1. Click vào đây để xem chi tiết
  2. Click vào đây để xem chi tiết

0076.015 - @dtpmai189 (done) - Lười Đọc Sách soát lỗi (done)

20/12/15
0076.015 - @dtpmai189 (done) - Lười Đọc Sách soát lỗi (done)
  • - Thà ngu với tất cả mọi người hơn là khôn một mình.
    Balthazar Gracian
    (So sánh : Khôn độc không bằng ngốc đàn).

    - Người khôn làm ngay cái gì mà kẻ dại còn chần chờ rồi mới làm.
    Balthazar Gracian

    - Khôn văn tế, dại văn bia.
    Tục-ngữ

    - Khôn thì từ thuở lên ba, dại dẫu đến già cũng dại.
    Tục-ngữ

    - Khôn ra miệng, dại ra tay.
    Tục-ngữ

    - Khôn thì khỏi, dại thì mắc.
    Tục-ngữ

    - Khôn ăn cái, dại húp nước.
    Tục-ngữ



    DANH DỰ

    - Danh dự là cái lòng yêu, quí, trọng, phục của xã hội đối với một người vì người ấy có những đức tính, tài năng, công danh, sự nghiệp mà xã hội lấy làm đáng phục, đáng khen.
    Phạm-Quỳnh

    - Lòng danh dự là biết giữ mình và sửa mình, giữ mình cho khỏi làm sự xấu, sửa mình để được tốt thêm lên.
    Phạm-Quỳnh

    - Cứ bình tĩnh mà nói, có lẽ giá trị người danh dự còn cao quý hơn giá trị kẻ anh hào, vì kẻ anh hào chỉ vẫy vùng một lần mà người danh dự phải khắc khổ một đời.
    Phạm-Quỳnh

    - Danh dự giống như con mắt, nó không thể chịu đựng được một chút bợn nhơ nào mà không tự huỷ hoại luôn.
    Chevalier Oxenstiern

    - Một kho tàng danh dự quí hơn vàng.
    Pháp (Thủ bản thế kỷ XV)

    - Danh dự là viên kim cương mà đức hạnh đeo nơi tay.
    Voltaire

    - Người ta có thể bắt tôi sống không hạnh phúc nhưng không thể bắt tôi sống không danh dự.
    Corneille

    - Người bị ô danh coi như đã chết hết một nửa.
    J. Heywood

    - Danh dự quá sự thật, người quân tử lấy làm xấu hổ.
    Mạnh-tử

    - Thà chết hơn là mất danh dự.
    Aldous Huxley

    - Khi người ta cướp danh dự của kẻ khác, người ta mất danh dự của chính mình.
    Publilius Syrus

    - Danh dự là mũi dùi kích thích cho đức hạnh chớ không phải là bàn đạp cho lòng kiêu hãnh.
    Ch. Cahier

    - Khi người thực khách được mời mà nói về danh dự của mình thì người chủ nhà phải đếm lại những cái muỗng nhỏ trong nhà.
    R. W. Emerson

    - Danh dự là gì ? Một chữ. Chữ ấy là gì ? Danh dự ? Chỉ là hư không.
    Shakespeare

    - Không tiền, danh dự chỉ là một chứng bịnh.
    Racine

    - Ai đã mất danh dự thì không còn cái gì để mất nữa.
    Publilius Syrus



    DANH GIÁ (Thanh danh)

    • DANH GIÁ ?

    - Thanh danh là hương thơm của những hành động anh hùng.
    Socrate

    - Thanh danh cũng như cái tấm biển nó chỉ cho ta biết đạo đức ở chỗ nào.
    St. Francois de Sales

    - Phương cách duy nhứt khiến kẻ khác nói tốt về mình là chính mình phải làm điều tốt.
    Voltaire

    - Mỗi người tự cắt cho mình cái áo của thanh danh.
    Ba-tư

    - Thanh danh là cái tử phần trang hoàng đẹp nhứt mà người ta có thể trông mong.
    J. J. Rousseau

    - Chôn xương được chớ không ai chôn danh được. (Mai cốt bất mai danh).
    Trung-hoa

    - Cái danh tốt là bạn bất ly của đạo đức.
    J. de Maistre

    - Ta nên cậy nơi cái đức hạnh của ta mà làm nên danh, chớ không nên cậy nơi sự quá thất của người.
    Bà de Lambert

    - Không gì che chở cho kẻ thiếu niên cho bằng cái thanh danh của người mẹ.
    Nữ bá-tước C.Fée

    - Thanh danh là lời phán đoán của một đôi người, còn vinh diệu là lời phán đoán của đại đa số.
    Cousin

    - Người con gái chưa chồng giữ thân, kẻ sĩ chưa làm quan giữ lấy danh.
    Trung-hoa

    - Người đi không cầu cho có bóng mà bóng tự đi theo ; người kêu không phải cầu cho có tiếng dội mà tiếng dội theo, cho nên người quân tử chỉ làm nên công rồi danh tự theo đến.
    Trung-hoa

    - Hữu xạ tự nhiên hương.
    Trung-hoa

    - Người thường trọng lợi, người giỏi trọng danh.
    Trang-tử

    - Tiếng khen không phải khi không mà có.
    Quản-tử

    - Thanh danh cũng có một bước lùi lớn, là nếu chúng ta theo đuổi nó, chúng ta phải điều hành cuộc sống của mình như thế nào để làm vui lòng theo sở thích của người, tránh cái gì họ chê bai và tìm cái gì họ thích.
    Spinoza

    • ĐỀ CAO

    - Trâu chết để da, người ta chết để tiếng.
    Tục-ngữ

    - Một ngành dầu sớm nở hoa,
    Muôn cây ngàn cỏ cũng là hương thơm.
    Ca-dao

    - Làm sao như quế trên non,
    Trăm năm khô rụi vẫn còn thơm tho.
    Ca-dao

    - Đã mang tiếng ở trong trời đất,
    Phải có danh gì với núi sông.
    Nguyễn-công-Trứ

    - Thân đã có ắt danh âu phải có.
    Nguyễn-công-Trứ

    - Người đời hữu tử hữu sanh,
    Sống lo xứng phận, thác dành tiếng thơm.
    Ca-dao

    - Thân đã có ắt danh âu phải có.
    Khuyên người ái trọng cái thân danh.
    Phan-văn-Trị

    - Tốt danh hơn lành áo.
    Tục-ngữ

    - Thơm danh quí hơn của nhiều.
    Sanel

    • COI THƯỜNG, KHÔNG KHOE KHOANG

    - Danh là khách của thực, ta định làm khách sao ?
    Trang-tử

    - Chí nhân không biết có mình ; thân nhân không biết có công ; thánh nhân không biết có danh.
    Trang-tử

    - Cái cách làm cho có đủ tiếng khen là chớ cầu người ta khen mình.
    Hoài-nam-tử

    - Không để ý đến thanh danh lại làm tăng thêm tên tuổi.
    Tacite

    - Khinh thanh danh là khi đạo đức.
    Tacite

    - Những việc đại nghĩa đều làm trong bóng tối. Kẻ tiểu nhơn trọng hư danh, và mình không phải vì nghĩa mà làm việc, và làm vì phô trương hơn là sự thật.
    Mặc-tử

    • HÁM DANH, HIẾU DANH

    - Kẻ hay hiếu danh, việc làm thường giả dối.
    Lã-Khôn

    - Được không xứng đáng thì hoá ra chỉ bị người ta khinh.
    Vauvenargues

    • ĐỂ MẤT

    - Mua danh ba vạn, bán danh ba đồng.
    Tục-ngữ

    - Trăm năm bia đá thì mòn,
    Ngàn năm bia miệng hãy còn trơ trơ.
    Ca-dao

    - Danh nhơ là một cái gánh, cất lên thì nhẹ, mang thì nặng mà để xuống thì khó.
    Hésiode

    - Thanh danh là cái đời thứ hai của con người.
    Bossuet

    - Huỷ hoại cái thanh danh của người ta là một cái tội ác to nhứt.
    Hérodote

    - Thanh danh, thanh danh, thanh danh !
    Ôi ! Tôi đã mất thanh danh ! Tôi đã mất cái phần bất diệt của tôi, và cái gì còn lại xấu xa như thú vật.
    Shakespeare

    - Thanh danh là một vòng chuỗi ngọc. (có thể vỡ trong khoảnh khắc).
    Arménie

    - Vết thương còn lành được, ô danh thì giết người.
    Tây-ban-nha

    - Ô danh ra tới biển, thanh danh ở lại ngưỡng cửa gia đình.
    L. F. Souvé

    - Một cái thanh danh xứng đáng như một cái khiên ; bao nhiêu mũi tên của kẻ tật đổ, kẻ cường bạo bắn vào đó đều phải chùn cả.
    Alibert




    DÂN CHỦ

    - Chế độ dân chủ nghĩa là một chánh phủ của dân, cho dân, vì dân.
    Théodore Parker

    - Tôi không muốn làm một tên nô lệ cũng như không muốn làm một chủ nô. Đó là quan niệm của tôi về dân chủ.
    Abraham Lincoln

    - Một chế độ dân chủ lý tưởng là một chế độ mà dân làm chủ, nhưng dân biết dùng người công bộc tài cán hơn họ.
    Stuart Mill

    - Dân chủ theo quan niệm của tôi phải bảo đảm cho kẻ yếu hèn nhứt những cơ hội đồng đều như cho kẻ mạnh.
    Gandhi

    - Nói chung, trừ một vài biệt lệ xấu xa, chế độ dân chủ cho kẻ lao động tầm thường nhiều nhân phẩm mà họ chưa từng có bao giờ.
    Sinclair Lewis

    - Sự sai lầm của những người dân chủ là tưởng rằng chân lý của họ chỉ là một cho tất cả mọi người, và có hiệu năng bắt buộc người ta phải gia nhập.
    A. Suares

    - Chánh phủ dân chủ là chánh phủ dám làm dễ dàng hơn tất cả những gì trái ngược lại với ý muốn của đại chúng. Cho nên, theo nguyên tắc, chính ngay ở chỗ dân chúng thống trị, thường họ lại bất mãn đối với chánh quyền ; nghĩa là, ít nhứt theo lý thuyết, đối với chính mình.
    G. Ferrero

    - Dân chủ là một chế độ không có vua nhưng tràn ngập đầy vua lắm khi còn độc tài, tàn bạo hơn là khi chỉ có một ông vua, dầu cho ông nầy có độc tài đi nữa.
    Benito Mussolini




    Dĩ VÃNG (quá khứ)

    DĨ VÃNG

    -Việc đã rồi không trở lui nữa ; việc đã qua không theo kịp được nữa.
    Cao-Ngư

    - Luyến tiếc dĩ vãng là chạy theo gió.
    Nga

    - Cái thú vị duy nhứt của dĩ vãng là vì nó là dĩ vãng.
    O. Wilde

    - Ai không thể nhớ được quá khứ bắt buộc phải lặp lại quá khứ.
    Santayama

    - Ngay cả trời cũng đành bất lực trước dĩ vãng.
    Dryden

    - Điều buồn phiền nhứt trong dĩ vãng của một người là kẻ khác không dễ quên đi dĩ vãng ấy.
    O. A. Battista

    - Chiếc xe của quá khứ không dẫn đến đâu cả.
    Maxime Gorki

    DĨ VÃNG - HIỆN TẠI

    - Quá khứ còn sống trong hiện tại.
    Sacha Guitry

    - Luyến tiếc dĩ vãng thật là tai hại. Kẻ nào không nhìn thẳng vào cuộc sống hiện tại là một kẻ chiến bại trước khi chiến đấu.
    A. Capus

    - Gương sáng dùng để soi hình dạng, việc quá khứ để suy biết hiện kim.
    Khổng-tử

    - Hỏi ý kiến những người đã qua đời rồi thì chắc hơn là hỏi những người còn đương sống.
    La-tinh

    - Chớ nói rằng đời xưa hơn đời nay vì không thể nói cho đích xác được
    Salomon

    - Tán dương quá khứ thì dễ hơn giải minh việc hiện tại.
    A. Thierry

    - Giá trị của một người ở trong hiện tại chớ không phải trong quá khứ.
    Yiddish

    DĨ VÃNG - TƯƠNG LAI

    - Việc quá khứ làm cho ta được chắc chắn về cuộc tương lai.
    Bossuet

    - Bài dạy ta về tương lai chính ở trong sự quan sát thời kỳ dĩ vãng.
    Regnault Warin

    - Trước dĩ vãng, ta dở nón chào, trước tương lai, ta cởi áo ra.
    H. L Mencken

    DĨ VÃNG - HIỆN TẠI - TƯƠNG LAI

    - Người đời thường tiếc cái đã qua, mong cái sắp đến mà hờ hững đối với cái hiện đang có.
    Tôn-trung-Quân

    :rose: :rose::rose:

Chia sẻ trang này