0060.0034
-
PDF
GoogleDocs
Cho Hoàng Quang Thông làm Phó vệ uý ở Long võ Tả vệ, Trần Đình Uẩn làm Phó vệ uý ở Hổ oai Trung vệ.
Sai Thống chế Thuỷ quân là Nguyễn Tài Năng, lĩnh các binh thuyền đi tỉnh Nam Định chở các đồ vật, chuẩn cho hễ gặp thuyền giặc dị dạng thì tuỳ cơ mà đánh bắt. Tài Năng nhiều lần bị lỗi, phải giáng nhiều cấp, nên nhân đó sai đi để chuộc lỗi trước.
Ra lệnh cho phủ Thừa Thiên xây tường ở mặt trước phủ nha và mở ở mặt trước, mặt sau mỗi mặt 3 cửa ; còn 3 mặt tường kia đợi sau này sẽ làm.
Sai bọn Chủ sự Nguyễn Đình Khuê và tuần hải Phó phi kỵ uý Đặng á Dưỡng đi 2 thuyền hiệu chữ “Bình” ( ) sang công cán ở Quảng Đông.
Chuẩn định : từ nay, hễ có chế ra các đồ vật để vua dùng, nếu vàng, ngọc, châu báu thì Nội vụ phủ cùng người đốc công phải hội đồng với Nội các và Thị vệ xem xét, nếu chỉ là các hàng gấm đoạn và vật thường thì đều do Nội các và đốc công liệu lý mà làm.
Ma Thế Siêu, người giữ đồn Chợ Chu, tỉnh Thái Nguyên, trước đây vì cố ý dung túng kẻ tội phạm, bị án nghĩ xử phạt giam, kỳ xét lại án về mùa thu năm ngoái, có chỉ phát đi sung quân ở tỉnh Bình Thuận, đến đây giải đến bộ Hình. Vợ Siêu đón ngự giá, kêu xin được tịch thu vào làm thị tì nhà quan, cho Thế Siêu được đổi về tỉnh phục dịch, mong được gần cha mẹ để phụng dưỡng. Đại lý xét bàn rồi tâu lên.
Vua dụ quần thần rằng : “Ta lấy hiếu trị nước, có ý muốn dân chúng ai cũng hiếu thảo với cha mẹ, cho nên có kẻ phạm tội mà cha mẹ già nhà con một, vẫn thường nới phép rộng ơn, chuẩn cho ở lại nuôi cha mẹ cũng vì cho rằng kẻ phạm không phải là tội thường tha được, nên không tha, nhưng kể về tình, cũng có chỗ đáng thương. Đến như Ma Thế Siêu, chính nó làm bảo viên giữ đồn thế mà đồn sở ở gần đấy, ban ngày, cướp nổi lên giết luôn 3 mạng người. Một người thoát chết chạy đi báo, lại bị bà con bọn cướp là Ma Phước Thiện, họp tập đồ đảng giết chết, rồi quăng bỏ 4 thây đi cho mất tích. Tới khi việc đó phát giác, ra lệnh tra xét nã bắt thì Thế Siêu đã không bắt giải, lại còn đưa giúp nhiều tiền của để chúng trốn xa. Tới nay đã 4 năm người chết vẫn chưa được bồi thường tất cả, những thây vất đi cũng chưa tìm được. Đó đều bởi Thế Siêu dung túng tội nhân mà đến nỗi thế. Thế Siêu được phát đi sung quân, đã là điển lệ khoan hồng, nay mượn cớ ở lại nuôi cha mẹ để mong cầu may được đội ơn ban, thực là gian ngoan giảo quyệt ! Nếu không trừng trị nghiêm ngặt thì đứa có mánh khoé khéo léo nhờ đó được may mà khỏi tội, thực không phải là bản ý hình phạt để răn kẻ gian. Vậy lập tức giải giao tỉnh Thái Nguyên xét lại theo luật nghĩ tâu, vợ nó vì thiết tha với chồng, hãy miễn cho”. Khi quan tỉnh xét nghị tâu lên, Thế Siêu cuối cùng bị tội chém.
Sai các địa phương tiếp tục sửa lại địa bạ : Phàm dân xã nào trước kia xiêu giạt nay mới về, là chưa có sổ và thôn xã nào từ năm Gia Long thứ 4 (1805) khi làm địa bạ, còn phiêu lưu chưa về, mà phủ huyện tổng lý biên thay số mục sổ điền, trong đó xứ sở phân canh, chưa có giới hạn đông tây cùng với thôn xã nào mới làm sổ dân mà chưa có địa bạ thì tất thảy đều tiếp tục làm một loạt, bộ Hộ dâng nộp.
Vua bảo bộ Binh rằng : Từ trước đến nay về ngạch các hạng thợ, do bộ Công thu tóm sắp xếp mà làm thành sổ. Nhân đó ta nghĩ trình thức về các thợ, đã đành thuộc về bộ Công nhưng nếu số người đăng thêm hoặc giảm sút thì tra cứu và xem xét từng người một thế nào được ? Vậy chuẩn cho từ nay về sau các quan địa phương sở tại đều căn cứ vào thực số các thợ trong hạt, theo kỳ hạn làm sổ đệ lên”.
Tổng đốc hai tỉnh Bắc Ninh và Hải Dương cho rằng tỉnh hạt mới chia đặt, sự thu thuế và việc chi phát rất nhiều thế mà lính kho nguyên ngạch chỉ có 50 người, không đủ làm việc. Vậy xin phái thêm 1 suất đội, 50 biền binh thuộc tỉnh cùng lính kho trước đã phái đến, coi giữ kho tàng. Vua ưng cho.
Thăng Phó vệ uý Thần cơ Hữu vệ là Trần Văn Vân làm thự Vệ uý vệ Tả nhất, dinh Vũ lâm Tả dực.
Dựng trường dạy võ ở phía tả nam quách Kinh thành, để diễn tập lính và voi. Cấm quân và dân không được làm nhà ở đấy. Lại ra sắc dụ : ngoại quách Kinh thành, về mặt trước, vệ Nội thuỷ, ngư hộ, phòng Thượng trực ban, về mặt sau, xưởng thuyền của các quân, chuẩn cho vẫn như cũ, ngoài ra không được làm nhà xen lẫn vào đấy, nếu ai vi phạm thì đánh ngay 100 trượng đóng gông 1 tháng. Nếu là các nhân viên ở đương ban tuần tra và ty Hộ thành binh mã thì đánh ngay 80 trượng, Binh mã phó sứ thì phạt bổng 6 tháng, Đề đốc Kinh thành thì phạt bổng 3 tháng. Ghi để làm lệnh.
Trong Kinh kỳ ít mưa. Sai Thị lang bộ Công là Hoàng Văn Diễn cầu đảo ở miếu Hội đồng và đền Thai Dương phu nhân.
Vua thấy nắng quá, muốn đến chơi nhà Lương tạ để nghỉ mát, nhưng nghĩ đến việc dân lại thôi, bèn làm bài thơ để cho quần thần xem.
Định Viễn công tên là Bính, có bạn quen là Hàn Phương Di người nhà Thanh cho mượn thuyền miễn dịch của công đi buôn, nhân đó lén lút mua gạo. Việc phát giác Định Viễn công sợ hãi, cứ thực tâu lên.
Vua cho là đã biết tự thú thì được miễn tội, luật có nói rõ, vậy đặc cách tha cho, còn tên buôn lậu là Hàn Phương Di thì phải đày đi Hà Tiên.
Đổi Tả Hữu triều đường làm viện Tả Hữu Đãi lậu, đặt ty Tam pháp.
Vua bảo quần thần rằng : “Từ trước đến nay triều đình bàn việc ở Tả triều đường, mà nhân dân đến kiện cáo ở Kinh cũng nộp đơn ở đấy và bộ Hình trừng phạt những người can phạm cũng ở ngay đấy. Như thế chẳng là hỗn tạp lắm ư ? Vậy triều đường là chỗ trăm quan vào triều và họp bàn, các khanh nên kê cứu, tham khảo điển lệ, châm chước sửa lại, cho có phân biệt, mới hợp thể thống triều đình”.
Đình thần bàn xét cho rằng triều đình là nơi ban ra chính lệnh, để thống nhất tai mắt thần dân và làm khuôn phép cho bốn phương, nay đã gọi là triều đường mà lại chia ra tên gọi là tả hữu, thì hình như chưa được nhã; vậy 2 nhà tả hữu triều đường xin đổi làm viện Tả Hữu Đãi lậu, phàm gặp ngày triều hạ, các quan văn võ đều chiếu theo ban thứ tả hữu tề tựu họp lại. Nếu có việc gì vua giao cho đình thần bàn mà là việc cơ mật thì đến tả hữu vu điện Cần Chính hội bàn, ngoài ra đều hội bàn làm việc ở viện Tả Đãi lậu. Người dự cuộc họp bàn chỉ được mang theo thuộc viên, còn những người tạp nhạp và đầy tớ, không được lẫn vào ; đến như nhân dân có kêu ca việc gì, thì quan coi luật pháp phải xét cho ra lẽ, để mong được công bằng thoả đáng. Vậy xin phỏng theo điển lệ Bắc triều, lấy 3 nha của Hình bộ, Đô sát viện và Đại lý tự, gọi riêng là Tam pháp ty, rồi tìm đặt làm dinh thự ở góc đông nam trong Kinh thành. (Một toà 3 gian, 2 chái, mặt tả mặt hữu và đằng sau đều xây tường xung quanh) có tấm biển đề là “Công chính đường”, đằng trước nhà này, về bên tả, treo 1 cái trống gọi là trống đăng văn ((1) Trống đăng văn : tiếng trống đánh lên để thấu đến vua nghe.1), đúc ấn bằng bạc (khắc 4 chữ triện “Tam pháp ty ấn”), dấu kiềm bằng ngà (khắc 3 chữ triện “Tam pháp ty”) ban cấp cho để dùng, giao bộ Hình giữ, Đô sát viện và Đại lý tự thì cùng nhau niêm phong. Mỗi tháng lấy những ngày mồng 6, 16 và 26 làm nhật kỳ nhận các đơn kêu, rồi các đường quan ở ty Tam pháp theo nhật kỳ đã định đem các thuộc viên lên ở Công chính đường ngồi theo hàng lối : bộ Hình ở giữa, bên tả là Đô sát viện, bên hữu là Đại lý tự. Phàm thần dân ở trong Kinh và ngoài các tỉnh ai có oan khuất thì đưa đơn đến kêu (đơn kêu phải có 1 bản chính và 1 bản phụ, duy khi tố cáo bí mật về việc phản nghịch quan trọng và những việc có quan hệ đến lợi hại lớn thì mới cho làm 1 bản tấu phong kín lại), Hội đồng nhận đơn cứ chiếu lý bàn xử, rồi hội hàm làm thành tập tấu dâng lên. Sau khi được chỉ, việc nào quan hệ đến nha nào, thì chép đưa cho nha ấy làm theo. Khi tiếp được tờ tâu phong kín, thì lập tức dâng trình không được tự tiện phát đi. Còn những ngày khác, mỗi nơi cắt 1 thuộc viên đều thay phiên thường trực, nếu có người thần dân nào có tờ tấu phong kín tố việc bí mật hoặc sự việc thật cần kíp khẩn thiết không thể đợi đến nhật kỳ nhận đơn, thì cho bất kỳ lúc nào cũng được đánh trống đăng văn, đưa đơn kêu. Người thường trực nhận lấy đơn ấy, một mặt đem người kêu ấy giao cho lính thủ hộ coi giữ, một mặt trình lên Công chính đường. Còn tờ trạng phong kín ấy cùng lập tức được dâng trình. Các đơn khác thì trước hết tóm tắt lại, chép thành phiến để tâu biết, rồi phải theo lý bàn kỹ tâu lên ngay. Nếu tờ tâu phong kín dâng lên ấy xét ra là vu cáo càn bậy thì tới kỳ đợi chỉ sẽ xử trị nghiêm ngặt. Đến như không phải là sự việc khẩn thiết, mà đánh trống đưa đơn kêu, thì việc dẫu có thực, cũng phải đóng gông 10 ngày để ở ngoài sân nhà Công chính đường, khi mãn hạn lại đánh ngay 100 trượng ; nếu có vu cáo tức thì chiếu theo tội kiện vu cáo mà bắt chịu tội. Thí dụ như : tội phạt roi, phạt trượng thì đóng gông thêm 3 tháng, tội đánh 100 trượng và bị đồ thì phạt 100 trượng, phái đi hạt khác làm lính ; tội bị lưu thì phát nơi biên viễn lam chướng, sung làm khổ sai, kẻ nào xui giục cũng phạt cùng tội. Người già, trẻ, đàn bà con gái, có phạm cũng tuỳ việc tâu xin trừng trị.
Lại nữa, từ nay phàm việc án nào nên do triều đình xét hỏi, thì đình thần tới nhà Công chính đường ấy hội lại xét hỏi. án nào bị xử phạt roi, phạt trượng ngay thì ty Tam pháp cũng thi hành ngay sự trừng phạt ở nhà Công chính đường ấy. Ngoài ra những người ốm già đã về hưu trước đây phải đến kêu ở triều đình, nay xin đều do viên quan coi quản xét thực tâu thay. Duy những người không ở dưới một thống thuộc nào thì cho phép hàng văn do bộ Lại, hàng võ do bộ Binh trình đơn kêu để xét định, như thế thì then chốt được kín đáo, phép tắc được nghiêm minh mà triều đình được tôn trọng.
Vua chuẩn cho thi hành lời bàn ấy. Rồi dựng nhà Công chính đường ở trong Nam Xương đài, sai trích lấy ở đội Lục kiên, 1 đội trưởng, 10 người lính sung việc canh giữ, mỗi tháng thay phiên một lần, cấp cho dầu, chiếu và 34 quan tiền.
Định lệ nến sáp hằng năm chi dùng ở đàn Xã Tắc và dầu, sáp nhà nước cấp cho các sở. (ở đàn Xã Tắc 217 cân sáp : ở cung Ninh Khánh 900 cân dầu ; ở thuyền lầu Vĩnh Ninh 154 cân dầu ; ở sở Thượng thiện 150 cân dầu, 12 cân sáp, ở Thái y viện và Quốc sử quán mỗi nơi 78 cân dầu, chiết cấp tiền 12 quan ; ở Đoan Bản đường, Tả Hữu Đãi lậu viện và lầu chuông trống ở tả, hữu mỗi nơi 154 cân dầu, chiết cấp tiền 23 quan ; ở 5 cửa tả, hữu Đoan Môn, Hiển Nhân, Chương Đức và Địa Bình : 357 cân dầu, chiết cấp tiền 59 quan. Hai bên tả hữu trong ngoài hoàng thành: 240 cân dầu, chiết cấp 36 quan tiền. Hai bên tả hữu ngoài cung thành 120 cân dầu, chiết cấp tiền 18 quan).
Đặt cơ Tĩnh tượng ở tỉnh Hà Tĩnh. Định ngạch là 1 đội tượng binh, 2 người tượng y, 10 thớt voi trận. Hạ lệnh cho tỉnh Nghệ An trích lấy lính và voi ở cơ An tượng sung vào.
Tào thuyền Gia Định có mang con cá sấu vào Kinh. Tào Quang Lệ làm chức hoàng tử tán thiện, đem con cá sấu ấy dâng Hoàng tử Đức Thọ công Miên Nghi, cá sấu nhân đó sổng ra cắn người, làm người bị thương. Quan phủ Thừa Thiên đem việc tâu lên.
Vua dụ Nội các rằng : “Cá sấu là vật rất ác, hằng năm tỉnh Gia Định, theo lệ, đem nộp vào Kinh, tất mổ nấu để cho ăn hết vì ghét nó nên muốn làm cho tuyệt hết giống ấy đi chứ không phải để nuôi đâu, thế mà trẻ dại không biết, riêng đem cho nhau, may mà sổng vào nhà dân, liền bắt trói được, nếu nó xuống nước thì sinh nở ngày nhiều, để hại không phải là ít. Tội lũ kia còn nói sao được ? Phó quản cơ Nguyễn Cửu Tường gửi chở cá sấu, Cai đội Nguyễn Văn Hổ, nhận chở cá sấu đều phải xử đánh 100 trượng và cách chức. Tào Quang Lệ có trách nhiệm dạy dỗ đã không biết lấy nết tốt lời hay khuyên bảo hoàng tử lại lén lút đem dâng con vật ác ấy thì chức trách phụ đạo ở đâu ? Vậy lập tức chiếu theo lệ không làm nổi chức vụ cách chức. Rồi thông sức cho bọn phụ đạo các hoàng tử biết rằng đã trừng trị một người, thì trăm người trông đó làm gương, ai nấy nên sớm tối khuyên dạy hoàng tử làm điều thiện, không được chiều theo ý muốn hướng dẫn làm xằng. Nếu lại có kẻ làm việc tương tự việc này hoặc lén lút dâng biếu lấy lòng những vật như đồ chơi, chim mồi, chó săn thì cũng chiếu theo như tội Tào Quang Lệ mà bắt tội. Hoàng tử Miên Nghi không nên nhận mà nhận, vậy truyền chỉ nghiêm quở. Lại truyền dụ cho Tổng trấn Gia Định Lê Văn Duyệt thông sức cho thành hạt : từ nay hễ có đoàn thuyền công hay tư, cấm không được lén chở cá sấu vào Kinh, và các địa phương từ Bình Thuận trở ra Bắc, nếu ai vi phạm sẽ bị tội nặng, các chủ thuyền và người thu nhận sẽ bị khép cùng tội với phạm nhân. Viên tấn thủ sơ sót không chịu xem xét thì bị tội nhưng giảm 3 bậc, quan địa phương thì giảm 5 bậc. Phen này đã hiểu rõ rằng ai nấy phải kính cẩn tuân theo, chớ để mắc tội.
Định lại chữ hiệu in vào vàng bạc.
Khoảng năm Gia Long [1802 - 1819] nhà Đồ gia ở Kinh có 3 con dấu bằng sắt, cục Tạo tác ở Bắc thành có 6 con dấu bằng sắt để in vào vàng bạc. (Nhà Đồ gia ở Kinh có 3 con dấu sắt : một dấu khắc chữ “công chính” ( ) một dấu khắc chữ thập ( ) ((1) Thập : mười tuổi (chỉ thứ vàng thật tốt, thuần chất).1) một con dấu khắc chữ bát ngũ ( ) ((2) Bát ngũ : mười tuổi rưỡi (vàng tốt vừa).2). Vàng bạc đã thành nén 10 lạng in vào để dùng.
Cục Tạo tác ở Bắc thành có 6 con dấu sắt : một dấu khắc chữ “trung bình ”, một dấu khắc chữ “thập lạng ”, một dấu khắc chữ “giáp ” ((3) Giáp : hạng tốt3), một dấu khắc chữ “khán ” ((4) Khán : đã xét nghiệm rồi.4) một dấu khắc chữ “thực ” và một dấu khắc chữ “công ”. Hễ nhân dân có vàng bạc phải đem trình, xét nghiệm để in những chữ ấy vào mới được tiêu dùng. Các viên chức ở cục sở phải thu tiền in dấu chữ.
Đến đây bộ Hộ bàn xin Nội vụ phủ và các địa phương làm lại hiệu chữ ở dấu sắt :
(Nội vụ phủ có 2 dấu sắt : một dấu khắc hai chữ “can chi” năm đúc, mỗi năm một lần khắc lại. Một dấu khắc 2 chữ “nội nô ”((1) Nội nô : của kho Nội phủ.1). Các địa phương cũng đều có 2 con dấu sắt một dấu khắc can chi năm đúc, một dấu khắc tên tỉnh hoặc trấn đều dùng lối chữ nổi. Phàm vàng bạc ở kho từ đĩnh 1 lạng trở lên, đều có in vào mặt đĩnh.
Về vàng tốt lại có 8 con dấu sắt riêng, khắc những chữ thất, bát, cửu, thập ((2), (3) Đều là tuổi vàng.2) và thất ngũ, bát ngũ, cửu ngũ và thắng thập (3) ((4) Nguyên văn là “quân lưu tù phạm” : hạng tội nhân bị sung làm lính và đi đày.3)để in ở sau lưng đĩnh vàng ấy, người thợ xem sắc vàng bạc cũng cho tư chế 1 con dấu sắt, khắc một chữ tên mình để in ở bên tả từng đĩnh. Còn dấu ghi bằng sắt khi trước đều thu lại, huỷ đi, vàng bạc hiệu cũ vẫn cho dân gian thông dụng.
Vua y theo lời bàn ấy. Lại ra lệnh phàm vàng bạc, những đĩnh từ 10 lạng trở lên đều in thêm 2 chữ “Minh Mệnh” để nêu rõ danh hiệu quan trọng.
Cho những vệ binh dinh Thần bet365 việt nam_tỷ số trực tuyến bet365_bet365 như thế nào Nghệ An trước phái đi đóng giữ Quảng Bình trở về hàng ngũ. Định lệ vĩnh viễn là : hằng năm, cứ đầu xuân phái đi ; đến hạ tuần tháng 6 cho về.
Sai Nguyễn Cửu Đức, thự Phó vệ uý ở Ban trực Tả vệ dinh Thần bet365 việt nam_tỷ số trực tuyến bet365_bet365 như thế nào nhằm ngày mồng một tháng 7, đem vệ binh đến thay ban ở hai đài Điện Hải và An Hải, tỉnh Quảng Nam cùng với Nguyễn Văn Lượng chia nhau phái đi đóng giữ. Trần Văn Hùng và bọn suất đội ở Ban trực Tiền vệ đã mãn ban, đều về Kinh làm việc công, còn các biền binh thì cứ theo lệ ban luân phiên về hàng ngũ ở Kinh. Từ nay cứ theo thế mà làm. Còn lệ quản vệ đương ban lưu lại ở Kinh thì chuẩn cho đình chỉ ngay.
Vua ra chơi nhà Lương tạ, nhân qua chơi sông Lợi Nông rồi trở về ngay ngày hôm ấy.
Vua cho rằng từ trước đến nay các địa phương phát phối tù phạm quân lưu(4) có chỗ thích trước tên đất vào mặt, có chỗ do bộ theo lệ mà thích, việc làm không giống nhau. Nay sai bộ Hình thông sức : từ rày hễ phát phối tù phạm đều theo lệ định, thích rõ tên địa phương mà phạm nhân phải đến, để tỏ ra nhất trí.
Thuyền đi việc công của Xiêm La bị gió giạt vào tấn phận Kim Dữ. Vua sai tỉnh Hà Tiên cấp cho tiền gạo và vát binh thuyền đưa về.
Nguyễn Thị Lãng người huyện Phù Ninh, tỉnh Sơn Tây, 16 tuổi, có sắc đẹp, bị hại vì không chịu để kẻ cường bạo làm dâm. Quan tỉnh đem việc tâu lên. Vua sai bộ Lễ bàn cấp tấm biển và dựng nhà treo biển để biểu dương
Dựng 2 sở Ngự tượng, Ngự mã. ở hai bên tả hữu trong cửa hoàng thành (mỗi sở 7 gian). Lại đặt sở Lỗ bộ tả hữu ở phía nam trại lính (tả, hữu) Loan nghi.
Diễn tập trận thế đánh bằng voi. Vua ngự trường dạy võ để xem, thưởng cho binh tượng 300 quan tiền. Sắc sai từ nay về sau, có cuộc hội tập thao diễn vua ra duyệt xem, theo lệ, súng lớn, súng nhỏ, đều cấp cho thuốc súng bắn 5 phát, thao diễn 5 lần. Nếu sai quan đi giám thị thì chỉ cấp thuốc súng bắn 3 phát, thao diễn ba lần. Quảng Ngãi ít mưa.
Cho Nguyễn Trọng Vũ, nguyên Tham hiệp Quảng Nam, thăng thự Hữu thị lang bộ Binh.
Phạm Đình Hổ, Hàn lâm viện Thị giảng học sĩ, vì có bệnh xin về quê làng, vua chuẩn y và cho mang theo mũ áo đại triều đã cấp trước. Hổ về được vài tháng thì chết, vua sai theo lệ cấp tiền tuất và cho tiền 100 quan, lụa 5 tấm, vải 10 tấm.
Lãnh binh Quảng Yên Nguyễn Văn Tiết bị tội mất chức. Dùng Quản cơ cơ Hữu nhuệ Tả quân là Trần Quang Dương làm Vệ uý, trật Tòng tam phẩm sung làm Lãnh binh Quảng Yên. Tiết, trước kia, làm Phó vệ uý ở vệ Định võ dinh Thần bet365 việt nam_tỷ số trực tuyến bet365_bet365 như thế nào tỉnh Nghệ An, áp giải tù phát phối đi Trấn Ninh, có tên đảng nghịch là Nguyễn Duy Nghĩa, giả làm lái buôn, theo đi, ngầm đưa tờ nguỵ thư để thông với bọn lính làm phản ở Ninh Thiện mà Tiết không biết. Khi đem bọn làm phản ấy đến tra xét mới phát giác việc ấy. Vua sai cách chức, giao cho tỉnh Hải Dương giam cấm nghiêm ngặt,và bắt phải uỷ cho thuộc hạ đi bắt kẻ phạm. Ba kỳ hạn đã qua vẫn không bắt được, bèn xử đánh 100 trượng rồi tha.
Trong Kinh kỳ có mưa. Trước đây, đã mấy tuần nắng dữ, cầu đảo chưa ứng nghiệm. Vua ở trong cung ăn chay thành kính mật đảo. Mưa to, vua rất mừng. Rồi lại nghĩ đến đoàn thuyền Bắc tào chưa tới Kinh hoặc vì gió mưa cản trở, bèn sai bộ Công tư hỏi. Nhân đó vua bảo quần thần rằng : nắng lâu khí nóng uất kết, khi mưa tất có gió to, đó là lẽ thường, âm dương phát tiết. Ta hôm trước mừng mưa nay lại lo gió, biết làm thế nào, vì thế mà không bao giờ quên lo được !
Cho Hàn lâm viện Thị độc Trương Phước Đĩnh, thăng thự Hữu thị lang bộ Lễ, vẫn sung làm công việc ở Nội các.
Sai Lục bộ, mỗi bộ lựa lấy một người thuộc ty, sung bổ làm thuộc viên ở Nội các, bộ thần cử bọn Chủ sự Tôn Thất Sĩ sung vào. Vua sai đổi bổ chức hàm Hàn lâm viện sung làm Hành tẩu ở Nội các.
Xây đắp tỉnh thành Hưng Yên.
(ở địa phận tổng An Tảo, huyện Kim Động, từ mặt trước đến mặt sau 137 trượng 4 thước, từ mặt tả đến mặt hữu 147 trượng 4 thước).
Tuần phủ Nguyễn Đức Nhuận tâu nói : ở thuộc hạt không có đá ong, nếu đi tìm mua ở nơi khác, đài tải nặng nhọc, không khỏi chậm trễ kéo dài. Vậy xin từ nay phàm tường thành, cửa thành, hào, cầu, nhà kho, nhà công có cần xây bó dùng gạch nung cho tiện. Lại tỉnh thành mới xây dựng, về cung miếu, kho tàng, nhà công, việc làm còn nhiều, xin tư đi Hà Nội, trích giao cho 10 người thợ mộc tinh xảo, ở cục Tạo tác Bắc Thành trước đốc suất dân thợ đã thuê đến làm công việc, xong cho về ngay. Vua y lời tâu ấy.
chính biên
đệ nhị kỷ - Quyển LXXxii
Thực lục về thánh tổ nhân hoàng đế
Nhâm thìn, Minh Mệnh thứ 13 [1832], mùa thu, tháng 7, ngày mồng một, làm lễ Thu hưởng.
Vua ra lệnh cho tỉnh Hải Dương mỗi năm chở đến tỉnh Quảng Yên 20.000 hộc thóc để chứa cho đủ.
Định lại ngạch nhân viên cung phụng ở lăng Thiên Thụ ((1) Lăng Gia Long.1) (nguyên ngạch Lễ bộ Lang trung 1 người, Tư vụ 4 người, Hộ bộ Tư khố 1 người, Công bộ Nội vụ phủ và Vũ khố Tư vụ đều 2 người, Lại bộ Cửu phẩm thư lại 2 người : đều do chức đang làm sung vào việc cung phụng ứng trực. Nay đổi Lễ bộ Lang trung 1 người, Chủ sự 1 người, Tư vụ 2 người, Nội vụ phủ Chủ sự 1 người, Cửu phẩm thư lại 1 người,Vũ khố Tư vụ 1 người, Cửu phẩm thư lại 1 người, Công bộ Tư vụ 1 người, Lại bộ, Hộ bộ mỗi bộ 1 người Bát phẩm thư lại. Lại mộ thêm 10 người dân ngoại tịch để sung bổ vào ngạch vị nhập lưu thư lại).
Sửa đắp đê công Thuận Trực ở phủ Thừa Thiên ( ở địa phận xã Hà Trung, huyện Phú Vinh, nguyên dài 541 trượng, 5 thước, trên mặt đê rộng 5 trượng, dưới chân đê rộng 7 trượng, cao 3 thước, từng bị mưa lụt đánh lở một đoạn dài 336 trượng).
Quy định số bạc thường trữ ở kho Hà Nội (Bắc Thành trước thường chứa là 30.000 lạng, nay định lại là 10.000 lạng còn thì chở về Kinh).
Rút về những lính đi tuần biển từ Nghệ An trở ra Bắc.
Thự Tuần phủ Quảng Yên là Lê Đạo Quảng tâu nói : “Qua sự do thám được tin rằng có nhiều thuyền giặc vẫn lén đậu ở Trúc Sơn cảng nhà Thanh giáp liền hải phận núi Ngọc ở Vạn Ninh. Tỉnh Quảng Đông cũng có binh thuyền tuần tiễu lùng bắt chẳng mấy ngày sẽ đến xin gia hạn 1 tháng để tuỳ cơ chặn bắt”. Vua chuẩn y.
Ban cấp “hàn thử xích” ((1) Hàn thử xích : tức là hàn thử biểu.1) cho 14 tỉnh từ Quảng Trị trở ra Bắc (Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hoa, Ninh Bình, Sơn Tây, Bắc Ninh, Nam Định, Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Yên, Hưng Hoá và Thái Nguyên). Tỉnh Tuyên Quang trước đã cấp hàn thử xích rồi, nhưng bị vỡ, nay cũng sai cấp lần nữa.
Vua bàn muốn khai đường cảng ((2) Đường cảng : đường thuỷ dùng để giao thông, vận tải.2) từ Quảng Trị trở ra Bắc, để tiện vận tải.
Sai thự Lang trung Nội vụ phủ là Nguyễn Đình Tân đi Nghệ An ; thự Lang trung bộ Hộ là Trần Tú Đĩnh đi Bình Trị, cả hai đều đem theo giám thành, hội với quan tỉnh sở tại cùng xem xét. Nghệ An từ đường sông ở phía trước tỉnh thành đến khe Lãnh Thuỷ đầu địa giới Thanh Hoa, Bình Trị từ khe Công Xa đến cảng Lai Cách (chỗ hai tỉnh giáp nhau) đoạn nào nhân cũ khơi thêm ra, đoạn nào nên tuỳ theo địa thế, khai riêng, xét rõ khó dễ, vẽ bản đồ dâng lên. Lại sai các tỉnh Hà Tĩnh, Thanh Hoa, Ninh Bình và Nam Định hoặc cứ dựa vào cảng cũ thuộc hạt mình hoặc nên khai mới, xem kỹ địa thế trù tính tâu lên.
Khi bọn Đình Tân về tâu trả lời, các tỉnh cũng lần lượt vào tâu, thì từ tỉnh Hà Tĩnh trở ra ngoài, địa thế có thể khơi được, duy đường cảng ở Bình Trị có núi Chấn Sơn chắn ngang, đã đào thử, nhưng khó làm được.
Vua bảo quần thần rằng : “Việc vận tải đường biển sóng gió bất trắc, thực không phải là kế vạn toàn, ta lúc đầu nghĩ khai đường cảng là muốn làm lợi vô cùng cho nghìn muôn đời sau. Nay cứ lời tâu thì một đoạn ở núi Chấn Sơn thuộc hai tinh Bình Trị công việc trọng đại chưa dễ làm thành được. Huống hồ một dải Hoành Sơn không có đường cảng có thể giao thông được. Từ tấn sở cửa Hà Tĩnh thông ra Quảng Bình không thể không lại phải đi đường biển. Vậy tất phải chế tạo thuyền hải vận và thuyền cảng vận mà thuyền cảng vận ra biển hoặc thuyền hải vận vào cảng lại phải chuyên đi chuyên lại càng không tiện lắm. Vậy công việc khơi đào hãy tạm đình lại”.
Đình Tân lại nói : “Tỉnh Nghệ An dịch khí đang lưu hành, giá gạo dẫu không cao lắm, nhưng nhà cửa trống không, phần nhiều phải bán rẻ súc sản, thậm chí có người phải bán con để sống qua ngày”.