt sức lực của họ, thế mà Phó vệ uý Trung bảo là Nguyễn Văn Lượng, nửa đêm còn trách biền binh không chịu cố sức làm việc, đánh đau một cách trái phép. Ta đã phê bảo, lập tức cách chức giao cho đình thần nghị tội. Nhưng đã có viên chức hèn kém như thế thì cần phải sức bảo rõ thêm. Vậy từ các chưởng lĩnh đến các quản viên, đều nên thể tất lòng ta : phải vỗ về thương xót họ hơn nữa. Về giờ khắc làm hay nghỉ, chuẩn cho mỗi ngày làm từ buổi sớm đến đầu giờ Ngọ thì nghỉ, buổi chiều từ giữa giờ Mùi làm việc đến tối thì nghỉ, không được đốc trách quá”.
Vua lại dụ bọn Kinh doãn Nguyễn Xuân rằng : “Bây giờ công việc khí nhiều, nhân lúc việc làm ruộng đã rỗi nên thuê dân đến làm việc, để cho công việc cốt yếu được xong. Lòng ta thực là bất đắc dĩ. Vả, Thừa Thiên là nơi đứng đầu phong hoá vốn giữ lòng tôn vua, thân người trên. Một khi nghe thấy mệnh lệnh ban xuống, họ đều như con đến làm việc cho cha. Ta ngày thường vẫn tới xem, không thấy họ có vẻ nhọc mệt, nên gia ơn lại thưởng cho 2.000 quan tiền. Về giờ khắc làm hay nghỉ, cũng theo như thể lệ đối với binh lính, hạn đến ngày rằm tháng này cho về”. Tới khi mãn hạn, công việc chưa xong, dân đều xin lưu lại mười ngày nữa để làm cho xong công việc.
Vua khen. Rồi ra chỗ thợ làm, vua vời người dân phu đến bảo : “Lũ ngươi ở gần Kinh kỳ mà biết sốt sắng với việc công như thế, thực là đáng khen. Nhưng nghĩ lúa mùa sắp chín, nếu sớm mưa lụt sợ hại thóc lúa của các ngươi, may mà tuần nay tạnh ráo, ta rất vui mừng. Nay thấy mây kéo đen kín, lũ người nên về mau để gặt, nếu chậm thì mưa lụt đến nơi”. Bèn cho về ngay ngày hôm ấy, có ai còn lĩnh lợi tiền gạo và ai còn giữ các cuốc sọt công đều cho cả.
Nguyễn Văn Lượng đã bị cách chức, phẫn uất muốn tự sát. Vua ra lệnh giam cầm nghiêm ngặt và bàn xử ngay, đáng khép vào tội đồ, nhưng đặc cách đổi làm phạt 100 trượng, rồi cách chức phát phối đi đài Trấn Hải để ra sức làm việc chuộc tội.
Tuần phủ Hà Tĩnh Nguyễn Danh Giáp, tâu nói : “Gần đây nhân giặc biển ở Thanh Hoa lại lén lút ló ra, tỉnh Nghệ An đã phái một đội biền binh ở cơ Trung thuỷ và 3 chiếc thuyền Ô Lê tới tỉnh đóng giữ. Vả lại, thuỷ binh ở tỉnh chưa có định ngạch, mà thuyền mành chia đi phòng thủ lại là số ít. Vậy xin trích lấy 2, 3 đội ở cơ Trung thuỷ mà quê thuộc về huyện Nghi Xuân, Thiên Lộc ở trong hạt lại cấp thêm cho 2, 3 chiếc thuyền nữa, để lệ thuộc theo đi tuần biển và bắt giặc”.
Vua dụ rằng : “Hạt ngươi về phần biển không có nhiều, không phải là chỗ giặc biển đậu lại, huống chi trở ra Bắc, có Thanh, Nghệ, trở vào Nam có Quảng Bình, theo địa hạt đi tuần tiễu, thì các cửa biển hạt ngươi lại đều nông hẹp, thuyền quân không có chỗ đậu. Vậy chỉ nên sức cho bộ biền tuần phòng trên mặt đất, cốt được yên ổn thì thôi. Những điều đã xin ấy bất tất phải làm”.
Tổng đốc Thanh Hoa Đoàn Văn Trường vì thấy phần biển thuộc tỉnh hạt, hằng năm giặc biển nhiều lần ló ra, quan quân đi tuần biển, thường vì không có công trạng mà bị tội, bèn cùng Nguyễn Đăng Giai ở Phiên ty bàn tính, dâng sớ điều trần về binh, thuyền, địa thế, có 3 điều chưa tiện (Thuỷ sư ở tỉnh hạt, chỉ có 1 cơ Tả thuỷ, binh số hơn 360 người. Từ trước đến nay tới kỳ điểm binh, đều đã theo số dự chỉnh thuyền mành, để chở các đồ vật của công, còn để ở hàng ngũ không có mấy. Gặp khi có lệnh sai phái 1 chiếc thuyền đi bắt giặc thì chỉ có hơn 10 người đủ dùng làm tay cầm lái và làm thuỷ thủ ; còn cầm súng, cầm khí giới lại là bộ binh, không thạo nghề thuyền, hễ gặp sóng gió chẳng biết thi thố ra sao. Dẫu giặc biển ở ngay trước mặt cũng không thể thắng hẳn được, huống hồ còn dám ở ngoài chỗ mặt biển mông mênh, các đảo hẻo lánh, mà liều chết tranh tiến lên được ư ? Đó là điều thứ nhất không tiện về việc binh.
Về số ngạch thuyền, chỉ có 10 chiếc Điện hải, 5 chiếc Ô thuyền và 5 chiếc Lê thuyền ; mà thuyền Điện hải thì có lệ phải theo thứ tự đi vận tải. Hằng năm đi tuần ngoài biển chẳng qua chỉ có dăm ba chiếc Ô thuyền mà thôi, hạng thuyền nhỏ ấy mà chọi với thuyền giặc thì thế tất không địch nổi, huống hồ thuyền giặc dẫu không có hảo khí và binh trượng có thể chống chọi với quan thuyền, nhưng thuyền giặc thì buồm nhẹ chạy nhanh, thực ra lại hơn quan thuyền. Nếu phái đem hết số thuyền lớn Điện hải ra, thì sức thuyền lại chậm mà nặng, tưởng cũng không vượt được sức gió mà tiến nhanh được. Đó là điều thứ hai không tiện về thuyền.
Về tỉnh hạt có hai hòn đảo : Biện Sơn và Vân Sơn, là những chỗ thuyền giặc tất qua lại, Biện Sơn đã đặt pháo đài, phái quân phòng giữ, cố nhiên không lo. Còn Vân Sơn cách Biện Sơn dẫu có thể đứng trông thấy được, nhưng thuyền đi thuận gió thì mất 3 khắc, ngược gió thì đến 5, 6 khắc mới tới. Nếu có thuyền giặc quấy nhiễu thì với một số thuyền đánh cá nhỏ như ở tấn sở Biện Sơn, đâu dám vật lộn với sóng biển mà đuổi bắt ! Tới khi phải đi mất nửa ngày đường chật vật mới báo được lên tỉnh, mà tỉnh có sai phái binh thuyền, còn phải hướng theo thuỷ triều, đợi thuận dòng nước, chóng thì 2, 3 ngày, chậm thì 6, 7 hoặc 10 ngày, mới ra được ngoài khơi. Trong lúc kéo dài hàng tuần như thế, thuyền giặc đâu có chịu ngồi yên đợi chết ? Một khi trông thấy bóng dáng quan thuyền tức thì nhổ neo trốn ra xa khơi từ trước rồi. Dẫu có bộ biền giỏi đánh thuỷ, tưởng cũng không đuổi kịp được. Đó là điều thứ 3, không tiện về địa thế).
Xét ra năm trước, bộ biền do Kinh phái đi, có bắt được hơn 30 chiếc thuyền giặc, thuyền ấy sức buồm mạnh ngang với thuyền nhà Thanh. Nếu trang bị súng ống khí giới vào thì sức lại gấp 2 gấp 5.Vậy sắc cho bộ Công lựa chọn cấp cho 5 chiếc đặt ở nơi tấn sở cửa Bạng. Hằng năm đến đầu xuân, đẩy xuống, chở ra cửa Biện Sơn, chuẩn bị đạn dược để đợi. Về phần tỉnh thì thượng tuần tháng hai phái uỷ cán viên đem binh lương súng ống khí giới đi đến thay phiên ngồi ở thuyền ấy ra khơi tuần tiễu. Lại vát thêm 10 chiếc thuyền miễn dịch lớn ở cửa Bạch Câu, cửa
XenCarta
© Jason Axelrod from 8WAYRUN.COM