21.01 - bipbip (type done)
-
https://drive.google.com/file/d/0B8zMka7V_FK-UnhWUzZ1YzZfeGc/view?pli=1
LÊ-QUÝ-ĐÔN
VÂN ĐÀI LOẠI NGỮ
TẬP II
QUYỂN 4,5,6,7
BẢN DỊCH CỦA TẠ QUANG PHÁT
TỦ SÁCH CỔ-VĂN
ỦY BAN DỊCH THUẬT
PHỦ QUỐC-VỤ-KHANH ĐẶC-TRÁCH VĂN-HÓA XUẤT-BẢN
1972
VÂN-ĐÀI LOẠI-NGỮ
QUYỂN IV
[1a] VÂN-ĐÀI LOẠI-NGỮ
QUYỂN IV
4-ĐIỂN-VỰNG (120 điều)
Sách Vân-lộc mạn sao chép: Sách Lễ-ký có nói: Đốt củi ở Thái-đàn (1) để tế Trời.
Sách Chu-lễ có nói: Tế trời thì thui con vật hy-sinh.
Đấy đều là ý-nghĩa cầu thần.
Đời sau không đốt củi mà đốt hương, bởi vì Tây-phương (Ấn-độ) sản-xuất hương.
Nhà Phật động đến việc gì đều đốt hương là để được trong sạch yên lặng. Cho nên khi làm phép thì đốt hương đọc bùa chú.
Các đạo-sĩ cũng đốt hương để giải trừ khí ô-uế.
Nhà Phật và đạo-gia (đốt hương) không giống với nhà nho chúng ta (đốt củi).
Nay người ta cúng tế Khổng Phu-tử, cúng tế thần Xã-Tắc (2), sau khi làm lễ rước thần và trước khi làm lễ dâng lụa đều phải ba lần đốt hương.
Lễ gia không có đốt hương. Nơi đô-thành có người đốt hương.
Ghi chú: (1) Thái-đàn, người xưa đắp đất làm Thái-đàn, chất củi lên rồi đặt ngọc và con vật hy-sinh lên trên mà đốt để hơi khí bốc lên trời.
(2) Xã tắc, Xã là thần thổ-địa, Tắc là thần ngữ-cốc đều được Thiên-tử và Chư-hầu cúng tế.
Sách Minh-chí chép: Minh Thái-tổ xuống mệnh-lệnh khiến mỗi tháng vào ngày mùng một và ngày rằm, từ quan Tế-tửu trở xuống phải làm lễ thích thái (1) ở bộ Lễ, từ chức Huyện [1b] trưởng trở xuống phải đến chỗ học-sở làm lễ hành hương (2).
Theo Tống-Liêm(3), một nhà nho đời Minh có nói: “Đời xưa cầu thần, khi đã dâng bày lễ vật thì đốt cỏ tiêu hợp với mỡ dê”.
Nay người ta xông hương thay cho việc ấy để được giản tiện”.
Khâu-Tuấn nói: “Cúng tế là ngụ lòng thành của mình, chớ không chuyên ở vật. Lễ phải tùy-nghi mà chỉ có thể từ nghĩa lý khởi xướng lên.
Lấy vật ngày nay mà cúng tế thần thánh đời trước thì hằn là bất tất phải câu nệ.
Hai thuyết không giống nhau.
Tôi trộm nghĩ thuyết sau là đúng.
Nhưng Chu-Tử có nói: “Yết cáo Tiên-thánh (Khổng-Tử) mà đốt hương thì không phải theo lễ đời xưa. Cầm hương không được cúi đầu, chỉ thẳng lên mà cầm hương rồi đưa cái đầu hốt ra mà xuống làm lễ vái”.
Ngày nay hành hương cũng nên giữa theo phép ấy.
Đời xưa việc cúng tế ở tông-miếu có đốt cỏ tiêu hợp với vật có mùi thơm.
KinhThi có câu: Thủ tiêu tế chi (Lấy cỏ tiêu mà cúng tế với mỡ).
Sách Lễ-ký nói: Rót [2a] rượu uất-sưởng xuống đất mà cúng tế. Chớ chưa có đốt hương, tức như bet365 việt nam_tỷ số trực tuyến bet365_bet365 như thế nào Tây kinh tạp ký có câu: Bị hạ hương lò (Đậy cái lò hương lại).
Lưu-Hướng làm bài minh Bác-sơn lô có nói dùng để đốt hương chớ chưa có dùng để cúng tế.
(1)Thích thái, làm lễ dâng rau tảo rau phiền cúng tế Tiên sư.
(2) Hành hương, theo nhà Phật đốt hương ở lò và đi quanh trong đạo-trường.
(3) Tống-Liêm, người ở Phố-giang đời nhà Minh, sáng-suốt nhớ dai, làm chức Hàn-lâm Học-sĩ, có viết nhiều bet365 việt nam_tỷ số trực tuyến bet365_bet365 như thế nào.
Khi Hồn-da (rợ Hung-nô) dầu hàng, Hán Vũ-đế lấy được tượng thần bằng vàng của Hồn-da đem đặt ở cung Cam-tuyền, lúc cúng tế không dùng trâu bò làm vật hy-sinh mà chỉ đốt hương lễ bái mà thôi.
Việc đốt hương mà cúng tế thấy bắt đầu từ đấy.
Nhưng truyện nước Ngô có chép: Trương Tân làm Thứ-sử Giao Châu đốt hương đọc bet365 việt nam_tỷ số trực tuyến bet365_bet365 như thế nào tà tục được truyền lại.
Vu-Cát dựng tinh-xá (nhà tinh khiết để tu dưỡng) và đốt hương.
Những việc đó đều là tư-gia người ta đã làm, chớ khắp trong nước người ta chưa có đốt hương thờ thần-thánh.
Trình-Đại-Xương nói: “Vua Vũ-đế nhà Lương tế Trời bắt đầu dùng hương trầm, tế Đất dùng hương Thượng-hòa, bởi vì đất gần người ta, phải thêm vào các thứ hương khác, tức là hợp các thứ hương mà làm hương Thượng-hòa”.
Trương-Tử nói: “cúng tế mà dùng hương và trà là không phải theo lệ đời xưa. Đốt hương là ý đốt củi ngày xưa. Dâng trà là ý [2b] dùng cho người sống mà thờ phụng”.
Sách Thông-thư chép: Tro gỗ ở dưới bếp không thể dùng đốt hương để thờ phụng thần thánh. Hương nhũ-đàn không thể dùng xông hương để thờ cúng đức Thượng-Chân (vị tiên của Đạo-giáo).
Sách Thảo-mộc trạng chép: Giáng-hương có thể dùng xông hương cầu thần giáng xuống.
Sách Thế-thuyết chú lời nghị của Tôn-Thịnh rằng: Đầu đời nhà Tần, Hướng-Hùng làm chứ Lãnh-hiệu Ôn-huyên thuộc đất Hà-nội có đưa nộp bò làm vật hy-sinh cúng tế mà không đầy đủ. Số bò nầy được trình lên quận và được dẫn theo lên phía bắt đưa sang đất Lạc.
Gặp lúc tiết trời quá nóng bức, số bò của quận đưa đi phần nhiều bị chết vì khát.
Pháp đài rất quan-trọng. Quan Thái-thú bèn vời Hướng-Hùng đến mà đánh trị tội.
Đó là người xưa dùng bò cúng tế đều lấy ở các quận huyện đưa nộp.
Xét chế-độ nhà Đường nhà Tống, những lễ đại tế hoặc giao cho quan Thái-úy, hoặc giao cho quan Tả Bộc-xạ, quan Hữu Bộc-xạ, có quan Giám-thị xem xét. Việc cúng tế rất là cung kính.
[3b] Theo bet365 việt nam_tỷ số trực tuyến bet365_bet365 như thế nào Chu-lễ, ngày cúng tế thì phải rưới nước rồi quét dọn sạch-sẽ, đào xới lật mặt đất ở trên xuống dưới, cho lớp đất ở dưới lên trên, dân trong làng phải đốt đuốc ở đầu ruộng để soi đường.
Đời sau làm đại lễ cúng tế thì có quan lật trở mặt đất ở đường sá, đặt đèn lồng và đốt đèn sáp theo dọc đường, cũng là noi theo ý của đời xưa.
Theo bet365 việt nam_tỷ số trực tuyến bet365_bet365 như thế nào Chu-lễ, hễ trong nước bị nắng hạn to thì rước đồng bóng múa hát cầu mưa.
Theo chế-độ nhà Tiêu-Lương (1), sau tháng 4 mà nắng hạn thì cầu mưa và làm 7 việc:
1) Xem xét những án xử oan uổng và những quan-lại không làm tròn chức-vụ.
2) Chẩn cấp những người góa vợ, góa chồng, mồ-côi và không con-cái.
3) Bớt việc làm xâu và hoãn việc đòi thuế-má.
4) Tiến-cử bậc hiền-lương.
5) Đuổi quan-lại tham-lam bất-chính.
6) Làm cho nam nữ sum họp, thương xót con gái và con trai lỡ thời chưa có chồng chưa có vợ.
7) Bớt bữa ăn ngon của vua và bỏ ca-nhạc của vua.
Rồi sau đó mới cầu xin với thần Xã-Tắc.
Nếu đã cúng tế nhiều lần mà không có hiệu-quả mới làm lễ cầu mưa lớn-lao.
Phép nầy cũng hay vì đó là ý vua tự trách mình trước hết rồi sau mới cầu xin với các thánh thần.
Nhà Tùy nhà Đường đều làm như thế. Nhà Minh không có làm lễ ở đàn cầu mưa.
(1) Tiêu-Lương, nhà Lương trong thời Nam-triều do họ Tiêu sáng lập, cho nên gọi là Tiêu-Lương.
XenCarta
© Jason Axelrod from 8WAYRUN.COM