057. Trang [0616-0628] - @Lazer - (done)
-
Sinh nhật của cha mẹ vua.1) và Thiên thu(2. Sinh nhật của hoàng hậu. 2), chỉ dâng biểu và lễ mừng, miễn bái vọng.
Triệu Hình bộ Gia Định là Nguyễn Cử Châu về Kinh cho lĩnh việc Hình bộ. Dụ rằng : “Người nên làm sáng tỏ hình pháp, giúp đỡ giáo hóa xét rõ oan uổng, sao cho hợp với đạo trung”.
Định lệ thuế cho người Man nộp thuế ở đạo Cam Lộ. Buổi quốc sơ, thuế người Man đều có định ngạch. Giặc Tây Sơn đòi thu quá lệ, làm dân Man khổ sở. Đến nay dinh thần Quảng Trị đem việc tâu lên. Vua sai xét rõ ngạch cũ, châm chước thi hành. (Sách Làng Tổng gạo nếp 10 sọt, vỏ gai 30 bó, bí xanh 300 quả, trâu một con, sáp ong 7 cân 8 lạng, thóc đen 5 sọt ; bet365 việt nam_tỷ số trực tuyến bet365_bet365 như thế nào Làng Sen gạo nếp 10 sọt, sáp ong 15 cân, thóc đen 5 sọt, bí xanh 100 quả, mật ong 2 hũ ; hai bet365 việt nam_tỷ số trực tuyến bet365_bet365 như thế nào Làng Tán, La Miết, gạo nếp 2 sọt ; bet365 việt nam_tỷ số trực tuyến bet365_bet365 như thế nào Tầm Linh tiền 64 quan 2 tiền ; nguồn Viên Kiệu và hai bet365 việt nam_tỷ số trực tuyến bet365_bet365 như thế nào Xà Đoan và Tiết Đường tiền 105 quan, hương vị 3 sọt, nhựa trám 3 sọt, song 12 sợi, mây đá 240 sợi, mây nước 11.000 sợi, mây sắt 31.000 sợi, chiếu mây 3 tấm, gạo nếp 32 sọt).
Lấy Bùi Phụ Đạo làm Hàn lâm viện thị thư.
Lục bổ con Tham tán Nguyễn Đăng Trường là Nguyễn Nguyên Minh sung Hàn làm viện.
Sai quan Bắc Thành lấy dân sửa đắp đường đê ; sau sai Võ Trinh đến trông coi. Dụ rằng : “Việc phòng lụt rất quan hệ lợi hại đến đời sống của dân, Trẫm rất chú ý. Ngươi phải cẩn thận”.
Thuộc hiệu Yên Quảng là Đoàn Bá Giai đi tuần biển, bắt được ba tên giặc đảng Tề Ngôi và thuyền ghe khí giới. Thành thần đem việc tâu lên, Thưởng cho 50 quan tiền.
Quan Bắc Thành tâu rằng : “Châu Vị Xuyên ở Tuyên Quang là đất trọng yếu ở biên cương, xin cho Nguyễn Hựu Trân làm cai đội, Trần Đăng Viên làm bình luận, đều đem thủ hạ lập làm hai đội Am Sơn để đóng giữ đất ấy”. Vua y cho.
Châu Trình Cụ ở Thanh Hoa cùng với Mộc Châu ở Hưng Hóa tranh nhau động Hàm Man. Vua sai các quan thành và trấn đến hội xét. Mộc Châu lời lẽ lúng túng, bèn lấy động ấy trả cho Trình Cụ.
Tháng 8, tế thu ở Văn miếu. Vua thân đến làm lễ.
Định lệ trạm mục và trạm phu các trạm. (Quảng Đức 6 trạm, Quảng Nam 7, Quảng Ngãi 5, Bình Định 7, Phú Yên 6, Bình Hòa 4, Bình Thuận 12, Quảng Trị 4, Quảng Bình 6, Nghệ An 11, Thanh Hoa 5, Thanh Hoa ngoại 2, Sơn Nam thượng 6, Kinh Bắc 2, Phiên Trấn, Vĩnh Trấn, Trấn Định Trấn Biên đều 2). Mỗi trạm đặt một cai đội, một phó đội. Từ Quảng Nam đến Gia Định mỗi trạm đều 50 người phu, từ Quảng Đức đến Quảng Bình mỗi trạm đều 80 người, từ Nghệ An đến Bắc Thành, mỗi trạm đều 100 người. Thuế thân, tạp dịch đều miễn.
Truy tặng Phó đô thống chế Tôn Thọ Vinh làm Chưởng dinh.
Chánh trấn Thuận Thành Nguyễn Văn Chấn đến Kinh dâng tiến sản vật địa phương (ngà voi, sừng tê, lộc nhung). Thưởng tiền 300 quan, gạo 100 phương. Thăng chức Chưởng cơ, rồi cho về trấn.
Cho Lưu trấn Gia Định là Nguyễn Văn Nhân một cái gươm đeo.
Làm đồ tế ở các miếu.
Lấy Hiệp trấn Quy Nhơn là Nguyễn Hoài Quỳnh làm Hiệp trấn Nghệ An, Cai bạ Quảng Trị là Trần Văn Tuân làm Ký lục Bình Định, Cai bạ Quảng Nghĩa là Trần Tiến Bảo làm Cai bạ Bình Định, Ký lục Quảng Nam là Ngô Đình Siêu làm Cai bạ Quảng Ngãi, Ký lục Quảng Đức là Lê Văn Hậu làm Ký lục Quảng Nam, Hàn lâm thị thư Trần Viết Bình làm Cai bạ Quảng Trị.
Làm kho diêm tiêu.
Định lệ bù hao cho các thuyền vận tải. (Từ Gia Định đến Kinh 100 phương gạo được gạo bù hao 2 phương ; từ Bình Thuận 1 phương 25 bát, từ Bình Hòa 1 phương 20 bát, từ Phú Yên 1 phương 15 bát, từ Bình Định 1 phương 10 bát, từ Quảng Ngãi 1 phương 5 bát, từ Quảng Nam 1 phương...).
Định cách thưởng bắt hổ. Vua thấy dân ở ven núi nhiều nơi bị nạn hổ, bèn dụ rằng có ai làm máy móc, đặt hầm bẫy để bắt hổ, cứ bắt được một con hổ thì thưởng 30 quan tiền.
Quan tài vua Lê là Lê Duy Kỳ được đưa từ nước Thanh về. Vua Lê chạy sang Thanh, muốn xin cứu viện lần nữa, vua Thanh giận vì bị thua, không cho quân, bắt lệ thuộc dưới cờ, biên làm tá lãnh. Gặp khi giặc Tây Sơn Nguyễn Văn Huệ sai sứ sang cầu phong, vua Thanh đòi Huệ sang chầu, Huệ ngờ vua Thanh có ý giữ nhà Lê nên thác cớ không đi, vua Thanh muốn Huệ khỏi ngờ, càng làm khổ nhục [vua Lê] để khiến giặc tin. Người tòng vong là Lê Quýnh, Lê Trị, Trịnh Hiến, Lý Bỉnh Đạo, bốn người, không chịu róc tóc, người Thanh bắt bỏ tù, còn bọn Nguyễn Hữu Cung hơn trăm người thì chia cho ở các địa phương Giang Nam, Nhiệt Hà hơn mười năm. Khi vua Lê chết rồi, vua Thanh sai họ đều đưa [quan tài] về nước. Quan Bắc Thành đem việc tâu lên. Vua hạ chiếu cho Lê Duy Hoán đợi ở Nam Quan. Lại sai bầy tôi bàn việc ấy. Các quan nói : “Hoàng thượng ta ra ơn với triều trước, kẻ còn người mất đều được nhờ, rất là nhân vậy. Nay quan tài vua Lê đã đưa về, nhờ lượng thánh đoái thương, nhưng nên cấp cho tiền gạo để tỏ hậu đạo, chứ nếu lấy lễ khách mà đãi, sai quan đến viếng thì về nghĩa e chưa được ổn. Lại nếu họ Lê có xin đặt thụy, bọn thần thấy đã không đúng nghĩa thì không nói được, vậy không nên cho hiệu là phải”.
Vua cho là phải, sai thành thần trị quan tài, cho 700 quan tiền, 500 phương gạo, dùng binh thuyền hộ tống về táng ở Thanh Hoa. Hài cốt bọn bầy tôi tòng vong nhà Lê đều cho tiểu gỗ đưa về, cấp tuất tiền vải cho gia đình họ.
Nêu khen cung nhân nhà Lê là Nguyễn Thị Kim. Thị là người huyện Lang Tài trấn Kinh Bắc. Cuộc loạn năm Kỷ dậu, vua Lê chạy sang nước Thanh, thị theo không kịp, ẩn nấp trong thôn ấp, không ai biết. Đến nay đến chịu tang, thương khóc, rồi uống thuốc độc chết. Quan Bắc Thành cấp cho 100 quan tiền và một tấm gấm để chôn, đem việc tâu lên, xin nêu danh tiết. Vua sai bộ Lễ bàn. Đặng Đức Siêu cho rằng : “Nêu khen những người tiết nghĩa là cốt để khuyên người, nhà Chu thì nêu danh cả xóm và đắp mộ, nhà Hán thì nêu danh và tha thuế cả nhà, đời Minh dân gian có người trinh tiết thì nêu họ tên, khắc vào bia đá, đều chưa bao giờ phong tên thụy cả. Nay Nguyễn Thị Kim tuy không ví như dân thường nhà quê, mà hay giữ vẹn được mình, tiết nghĩa khá khen, xin cho biển ngạch để nêu khen”. Vua liền sai quan Bắc Thành dựng bia đá ở làng, khắc chữ : “Khâm tứ an trinh tuẫn tiết Nguyễn Thị Kim chi môn”(1. Kính ban cho cửa nhà Nguyễn Thị Kim là người an trinh chết theo tiết. 1), cấp cho 2 người mộ phu, 20 mẫu ruộng, giao cho họ Lê giữ việc thờ cúng.
Giặc Kinh Bắc tụ họp ở Lạng Giang. Trấn thủ Phạm Tiến Tuấn đem quân đánh chạy.
Quan Bắc Thành tâu rằng : “Liền năm đê vỡ, các trấn tai hại rất nhiều. Xin phàm việc không cần kíp và kiện vặt ở các nha đều cho hoãn cả. Thuế mùa hạ và thuế trốn thiếu năm trước cũng xin đều thu vào mùa đông, để dân đỡ cấp bách”.
Vua nhận lời tâu. Lại sai tha tô ruộng vụ đông này cho các trấn theo bực khác nhau. Binh đinh trốn chết thì hoãn một năm không đòi.
Gia Định gạo kém, sai trấn thần phát 20.000 phương gạo kho giảm giá để bán cho dân, ai xin vay cũng cho.
Vua thấy chức huyện lệnh rất là gần dân, muốn xét kẻ giỏi người không để xem thành tích, bèn triệu tri huyện các huyện ở Quảng Đức, Quảng Trị, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định là bọn Hoàng Kim Xán, Nguyễn Ngọc Nhân, Lê Đại Cương hơn 20 người về Kinh, sai quan ba bộ Lại, Lễ, Hình họp xét, rồi chia làm ba hạng giáp ất bính tiến lên. Vua đều cho trúng cách, ban cho y phục rồi cho về. Dụ rằng : “Vâng theo chính lệnh mà tuyên truyền đức hóa, đó là công việc của các ngươi, đều nên cố gắng”.
Tháng 9, Phú Yên gạo kém, sai trấn thần đình các công dịch, phát gạo kho cho vay.
Đóng thuyền Tây dương hạng nhỏ và thuyền hải đạo hạng nhỏ.
Thái miếu, miếu Triệu tổ, miếu Hoàng khảo làm xong. (Thái miếu, nhà chính và nhà trước đều 13 gian 2 chái, hai nhà vuông, hai sở tế tả hữu ; giữa sân có gác Mục Thanh ba tầng, bên tả là cửa Diên Hy, trên là gác chuông, bên hữu là cửa Quang Hy, trên là gác trống ; phía trước đặt tả vu, hữu vu để thờ các vị tòng tự ; tường chung quanh có năm cửa, phía trước là cửa Thái miếu, bên tả là cửa Hiển Thừa, bên hữu là cửa Túc Tướng, phía tả đằng sau là cửa Nguyên Chỉ, phía hữu đằng sau là cửa Trường Hựu. Trên phía bắc là miếu Triệu tổ, nhà chính và nhà trước đều 3 gian 2 chái, đằng sau bên tả là cửa Tập Khánh, bên hữu là cửa Diễn Khánh. Nhà vuông bên tả nay là điện Long Đức, tế sở bên tả nay là điện Chiêu Kính, tế sở bên hữu nay là điện Mục Tư, gác Mục Thanh nay là gác Tuy Thành). Thưởng tiền cho các quân làm việc [xây miếu] theo thứ bậc khác nhau. Những vật liệu cần dùng, nếu quân dân lấy được chở đến thì đều phát tiền kho trả hậu. Lấy Tôn Thất Thái làm cai đội, Tôn Thất Điêu làm đội trưởng, suất quân Lão thuyền coi giữ.
Làm biển ngạch các cung điện.
Triệu bọn án trấn Quy Nhơn là Nguyễn Hoàng Đức, án trấn Diên Khánh là Nguyễn Văn Tánh và Lưu thủ Quảng Trị, Quảng Bình, Quảng Nam về Kinh.
Lấy Nguyễn Văn Lễ làm Thị thư Hàn lâm viện.
Tha thuế thân cho lính coi kho từ Quảng Bình vào Nam đến Gia Định. (Kho ở Kinh 150 người, hai kho Thăng Hoa và Điện Bàn ở Quảng Nam đều 40 người, kho ái Tử ở Quảng Trị 50 người, kho Đông Hải ở Quảng Bình 25 người, kho Thanh Hà 15 người, kho Phú Đăng ở Quảng Ngãi 50 người, kho Cự Tích ở Bình Định 40 người, hai kho An Du và Đạm Thủy đều 30 người, hai kho An Hòa và Xuân Đài ở Phú Yên đều 25 người, hai kho Hội An và Phước An ở Bình Hòa đều 30 người, kho Thuận Thành ở Bình Thuận 30 người, kho thuế ruộng ở Phiên Trấn và Trấn Biên đều 50 người, kho Kiến An ở Trấn Định và kho Tân Định ở Vĩnh Trấn đều 50 người, kho Long Xuyên 20 người).
Đặt hai ty Tả thừa và Hữu thừa ở Gia Định, mỗi ty 100 người, chia làm bốn phòng Hộ, Binh, Hình, Công. Sai lưu trấn thần chọn các ty của Chính dinh thuộc trấn mà sung bổ.
Bọn giặc Thiều Châu nước Thanh là Mã Sĩ Anh lấn quấy địa phương Hưng Hóa, tràn đến châu Văn Bàn, châu trưởng là Đèo Quốc Uy đánh phá được, bắt được Sĩ Anh và đồ đảng 20 người. Thưởng cho Quốc Uy một cặp áo và 300 quan tiền.
Quan Bắc Thành tâu rằng : “Hai huyện Mỹ Lương và Thạch Thất trấn Sơn Tây, hai huyện Phượng Nhãn và Lục Ngạn trấn Kinh Bắc và bảo Bảo Thắng trấn Hưng Hóa là những nơi yếu hại, xin chia quân phòng thủ để giữ yên”. Vua y cho.
Lấy Tham hiệp Thái Nguyên là Nguyễn Thế Trung làm Hiệp trấn Tuyên Quang, tham hiệp Tuyên Quang là Nguyễn Văn Triển làm Tham hiệp Thái Nguyên.
Mùa đông, tháng 10, ngày mồng 1, tế đông hưởng.
Biên số biền binh lẻ ở Gia Định, bổ làm quân Chấn võ.
Ngày Tân dậu, vua thân đem bầy tôi làm lễ đặt bài vị các vua và hoàng hậu ở các miếu. Ngày Nhâm tuất, vua thân đến làm lễ. Lễ xong, vua ngự điện nhận lễ chầu mừng, cho bầy tôi ăn yến. Rồi sai dựng hành lang hai bên tả hữu miếu Triệu tổ để chứa đồ tế.
Ngày Giáp tuất, rước thái hậu đến ở cung Trường thọ. Vua thân đến chầu mừng. Các quan và các mệnh phụ đều làm giấy mừng và sắm lễ phẩm để dâng. (Các quan dâng 20 lạng vàng, 100 lạng bạc, các mệnh phụ dâng 10 lạng vàng, 50 lạng bạc). Từ đó hoặc 3 ngày, hoặc 5 ngày, vua thân đến thăm sức khỏe, giữ lễ quạt nồng ấp lạnh, chưa từng bỏ thiếu.
Hạ lệnh cho các địa phương phàm vật quý ở rừng biển mà không thuộc lệ thuế thì hằng năm chọn đem tiến. (Bình Định thì cá thiết lình và vây cá, Gia Định thì da tê và gân hươu v.v...)
Đặt binh thuộc kiên ở ba tào(1. Ba tào : Tào Binh, tào Hình, tào Hộ. Tào là tổ chức tương đương với bộ đặt ở Gia Định và Bắc Thành. 1) Bắc Thành, mỗi tào đều hai đội.
Nghệ An chuyển tiền theo đường bộ hơn 400 quan về Kinh. Vua nói : “Đường sá xa xôi, làm thế chẳng mệt dân sao ?”. Nhân thế sắc cho các địa phương, từ nay kho nhà nước có cần dùng thì có chỉ mới được chuyển theo đường bộ.
Quan Bắc Thành tâu nói : “Hai châu Đại Man và Bảo Lạc trấn Tuyên Quang dân Man còn ẩn lậu nhiều xin sai thổ mục sở tại ghi hết số để theo lệ đánh thuế”. Vua y cho.
Đắp thành đất ở trấn Sơn Nam hạ. Sai Giám thành sứ Trần Văn Học đến coi công việc.
Trấn Sơn Nam thượng mưa lụt hại lúa. Sai quan Bắc Thành phát tiền kho cho vay.
Lấy Văn giáp cai hợp Trung quân là Võ Văn Chiêu làm Tham hiệp Cao Bằng.
Phi Nhã Cô Ba người Xiêm cùng với 13 người đi theo đáp thuyền buôn đi Xa Gia (tên đất Xiêm) buôn bán. Chủ thuyền tham của giết hết người, thuyền bị gió đậu ở Kiên Giang(1. Nay là Rạch Giá.1), Lưu trấn thần Gia Định dò biết tình hình bắt đưa sang nước Xiêm.
Tháng 11, sai Hàn lâm viện Tô Văn Trương và Tô Văn Doanh sung chức giảng tập, dạy các hoàng tôn.
Sai các tấn cửa biển ở các địa phương kiểm xét thuyền buôn người Thanh ra vào để phòng gian trá.
Thủy binh kiện tranh ruộng lương điền, vua giao xuống đình thần bàn, lấy ngày đầu quân trước hay sau mà định khác nhau, tùy hạng chia cấp, chép để làm lệ. (Đầu quân từ năm Canh thân về trước thì ở trên, từ năm Tân dậu về sau thì ở dưới).
Sai dịch nhà Thanh là bọn Lâm Quý, Lâm Bảo đáp thuyền buôn qua Bành Hồ(2. Quần đảo Bành Hồ. 2) (thuộc tỉnh Phúc Kiến), gặp gió phải đậu vào [cửa] Đại Chiêm. Dinh thần Quảng Nam đem việc tâu lên. Vua sai cấp cho bọn Quý mỗi ngày 3 quan tiền, cho thuyền hộ là Trần Thăng Thái và những thủy thủ 100 quan tiền, 100 phương gạo. Sau lại cho bọn Quý mỗi người 10 lạng bạc, sai đưa theo đường bộ về nước.
Người Lạc Hoàn là Pha Na Khi đến hiến sản vật địa phương (3 thớt voi đực, 2 cặp ngà voi, 2 tòa sừng tê, 25 cân sáp ong).
Pha Na Khi, ông là Ất Nha Lũng, cha là Ất Thăng, nối đời làm tù trưởng Lạc Hoàn. Khi Ất Thăng chết, con rể là Xí Xương Mã đuổi Pha Na Khi mà tự lập. Pha Na Khi trốn ở rừng rú, nhờ điển quân thượng đạo Lưu Phước Tường dẫn cho quy phụ triều đình. Khi vua đã lấy lại được kinh thành, dụ cho trở về, đến nay đem lễ vật do đạo Cam Lộ vào hiến. Vua vời vào chầu, hỏi thăm yên ủi, trả lại lễ vật. Sai dinh thần Quảng Đức hậu đãi rồi cho về.
Cần chánh điện học sĩ Nguyễn Viên chết ; cho 2 cây gấm Tống và 100 quan tiền.
Nghệ An bị hạn, hạ lệnh cho sở tại, phàm việc kiện vặt không bắt hỏi, binh lính trốn hay chết thì hoãn việc bắt điền.
Quan Bắc Thành tâu rằng : “Dân các trấn nhiều người xiêu tán, xin sai các quan trấn phủ huyện lần lượt đi xét, do thành chuyển tâu. Kẻ nào giả dối thì trị tội”. Vua theo lời.
Vua thấy Gia Định là khu trọng yếu ở miền Nam, sau khi chinh chiến, kho tàng còn rỗng, hạ lệnh phàm thóc tô nộp vào đều lưu trữ ở kho trấn để chứa được nhiều, chỉ hàng năm chọn 1.000 phương thóc ngự chở về tiến.
Quan Bắc Thành tâu xin dựng nhà coi việc ở cửa nam thành, cứ năm ngày một lần họp quan lại để bàn việc. Ai có tình trạng uất ức, đã qua ba nha trấn phủ huyện mà chưa được phục tình, thì cho đầu đơn để xét cho rõ lý. Vua y theo lời tâu.
Quan Bắc Thành tâu rằng : “Các huyện Kim Hoa, Yên Thế, Hiệp Hòa trấn Kinh Bắc, Thủy Đường, Đông Triều, Giáp Sơn trấn Hải Dương, đều là nơi quan yếu, bọn côn đồ thường ẩn nấp ra vào ở đó, xin lượng đem biền binh và thổ hào đóng thú, cho nghiêm việc phòng bị”. Vua y cho.
Tháng 12, lục dụng con Tham chính Nguyễn Khoa Thuyên là Nguyễn Khoa Thụy và Nguyễn Khoa Minh làm Hàn lâm viện thị thư.
Trấn thần Nghệ An tâu rằng : “Bốn phủ trấn Nghệ An ở thời Lê trước đều có văn miếu cả. Giặc Tây Sơn vẫn để dùng. Nay các dinh trấn chỉ đặt một miếu ở sở tại, xin chọn ở hai xã An Trường và Mai Am (thuộc huyện Chân Lộc) gần trấn thành mà làm”. Vua y lời tâu.
Đặt đốc học ở trấn Quy Nhơn. Vua cùng bầy tôi bàn đến việc giáo hóa. Dụ rằng : “Các dinh trấn đều có học quan, duy còn Quy Nhơn chưa đặt. Nay nên chọn người sung bổ để rèn luyện học trò, chấn hưng văn hóa”. Bèn lấy Đặng Đức Huy làm Đốc học trấn Quy Nhơn, kiêm việc khảo khóa sát hạch học trò ở hai trấn Quảng Ngãi và Phú Yên.
Đổi thụy hiệu Hiếu tuyên vương làm Tuyên vương, Hiếu huệ vương làm Mục vương, dựng từ đường ở Long Hồ, lấy Tôn Thất Diệu làm cai đội chủ việc thờ cúng.
Ngày Đinh mão, vua yết các lăng liệt thánh.
Ngày Mậu thìn, tế Chạp.
Định lệ tế ở các miếu và các từ đường. (ở Thái miếu, các lễ Trừ tịch, Nguyên đán, Đoan dương, hưởng tế, kỵ lạp, sóc vọng, mỗi năm chi tiền 4.600 quan ; miếu Triệu tổ mỗi năm chi hơn 370 quan ; miếu Hoàng khảo mỗi năm chi hơn 370 quan. Hữu vu Thái miếu thờ Đông cung nguyên soái quận công Cảnh và hoàng nhị tử là Thiếu úy Hy, mỗi năm chi tiền 300 quan. Từ đường Long Hồ mỗi năm chi tiền hơn 260 quan). Hằng năm dùng sinh phẩm(1. Sinh phẩm : Vật hy sinh để tế, như trâu bò lợn dê.1) do Hộ bộ xét số bao nhiêu, gửi giao cho dinh thần Quảng Đức và Quảng Trị mua nuôi.
Cấp tự dân và tự điền cho Lễ bộ Ngô Tòng Chu, sai con nuôi là Tòng Hoảng giữ việc thờ cúng. Chiếu dụ Tòng Hoảng rằng : “Nêu thưởng người trung tiết là phép thường của nhà nước. Cha ngươi là Ngô Tòng Chu dự mang trách nhiệm ở ngoài, hết trung vẹn tiết, sáng tỏ như mặt trời. Nay nghĩ lại công cũ, đặc biệt cấp cho tự dân 50 người, tự điền 75 mẫu, cho ngươi nối giữ đời đời, coi việc thờ cúng”.
Quảng Bình có nạn cướp biển, sai dinh thần phát binh thuyền dò bắt.
Quản tàu Long phi là Nguyễn Văn Thắng dâng bet365 việt nam_tỷ số trực tuyến bet365_bet365 như thế nào Thái tây toán pháp(2. Thái tây toán pháp : Sách toán của Tây phương. 2) và bet365 việt nam_tỷ số trực tuyến bet365_bet365 như thế nào Thiên chỉ minh yếu luận(3. Thiên chỉ minh yếu luận : Sách thiên văn học. 3), mỗi thứ một quyển.
Người Chà Và gặp bão, chạy vào Gia Định. Sai cấp tiền gạo và đưa về.
Tham tri Hình bộ Bắc Thành là Nguyễn Duy Hòa đi thăm ruộng lúa ở Sơn Nam thượng, nghe tin huyện Thiên Thi có bọn thiếu niên hung ác họp nhau mưu trộm cướp, đem quân chụp bắt, được đồ đảng 17 người. Thành thần đem việc tâu lên. Vua cho rằng Duy Hòa đã phát giác bắt được kẻ gian, thưởng cho 300 quan tiền.
Giặc biển Tề Ngôi là tên Trạc ngụy xưng là Ninh Hải đại tướng quân, họp hơn 60 chiếc thuyền, lại quấy rối châu Vạn Ninh trấn Yên Quảng. Trấn thủ Lê Văn Vịnh suất binh dân đánh dẹp. Cai châu Phan Phương Khách, phó châu Phan Đình Trung, tiền tri châu Vi Quảng Vỹ tiến đánh, chém được Trạc và đồ đảng 4 người, giặc vỡ chạy. Thành thần đem việc tâu lên. Sai cho Phương Khách làm phòng ngự sứ, kiêm cai việc châu, cho Đình Trung làm phòng ngự đồng tri, kiêm việc phó châu và Quang Vỹ làm phòng ngự thiêm sự, thưởng cho tiền 500 quan, thưởng khắp cho binh dân 1.000 quan.
ở Kinh Bắc giặc nổi, tràn cướp bảo Đèo Vang trấn Thái Nguyên. Cai đội thủ bảo là Nguyễn Hữu Thành chống đánh bị chết. Thành thần nghe báo, đem quân đánh bắt. Phó thống Tiền đồn Tiền quân là Nguyễn Xuân, Phó quản thập cơ Tả quân là Ngô Văn Tham tiến đến Phượng Nhãn, Trấn thủ Kinh Bắc là Phạm Tiến Tuấn đem quân hợp đánh, bắt được tướng giặc là Lương Văn Truyền và hơn 30 đồ đảng, thu được khí giới rất nhiều. Thành thần đem việc tâu lên. Hạ lệnh thưởng khắp cho quan binh và dân phu hơn 2.000 quan tiền. Người bắt được tướng giặc thì thưởng thêm 300 quan, quan binh thì gia chức một cấp, dân phu thì cho chức hàm cai tổng. Truy tặng Thành làm cai cơ, cho một người con tập ấm làm đội trưởng. Con Thành và thủ hạ bị chết trận 8 người, mỗi người đều được một người con miễn binh dao. Quân giặc đã tan, thành thần xin rút quân, đừng sai đi tra bắt để dân khỏi sợ, ai nhầm đường theo giặc, đều khiến ra thú thì tha tội, ai có thể báo bắt được đồng đảng thì cho mang tội lập công. Vua khen phải.
Gia Định có người đem đá lạ đến dâng, vua sai từ chối.
Sai cấp cho mẹ công thần Nguyễn Kim Phẩm là Nguyễn Thị Đoài 30 mẫu ruộng ngụ lộc.
Quan Bắc Thành tâu rằng : “Các nha hỏi việc hình còn nhiều án tích lại, làm lụy cho dân. Xin cứ đến cuối năm kiểm soát, trước sai ba nha trấn phủ huyện đều ghi sổ những án xét để làm bằng mà kê cứu”. Vua y lời tâu.
Binh bộ Phạm Ngọc Uẩn chết ; tặng Tham chính, cho 2 cây gấm, 200 quan tiền.
Lấy Cai cơ Cao Văn Cửu coi giữ đạo Đồng Môn.
Cấp cho Chiêu thảo sứ Thanh Hoa là Đinh Đạt Biểu 20 mẫu ruộng tự điền, Chiêu thảo sứ Nghệ An là Vũ Nguyên Lượng 19 mẫu tự điền, Cai đội Thiều Đình Tấn 20 mẫu tự điền. Bọn Đạt Biểu vì ứng nghĩa đánh giặc chết, vua nhớ đến, đặc biệt gia ơn. Vợ Nguyên Lượng là Hoàng Thị Hân cũng được cấp riêng 10 mẫu tự điền.
Vua thân đem bầy tôi đến cung Trường Thọ dâng phẩm vật mừng năm mới.
Ngày Canh thìn, tiết Thiên thu (ngày 25 tháng này là ngày sinh hoàng hậu). Các quan đều mặc triều phục, đến hậu điện chúc mừng. Từ đó hằng năm lấy làm lệ thường.
Sai Lễ bộ soạn bài ca chúc thọ. Ba tiết lớn Vạn thọ, Thánh thọ, Thiên thu đều làm bài ca khác nhau, cho hợp ý nghĩa.
Ngày Tân tỵ, vua đến Thái miếu dâng lịch vạn toàn năm ất sửu. Lễ xong, ngự điện ban lịch mới cho trong ngoài.
Chính biên
Đệ nhất kỷ - Quyển XXVI - Thực lục về Thế tổ cao hoàng đế
Ất sửu, Gia Long năm thứ 4 [1805] (Thanh -Gia Khánh năm thứ 10), mùa xuân, tháng giêng, sai thủy quân diễn tập bơi thuyền. Thưởng cho Tống Phước Lương một cái áo mở bụng bằng đoạn mãng và cho biền binh 300 quan tiền.
Thống lĩnh thượng đạo Thanh Hoa là Hà Công Thái vào chầu. Vua cho một bộ mũ áo, 100 quan tiền. Khi về lại ban áo quần cho bộ thuộc theo thứ bậc khác nhau.
Ngày Quý tỵ, tế xuân hưởng.
Cho Tôn Thất Thăng một áo bào đỏ.
Định lệ chính hộ khách hộ từ Quảng Bình đến Phú Yên. Chiếu rằng : “Những địa phương các ngươi, từ loạn lạc tới nay, nhân dân tản mát bốn phương, hoặc có người phụ vào sổ để chịu thuế cũng như chính hộ mà xã dân sở tại thường lại ruồng bỏ cho là khách hộ, thực không phải là nghĩa đất của vua dân của vua. Nay trong nước đã định, sổ dân cần nên chỉnh đốn. Đặc biệt chuẩn cho người có nhà ở hay ở ngụ đã ghi tên vào sổ tuyển năm Quý hợi thì cho làm chính hộ, khẩu phần ruộng đất và ngạch thuế thân dung đều theo lệ chính hộ ; từ năm Giáp tí về sau mới đến ngụ thì vẫn là khách hộ, không dự khẩu phần. Những xã thôn không có ruộng đất công thì dân ngoại phụ không kể mới hay cũ đều là khách hộ, theo lệ nộp thuế”.
Cho Mai Tiến Huệ làm Khâm sai chưởng cơ, vẫn hành Lưu thủ Bình Định.
Lại lấy Nguyễn Huệ làm Tham luận đạo Đông Khẩu, Võ Văn Sĩ làm Tham luận đạo Hưng Phúc.
Sai Phạm Đăng Hưng kiêm giữ việc Trường đà.
Nguyễn Văn Thành dâng hai quyển Thiên nam dư hạ. (Lê Hồng Đức soạn).
Lại sai các dinh ở Gia Định khuyên dạy việc làm ruộng trồng dâu.
Cho lương tháng các thiêm sự sáu bộ. (Mỗi tháng tiền 4 quan, gạo 3 phương).
Định lệ khám báo ruộng lúa bị tổn hại. Chiếu rằng : “Việc làm ruộng là gốc lớn của thiên hạ, trẫm rất lo nghĩ làm sao cho dân nhờ. Nếu không may có phương nào lỡ gặp hạn lụt sâu bọ làm tổn hại lúa má thì quan phủ huyện phải đến khám xét ngay lúc lúa chưa gặt, rồi quan trấn ủy người đi khám lại, nếu hại quá thì tự mình phải đi khám, đều hạn trong 10 ngày phải làm bet365 việt nam_tỷ số trực tuyến bet365_bet365 như thế nào tâu lên cho đúng phân số, sẽ lượng xét tha bớt [thuế má]. Vậy thượng ty địa phương các ngươi cho đến các phủ huyện phải thể theo đức ý bề trên để cho dân cùng thiếu đều được nhờ ơn. Nếu báo không đúng sự thực và giấu giếm tai nạn thì cũng phải tội như nhau”.
Cấp lương tháng cho đốc học và trợ giáo các trấn Bắc Thành. Đốc học cũng như tri phủ, trợ giáo cũng như tri huyện.
Quản Đồ gia [Nhà đồ] là Hoàng Văn Cẩn xin cho những tượng mục các cục là bọn Lê Ngọc Phước, Lê Văn Trữ hơn 100 người bổ chức cai đội và cai ty. Vua nói rằng : “Làm thợ là nghề thấp kém, cho làm cai đội có nên không ?” Sai chọn những người giỏi bổ chức chánh cai quan, cai quan, chánh ty quan, ty quan, còn người kém thì bổ thủ hợp.
Sai Cai cơ Trung quân Nguyễn Công Ân quản hộ biệt nạp gỗ lim ở Nghệ An.
Lập đội Yến sào (tức là hộ Yến sào ngày nay). Sai Cai đội đội Hổ dực Trần Văn Giai mộ dân ngoại tịch sung vào, mỗi năm mỗi người nộp thuế 8 lạng yến sào.
Tướng giặc Thanh Hoa là tên Chấn tự xưng quận công, ngầm đặt quan chức cho bè đảng, có các cơ hiệu Ngũ Ninh, Ngũ Thắng, Ngũ Dũng. Trấn thần phát quân đánh bắt, bắt được bè đảng là bọn Vũ Trí Nguyệt ở Ngọ Xá (tên xã, thuộc huyện Vĩnh Lộc). Chấn nghe tin trốn mất. Việc tâu lên. Vua dụ rằng : “Bọn giặc nhỏ mọn, bắt được thì giết, đừng để liên can đến bình dân. Dân ai hay tố giác ra thì thưởng, chứa chấp thì có tội”. Sau thổ tù Nguyễn Đình Giá bắt được Chấn ở Phố Cát, sai giết đi, cho Đình Giá làm Phòng ngự sứ.
Quan Bắc Thành tâu rằng : “Giặc biển Tề Ngôi là bọn Trịnh Năng Phát, Hoàng Long, Sĩ Tiến nhiều lần bị quan quân đuổi bắt, trốn vào động La Phù ở Long Môn nước Thanh. Đã bao lần tư cho Long Môn mà quan ở đấy cứ che chở. Xin gửi công văn cho Tổng đốc Lưỡng Quảng để dẹp bắt”.
Xuống chiếu trả lời rằng : “Người Thanh dung túng giặc cướp là lỗi ở họ, không nên tư báo làm chi. Duy nếu bọn giặc tụ họp thì dân ta không khỏi sợ hãi ly tán. Vậy sai trấn thần Yên Quảng đặt đồn bảo nghiêm việc phòng bị cho dân yên ổn”.