1. Click vào đây để xem chi tiết
  2. Click vào đây để xem chi tiết

14 chương 13 - Lemontree123 - Done

24/10/15
14 chương 13 - Lemontree123 - Done
  • CHƯƠNG 13 MỘT NHÀ ĐẦU CƠ TRIẾT GIA

    Điều gì đã thúc đẩy George Soros?

    Có phải tiền chăng? Ít ai trong số bạn bè và cộng sự của ông cho là như thế. Bạn thân của ông, Byron Wien, gợi ý: “Nếu ông kiếm thêm được một tỷ đôla nữa thì ông cũng chẳng thấy hạnh phúc. Kiếm được một tỷ đôla đầu tiên cũng chẳng làm cho ông hạnh phúc quá mức.”

    Vậy thì ông cũng có thể vui sướng, nhưng không nhiều lắm. George thật quá phức tạp. Ông không phải chỉ có một chiều trong không gian. Bất kể là bao nhiêu tiền đã chảy vào tài khoản ngân hàng của ông, ông không bao giờ hài lòng như một người chỉ có tiền và có thì giờ rỗi rãi. Trên mặt ấy, ông cũng giống như những người giàu có khác trong thập niên 1990.


    Ở các thế hệ khác, những người rất giàu đều quý trọng thì giờ nhàn rỗi của mình. Họ sử dụng càng nhiều thời gian càng tốt để làm việc ít chừng nào hay chừng ấy. Nhưng như nhà văn người Anh đã chỉ rõ, “Người giàu không mong muốn có một cuộc đời nhàn rỗi, và công việc đã là phần quan trọng của địa vị xã hội của họ.”

    Về các thể hiện địa vị xã hội mà họ yêu thích thì những phòng khách sạn xa hoa, đu thuyền, máy bay riêng đã thay thế các căn nhà trang hoàng đẹp đẽ, các vườn hoa cỏ phong cảnh, và các khu hoa lá. Nhưng điều phân biệt nhiều nhất những phú ông mới nổi và những nhà giàu trước đây là tính cơ động của họ. Muốn có một cái gì đó ngoài một cuộc sống nhàn rỗi, Soros cảm thấy thoải mái nhiều trên những chiếc máy bay hơn trên các du thuyền, có ích hơn nhiều trong những phòng khách sạn sang trọng thay vì trong các biệt thự khổng lồ, làm được nhiều việc hơn khi đi chu du khắp thế giới thay vì nghỉ ngơi bên cạnh bể bơi.


    Tuy nhiên Soros lại khác những người giàu có cùng thời với mình ở một điểm rất có ý nghĩa: mức độ tham gia vào đời sống trí thức. Ngoài các tác phẩm của Karl Popper, hai quyển bet365 việt nam_tỷ số trực tuyến bet365_bet365 như thế nào có ảnh hưởng nhiều nhất trên Soros là, như ta có thể đoán được, hai tác phẩm huyền bí có thể bẻ cong trí óc của con người, đó là Gudel, Escber, Bach của Douglas Hofstader và Những bước dẫn đến Sinh thái Tinh thần của Gregory Bateson. Soros tự xem mình không phải chỉ là một nhà đầu cơ mà là một triết gia - hay, có lẽ chính xác hơn một triết gia bất thành cũng tình cờ là một nhà đầu cơ.

    “Tôi thật sự thích được người ta xem mình là một triết gia thực hành," Soros nói, “ nhưng tôi cũng sung sướng khi người ta xem tôi là một triết gia nửa vời.” Khi được nhận vào Hội đồng các Mạnh thường quân của Hiệu trưởng trường Đại học Oxford nước Anh vào mùa thu 1992, ông yêu cầu người ta ghi mình là “một nhà đầu cơ tài chính và triết gia.”


    Tuy ông đã trở thành tỷ phú vào những năm 1990 - và bất kể ông có làm gì ngoài thế giới tài chính, ông thường được gán cho danh hiệu“doanh nhân người Hung,” “bậc thầy của quản lý tiền tệ,” “nhà đầu cơ tỷ phú,” và ngay cả một lần là “tay anh chị của tài chính toàn cầu” (Wall Street Journal, 1 tháng Sáu, 1994). Ông tìm cách tránh các danh hiệu ấy. Tờ thông cáo báo chí của Quỹ Soros ở New York phát hành mô tả ông là “một nhà từ thiện quốc tế.” Đấy là cách để ông nói: Nếu không gọi tôi là một triết gia, ít ra cũng đừng gọi tôi là nhà tài phiệt.

    * * *​

    Tuy nhiên, hơn tất cả những thứ khác, ông mong muốn được người ta kính trọng - vì trí tuệ của mình, vì các ý tưởng của mình, vì những đóng góp của mình cho xã hội qua các công tác từ thiện. Nếu ông tự cho minh chỉ là một triết gia đơn thuần mà thôi thì có lẽ người ta không cho ông là nghiêm túc. Nhiều lần ông nói rằng thành công ở Wall Street thì ít nhất ông có được cái may mắn là nói người ta nghe, và đó là bước đầu của việc được xem là nghiêm túc.


    Ông tự xem mình là một trí thức theo truyền thống châu Âu. Wall Street là một nơi để kiếm tiền mà không mang tai tiếng gì, nhưng ngoài ra thì khu vực trung tâm và những con người làm việc trong các văn phòng ở đấy thì chẳng có gì hay ho cho lắm đối với Soros. Ông tâm sự với nhà báo Dan Dorfman “Tôi không đi lại nhiều với dân chứng khoán, tôi thấy họ chán ngấy.” Ông nói là thấy thoải mái với các nhà trí thức hơn là với các doanh nhân.


    Có thể là ông khao khát muốn dừng hết các hoạt động đầu tư để theo đuổi thiên hướng của mình là làm triết học toàn thời gian. Nhưng không bao giờ được như vậy. Ở Wall Street ông đã thành công quá mức để có thể thay đổi. Nếu việc kiếm tiền chính nó không phải cứu cánh thì nó cũng đưa ra những cơ hội mà ít nhà triết học ngồi trong tháp ngà của mình lại có thể có được.


    Dù cho ông hài lòng bao nhiêu đi nữa thì vì thành công ở Wall Street thì không nhất thiết là Soros lại thích thú với những nỗi thống khổ đi kèm với những quyết định về đầu tư mà ông phải đưa ra hàng ngày: “Cá nhân tôi phải đưa ra phô diễn và thật là một kinh nghiệm đau đớn. Vì một mặt là cá nhân tôi bị dằn vặt không thể tưởng tượng nổi khi tôi đi một nước cờ sai. Mặt khác tôi thật không muốn gắn minh vào việc kiếm tiền trong phạm vi cần thiết để thành công. Tôi đã phải từ chối sự thành công của chính mình để có thể duy trì thứ kỷ luật mà nhờ nó mới có thành công ấy.”


    Trong một lần khác, ông giải thích: vấn đề của đầu tư, cái làm cho nó gây đau đớn như vậy, chính là bị thua lỗ, và như ông hay thích nói rõ thêm là không thể kiếm được tiền mà không có sự đe dọa là mất đi tiền ấy. Trong những năm 1980, “cơn khủng hoảng về bản sắc” của ông là kết quả của cảm giác mà ông nhận thấy là kiếm được nhiều tiền như thế vẫn còn thiếu cái gì trong cuộc sống.


    Ông lo rằng, như nhiều nhà tư tưởng thường lo lắng, là tích lũy tiền bạc sẽ có một ảnh hưởng là làm cho mình hư hỏng và những người khác chú ý đến ông chỉ vì ông có nhiều tiền. “Tôi phải chấp nhận sự thành công của tôi với tất cả quyền lực và ảnh hưởng của nó... Nguy cơ lớn nhất của tôi nằm ở chỗ tôi chấp nhận là tôi có nhiều quyền lực và ảnh hưởng chỉ vì tôi có rất nhiều tiền.” Cơn khủng hoảng về bản sắc đến như một liều thuốc làm cho tôi khuây khỏa.


    Ông thích sống sung sướng. Giữa thập niên 1990, ông có bốn căn nhà - ở Manhattan; Southampton, Long Island, Bedford, New York; và London. Nhưng ông giản dị hơn nhiều so với những người khác có cài sản lớn. Ông không hút thuốc hay uống rượu, và hình như cũng không thích ăn uống nhiều.


    Edgar Astaire, người chung vốn với ông ở London, thường gặp Soros ngoài văn phòng. Các sở thích của ông không có gì là kiêu kỳ cả: “'Ông ấy thích kịch, nhạc, ông không sưu tầm các danh họa. Ông có một ít tác phẩm nghệ thuật Hungary, ông không chê quần áo mình mặc. Ông luôn luôn ăn mặc lịch sự.”


    Khi ra nước ngoài đi thăm các quỹ từ thiện của mình, đặc biệt vào những năm 1980, 1990, Soros tránh sử dụng tài xế riêng hay vệ sĩ. Khi đi thăm một trường đại học, đôi khi ông trú tại nhà sinh viên. Ông tự gọi xe taxi, hay đi bộ từ nơi này sang nơi khác trong thành phố, hay cũng dùng các phương tiện giao thông công cộng.

    Nhiều bạn bè của ông có một câu chuyện hay kể về cách Soros không chịu sống đời sống của một tỷ phú như thế nào. Tibor Vamos, một nhà trí thức Hung làm việc cho Quỹ từ thiện của Soros ở Budapest, nhớ lại lúc ông và Soros ngồi trong tòa nhà của Viện Hàn lâm Hungary.

    “Tôi sang trường đại học bằng cách nào?” Soros hỏi. “Anh có để đi taxi,” Vamos nói với ông.

    “Tại sao không đi tầu điện?" Soros hỏi rất nghiêm trang. Vamos giải thích, Soros không muốn tiết kiệm tiền, chỉ là vì ông có đầu óc thực tế. Lúc ấy, tàu điện là phương tiện nhanh nhất để đi từ nơi này đến nơi khác, thế thì tại sao lại không dùng?

    Ngôi nhà ở Southampton là một biệt thư sơn tráng lợp ngói Tây Ban Nha có hồ bơi và sân quần vợt. Năm 1990, Soros tổ chức sinh nhật lần thứ 60 của mình ở đấy. Trên sân cỏ có dựng một cái rạp màu trắng lớn để khiêu vũ. Trong số 500 khách mời, có nhiều nhân vật quan trọng trong giới kinh doanh, và theo lời một người khách mời "‘hàng triệu người Hung.”

    Dù ông tìm cách cho người ta có cảm tưởng là ông sống một cuộc đời giản dị nhưng đôi khi cũng hơi dối trá, có những chuyến bay bằng thủy phi cơ từ Southampton đến Manhattan và bốn ngôi nhà. Nhưng không có du thuyền, không có xe Rolls-Royce. Khi Soros đi đâu trong thập niên 1990 thì thường bằng đường hàng không thương mại (hạng thương nhân) nhiều hơn bằng máy bay riêng. Có lần Soros muốn mua một chiếc máy bay để đi lại giữa New York và châu Âu. Ông hỏi ý kiến Byron Wien. Thật không phải là ý hay, Wien nói với ông: “Nếu anh có một máy bay, anh sẽ phải dùng nó vì các phi công muốn dùng máy bay.” Wien khuyên ông nên thuê máy bay khi cần thiết. Soros nghe theo lời khuyên.

    Đối với một số người, Soros có vẻ rất rụt rè. Nhưng ông lại thích có nhiều bạn bè. Wien nhận xét rằng: “Ông ấy thích ở một nơi đẹp, đầy đủ tiện nghi. George không phải là người dẫn anh đi tham quan nhà mình và nói, 'Nhìn cái đồng hồ này’ hay ‘Ngắm bức tượng, hay bức tranh này.' ông ấy thích những của cải vật chất. Ông ấy thích sống sung sướng. Ông ấy thích mời khách đến nhà, chiêu đãi họ những bữa ăn ngon, có nhiều người giúp việc để mọi việc được suôn sẻ.”

    Ông cũng thường tổ chức những buổi tiệc liên hoan. Nhiều khi ông gọi điện cho Susan vào phút chót, ông nói là muốn mời ít bạn bè đến ăn tối. Susan phải hỏi, bao nhiêu người? Soros trả lời: ở khoảng 50 hay 70 người. Thế là Susan phải chuẩn bị một bữa ăn cho 70 người Nga chống đối cùng với vợ hoặc chồng họ.

    Tối hôm cuối năm, năm nào ông cũng tổ chức một buổi liên hoan trong căn nhà ở New York. Vào mùa hè, mỗi tối thứ bảy ở Southampton vợ chồng Soros cũng chiêu đãi và đối với George những buổi ấy vừa là những cuộc họp để kinh doanh vừa là những buổi giao lưu xã hội. Wien có đến một vài buổi chiêu đãi ấy và nhận xét rằng Soros rất tuyệt giữa đám đông, ông thân mật chào mọi người và nhớ tên họ.

    “Những khách đến các buổi chiêu đãi ấy là những người trong giới nghệ thuật, những người chơi quần vợt với ông hay những doanh nhân hoặc những người làm việc cho chính phủ. Ông có rất nhiều người để tiếp xúc trao đổi. Từ các kinh nghiệm ấy ông cũng thu hoạch được ít nhiều, nhưng điều quan trọng là những khách mời có thể giao lưu với nhau.”

    Vì tính thích giao du của mình nên lẽ tự nhiên là Soros không ưa sống một cuộc đời tĩnh tại. Ông luôn luôn muốn đi đây đi đó, tham mọi nơi trên thế giới, giữ cho trí não luôn luôn hoạt động, gặp gỡ những người quan trọng. Nói tóm lại, ông muốn, và thật sự tích cực tìm những cuộc phiêu lưu trong cuộc sống. Không lạ gì là ông thấy những người trong kinh doanh và những phòng giao dịch thật chán ngấy.

    Soros thường tỏ ra đặc biệt thoải mái cạnh những nhà trí thức, đặt biệt là khi họ không phải người Mỹ.

    ***​
    George Soros có một nhịp sống điên cuồng vì ông tin rằng ông là một người đặc biệt, một người có một mục tiêu đặc biệt trong cuộc đời. Ta cũng đừng quên rằng đây là một con người mà trong thời thơ ấu tin mình là thần thánh.

    Khi lớn lên, ông hiểu rằng những ý nghĩ ấy có thể mang đến cho ông nhiều phiền toái; thí dụ như chúng có thế biến ông thành một con người cực kỳ ích kỷ. Ông viết năm 1987, “Điều độc nhất có thể gây tổn thương cho tôi là những thành công có thể làm cho tôi quay trở lại những ý nghi ngông cuồng của thời thơ ấu là tôi có quyền tuyệt đối - nhưng điều này chắc không xảy ra chừng nào tôi còn công tác trên các thị trường tài chính, vì chúng luôn luôn nhắc nhở là tôi có những hạn chế.”


    Chúng cũng luôn luôn nhắc nhở rằng ông có vẻ như rất mát tay khi làm tiền - rằng ông không phải luôn luôn đúng, rằng ông chỉ có một mình. Khi có được một năm đầu tư tuyệt vời, nhà báo Dan Dorfman hỏi ông là có muốn lặp lại như thế không, ông trả lời: “Cơ bản đây là một sự kiện không lặp lại nhưng trong trường hợp của tôi, nó lặp lại.” Ý nói rằng đối với Soros ngay những sự kiện không lặp lại cũng vẫn lặp lại.

    Nếu ông có thể làm lặp lại những sự kiện không lặp lại thì điều gì có thể ngăn ông sử dụng mãnh lực trí tuệ của mình một cách tương tự như thế? Điều gì có thể ngăn ông có những đóng góp quan trọng cho tri thức con người? Vào thập niên 1950, ở một giai đoạn của đời mình, ông đã bị cản trở và từ bỏ một cuộc đời trong ngành giáo dục để trở thành một triết gia. Nhưng ông càng kiếm được nhiều tiền thì lại càng tin chắc rằng minh còn có thể trở lại thế giới của trí tuệ.

    Từ những suy nghĩ như vậy, ông nặn ra những lý thuyết - về tri thức, về lịch sử, về các thị trường tài chính - rồi tin rằng những ý tưởng của mình có giá trị. Ông tuyên bố rằng “phát minh” của ông về những thành kiến của những người tham gia trong việc đi tìm tri thức cho nhân loại là chìa khóa để hiểu được tất cả các quá trình lịch sử trong đó có sự tham gia của những con người biết suy nghĩ “chẳng khác gì sự đột biến gien là chìa khóa của cuộc tiến hóa sinh học.”


    Cho rằng mình có một bộ não siêu phàm, Soros thấy khó khăn khi phải chịu đựng những người mà ông cho là không tài giỏi như ông. Dù sao thì ông cũng cho mình có tài nhìn thấu qua mọi vật mà những người khác không làm được. Thí dụ như về khả năng của ông nắm được các thị trường tài chính thì ông viết: “Tôi cho rằng tôi nắm vững các quá trình đang xảy ra, các quá trình tiến hóa, hơn hẳn những người khác bởi vì tôi có một lý thuyết, một khung cảnh của trí tuệ để làm việc ấy. Đó thật sự là chuyên môn của tôi, vì trong các thị trường tài chính tôi đã gặp những quá trình tương tự như thế.”

    Đối với những người muốn thăm dò các thị trường: “Tôi thật không đánh giá cao sự thông minh của các người đầu tư chuyên nghiệp, vả địa vị của họ càng cao dù tôi càng it tin là họ có thể có những quyết định đúng đắn.”

    Jim Marquez thấy rõ điều này khi ông cùng làm việc với Soros vào giữa thập thiên 1980: “Đầu óc ông ta cứ mê muội về cảm tưởng là ông ta có thể hiểu mọi việc hơn người khác, và đấy luôn luôn là một cuộc đấu tranh. Không phải vì ông ta phải chuyển bộ óc của mình từ tiếng Hung sang tiếng Anh mà bởi vì ông ta tìm cách thuyết phục người khác đi theo cách suy nghĩ của ông.

    “Ông thấy rõ là ông khó thuyết phục người khác một cách nhanh chóng. Ông có cảm giác là khi ông hiểu được điều gì thì cứ như ông đang nói chuyện với Thượng đế. Vì thế cho nên ông rất chắc chắn về những gì sẽ xảy ra, và nếu nó không xảy ra theo chiều hướng ấy thì ông là người ngạc nhiên nhất. Và nếu nó xảy ra, thì bởi vì nó bắt buộc phải như thế."