PDF
GoogleDocs
[TABLE][TR][TH][MEDIA=googlepdf]0B_BqI2p4nMp8aURqcTZFS1BkdFk[/MEDIA][/TH][TH][MEDIA=googledocs]1Zwiwknh6bYfxu4RRsjBIbteTVSRxHtkFmQFkxDEYbB8[/MEDIA][/TH][/TR][/TABLE]
Cho công thần Vọng Các là Chưởng dinh thượng đạo hưu trí Nguyễn Long 30 lạng bạc. Long trước đây vì tuổi già về nghỉ, đến nay nghe tin quốc tang, ốm nặng không thể vào viếng tang được, dâng biểu tự trần. Vua thương, dụ cho miễn đến Kinh mà hậu ban cho. Thuộc hạ là Cai cơ Cao Văn Quế cũng được cho bạc 10 lạng.
Thưởng vàng bạc cho các thân công, hoàng đệ, thái trưởng công chúa, trưởng công chúa, theo bậc khác nhau.
Sai dinh Quảng Đức xây lò gạch ngói ở Vân Cù (tên xã thuộc huyện Hương Trà), hằng tháng cấp tiền gạo cho người làm việc. Lò làm vào ruộng đất của dân thì đền bằng thóc.
Sai bộ Hộ làm tổng bet365 việt nam_tỷ số trực tuyến bet365_bet365 như thế nào tiền thóc. Dụ rằng : “Tiên đế để lại kho tàng cho ta để giúp nhân dân, số đủ thiếu không thể không biết được. Vậy tính kê số tiền thóc xuất nhập trong một năm, thừa được bao nhiêu, làm thành hai bản bet365 việt nam_tỷ số trực tuyến bet365_bet365 như thế nào, một bản để dâng nơi bàn thờ, một bản để ta xem”.
Chọn lính Thị trung, người có sức mạnh bổ vào mười đội Túc trực, lấy cất vật nặng đi xa làm mức thưởng cấp bạc tiền áo quần. (Cách chọn, lấy hai khối chì mỗi khối nặng hơn 100 cân, người dự tuyển mỗi tay nhắc một khối đi 15 trượng ; lại cho một tay nhắc một khối đi 30 trượng là hạng ưu ; hai tay nhắc đi 12 trượng, một tay nhắc đi 24 trượng là hạng ưu thứ ; hai tay nhắc đi 10 trượng, một tay nhắc đi 20 trượng là hạng bình ; hai tay nhắc đi hơn 8,9 trượng, một tay nhắc đi hơn 16 trượng là hạng bình thứ ; hai tay nhắc đi 7 trượng cho đến 5 trượng, một tay nhắc đi trên dưới 10 trượng là hạng thứ).
Thống quản đồn Uy viễn là Nguyễn Văn Tồn chết. Vua dụ bộ Lễ rằng : “Nguyễn Văn Tồn tuy là ở ngoài giáo hoá, nhưng làm tôi thờ Tiên đế, đã nhiều năm vất vả, một lòng trung thành, rất đáng thưởng”. Bèn sai quan dụ tế, cho hai cây gấm Tống, 20 tấm vải, 200 quan tiền. Lấy Phó quản đồn là Cai cơ Hồ Văn Thất thự Chánh quản đồn, An phủ là Tót làm Phó quản đồn.
Biên các đội tinh binh ở đồn Uy viễn làm cơ Tĩnh biên, cho Nguyễn Văn Vì là con Nguyễn Văn Tồn làm Cai đội thự Chánh quản cơ, Cai đội Nguyễn Văn Thành thự Phó quản cơ.
Vua đã đại xá tù đồ (ở Kinh tù lưu đồ 217 người, ở ngoài tội sung quân và lưu đồ 389 người), lại lo rằng hoặc giả chúng khinh rẻ lại tái phạm, mới dụ rằng : “Triều đình thể đức hiếu sinh của trời đất mà xá lỗi tha tội, thì người có lương tri nên cố sức hối cải, làm người dân lành, để cùng lên cõi nhân thọ. Nếu quen nết xấu không chừa, lại can vào tội, tức là cố ý không hối cải, thì nước có hình thường, dẫu muốn lại cầu xin ơn điển cũng không thể được nữa. Bộ Hình phải lấy chỉ dụ này gửi khắp cho các địa phương khiến đều biết cả”.
Sai sứ báo tang cho nước Xiêm. Lấy Tham tri Lễ bộ Bùi Đức Mân sung Chánh sứ, Thiêm sự Công bộ Trương Quang Hải và Thuộc nội cai đội Ngô Văn Trung sung giáp ất Phó sứ (Tặng Phật vương 2 cân kỳ nam, 3 cân nhục quế, 1.000 cân đường phèn, 2.000 cân đường cát và the sa vải đều 100 tấm). Đức Mân đến, vua Xiêm khoản đãi rất hậu, hỏi rằng : “Tục nước tôi viếng đám tang lấy bố thí làm hậu, nay muốn sai sứ đem vàng để làm phước có được không ?” Đức Mân nói : “Không hại gì”. Khi về, vua quở trách rất dữ, giao cho bộ Hình nghị tội. Trịnh Hoài Đức và Phạm Đăng Hưng hết sức xin cho mới được khỏi tội.
Định lệ thưởng phạt vì chóng hay chậm cho lính trạm từ Gia Định và Bắc Thành đến Kinh. (Thành Gia Định, việc rất khẩn 9 ngày đến Kinh, thưởng tiền 6 quan, không tới 9 ngày mà đến thì thưởng thêm 3 quan ; việc khẩn vừa đi 10 ngày đến thì thưởng tiền 4 quan. Bắc Thành việc rất khẩn đi 4 ngày 6 giờ đến thì thưởng tiền 4 quan ; đi không tới 4 ngày 6 giờ đến thì thưởng thêm 2 quan ; việc khẩn vừa đi 5 ngày đến thì thưởng tiền 3 quan. Phàm việc rất khẩn và khẩn vừa mà đi quá hạn 1 ngày thì đình thưởng, tha tội ; quá hạn đến 1 ngày 1 giờ thì đánh 30 roi, cứ chậm một ngày lại thêm 20 roi, tội chỉ đến 90 trượng là thôi. Đến như đi thường thì Gia Định 12 ngày, Bắc Thành 6 ngày, quá hạn 1 ngày thì tha tội, quá hạn 1 ngày 1 giờ thì đánh 30 roi, cứ chậm 1 ngày thì thêm 10 roi, đến 50 roi là thôi. Từ Kinh đến hai thành, lệ cũng như thế).
Sau có tiểu sai từ Gia Định đệ biểu tâu việc thường mà cũng đi khẩn để cầu thưởng, vua ra lệnh không thưởng và sắc cho hai bộ Lại, Hộ từ nay về sau nên xét việc đệ đi, việc khẩn thì thưởng như lệ, việc thường thì thôi.
Tháng 2 dâng lên Hoàng mẫu 1.000 quan tiền và 1.000 phương gạo.
Quảng Nam giá gạo hạ, vua nghe rất vui lòng. Mùa đông năm trước ở Quảng Nam giá gạo cao, sai Tham bồi Hình bộ là Nguyễn Hựu Nghi, Thiêm sự Hộ bộ là Ngô Bá Nhân đến phát gạo ra bán. Đến nay gạo rẻ, ít người lĩnh gạo bán, triệu bọn Nghi về.
Tha thuế điền thổ cho dân xiêu dạt ở xã Nga Mi (thuộc huyện Nông Cống) trấn Thanh Hoa. Từ đấy về sau ruộng đất của dân xiêu dạt bỏ hoang, sở tại đem án tâu lên, đều miễn thuế.
Sửa Hữu miếu.
Cất sinh đồ ở Thanh Hoa là Nguyễn Văn Khuê, Nguyễn Đức Nhuận bổ vào Hàn lâm viện. Trước đây Lê Văn Duyệt đi kinh lược địa phương Thanh Nghệ, hai người ấy đều có công gọi giặc trốn ra đầu hàng. Duyệt đem việc tâu lên triều đình cho nên có mệnh này.
Lấy Cai đội Nguyễn Văn Niệm làm Vệ uý vệ Tả bảo nhất, cựu Phó quản cơ Nguyễn Văn Bằng làm Phó vệ uý.
Bắc Thành giá gạo cao. Dụ cho các trấn trong thành hạt rằng tiền lương bổng phải chi về tháng 3 tháng 4 thì cho chi bằng thóc, giảm giá thóc mỗi hộc trị giá 1 quan tiền.
Dân hai xã An Vân và Đốc Sơ (thuộc huyện Hương Trà) dinh Quảng Đức tâu xin miễn cho tạp dao 2 tháng để đào mương lấy nước tưới ruộng. Vua sai dinh thần khám thực, rồi y cho.
Sai Phó đô thống chế Tôn Thất Bỉnh, Tả thống chế Tôn Thất Dịch, Chánh giám sơn lăng sứ Tôn Thất Đạo, hễ đến ngày mồng 1 và ngày rằm, đều mặc triều phục đến các miếu kính cẩn làm lễ.
Sai các cửa biển dự trữ tiền gạo để cấp cho người bị nạn.
Chiếu rằng : “Thương người bị nạn để rõ chính bet365 việt nam_tỷ số trực tuyến bet365_bet365 như thế nào nhân từ. Vả đường biển gian hiểm, sóng gió khó lường, gần đây quan quân dân chúng, hoặc đi việc công, hoặc đi buôn bán, lội hiểm lặn sâu, đều là bất đắc dĩ cả, gián hoặc bỗng gặp nạn gió, người sống thì không nơi nương tựa, người chết không ai liệm bọc, xét soi thấy thế, rất đáng xót thương. Vậy hạ lệnh cho các thành dinh trấn đều dự trữ tiền 100 quan gạo 100 phương ở thủ sở cửa biển, khi có người bị nạn thì xem việc công hay việc tư, tuỳ bậc mà cấp. (Phàm người đi công sai, cai đội phó đội trở lên, mỗi người cấp tiền 4 quan gạo 1 phương ; chánh đội trưởng, đội trưởng thì tiền 2 quan gạo 1 phương ; người chết thì số tiền cấp gấp đôi. Binh lính thì tiền 1 quan gạo 1 phương ; người chết thì tiền 3 quan. Nhân dân thì cấp 5 tiền và 15 bát gạo ; người chết thì 2 quan tiền. Không phải là đi công sai thì cai đội phó đội trở lên tiền 2 quan gạo 15 bát ; người chết thì 3 quan tiền. Chánh đội trưởng trở xuống đến quân dân, thì 3 tiền 10 bát gạo ; người chết thì 1 quan tiền).
Sai Thiêm sự Hoàng Quốc Bảo, Thị hàn Hoàng Sư Định, Nội hàn Lê Bá Tú đến Quảng Trị phát thóc kho ra bán. Trước là dân Quảng Trị nhiều người điêu hao, bọn Bảo vâng lệnh phái đi thăm hỏi, đem hết tình trạng đau khổ tâu lên, vua bèn ra lệnh phát thóc kho giảm giá bán ra (Thóc 1 hộc trị giá 8 tiền, quân dân đều bán cho 1 hộc ; kẻ goá vợ, goá chồng, cô độc thì bán một nửa).
Lại triệu Ký lục Quảng Trị Lê Đồng Lý đến quở trách rằng : Bọn các ngươi là người giữ việc chăn dân mà để cho dân đến như thế, chẳng phải là vỗ về nuôi nấng không đúng nên đến thế sao ! Ngươi làm việc mới ít ngày, hãy tha cho ; phải về cùng với Lưu thủ là Bùi Văn Thái hội đồng với phái viên mà làm cho thoả đáng, cho tiểu dân đều được nhờ ơn, để bù lại lỗi trước. Còn Cai bạ Nguyễn Cư Tuấn không có tài chăn dân, giải chức ngay về Kinh để đợi chỉ. Lại chuẩn lời bàn của đình thần, phàm dinh hạt nào nhân dân xiêu dạt thì tha bắt dao dịch, hoãn thúc giục thuế, để dân được thư.
Bộ Công tâu xin trưng thu trước gỗ thuế của thợ rừng ở Quảng Trị.
Vua nói : “Lệ thuế sản vật năm nay, trước đã có lệnh tha, nay mực tờ chiếu chưa khô mà lại trưng thu thì lấy gì để cho dân tin được. Nếu không đủ thì lấy tiền công mà mua”.
Cấm các quản quân thiện tiện đòi lính mộ trốn thiếu.
Vua thấy lính ứng mộ không dính dáng đến việc xã dân điền cấp, thế mà gần đây mỗi khi có người trốn thì người cai quản thường thường theo nguyên quán mà đòi bắt, làm khổ cho dân, nên sắc từ nay về sau hễ có lính trốn thì tư cho bộ Binh phái nã, không được bắt bớ nhiễu dân.
Đổi tên đài Bắc Củng làm đài Bắc Định, cửa biển Yên Việt làm cửa biển Việt Yên.
Sai biền binh Thuỷ quân đem các thuyền hiệu, thuyền ô, thuyền lê 70 chiếc đi chở gỗ cây, đá phiến cùng tiền và sản vật nhà nước ở Bắc Thành, Thanh Hoa, Nghệ An, Quảng Nam, Quảng Bình, Phú Yên, Bình Định nộp về kinh.
Bộ Lễ tâu dâng nghi chú tế Giao, từ lúc phát thệ ăn chay đến lúc lễ xong, cứ theo như điển cũ. Vua nghe theo. (Trước khi tế Giao 3 ngày, đại hội các quan văn võ để thề ăn chay ở sân điện Thái Hoà. Trước 2 ngày vua thân đến cáo ở Thái Miếu và điện Hoàng Nhân. Trước 1 ngày xa giá đến Trai cung. Đến ngày hôm ấy đem bầy tôi làm lễ lớn).
Ngày Tân sửu, tế Trời đất ở đàn Nam Giao, lễ xong, mưa to như trút nước. Trước đây trong kinh kỳ kém mưa, nhà vua lấy làm lo, dụ rằng để sau khi tế Giao thì cầu đảo. Ngày hôm ấy mưa, người đều cho rằng lòng tinh thành cảm đến trời đất.
Sai trung sứ đi các huyện ấp trong kinh kỳ, xét xem lúa ruộng thế nào để tâu lên.
Sai Hữu Tham tri Hộ bộ là Nguyễn Tường Vân vẫn lĩnh Hộ tào Bắc Thành, hiệp cùng Phó tổng trấn Lê Văn Phong bàn làm các việc ở thành. Tường Vân trước đây có lệnh gọi về Kinh, chưa kịp lên đường, vừa gặp Lê Chất đến Kinh, vua hỏi về việc thành. Chất nhân tâu nói : “Văn Phong là người chất phác hiền lành, không có học, xin để Tường Vân cùng ở làm việc”. Vua nghe lời tâu, bèn ra lệnh cho Tường Vân ở lại thành. Cải bổ Hữu Tham tri Hộ bộ lĩnh Tào hộ Bắc Thành là Hoàng Văn Diễn làm Hiệp trấn Thanh Hoa, Hữu Tham tri Binh bộ lĩnh Hiệp trấn Thanh Hoa là Nguyễn Xuân Thục ở lại Kinh làm việc bộ.
Đặt trạm đường thuỷ ở sông Vĩnh Tế.
Trước đây Hà Tiên có việc báo cho Gia Định tất phải theo đường biển, nhiều khi chậm trễ. Đến nay ra lệnh cho thành thần đặt trạm đường thuỷ để chạy đệ tin báo quan trọng, nếu đường sông có chỗ nào chưa thông thì đi đường bộ cho nhanh việc công.
Lấy Phó vệ uý vệ Củng võ Hữu dinh quân Thần bet365 việt nam_tỷ số trực tuyến bet365_bet365 như thế nào là Lê Văn Sách làm Vệ uý vệ Diệu võ Tả dinh.
Cấm trong kinh thành chứa chấp những bọn nhỏ hèn vô lại và nói tiếng Hồ ăn mặc lạ.
Vua bảo thị thần rằng : “Kinh thành ở sát dưới xe, gần đây viên giám thành lơ là đàn áp nên bọn nhỏ hèn nhiều kẻ dám đi lại làm ồn ào, không tôn trọng nơi kinh sư, phải nghiêm cấm đi”.
Quảng Bình giá gạo cao. Sai dinh thần phát gạo kho 10.000 phương, giảm giá bán ra (1 phương gạo giá 8 tiền).
Trấn thần Bình Định tâu nói : “Các sở đầm nguồn Trà Đinh, Thạch Bàn, Kiều Bông, Hà Náo, Ô Kiêm, Đồng Trí thuộc hạt ấy ít người muốn trưng, xin giảm giá để tiện cho dân”. Vua y cho. Sắc từ nay về sau ai muốn trưng thì cho trưng, ai không muốn thì chớ bắt ép.
Sai các quân tập trận. Vua ngự điện Kiền Nguyên để xem.
Lấy Hữu tham tri Công bộ là Đoàn Viết Nguyên làm Tả tham tri Hộ bộ, Nguyễn Đức Huyên làm Tả Tham tri Công bộ, Ký lục Bình Định là Trần Văn Tính làm Hữu tham tri Công bộ.
Bổ con Đặng Đức Siêu là Đức Thiệm, con Trần Văn Trạc là Văn Thục làm Hàn lâm Thị thư.
Bàn định quy trình nhà Quốc tử giám.
Vua bảo Nguyễn Hữu Thận và Phạm Đăng Hưng rằng : “Học hiệu là quan hệ đến hiền sĩ, nhà nước dùng người phần nhiều lấy ở đấy. Tiên đế bắt đầu đặt nhà Quốc tử giám, đặt học quan và định phép xét thi để gây dựng nhân tài cho nhà nước dùng. Ta theo chí Tiên đế, muốn sai làm nhà học, lấy thêm sinh viên, hậu cấp lương cho, định rõ chương trình khiến cho người học đều được thành tài để đợi xét dùng. Bọn khanh phải cùng học thần bàn từng phần mà tâu lên”.
Tổng trấn Gia Định là Nguyễn Văn Nhân dâng biểu thành khẩn xin vào viếng tang. Vua y cho, sai Hiệp tổng trấn Trịnh Hoài Đức quyền lĩnh ấn vụ Tổng trấn.
Vua nghĩ Văn Nhân là người huân cựu, tuổi lại già dụ cho đi đường thong thả, chớ để nhọc mệt, khi đến, vời vào yết kiến ở Tiện điện, thung dung cho ngồi, yên ủi hỏi han mãi.
Lấy Vệ uý vệ Thắng oai quân Thị nội là Phạm Văn Tín làm Lưu thủ Quảng Nam.
Sai Đốc thần Thanh Hoa là Nguyễn Văn Ngoạn tế cáo ở Nguyên miếu.
Chiếu rằng : “Báo đền từ gốc để cho tôn đạo hiếu ; chính từ lúc đầu để cho rõ điển lễ. Trẫm mới nối mối lớn, nghĩ đến Nguyên miếu ở quý hương, gây mở nghiệp vương để lại muôn đời. Vậy ra lệnh sắm lễ yết cáo, để tỏ nghĩa nhớ đến tổ xa”.
Định thêm lệ lễ Nguyên miếu. (Lệ trước có những lễ Trừ tịch, Chính đán, Đoan dương, tế hưởng mạnh Xuân, mạnh Thu và tế Chạp. Đến nay thêm hai lễ hưởng mạnh Hạ, mạnh Đông). Đặt ty Từ tế, lấy người công tính là Nguyễn Hựu Tuyên làm Từ tế sứ (trật Tòng tứ phẩm), Nguyễn Hựu Sỹ làm Từ tế phó sứ (trật Chánh ngũ phẩm), kiêm quản các chi công tính và phụng giữ việc thờ cúng. Vua dụ rằng : “Bọn ngươi là công tính coi giữ việc thờ tự, nên xướng suất người họ, dạy bảo con em, phàm việc tất phải thành kính, chớ bỏ mệnh lệnh của trẫm”.
Lấy tiền bạc trâu rượu cho tôn thất, công tính, ngoại thích, quý hương, quý huyện. Lại thưởng thêm cho các kỳ lão công tính tuổi từ 70 trở lên, các kỳ lão quý huyện tuổi từ 80 trở lên, bạc lụa rượu thịt theo bậc khác nhau.
Bắt đầu đặt bốn dinh Thần cơ, Tiền phong, Long võ, Hổ oai quân Thị nội, mỗi dinh đều 5 vệ. Dinh Thần cơ 5 vệ thì lấy 8 đội Trung hầu (từ đội 2 đến đội 9), 3 đội Chấn oai, cộng 11 đội, bổ làm Trung vệ, 10 đội Chấn oai làm Tiền vệ, 10 đội Loan nghi làm Hậu vệ, 2 đội Tân hầu ở Bình Định, 7 đội, 5 đội Thắng và 2 đội Chấn ở Quảng Nam, đội Kiên Ngãi ở Quảng Ngãi, cộng 10 đội, làm vệ Thần oai, 2 thuyền Kiên súng và Nhưng súng ở Bình Hoà, thuyền Tân bính ở Bình Thuận, 5 thuyền Bính ở Quảng Nam, đội Oai bính ở Quảng Trị, đội Thắng súng ở Phú Yên, cộng 10 đội, làm vệ Chấn oai. Dinh Tiền phong 5 vệ thì lấy 8 vệ Kiện võ bổ làm Trung vệ, 10 đội vệ Kỳ võ làm Tiền vệ, 10 đội vệ Trang võ làm Tả vệ, 10 đội vệ Nghiêm võ làm Hữu vệ, 10 đội vệ Tuyên võ làm Hậu vệ. Dinh Long võ 5 vệ thì lấy 10 đội vệ Nội trực bổ làm Trung vệ, 11 đội vệ Trung tín nhất làm Tiền vệ, 4 đội Tả vệ, Hữu vệ, Hoàng kiếm và Tiểu sai, 6 đội Nội hầu (từ đội 8 đến đội 13), cộng 10 đội làm Tả vệ, 6 đội Kiên thuận, 3 đội Kiên dũng, đội Trung hầu thuộc tòng, cộng 10 đội, làm Hữu vệ, 10 đội vệ Hữu bảo nhất làm Hậu vệ. Dinh Hổ oai 5 vệ thì lấy 10 đội vệ Tín oai bổ làm Trung vệ, 10 đội vệ Thắng oai làm Tiền vệ, 10 đội vệ Trung cần làm Tả vệ, 12 đội vệ Trung tín nhị làm Hữu vệ, 10 đội vệ Hữu bảo nhị làm Hậu vệ. Còn quân Thị nội, vệ Kỹ võ (12 đội sinh thiết), vệ Thành võ (2 đội Thành võ, 3 đội Nội hầu ngũ, Nội hầu lục, Nội hầu thất, 5 đội Thường hầu, cộng 10 đội), vệ Trinh võ (2 đội Tiểu sai, Nội mã, 4 đội Trinh nghĩa, cộng 6 đội) cùng với đội Hoàng kiếm, đội Tả vệ , đội Hữu vệ, 3 đội Dực võ nhất nhị tam, đều để nguyên hiệu cũ.
Bổ Phó vệ uý vệ Trung hầu là Trương Công Tuyên làm Phó vệ uý Trung vệ dinh Thần cơ quân Thị nội, Vệ uý vệ Kiện võ là Lê Phước Hậu làm Vệ uý Trung vệ dinh Tiền phong, Vệ uý vệ Trang võ là Vũ Văn Châu làm Vệ uý Tả vệ, Phó vệ uý vệ Trang võ là Hồ Văn Trương làm Phó vệ uý, Vệ uý vệ Nghiêm võ là Nguyễn Khả Bằng làm Vệ uý Hữu vệ, Phó vệ uý vệ Nghiêm võ là Vũ Văn Tính làm Phó vệ uý, Vệ uý vệ Tuyên võ là Nguyễn Đăng Huyên làm Vệ uý Hậu vệ, Vệ uý vệ Nội trực là Mai Văn Thành làm Vệ uý Trung vệ dinh Long võ ; Vệ uý vệ Trung tín nhất là Phan Văn Thuý làm Vệ uý Tiền vệ, Quản cơ cơ Hữu thủy là Nguyễn Văn Sử làm Phó vệ uý, Phó vệ uý vệ Hữu bảo nhất là Ngô Văn Thành làm Phó vệ uý Hậu vệ, Phó vệ uý vệ Tín oai là Nguyễn Xuân làm Phó vệ uý Trung vệ dinh Hổ oai, Phó vệ uý vệ Thắng oai là Nguyễn Văn Phượng làm Phó vệ uý Tiền vệ, Vệ uý vệ Trung cần là Đỗ Quý làm Vệ uý Tả vệ, Phó vệ uý vệ Trung cần là Bùi Văn Phượng làm Phó vệ uý, Vệ uý vệ Trung tín nhị là Nguyễn Văn Lượng làm Vệ uý Hữu vệ, thự Vệ uý vệ Tín oai là Tôn Thất Tứ làm thự Vệ uý Hậu vệ, Phó vệ uý vệ Hữu bảo nhị là Nguyễn Văn Tùng làm Phó vệ uý.
Chọn lấy 40 người trong các đội Loan nghi quân Thị nội đặt làm đội Bả cái.
Bắt đầu đặt vệ Nội hầu. Lấy 3 đội Nội hầu nhị, tam, tứ, đội Tả hầu, đội Hữu hầu, đội Trung hầu nhất, đội Chấn hầu, hai thuyền Toàn bính nhất, nhị, thuyền Quảng bính, sung bổ vào.
Sai Tôn Thất Dịch kiêm quản đội Giám thành.
Vua thấy trong Kinh thành nhiều người quyền thế quan trọng, mà quản giám thành thì phẩm trật thấp, sợ không kiềm chế được, mới sai Dịch kiêm quản.
Cai đội Hậu quân là Nguyễn Văn Trạc đi lầm vào Thanh Phong đường, bị người giữ cửa bắt được. Chưởng Hậu quân Lê Chất sợ hãi tạ tội, xin chém Trạc. Vua nói rằng : “Trẫm làm chính trị bằng lượng rộng lớn. Trạc vừa ở ngoài đến, chưa biết tình hình cấm cửa, đánh roi mà tha cho”.
Sửa lăng liệt thánh.
Sửa nhà Tả trù và nhà Hữu khố của Thái miếu.
Định lệ thuộc binh của Thống chế quân Thị trung quân Thị nội và của Thượng thư, Tham tri, Thiêm sự sáu bộ. Sai mộ dân ngoài tịch sung vào (Thống chế 50 người, Thượng thư 20 người, Tham tri 15 người, Thiêm sự 5 người).
Chưởng cơ lĩnh Trấn thủ Bình Định là Phạm Văn Quỳnh, tuổi già nghỉ việc, cho chi nửa lương công thần Vọng Các.
Lấy Hữu thống chế quân Thị trung là Trương Phước Đặng lãnh án trấn Bình Định. Sai cấp cho 20 người đội Tài hoa làm thuộc binh, gọi là đội Kiên định. Phước Đặng đến trấn xin mộ đủ quân số một đội. Vua y cho.
Giảm 5 phần 10 tiền thóc cày mướn ruộng quan điền, quan trại năm nay (thường năm cày mướn ruộng quan điền quan trại lệ không được ân xá, đây là đặc cách).
Vua thấy từ trước đến nay chương sớ của bốn phương tâu lên, các bộ thần mở phong bì phụ xem trước, có việc gì không hợp thì bỏ không tâu, bèn sắc cho sáu bộ, từ nay chương sớ có cái không hợp cũng đem việc thanh minh, không được tự ý bác đi, để phòng sự che lấp.
Bắt đầu đúc tiền “Minh Mệnh thông bảo” 6 phần bằng đồng và bằng kẽm, sai lấy mẫu tiền gửi cho cục Bảo tuyền ở Bắc Thành theo đúng phép mà đúc. Định lệ tiền công liệu (Cứ trong 100 cân đồng kẽm thì có 49 cân đồng đỏ, 45 cân kẽm, 6 cân chì, đúc thành tiền đồng 37 quan 8 tiền, cấp tiền công liệu 5 quan 5 tiền 33 đồng 6 phân 2 ly. Mỗi 100 cân kẽm đúc thành tiền kẽm 41 quan, cấp tiền công liệu 3 quan 4 tiền 21 đồng 6 phân 5 ly).
Cấm người thượng thiện mua rẻ vật ở chợ.
Vua bảo Ký lục Quảng Đức là Nguyễn Văn Hưng rằng : “Kinh thành là nơi đô hội, buôn bán đông đúc, gần đây nghe nói người thượng thiện và nhà bếp ở các nha môn, nhiều kẻ lấy thanh thế nạt người mà mua hàng rẻ, người ở chợ lấy làm khổ. Trẫm muốn luật pháp thi hành từ chỗ gần, cho nên ra lệnh cho người thượng thiện đều đeo tín bài để biết (bài khắc hai chữ Thượng thiện), hễ dám làm càn điều phi pháp thì bắt trị không tha”.
Trấn thủ Tuyên Quang là Lê Văn Thái về đinh ưu, lấy Quản đạo Thanh Bình là Đào Văn Thành làm Trấn thủ Tuyên Quang, Vệ uý Tiền vệ dinh Long võ quân Thị nội là Phan Văn Thuý làm Quản đạo Thanh Bình.
Thái có tang mẹ, về táng ở Gia Định, khi đến Kinh vào yết kiến, vua nghĩ Thái ở ngoài 19 năm, vẫn có công lao rõ rệt, cho 100 quan tiền.
Hiệp trấn Hải Dương là Ngô Khản vì ốm miễn chức ; lấy Tham hiệp Hưng Hoá là Nguyễn Kim Bảng làm Hiệp trấn Hải Dương, Tri phủ Kiến Xương là Trần Đình Tiến làm Tham hiệp Hưng Hoá.
Lấy Tri bạ Nội hàn là Trần Công Tuân làm Hàn lâm viện Thừa chỉ, Cai hợp Hứa Đức Đệ làm Tu soạn, Thủ hợp Lê Bá Tú, Hoàng Quýnh, Nguyễn Văn Thuận làm Biên tu. Quýnh và Thuận kiêm chức Khởi cư chú.
Hạ lệnh cho các hoàng tử và hoàng đệ vào học ở Hữu Phương đường. Lấy Cần Chính điện học sĩ Ngô Đình Giới, Lê Đại Nghĩa sung chức Giảng quan.
Vua từng bảo Nguyễn Hữu Thận và Phạm Đăng Hưng rằng : “Cha anh yêu con em, tất phải rèn luyện cho nên người có đức, không thế thì yêu chúng lại là làm hại chúng. Trẫm có 4 người em nhỏ. Muốn đặt sư phó để dạy cùng với các con. Nhưng nghĩ đến người dạy thì chỉ có Ngô Đình Giới và Lê Đại Nghĩa là bậc lão thành túc học, có thể kham chức ấy”. Bèn có mệnh này. Rồi Đình Giới được thăng Hữu tham tri Hình bộ, Đại Nghĩa một mình chuyên việc giảng dạy.
Vua dụ rằng : “Trẫm từ lúc nhỏ, nhờ sức giúp đỡ sửa chữa của khanh. Nay bọn Quân Cự là em nhỏ của trẫm, đều sinh trưởng ở nơi thâm cung, không dạy thì không thành người có đức được. Khanh nên sớm hôm khéo dẫn bảo, có lỗi thì đánh, chớ để cho thành tính kiêu căng lười biếng”. Nhân cho cái roi dạy.
Lại thấy Quảng Oai công là Quân có tính kiêu hoang, đặc mệnh Hàn lâm trực giảng là Nguyễn Công Vị riêng sung giảng quan Công phủ, hằng ngày đến dẫn bảo. Vị tâu nói : “Quảng Oai công chuyên chơi đùa mà lười học, sợ một mình thần không thể làm cho nên được”. Vua hỏi rằng : “Không có Nguyễn Khoa Thường là trưởng sử ở đấy à” ? Vị đáp rằng : “Trưởng sử đối với hoàng đệ thấy thì lạy, gọi thì dạ, còn sợ gì mà học”. Vua nói rằng : “Về phận trên dưới thì vậy nhưng còn sự giúp đỡ khuyên bảo thì không thể làm hết chức trách sao ?”.
Đốc học Quốc tử giám là Nguyễn Đăng Tài vì già ốm về nghỉ. Vua nghĩ đến công hầu giảng trước, cho tiền 50 quan. Rồi Đăng Tài chết. Cho một cây gấm Tống, 20 lạng bạc.
Chưởng cơ lĩnh Lưu thủ Quảng Trị là Bùi Văn Thái có bệnh xin về Kinh điều dưỡng. Vua y cho.
chính biên
Đệ nhị kỷ - quyển iI
Thực lục về thánh tổ nhân hoàng đế
Canh thìn, Minh Mệnh năm thứ nhất [1820], mùa xuân, tháng 3, lấy Tham bồi Hình bộ Nguyễn Hựu Nghi làm Ký lục đạo Vĩnh Thanh. Khi Nghi bệ từ, vua dụ rằng : “Vĩnh Thanh là đất xung yếu ở cõi Nam, trấn thủ cũ phần nhiều không được người giỏi. Ngươi là người trong họ, vẫn có tiếng khen, nay tới đất ấy, nên hết lòng với nhà vua, để ý phòng giữ nơi biên giới, cần phải tuyên dương ân tín, để cưu mang dân chúng và man di. Ngươi còn tuổi trẻ, khí huyết đương hăng, thực nên lấy đấy làm răn, cùng bạn đồng liêu, bàn tính điều nên điều chăng để cùng giúp việc nước, thì ngươi được tiếng khen xứng chức, mà trẫm cũng không mang tiếng là tư vị người thân”.
Sai Thượng thư Lại bộ Nguyễn Hữu Thận chọn trong hai ty Tiết thận và Cẩn tín ở điện Thanh Hoà, ai làm được việc thì bổ vào phủ Nội vụ. Dụ rằng : “Giữ việc tuyển bổ, cân nhắc nhân vật, là trách nhiệm của ngươi, phải cẩn thận đấy”. Lại nói rằng : “Bề tôi thờ vua, có việc gì không phải thì nói đừng giấu giếm. Xưa Đế Thuấn răn bề tôi rằng : Ta trái thì ngươi sửa giúp ngươi chớ chỉ có theo trước mặt. Ngươi nên thể theo ý ấy. Có việc gì sai trái thì nói hết đừng tiếc, để giúp những điều trẫm không biết tới. Vả lại trẫm mới nắm cầm muôn việc, làm sao cho mọi việc đều hay cả được. Muốn đặt chức ngự sử giao cho chức trách hiến nộp lời phải, xét hặc việc trái, mà khó tìm người. Ngô Đình Giới là người cương quyết ngay thẳng, bọn ngươi nên cùng bàn bạc chính sự được đấy”.
Bãi thuế sân chim ở Hà Tiên. Bộ Hộ tâu dâng ngạch thuế sân chim. Vua nói : “Dân là đồng bào ta, vật là cùng sống với ta, người làm vua nên suy lòng nhân với dân kịp đến muôn vật, khiến đều thoả sống. Nay bọn tiểu dân trục lợi lấy việc đánh chim làm làm nghề nghiệp, làm hại nhiều sinh vật, lòng ta không nỡ để như thế. Vậy bãi đi”.
Thổ phỉ ở Thái Nguyên là Hà Đoan Thiệu nguỵ xưng là Lý nguyên soái và Lương Hoàng Hải nguỵ xưng là Quốc lão họp đảng đi cướp bóc, đông đến
Dãn cách tên bằng dấu phẩy(,).