1. Click vào đây để xem chi tiết
  2. Click vào đây để xem chi tiết

0073.00024

27/1/16
0073.00024
  • PDF
    GoogleDocs

    {:Bang Tang Du Tu 1:}


    Chúng người đều dõi[1] (16) ý người[2] (17),

    436 Dốc làm lành phải, chẳng lơi chút nào[3] (18).

    Sửa an mệnh chịu tính trao[4] (19),

    Giữ-gìn cho hợp, lớn-lao khắp đều[5] (20),

    Cõi nhân ai cũng lên theo,

    440 Có nhân ắt thọ, mỹ-miều vẻ-vang[6] (21).


    C

    TỔNG-KẾT



    Nay ta gánh lớn lạm đương[7] (1),

    Đức hèn, học ít, lo-lường khôn khuây[8] (2).

    Song mà đạo chúa cùng thầy,

    444 Cũng noi ý trước thương thay dân trời.

    Một người dầu tính đổi dời,

    Lầm vào tội ác, trách rồi về ta[9] (3).

    Hạn vì bờ cõi rộng xa,


    448 Khó người người bảo, với nhà nhà khuyên.

    Muốn cho biết đạo thánh-hiền,

    Phải tua gắng học mới nên tính trời.

    Người xưa học tự nhỏ-nhoi,

    452 Đến chừng già cả, chẳng rời khi mô[10] (4).

    Dẫu mà hiền-thánh trời cho,

    Cũng còn ham học, huống ngu-phàm này.

    Than vì những kẻ quê ngay,

    456 Hoặc vì nghèo-ngặt, có hay chữ gì[11] (5) !

    Sách sưa nghĩa-lý khó suy,

    Nhà quan-lại, học-trò thi chưa cùng[12] (6).

    Chi bằng thánh-huấn[13] (7) rất thông,

    460 Mười điều tỏ rõ thiết trong tính-tình.

    Còn e nói chữ chưa minh,


    Lại e tiếng nói nhà Thanh khác mình[14] (8),

    Nên ta dịch lại đành-rành,

    464 Mượn lời ca-vịnh dễ tình ngâm-nga.

    Thà quê mà đặng thực-thà,

    Hãy e chưa rõ, huống là dám thêm.

    Cùng là thuật lại cho xem.

    468 Làm gì chẳng dám dễ hiềm buổi nao.

    Thể này chẳng luận người nào,

    Nghe ra đã biết, nghĩ vào càng hay.

    Ai còn khuyên học đêm ngày,

    472 Huống ta nữ để đạo này biếng nghe.

    Huống ta có dạy không chia,

    Một trời, một đạo, ai nề với ai ?

    Hoàng-thân cho đến các tôi[15] (9),

    476 Học-trò cho đến các loài quân dân.

    Dầu ai ham đọc hay vâng,

    Trước còn lơ-lảng[16] (IO), nay cần[17] (II) mới nên.


    Thuộc rồi nhớ lấy cho bền,

    480 Ờ thì cho đặng mới tuyền đặng vay.

    Một phần đặng, một phần hay,

    Đặng bao nhiêu lại cho hay dày[18] (I2) bấy nhiêu.

    Làm lành đặng tiếng mỹ-miều,

    484 Nếu mà làm dữ, sao kêu[19] (I3) là người ?


    Phụ thêm bất quá mấy lời,

    486 Vâng theo thánh-huấn[20] (I4) đủ rồi, đủ nên.


    Khắc xong tháng 10 năm Tự-đức thứ 23 (1870)

    THƯ-TỊCH

    (chọn-lọc)

    I. TỔNG-QUÁT

    A. Sách Việt-ngữ.

    - Nho-giáo, một triết-lý chính-trị, Nguyễn-Hiến-Lê, Sài-gòn, 1958.

    - Dư-địa chí, Nhân-vật chí (trong bộ Lịch-triều hiến-chương loại chí của Phan-Huy-Chú) do Ngô-Hữu-Tạo, Trần-Huy-Hân, Nguyễn-Mạnh-Duân, Trương-Văn-Chinh dịch, Hà-nội, 1960.

    - Tư-tưởng chính-trị trong triết-học Khổng-giáo, Trần-Quang-Thuận, Sài-gòn, 1961.

    - Tổ-chức chính-quyền trung-ương thời Nguyễn-sơ, Nguyễn-Sĩ-Hải, Sài-gòn, 1962.

    - Lược-truyện các tác-gia Việt-nam, Trần-Văn-Giáp, Hà-nội, 1962.

    - Đại-cương triết-học Trung-quốc, Giản-Chi và Nguyễn-Hiến-Lê, Sài-gòn, 1965.

    - Đại-cương triết-học-sử Trung-quốc, Phùng-Hữu-Lan, bản dịch của Nguyễn-Văn-Dương, Huế, 1966.

    - Đề-tài người ưu-tú trong tư-tưởng chính-trị Trung-quốc cổ-thời, Nguyễn-Ngọc-Huy, Sài-gòn, 1969.


    - Trung-quốc triết-học-sử, Hồ Thích,bản dịch của Huỳnh-Minh-Đức, Sài-gòn, 1970.

    B. Sách chữ Nôm.

    - Nhật-dụng thường đàm “…””…””…””…”, Phạm-ĐÌnh-Hổ, 1938

    - Việt-nam phong sử “…””…””…””…”, Nguyễn-Văn-Mại,

    C. Sách chữ Nho.

    - Kiến-văn tiểu lục “…””…””…””…”, Lê-Quí-Đôn, 1777.

    - Lịch-triều hiến-chương loại chí “…””…””…””…”, Phan-Huy-Chú, 1821.

    - Đại-Nam hội-điển sự lệ “…””…””…””…”.

    - Minh-mệnh chính-yếu “…””…””…””…”.

    - Đại-Nam thực-lục chính biên “…””…””…””…”, Trương-Minh-Giảng tổng-tài.

    - Đại-Nam liệt-truyện “…””…””…””…”, Trương-Đăng-Quế tổng-tài.

    D. Sách Hoa-ngữ

    - “…””…””…””…”

    - “…””…””…””…”

    - “…””…””…””…”

    Đ. Sách Pháp-ngữ.

    - Histoire des crovances it des opinions philosophiques en Chine, Léon Wieger, Paris, 1917.

    - L’idéal du sage dans la philosophie confucdéenne, Phạm Quỳnh, Hanoi, 1928.

    - Histoire de la philosophie chinoise, E. V. Zenker, Paris 1932.


    - La pensee chinoise,

    II. GIÁO-DỤC

    A. Sách Việt ngữ

    - Lời khuyên học trò, Nguyễn-Bá Học, Hà-nội, 1930.

    - Mười điều tâm-niệm, Hoàng-Đạo, Hà-nội, 1939.

    - Một nền giáo-dục Việt-Nam mới, Thái-Phỉ, Hà-nội, 1941.

    - Nguyễn-Trường-Tộ, Nguyễn-Lân, Huế, 1941.

    - Trương-Vĩnh-Ký, Lê-Thanh, Hà-nội, 1943.

    - Võ-Trường-Toản, Nam Xuân Thọ, Sài-gòn, 1957.

    - Lê-triều lịch-khoa tiến-sĩ đề-danh bi-ký của Cao Viên-trai (tức Lê-Cao-Lãng), Võ-Oanh dịch, 1961.










    [1] Đều dõi : tất cả đi theo, dịch câu hàm lễ.

    [2] Ý người : ý-kiến của vua Minh-mệnh.

    [3] Hán-văn : đôn hành thiện-đạo nhi bất đãi, nghĩa là : dốc làm điều lành mà không lười biếng (chẳng lơi).

    [4] Hán văn : vu dĩ các chính kỳ tính-mệnh.

    [5] Hán văn : bảo-hợp thái-hòa, nghĩa là giữ-gìn hòa-thuận yên-vui.

    [6] Mỹ-miều vẻ-vang : dịch câu hoán hồ vĩ tai. Hoán có 3 nghĩa là lớn, hoa-mỹ, nhàn-rỗi; Tự-đức phối-hợp 2 nghĩa trên và dịch rất đúng là mỹ-miều, diễn-tả một cái gì to-lớn và sáng-sủa, đẹp-đẽ. Vĩ là lạ, giỏi, Tự-đức dịch rất khám-phá là vẻ-vang.

    [7] Gánh lớn lạm đương : lạm đương gánh lớn, lạm dụng đảm đương chức-vụ làm vua, (nói khiêm). Chữ lạm cũng có thể phiên-âm là trộm, trộm đương, nhưng trong bản này, tác-giả phân biệt hai chữ lạm (chữ Hán, bộ thủy, bên chữ giam) và chữ trộm (nhân đứng, bên là chữ lạm), xem câu 239 L giữ trông cùng dẹp trộm gian. (Xem bản Nôm) Câu này cho biết việc Tự-đức làm vua chỉ là vạn bất-đắc-dĩ, và nhà vua chắc-chắn đã không đối-xử quyết-liệt với Hồng Bảo và gia-đình chỉ vì lý-do muốn bảo-vệ ngai vàng cho cá-nhân mình.

    [8] Ngôn-ngữ cực kỳ khiêm-tốn. Lăng của vua Tự-đức được đặt là Khiêm-lăng cũng là vì thế và đây là một điểm cần phải ghi khà muốn nhận-định về nhân-cách của vua Dực-tông.

    [9] Trách rồi về ta : nhà vua tự-nhận trách-nhiệm trước lịch-sử. Vì muốn bảo-vệ cho danh-giáo mà nhà vua đã bị kết-án là sát huynh, nhưng ngược lại, nếu nhà vua đã dùng uy-tín của mình mà che-chở cho ông anh thì liệu có bị mang tiếng là có óc gia-đình-trị hay không ?

    [10] : tiếng miền Trung, nghĩa là đâu, nao, nào.

    [11] Có hay chữ gì : nào có biết gì về bet365 việt nam_tỷ số trực tuyến bet365_bet365 như thế nào vở đâu, ý nói những người ít học.

    [12] Cả 2 câu 457-458 : Tự-đức nêu lên cacsi khó của thi-cử và ngụ-ý phê-bình tổ-chức thi-cử ấy.

    [13] Thánh-huấn : tức thành-dụ huấn-địch thập điều của vua Thánh-tổ, gọi tắt là Thánh-huấn.

    [14] Tiếng nói nhà Thanh : tiếng Tàu. Vua Tự-đức khi viết đoạn này chắc đã đọc những bản điều-trần mà Tế cấp bát điều của Nguyễn Trường-Tộ trong đó chữ Hán bị công-kích và chữ Nôm được đề cao. (Xem Tế-cấp bát điều, điều 4, khoản 5, đệ-trình ngày 15-11 1867 và bản dịch của Dương-Quảng-Hàm trong Việt-Nam văn-học sử-yếu, Hà-nội, 1941, trang 347-348)

    [15] Các tôi : quần-thần.

    [16] Lơ-lảng : Ít chú ý đến.

    [17] Nay cần : nay chăm-chỉ.

    [18] Hay dày : cái biết được đầy đủ; hay, chữ cổ, nghĩa là biết, rất thông-dụng trong Quốc-âm thi-tập của Nguyễn-Trãi, dịch chữ tri những cái gì do óc của mình có thể nhận biết, phân-biệt, phán-đoán, toan-tính, ghi nhớ, như vậy biết là một động-từ chỉ việc nhận-dạng ở bên ngoài rồi ghi nhớ để phân-biệt cho khỏi quên, còn hay là một động-từ chỉ một cái biết sâu-xa hơn, có tính-cách trí-tuệ và thấm-nhuần cả sinh-hoạt tâm-lý. Cũng vì thế mà động-từ hay,có khi được các nhà Nôm viết bằng chữ thai “…” (để ký âm) và chữ năng viết tắt ở bên chỉ để ý, năng nghĩa là một sức mạnh ở bên trong thúc đẩy con người có thể làm được một cái gì, có đủ sức làm nổi việc, và về phương-diện tâm-lý, có thể đạt tới đối-tượng cần hiểu biết, nghĩa là hay. Đặng bao nhiêu lại hay dày bấy nhiêu nghĩa là càng thu nhận được bao nhiêu, càng thụ-đắc nhiều thói quên tốt, càng sống nhiều theo những điều đã học được thì cái kinh-nghiệm của mình về đời sống, sự hiểu biết của trí-tuệ càng nhiều, càng phong-phú đầy-đủ.

    [19] Kêu : tiếng miền Trung và miền Nam, nghĩa là gọi, coi là, được mệnh danh là. Nếu mà làm dữ sao kêu là người : con người được định-nghĩa như là đối-lập với sự xấu, với cái ác.

    [20] Thánh-huấn : tức Thánh-dụ huấn-địch thập điều : Chữ huấn-địch thường được nhắc đi nhắc lại trong kinh Thư như là lời răn bảo của các vua dìu-dắt các quan và dân-chúng. Cả đoạn cẩn-kết này hình như là lấy cảm-hứng trong kinh Thư, quyển VI, thiên Chu-quan, nhất là câu : Kim dư tiểu tử chi cần vu đức, túc dạ bất đã, ngưỡng duy tiền-đại thời nhược huấn-địch quyết quan “………………” nghĩa là : nay ta còn nhỏ tuổi, kính-cẩn chăm-chỉ sửa lấy đức-hạnh, sớm tối sợ còn không kịp. Trông lên, nghĩ lại, để bắt chước các đời vua trước, răn-bảo và dìu-dắt các quan (Kinh Thư, bản dịch Thẩm Quỳnh, Saigòn, 1965, trang 381).

Chia sẻ trang này