0060.0001 - huyenmai(đang soát)
-
PDF
GoogleDocs
Đệ nhị kỷ - Quyển LXIV - Thực lục về Thánh tổ Nhân hoàng đế
ĐẠI NAM THỰC LỤC
Tập Ba
9(V) 1443/126 - 03
Mã số : 7X385M3
GD - 03
Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia
Viện sử học
Quốc sử quán triều Nguyễn
Tổ Phiên dịch Viện Sử học phiên dịch
Phiên dịch : Ngô Hữu Tạo, Nguyễn Mạnh Duân, Phạm Huy Giu, Nguyễn Danh Chiên, Nguyễn Thế Đạt, Trương Văn Chinh, Đỗ Mộng Khương.
Hiệu đính : Đào Duy Anh.
Nhà xuất bản giáo dục
Chính biên
ĐỆ NHỊ KỶ - QUYỂN LXIV
Thực lục về thánh tổ nhân hoàng đế
Canh dần, năm Minh Mệnh thứ 11 [1830] (Thanh Đạo Quang năm thứ 10), mùa xuân, tháng giêng, ngày mồng 1, ban ân chiếu cho trong ngoài.
Chiếu rằng: “Trẫm nghĩ vương giả tỏ mừng, tất từ đầu xuân ra lệnh, hoàng trù ở giữa thường ban phúc lớn cho dân. Theo đạo trời cốt để nuôi người ; gia đức trạch cho cùng vui vẻ.
“Trẫm nay ơn nhờ trời giúp, kính giữ Phước nhà, khuya sớm cần cù, công việc săn sóc, đến nay đã được 11 năm rồi. Vẫn thường kính trời, thương dân. Thực là nhờ Thượng đế cho Phước, Liệt thánh ban ơn. Từ trong đến ngoài, đều vâng lệnh không trái, từ quan đến dân, cùng thuận hoà tin theo. Nghĩ đến Phước lành rộng lớn, càng thêm thân mật noi theo.
“Năm nay, tuổi Trẫm tứ tuần. Mừng được gần xa yên ổn ; việc nước thư rỗi ; kính nhờ Phước ấm tốt lành. Từ nhân vui vẻ. Nhân gặp tuổi vừa tân thọ, rộng rãi ban ơn ; may nhờ trời tổ rủ thương Phước lành càng đến. Rồi đây mười năm một tiết, ban mãi ơn to. Nay hơi dương đầm ấm, ánh sáng rỡ ràng. Vui vẻ thay gặp tiết ba xuân, hưởng Phước đầu tuổi thọ ; to lớn thật, sinh nuôi muôn vật, mở lòng nhân sánh với đạo trời.
“Vậy ban ơn mới cho được dồi dào. Có ân điển 14 điều như sau:
“1. Thuế thân các địa phương năm nay được giảm 5 phần mười.
“2. Tết Nguyên đán năm nay, cho yến và thưởng bạc lạng có thứ bậc.
“3. Miếu Lịch đại đế vương, Văn miếu, miếu Hội đồng cùng các thần kỳ trong tự điển ở các thành trấn, đều cho tế một đàn.
“4. Người già trên 100 tuổi cho 3 lạng bạc, 90 tuổi 2 lạng, 80 tuổi 1 lạng.
“5. Các quan kinh ngoại vì làm việc công sai lầm bị giáng hay cách lưu từ năm Minh Mệnh thứ 10 trở về trước, thì cho các nha kê danh bet365 việt nam_tỷ số trực tuyến bet365_bet365 như thế nào tâu lên lượng cho khai phục.
“6. Quan viên vì làm việc công sai lầm bị phạt bổng từ năm Minh Mệnh thứ 10 trở về trước đều được tha.
“7. Những tạp phạm tử tội đã kết án từ năm Minh Mệnh thứ 10 trở về trước, tình có chỗ đáng thương thì do bộ Hình làm bet365 việt nam_tỷ số trực tuyến bet365_bet365 như thế nào tâu lên, chước lượng cho giảm nhẹ.
“8. Các trạm đều thưởng tiền gạo 6 tháng, mỗi tháng 30 quan tiền, 20 phương gạo.
“9. Các địa phương có những người tài đức ưu tú, những người ẩn dật sơn lâm, do quan địa phương xét thực tâu lên, sẽ cho lục dụng.
“10. Các địa phương có hiếu tử, thuận tôn, nghĩa phu tiết phụ, quan địa phương xét hỏi kỹ tâu lên đợi nêu thưởng.
“11. Việc gốc của thiên hạ là nghề nông, các phủ châu huyện có người cày cấy trồng trọt chăm chỉ nghề gốc, quan địa phương phải thường khuyến khích để tỏ ý cổ lệ.
“12. Sở dưỡng tế ở các trấn thành có những người quan [đàn ông goá vợ], quả [đàn bà goá chồng], cô [trẻ con mồ côi], độc [người già không con cháu] cùng những người tàn tật không nơi nương tựa, thì hữu ty phải lưu tâm nuôi nấng, chớ để cho họ phải phiêu lưu.
“13. Những người phạm tội quân lưu ở các trấn thành, tra xét rõ đến phối sở 3 năm mà vẫn yên phận giữ phép mà tuổi đã quá 70, thì đều tha cho về quê.
“14. Những người phạm tội quân lưu nếu người phạm chính đã chết, thì vợ con đều tha về”.
Ôi ! tháng giêng là quẻ thái, giáng Phước cho chúng dân ; như mặt trời mới mọc, tiến thọ cho hoàng đế. Vậy rộng bá cáo, khiến đều nghe biết.
Ban yến và thưởng cho các hoàng tử thân công và các quan văn võ theo thứ bậc.
Lệ cũ văn võ Chánh ngũ phẩm trở lên mới được dự tiệc. Vua cho năm nay khánh tiết, đặc cách cho văn giai thuộc sáu bộ, Nội vụ, Vũ khố, Thái thường, Quang lộc, Hàn lâm, tự Chánh thất phẩm, Từ tế ty, Khâm thiên giám, Tào chính, Thương bạc, Thái y viện, Quốc tử giám, Hộ thành binh mã, tự Chánh lục phẩm trở lên, võ giai thực thụ Suất đội đều được dự.
Thượng thư bộ Binh gia hàm Hiệp biện đại học sĩ hưu trí là Nguyễn Đăng Hựu, Tham tri hưu trí là Nguyễn Hữu Thận vào chầu, vì ốm yếu không dự yến được, hạ lệnh đều chiếu phẩm thưởng cho bạc lạng.
Đặt ấn quan Nội các. Lấy thự Phủ doãn Thừa Thiên là Phan Thanh Giản làm Tả thị lang Lễ bộ, Thượng bảo Thiếu khanh là Trương Đăng Quế làm Tả thị lang Công bộ, Hàn lâm viện Thừa chỉ là Lê Nguyên Đản làm Thị độc học sĩ, Nguyễn Văn Mưu làm thự Thị độc học sĩ, đều sung biện công việc Nội các.
Vua dụ rằng: “Nay đã đổi phòng văn thư làm Nội các để cố vấn đã từng giáng chỉ dạy bảo cùng lập rõ điều chương, để lại đời sau. Nhân nghĩ Nội các, từ đời Tống về trước chưa có, đến Minh Thái tổ lấy việc gian tướng là Hồ Duy Dung lộng quyền làm răn, mới bỏ Tể tướng cho chính quyền về sáu bộ ; đến Thành tổ mới đặt Nội các, bắt đầu lấy Hàn lâm sung vào, thăng đến Đại học sĩ, nhưng trật chỉ Ngũ phẩm, để cố vấn mà thôi. Đời sau noi theo ý buổi đầu, phẩm trật tôn hơn, uy quyền trọng hơn, thành ra không có danh Tể tướng, mà thực là Tể tướng. Cho nên Minh Thế tông dùng Nghiêm Tung, Thanh Cao tông dùng Hoà Thân, đều bị chúng che lấp tai mắt, tự làm uy Phước, gần đến loạn nước, gương sáng ấy thực cũng chẳng xa. Tuy thế cũng nên châm chước sự nghi, chứ lẽ nào lại vì nghẹn mà bỏ ăn. Huống chi nữa nay định quan chức Nội các trật chỉ Tam phẩm mà ban ở dưới sáu bộ, không như nhà Minh nhà Thanh cho đứng đầu trăm quan. Nay lại đặt ra nghiêm điều để rõ chức vụ : Từ nay về sau nếu gặp Nội các nghĩ chỉ có chỗ không đúng, cho đường Lục bộ quan trích ra tham tấu ; đường quan Lục bộ nghĩ chỉ hoặc bàn tâu việc gì có chỗ không đúng, thì cho Nội các trích ra tham tấu. Nếu việc làm đã thoả đáng mà Lục bộ hay Nội các dám theo ý riêng bảo là không đúng, thì việc thuộc nha nào cũng cho cứ thực Phước tấu, đợi Trẫm xét định. Nếu Lục bộ nghĩ chỉ và bàn tâu có chỗ không đúng mà Nội các không xét ra được, hoặc Nội các nghĩ chỉ có chỗ không đúng mà Lục bộ không xét ra được, để kẻ phát giác hoặc tự Trẫm trích ra được, trừ ngoài chỗ không đúng sẽ theo tội nặng nhẹ xử tội, mà những viên thất sát tất phải theo luật trừng trị nặng thêm. Như thế là lập pháp mong ràng buộc được lẫn nhau, trừ hẳn được mối tệ. Nếu quan viên nào càn bậy, ngóng theo chiều gió, ngầm kết bè đảng để cùng nhau làm gian, thì tội rất lớn, giết chết không tha. Vả lại lần này phẩm trật và chức vụ của Nội các, Trẫm đã định rõ điều chương, con cháu ta nên tuân theo, phép ấy ngày sau không được đổi thay thêm bớt, mà sinh mối tệ. Ví đời sau có làm trái lời nói này, há không có một vài người bề tôi trung thực dám nói cố can sao ? Cũng nên viện lấy lời này mà can thì nhà vua bấy giờ sẽ nên nghĩ sâu lời ấy. Nếu các quan cùng sĩ thứ có lòng xiểm nịnh làm rối loạn phải trái mà bàn đổi lại thì phải bắt tội cực hình, nhất định không tha. Phải đem dụ này giao cho sử quán giữ lấy, để truyền mãi về sau. Lại viết ra một bản đóng ấn “Hoàng đế chi bảo” chứa ở Đông các, và sao ra nhiều bản chia cấp cho nha môn trong ngoài biết hết”. Rồi sắc rằng tự nay phàm các tấu tập về đình nghị đều giao cho các thần vâng chỉ xét thực. (Lệ trước do sáu bộ thay ban nhau mà vâng chỉ).
Lại hạ lệnh cho Thống chế Trần Văn Cường giữ chìa khoá hòm bảo tỉ. Như có dùng ấn thì cho từ thừa chỉ trở lên đều được hội đồng đóng ấn, không để Thượng bảo khanh và Thượng bảo Thiếu khanh chuyên giữ như trước.
Lấy nguyên Hữu thị lang Hình bộ biện lý Hình tào Gia Định là Vũ Xuân Cẩn làm Hữu tham tri Lại bộ, Hữu tham tri Binh bộ là Lê Văn Đức làm Tả tham tri Binh bộ, Hữu tham tri Binh bộ là Bùi Phổ làm thự Hữu tham tri Binh bộ, Hữu thị lang Công bộ là Hà Quyền làm thự Hữu tham tri Công bộ, vẫn kiêm quản Hàn lâm viện, quyền thự Hữu thị lang Hộ bộ là Hoàng Quýnh làm Tả thị lang Hộ bộ, nguyên Tham hiệp Quảng Nam là Lê Công Tường làm Hữu thị lang Hộ bộ, nguyên Hiệp trấn Phiên An là Nguyễn Tú làm Hữu thị lang Lễ bộ, nguyên Hiệp trấn Biên Hoà là Đặng Chương làm Hữu thị lang Công bộ.
Lấy Tham hiệp Quảng Trị là Hà Duy Phiên làm thự Phủ doãn Thừa Thiên, thự Lang trung Lại bộ là Trịnh Quang Khanh đổi làm thự Tham hiệp Quảng Trị, Tham hiệp Nghệ An là Nguyễn Ngọc Trác làm Hiệp trấn Vĩnh Thanh, thự Lang trung Hộ bộ là Lê Đan Quế đổi làm thự Tham hiệp Nghệ An, Hàn lâm viện Thị độc học sĩ là Lê Dương Anh làm Tham hiệp Quảng Bình, thự Lang trung Lại bộ là Tống Đức Hưng làm thự Tham hiệp Quảng Ngãi.
Hiệp trấn Cao Bằng là Lưu Đình Luyện về đinh ưu, lấy Tham hiệp là Hoàng Quốc Điều thăng thự Hiệp trấn, Tham hiệp Lạng Sơn là Dương Tam làm Tham hiệp Cao Bằng ; cho Hiệp thủ Cam Lộ là Hoàng Kim Hoán làm Viên ngoại lang Công bộ, thự Tham hiệp Lạng Sơn. Hoán chưa đi đến nơi thì ốm chết. Cho một cây gấm Tống, 100 quan tiền.
Triệu Tả thị lang Hộ bộ lĩnh Hộ tào Bắc Thành là Ngô Phước Hội về Kinh để dùng.
Sai bọn thự Phó vệ uý vệ Tả thuỷ là Nguyễn Văn Sáng và Nội các Biên tu là Tôn Thất Thường đi thuyền lớn Thanh Hải sang Hạ Châu làm việc công.
Dựng lầu hoa [thể lâu] và bằng hoa [thể bằng]. Sai Chưởng dinh là Tống Phước Lương, Thượng thư là Hoàng Kim Xán sung chức Đổng lý.
Trước đây bộ Lễ bàn tính công việc tiết đại khánh xin dựng một lầu hoa ở trước điện Thái Hoà, một lầu hoa ở dưới cửa điện Càn Nguyên và dựng nghi môn ở ngoài cửa Tả Hữu túc môn. Đến bây giờ vua sai bỏ bớt lầu hoa ở điện Thái Hoà, dựng thêm bằng hoa ở sân điện Cần Chính cùng, trước thềm tả vu hữu vu cho sẵn chỗ bày biện. Lại làm thêm giàn kết hoa nghi môn ở ngoài cửa Tả Hữu đoan môn. Thềm và vách điện Càn Nguyên, bốn đài Nam Bắc Tả Hữu và chu vi hoàng thành thì đổi tô sắc vàng. Mặt trước dực lang và tả vu hữu vu điện Cần Chính, chu vi điện Thái Hoà, các cửa Tả Hữu túc môn đều sửa sang lại.
Ngày Mậu tuất, lễ Xuân hưởng.
Bắt đầu lễ tế cờ. Đặt đàn ở ngoài quách phía Nam kinh thành. Sai Chưởng dinh Tống Phước Lương, Phó đô thống chế Đoàn Văn Trường, Thống chế Đỗ Quý đến tế. Tự đấy về sau năm nào cũng thế.
Chuẩn định từ nay về sau những mệnh phụ các quan văn võ từ Tam phẩm trở lên đều chiếu phẩm mà tự chế triều phục, phàm gặp ba tiết lớn Thánh thọ, Chính đán, Đoan dương ở cung Từ Thọ thì đều theo ban làm lễ ở nội đình để tỏ rõ lễ độ. Ghi làm lệ.
Trong kinh kỳ mưa dầm luôn.
Vua bảo bầy tôi rằng: “Từ hôm sang xuân đến nay chưa được một tuần mà được mưa 5 lần, lòng Trẫm thực là mừng rỡ. Vả năm nay gặp khánh tiết tứ tuần của Trẫm, sớm thấm ơn trời, dầm dề như thế chẳng những thương đến mình ta mà nông dân nhờ được mưa này có thể đoán là được mùa vậy. Phàm vương giả gia ân, người hưởng có hạn, sao bằng trời cho được mùa luôn khiến dân ta đều được no ấm, thế mới chịu ơn vô cùng. Vậy hạ lệnh cho bộ Lễ tư hỏi các hạt thành trấn đã được mưa hay chưa thì tâu ngay”. Nhân đưa bài thơ “Triêu âm” cho bầy tôi xem, mà bảo rằng: “Mùa xuân này mưa thấm thía. Nhưng Trẫm đêm xem sao Thái bạch lúc sắp lặn thì ánh sao lại đỏ, sợ đến tháng 2 tháng 3 chưa khỏi khô hạn nên không thể yên tâm được”. Lại đưa bài thơ “Bồn mai thịnh khai” (Cây mai chậu nở hoa nhiều), bảo bọn Phan Huy Thực, Lê Văn Đức và Hà Quyền đều dịch ý thơ ra. Bọn Thực tâu rằng: “Thơ thánh sâu thẳm bọn thần nông nổi, chỉ có thể hiểu được muôn một thôi”. Vua cười nói rằng: “Vua tôi nghĩa như xương thịt, lúc nhàn rỗi vui cười có ý kiến gì cứ nên bày tỏ thẳng, Trẫm há lại lấy văn tự mà tranh hay với thần hạ sao ? Đời trước Tuỳ Dạng Đế nhân câu “Không lương lạc yến nê” ((1) Không lương lạc yến nê : bùn chim én rơi ở nhà vắng vẻ.) của Tiết Đạo Hành mà sinh lòng ghét, Trẫm rất khinh bỉ. Phàm vua mà mở lòng dung nạp, thì tài trí của thiên hạ đều là tài trí của mình. Vì bằng thánh như Nghiêu Thuấn, nếu không biết nghe người nói, nộp lời can ngăn, bỏ ý riêng theo người, thì dẫu có các quan như tứ nhạc((2) Tứ nhạc : chỉ chư hầu bốn phương.) cửu mục ((3) Cửu mục : chỉ mục bá ở chín châu.) thì có ai ra sức trung thành với mình”.
Lấy Vệ uý vệ Hậu thuỷ hộ lý ấn triện Thuỷ quân là Trương Văn Tín làm Vệ uý vệ Nội thuỷ, thự Thống chế Thuỷ quân là Cai đội Đoàn Dưỡng làm Phó vệ uý vệ Nội thuỷ.
Xây đắp Hổ quyền [chuồng hổ] ở gò Long Thọ.
Sai Tả thị lang Lại bộ là Hoàng Văn Đản đổng lý việc thanh tra Nội vụ phủ, thự Lang trung Binh bộ là Phan Đăng Huyên làm phó. Lấy Viên ngoại lang Công bộ là Đỗ Khắc Thư làm Lang trung Công bộ.
Đắp thành đất 10 phủ ở Bắc Kỳ.
Trước đây thành thần Phan Văn Thuý cùng đi với giám thành thân đến các phủ huyện xem xét hình thế để trù tính việc đắp thành, xin đắp trước ở 21 phủ (Thường Tín, ứng Hoà, Khoái Châu, Thiên Trường, Kiến Xương, Thái Bình, Nghĩa Hưng, Tiên Hưng, Vĩnh Tường, Quốc Oai, Quảng Oai, Đoan Hùng, Lâm Thao, Thuận An, Lạng Giang, Thiên Phước((1) Thiên Phước : nay là Đa Phước.), Từ Sơn, Kinh Môn, Ninh Giang, Bình Giang, Nam Sách). Các huyện tạm đình hoãn.
Đình thần bàn lại cho rằng: Công việc phủ nha so với huyện nha thì nặng hơn, thành ở phủ nên đắp trước huyện, nhưng nếu nhất luật cùng đắp cả thì công việc gấp mà sức chia ra, thực khó mong chắc chắn được. Huống chi địa thế các phủ có chỗ xung yếu, có chỗ không xung yếu lắm, quy mô xây đắp cũng nên xét chỗ gấp, chỗ hoãn, mà làm trước, làm sau khác nhau. Nói về hình thế thì phủ ứng Hoà, phủ Khoái Châu ở Sơn Nam, phủ Kiến Xương, phủ Thái Bình ở Nam Định, phủ Vĩnh Tường, phủ Lâm Thao ở Sơn Tây, phủ Thuận An ((2) Thuận An : nay là Thuận Thành.), phủ Lạng Giang ở Bắc Ninh, phủ Kinh Môn, phủ Ninh Giang ở Hải Dương, có phủ cách xa trấn lỵ, có phủ núi rừng ngăn cách thuỷ lục nhiều đường, xin theo cách thức thành phủ Lý Nhân mà đều cho đắp trước. Còn như phủ Thiên Trường đã có đồn, bảo dẫu quy chế nhỏ hẹp, mà nền móng đã có, và đất cũng không xung yếu lắm, can gì phải dời đi nơi khác. Còn 10 phủ khác, có phủ là đất đồng bằng phòng giữ cũng dễ, hoặc có phủ ở tiếp gần trấn lỵ cũng dễ hô ứng với nhau, đợi sau sẽ làm, mà giảm bớt trượng thước (thành phủ Lý Nhân, chu vi dài hơn 266 trượng, giảm làm 208 trượng).
Vua y lời tâu. Hạ lệnh cho đến sơ tuần tháng 3 khởi công đắp. Còn thì đợi đến sau mùa đông sẽ lại bàn để làm.
Đổi bổ Lang trung Hình bộ hiệp lý Hình tào thành Gia Định là Nguyễn Công Tú làm Lang trung Hộ bộ hiệp lý Hộ tào thành Gia Định, Lang trung Binh bộ hiệp lý Binh tào Bắc Thành là Trần Thiên Tải làm Lang trung Hộ bộ hiệp lý Hộ tào Bắc Thành. Lấy thự Lang trung Hình bộ là Bùi Văn Lý làm Hiệp lý Hình tào thành Gia Định, thự Lang trung Hộ bộ lĩnh Bảo tuyền cục là Nguyễn Hữu Khuê làm Lang trung Binh bộ hiệp lý Binh tào Bắc Thành. Sắc rằng từ nay về sau, phàm chương sớ các tào ở hai thành tâu lên, cho Hiệp lý cũng được ký tên.
Sai kinh binh, vệ Hổ oai trung đi thú Nghệ An, vệ Trung bảo nhị đi thú Thanh Hoa, hai vệ Hổ oai tiền và Ban trực hữu đi thú Bắc Thành.
Bắt đầu đặt Tri phủ của 4 phủ : Triệu Phong, Thăng Hoa, Điện Bàn, Quảng Ngãi. Những huyện do phủ kiêm lý trước đặt Tri huyện nay đều bỏ đi (phủ Triệu Phong kiêm lý huyện Minh Linh, phủ Thăng Hoa kiêm lý huyện Lễ Dương, phủ Điện Bàn kiêm lý huyện Duyên Phước, phủ Quảng Ngãi kiêm lý huyện Thương Nghĩa).
Rồi thấy phủ Thăng Hoa số đinh điền nhiều gấp bội, đặt thêm chức Đồng tri phủ.
Chuẩn định biền binh coi giữ các sở Nội vụ phủ, Vũ khố, Nội tàng, Nội tạo, Hoả dược khố, cứ mỗi năm đổi một lượt. (Nội vụ phủ một đội, Nội tàng một đội, lấy biền binh ở 4 dinh Thần cơ, Tiền phong, Long võ, Hổ oai, thuộc Cấm binh sung phái. Vũ khố 2 đội, công sở, ty Tiết thận thuộc Nội vụ phủ suất thập 1, binh lính 10, công sở ty Chế tạo thuộc Vũ khố, suất thập 3, binh lính 30, lấy các dinh cấm binh, các đội ban trực, các bảo tinh binh mà sung phái, sở Nội tạo biền binh 15, lấy cấm binh sung phái, kho Hoả dược suất đội 1, biền binh 30, lấy các dinh cấm binh, các đội ban trực sung phái). Rồi sai trích đội thứ nhất trấn binh Quảng Nam, đội thứ nhất trấn binh Quảng Trị, nguyên phái coi giữ phủ Nội vụ và Vũ khố cùng với đội thứ ba Trung sai, đều bổ điền khuyết vào các đội bát, cửu, thập Hậu vệ dinh Thần cơ hậu.
Lấy Vệ uý vệ Diệu võ là Hoàng Văn Đàm làm Vệ uý Hữu vệ dinh Thần cơ, Vệ uý Lê Hậu làm Vệ uý vệ Diệu võ, Phó vệ uý vệ Tiền phong trung là Nguyễn Văn Doãn làm Phó vệ uý vệ Tả dực tiền nhất dinh Vũ lâm, Vệ uý Lê Thuận Tĩnh làm Vệ uý vệ Tiền phong trung, vẫn kiêm quản các đội Lý thiện, Phú thuận vệ Dực bảo, Chưởng cơ Nguyễn Xuân làm Vệ úy Vũ lâm lĩnh Thượng tứ viện sứ.
Nguyễn Tài Năng trước phải tội bị giam, tết Nguyên đán được thả cho về thăm nhà, đến bây giờ lại tới ngục. Vua thương tình, đặc cách sai tha, nhưng vẫn lệ thuộc theo dưới cờ đám thuỷ quân, phàm gặp công tác của thuỷ sư thì cho theo viên đổng lý giám tu để ra sức chuộc tội.
Ngày Kỷ dậu, duyệt binh. Vua ngự điện Càn Nguyên để xem.
Trước đây đến kỳ họp tất cả kinh binh, lính giản có nhiều người trốn. Bộ Binh tâu rằng: “Những lính trốn tự mùa xuân trước lần lượt bắt được, đã vâng chỉ, hễ trốn lần đầu đóng gông 2 tháng, hết hạn lại đánh 100 côn đỏ, giao về hàng ngũ cũ, lại do bộ ghi lấy họ tên, sau còn trốn sẽ chém ; trốn 2 lần thì phát vãng đi đất mới
lê anh vỹ thích bài này.