PDF
GoogleDocs
[TABLE][TR][TH][MEDIA=googlepdf]0B_BqI2p4nMp8RjAyZXJtYjZRTFU[/MEDIA][/TH][TH][MEDIA=googledocs]1TE86HRloqQb6OX8TrwT4bLObFPC2wtAjHPua5Eq5_3A[/MEDIA][/TH][/TR][/TABLE]
Sơn lăng. Gặp hôm khí trời rét quá, mà núi lại nhiều hổ. Đêm có người tự trong núi, mặc áo đi bên cây, áo tơi sột sạt, một người lính đương ngủ, giật mình trở dậy, tưởng là hổ, lên tiếng kêu to, quân giữ cờ trống hoảng hốt, đánh trống liên thanh. Các dinh, các vệ ngờ là có biến, vội dàn khí giới, đều nổi trống hiệu để phòng bị. Hoàng khảo sai gọi loa truyền hỏi nhưng đương đêm huyên náo, không ai biết cả. Sáng ra hỏi duyên cớ, Hoàng khảo toan sai chém kẻ kêu càn, rồi Người lại nói : “Thiên hạ nay đã yên, nên dùng phép nhẹ” rồi cho giảm tội. Nay lũ Lê Phước Phú, nên xử nhẹ thôi”. Vua liền xuống dụ : “Trong quân việc cấm ban đêm kỷ luật rất nghiêm, huống chi chỗ loan giá đã đóng, càng nên nghiêm túc yên tĩnh. Năm trước khi đi tuần du đã định rõ điều lệ nghiêm ngặt ban bố ra rồi. Vậy mà nay còn có sự đang đêm làm kinh động như thế. Đáng lý phải xử trí bằng quân luật, nhưng lại nghĩ việc huyên náo ấy chỉ ở trong một thuyền. Còn ngoài khác đều yên lặng, chưa đến kinh động nên chưa nỡ vội đem chém họ ngay trong khi đang theo đi. Vậy gia ơn cho : Lê Phước Phú trảm giam hậu, Nguyễn Đình Vũ phát vãng làm nô cho quan binh ở đồn bảo Quảng Ngãi ; đội trưởng và quân lính 13 người ở trong thuyền đeo gông nặng 2 tháng, khi hết hạn đem đánh 100 hồng côn, rồi đưa ra dinh Thần cơ làm lính. Chuyên quản Cai đội Nguyễn Cửu Ngọ cho cách lưu, kiêm quản Vệ úy Nguyễn Trọng Tính giáng 4 cấp lưu ; Thống quản thân binh đại viên Nguyễn Tăng Minh phạt 6 tháng lương, bọn tuần tra quản vệ Trương Văn Hậu, Tống Viết Trì và Phan Văn Song đều phạt 3 tháng lương. ấy là châm chước tội tình cho xử nhẹ. Từ đây về sau, khi vua đi chơi nếu lại xảy việc tương tự như thế, thì tất chiếu theo điều lệ năm trước, đem chém ngay kẻ phạm tội, và cũng trị tội nặng những người cai quản”.
Chuẩn định từ đây về sau, hằng năm phái lính thú ra 5 tỉnh lớn Bắc Kỳ mỗi tỉnh biền binh đều 1 vệ : Kinh binh nhị vệ thì đồn thú Hà Nội, Nam Định ; Nghệ An Thần bet365 việt nam_tỷ số trực tuyến bet365_bet365 như thế nào nhị vệ thì đồn thú Sơn Tây, Bắc Ninh ; Thanh Hoa Thần bet365 việt nam_tỷ số trực tuyến bet365_bet365 như thế nào nhất vệ thì đồn thú Hải Dương. Kinh binh thay phiên vào tháng giêng ; Thanh, Nghệ binh thay phiên vào tháng 11. Còn Kinh binh tứ vệ và Thanh Nghệ binh ngũ vệ đã đi thú trước cùng với vệ Hùng dũng đồn thú ở Hà Nội đã lâu đến kỳ thay phiên đều rút về hàng ngũ. Lại cho rằng địa phương Thanh, Nghệ đã yên, cũng cho Kinh binh nhị vệ rút về không phải đi thú thay nữa.
Sai đúc quả ấn bằng bạc 7 thành((1) Bảy thành : tỷ lệ hợp kim : bạc có 7 phần, đồng 3 phần.1) nặng 5.000 lạng, và đúc tiền “Minh Mệnh phi long” hạng lớn hạng nhỏ.
Vua bảo bộ Hộ rằng : “Nước ta đúc tiền có hai thứ : đồng và kẽm. Dùng tiền kẽm, những nhà giàu không dám tích trữ, mà nước láng giềng đến buôn bán cũng không dám đem về. Tiền ấy dùng để lưu thông chẳng những lợi cho dân, mà cũng lợi cho nước. ấy là cái lợi tự nhiên. Nếu năm sáu mươi năm hơi có gãy nát thì đúc lại chẳng sao. Song, không có tiền đồng thì ức vạn năm sau làm sao mà biết được đại hiệu của nước. Xem như tiền “ngũ thù” đời Hán đến nay vẫn còn thế thì tiền đồng cũng không thể thiếu được.
Chế võ khí và cờ trạm cấp cho các trạm nam, bắc (mỗi trạm 20 giáo dài, 10 dao nhọn dài chuôi). Duy các trạm ở Hưng Yên, Quảng Yên, Hưng Hoá, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lạng Sơn và Cao Bằng số lính trạm có ít, mỗi trạm 10 giáo dài, 5 dao nhọn dài chuôi, cờ vải vàng mỗi trạm đều 1 lá, dài rộng đều 2 thước, viết tên trạm bằng chữ to. Khi đài đệ của công thì cầm khí giới ấy đi hộ tống.
Thự Tổng đốc Hải Yên là Nguyễn Công Trứ tâu nói : “Tỉnh Quảng Yên nhiều đất bỏ hoang, những chỗ có thể khai khẩu được hàng nghìn mẫu, duy có điều, dân ở đấy quen nghề đánh cá đi buôn, không thích làm ruộng. Vậy xin phỏng theo cách làm đồn điền xưa liệu phái lính thú, do nhà nước cấp cho lương ăn đồ dùng, sai đi khai khẩn cày cấy, chỗ nào nên phải đắp đê thì cho đắp lên. Đến lúc thu hoạch cứ số thóc làm được chia làm 3 phần, lấy 2 phần để vào kho, còn 1 phần cấp cho người vỡ ruộng. Sau khi thành ruộng, mộ dân lĩnh cấy, đánh thuế theo lệ công điền”.
Vua dụ sai Nguyễn Công Trứ phải thân đến tận nơi xem xét. Công Trứ liền hội đồng với thự Tuần phủ là Lê Đạo Quảng chọn chỗ đất khoảng khoát có thể cày cấy được ở ba xã Lưu Khê, Vị Dương (thuộc huyện Yên Hưng) và An Phong (thuộc huyện Hoa Phong) cộng 3.500 mẫu. Nghĩ xin đắp đê chống nước mặn, dài hơn 2.740 trượng, lấy lính thú tỉnh Quảng Yên và phái thêm lính cơ Hải Dương góp sức cùng làm. Khi đê đắp xong liệu cho lưu lại khai khẩn. Vua ưng thuận.
Thự Tuần phủ Quảng Yên là Lê Đạo Quảng đóng quân ở cửa biển Tán Hải, sai thí sai thổ Tri châu ở Vạn Ninh là Phan Văn Vị và thổ lại mục Phan Văn Bích đem lính thổ dõng đi tuần thám, đến núi Tây Tràng, gặp tên giặc thứ yếu phạm là Nguyễn Đình Thông giao chiến : bắt được, lại bắt được 4 chiếc thuyền cùng đồ đảng và khí giới của giặc. Còn 5 thuyền nữa nhằm hải phận nhà Thanh chạy trốn. Đạo Quảng đem sự trạng ấy tâu lên.
Vua khen, xuống chỉ dụ : chuẩn cho Phan Văn Vị, Phan Văn Bích đều được thực thụ ngay, những thổ dõng được thưởng chung 1.000 quan tiền.
Lãnh binh Hải Dương Nguyễn Văn Thành đem binh thuyền hội tiễu biển ở Quảng Yên, đi đến đồn Đồng Mô trùng trình không tiến. Thự Tổng đốc Nguyễn Công Trứ đem việc ấy hặc tâu lên. Thành liền bị cách chức.
Đổi định lệ thuế thân của dân các hạt từ Quảng Bình trở vào Nam (lệ trước sổ dân có chính hộ, khách hộ và các hạng : tráng quân, dân, cố, cùng, đào, dân đinh già, ốm. Phàm những kẻ có nhà ở hay ở ngụ cư và những dân không có ruộng công đều là khách hộ. Về chính hộ thì tráng hạng, mỗi năm nộp tiền thuế 1 quan 6 tiền, hạng quân 1 quan 4 tiền, hạng dân 1 quan 2 tiền. Về khách hộ : tráng hạng 1 quan 4 tiền, hạng quân 1 quan 2 tiền, hạng dân 1 quan. Tiền đầu lõi ((1) Tiền đầu lõi : tức tiền phí tổn về giang lạt dùng để xâu tiền đóng thành từng quan.1) mỗi hạng đều 1 tiền, dân đinh già ốm thì thu một nửa. Hạng cố, cùng, đào đều được miễn. Nay tước bỏ danh hiệu chính hộ và khách hộ gộp các hạng quân, dân, cố, cùng, đào làm tráng hạng. Tráng hạng có ruộng công thì mỗi năm nộp thuế 1 quan 4 tiền. Không có ruộng công, 1 quan 2 tiền. Tiền đầu lõi mỗi hạng đều 1 tiền. Dân đinh già ốm thu một nửa. Quan viên tử cũng như tráng hạng.
Gia Định có giặc biển Chà Và lén lút nổi lên ở tấn phận Long Hưng thuộc Vĩnh Long, cướp bóc bắt người đem đi. Quan Trấn thủ Lê Văn Nghĩa thân đem binh thuyền đuổi bắt. Việc đến tai vua, vua lại sai Trấn thủ Biên Hoà là Phạm Hữu Tâm, thự Trấn thủ Phiên An là Trần Hữu Thăng, đều đem binh thuyền hội tiễu. Giặc liền ra đảo Côn Lôn thuộc Phiên An, đón cướp các thuyền buôn, lại lên bờ đốt nhà, cướp của. Quan thành Gia Định vạch tên Trần Hữu Thăng mà tham hặc. Vua chuẩn cho cách lưu, hẹn ngày phải bắt được giặc.
Nhân đó vua nghĩ : Côn Lôn thủ ((2) Thủ : một vị trí quân sự có đặt quân đội để phòng thủ. Ngày nay Nam Bộ còn có tên đất Thủ Dầu Một, chính là nghĩa chữ thủ này.2) và Hà Tiên Phú Quốc thủ ((3) Như trên.3) đều là những nơi xung yếu, dân ở đông đúc, thế mà thường có giặc biển ẩn hiện. Liền truyền dụ cho quan thành chọn đất 2 chỗ thủ ấy, xây đặt pháo đài, liệu cấp súng đạn, khí giới, thuyền bè, phái quân đóng giữ. Những cư dân cũng cấp cho khí giới để cùng phòng giữ. Lại chuyển sức cho 5 trấn trong thành hạt, ra lệnh cho các làng sở tại ven biển đều sẵn sàng thuyền bè khí giới, nếu thấy thuyền giặc đến gần bờ, tức thì cùng nhau tiếp ứng góp sức đánh bắt. Rồi đó đội trưởng đội Phú Cường, sở Phú Quốc là Ngô Văn Thành cùng với giặc đánh nhau ở hòn Dừa, chém được mấy đầu giặc bắt được thuyền và súng ống khí giới của giặc. Quan thành đem việc tâu lên.
Vua nói : “Giặc ấy trước đã mấy lần nổi lên, ta đã nhiều lần nghiêm sức các Lãnh binh đuổi bắt, thế mà hơn hai tháng nay không hề bắt được một tên nào ! Nay Ngô Văn Thành là một tiểu hiệu, vậy mà hăng hái giết giặc, rất đáng khen”. Ngô Văn Thành được thưởng thụ ngay Chánh đội trưởng và thưởng cho 10 lạng bạc, những quân lính đi đánh trận đó đều được thưởng bạc có thứ bậc khác nhau.
Thự Tổng đốc tỉnh Hải Yên Nguyễn Công Trứ, tâu nói : “Trong tỉnh hạt, sông chia nhiều ngả quanh co khúc khuỷu, một dải biển đông có những 4 cửa biển (Ngải Am, Văn úc, Đồ Sơn, Trực Cát) mà cửa Đồ Sơn rất là xung yếu, cách tỉnh thành ước 1 ngày đường. Năm trước, có đặt đồn bảo Minh Liễn ở phía bắc cửa biển ấy, cắt quân canh giữ, nhưng không có thuyền đi biển. Gặp khi có giặc biển, tất phải chờ báo tỉnh phái bắt, thì chậm trễ không kịp việc. Vả lại về phía đông đồn bảo gần ngã ba sông, trên bờ có một quả đồi khoảng khoát có thể đặt xưởng đóng thuyền. Sau có một gò đất cao, có thể đóng thuỷ quân sư. Vậy xin liệu phát cho 3 chiếc vừa thuyền ô vừa thuyền lê đặt xưởng ở đấy, rồi chọn lấy một quản cơ hoặc phó quản, 6 suất đội, 200 lính tả quân, 100 thuỷ quân đến đóng đồn ở đó. Nếu thấy thuyền giặc thấp thoáng ngoài khơi tức thì một mặt phi báo, một mặt đuổi đánh, mới có thể khỏi sự chậm trễ, lỡ việc”. Vua nghe theo.
Thành Gia Định có viên Huấn đạo xin về cư tang. Quan thành xin chiểu theo lệ định năm Gia Long, về việc đốc học, trợ giáo có tang, cho về quê lo liệu việc tang trong 12 tháng. Vua y cho và ra lệnh từ nay, giáo thụ, huấn đạo cứ theo lệ này mà làm.
Lễ bộ tâu nói : “3 đội Nhất, Nhị, và Tam thuộc thự Thanh bình ở Kinh chỉ có 110 người, mộ chưa đủ số. Vậy xin lấy 100 người đặt làm 2 đội Nhất, Nhị, còn 10 người thì gộp với bọn ca nhi, 40 người ở các hạt, Nam Ngãi, Bình Phú (trước đã có chỉ mỗi hạt phải chọn 10 ca nhi đưa vào Kinh, giao cho Thanh bình thự tập diễn) đặt làm đội Tam. Vậy 110 người ngạch cũ đều cứ thường xuyên ứng trực, còn lũ ca nhi mới bổ xin chiếu theo các đội Tứ, Ngũ, Lục, Thất, Bát mới lập, hàng năm, nhằm năm kỳ lễ hưởng, đòi gọi tập hợp lại, làm lễ xong, cho về. Lại nữa những ca công ở các hạt, theo đòi nghề mọn vốn không có tài sản mà mỗi lần thay đổi đi về, không khỏi phí tổn. Vậy xin từ nay theo lệ gọi đến ban thứ đều chiếu theo từng ngày đường và cấp cho lương ăn. Phàm từ Hà Tĩnh ra Bắc, các dân xã có lệ hát cửa đình. Từ Quảng Nam vào Nam nếu quân và dân có hội, nhóm họp phường chèo, phường tuồng để biểu diễn thì cho phép những người trong các đội được thu lấy hai phần mười (2/10) trong số tiền thẻ thưởng mà người ca hát đã được, duy có tỉnh Bình Định, tỉnh Phú Yên số người ít hơn thì lấy một phần mười (1/10)”. Vua y theo.
Chuẩn định : ở hành cung các địa phương hằng năm hễ gặp 3 ngày lễ lớn và ngày ban lịch, ban chiếu cùng với những ngày rằm, ngày mồng một đều dùng những nhạc cụ nhỏ như đàn, sáo, để làm lễ ; còn ca vũ trước kia đã dùng thì đình chỉ mãi mãi. Mùa xuân, mùa thu, ngày đinh tế Văn miếu, dùng chuông trống và đồ nhạc cụ nhỏ thôi, không nên tấu đủ nhạc chương. Lại nữa trường tuyển duyệt và khi vận tải cầu gió, trước có hát xướng, nay cũng bỏ đi.
Các tỉnh Bắc Kỳ dâng sớ xin theo lệ cấp áo quần cho mộ binh cơ đội thuộc hạt. Hộ bộ bàn tâu, cho rằng biền binh Bắc Thành, theo lệ vẫn có thưởng cấp áo quần, vì cớ thống thuộc ở thành mà chia phái đi các trấn để bắt giặc thì vẫn là ra sức làm việc khó nhọc ở hạt khác. Bằng nay đã lệ thuộc bản tỉnh gần ở quê nhà, không như ngày trước nữa. Trong đó hạng lính mộ tuy có danh là người từ Quảng Bình trở vào Nam, nhưng thực ra có kẻ vì cha đi đồn thú, lấy vợ sinh ra, rồi ở lại quê mẹ, có kẻ đến ở ngụ cư đã lâu đã có nhà cửa vợ con tưởng cũng không khác gì người thổ trước. Huống chi biền binh ở Kinh và biền binh các hạt từ Ninh Bình vào Nam đều không được theo lệ, thưởng cấp áo quần. Như thế xin viện lệ cũ sao được ? Vậy xin phàm các biền binh đi thú từ Quảng Bình ra Bắc chỉ có lính cơ Định Man và tù phạm được dồn bổ làm lính thì vẫn được theo lệ trước, may quần áo cấp cho, còn đều đình chỉ hết.
Vậy y theo lời bàn ấy, lại cho rằng trước đây Kinh binh được phái đi thú các hạt, đã được cấp áo quần rồi, mà mùa đông trong năm lại được cấp đều một loạt nữa thế là lại trùng hai lần. Vậy chuẩn định từ nay, những Kinh binh phái đi lưu thú các hạt nếu vào những tháng xuân, hạ, thu đã cấp quần áo một lần rồi thì đến tháng đông phải đình chỉ. Gián hoặc đến mùa đông năm sau còn ở đồn thú chưa được đổi về thì mới được cấp theo lệ.
Sai hai tỉnh Phú Yên, Bình Hoà sửa sang đường sá.
Vua dụ bộ Công rằng : “Phú Yên, Bình Hoà, đường cái quan nhiều chỗ núi cao, lính trạm leo trèo, nhân dân đi lại, có nhiều sự khó khăn trở ngại, nên theo địa thế sửa chữa để tiện đi lại. Vậy truyền lệnh cho các quan địa phương xét xem địa phận hạt mình, chỗ nào có đá lớn ngăn trở, thì đốt cho nát phá bỏ đi, cốt rộng từ 4 – 5 thước trở lên, đủ đi lại được ; chỗ nào vì nước mưa lụt chảy xói, lâu ngày trũng sâu, thì đá lấp đầy, hoặc xây thành bậc, cho được bằng phẳng, rồi uỷ cho phủ huyện thuê dân làm, trả công ưu hậu bằng tiền và gạo, rộng cho thời hạn, cốt được thành công để ích lợi lâu dài”. Vua lại cho rằng đất tỉnh Phú Yên, Bình Hoà, Bình Thuận có nhiều rừng núi, thường có thú dữ làm hại, ra lệnh cho sở tại xét trong địa hạt có đường trạm nào nhiều thú dữ, thì cấp cho 5 khẩu súng điểu sang, máy Trung Quốc và mỗi khẩu kèm theo thuốc đạn đủ 50 phát. Nếu có công văn quan trọng thì lính trạm liền đeo 1, 2 khẩu súng đi, gặp thú dữ, bắn liền, hết đạn sẽ lại cho tiếp tục lĩnh. Mỗi năm làm sổ kê một lần. Việc này ghi làm lệnh.
chính biên
đệ nhị kỷ - Quyển LXXxV
Thực lục về thánh tổ nhân hoàng đế
Nhâm thìn, năm Minh Mệnh thứ 13 [1832], mùa đông tháng 10, ngày mồng 1.
Làm lễ Đông hưởng. Bấy giờ mưa to, những quan bồi tế và chấp sự đều bị mưa ướt át. Tế xong, vua thưởng cho bạc và lụa có thứ bậc. Trần Văn Năng, Phan Văn Thuý và Nguyễn Văn Xuân đều ngoài 70 tuổi, thưởng thêm cho mỗi người 1 đồng kim tiền Phi long nhỏ. Nội vụ phủ chọn sa, đoạn trong kho đem thưởng, có tấm đã giặt đi rồi. Vua liền sai đổi tấm khác, mà bảo Nội các : “Giặt áo để đi chầu, người xưa lấy làm bần tiện. Ta đã 2, 3 lần bảo tận mặt : phàm những phẩm vật thưởng cho các quan nên chọn thứ tốt đẹp. Nay Thị lang Nội vụ phủ là Trần Chấn lại làm như vậy, rất không hợp ý ta ưu đãi các quan”. Vua bèn giáng Chấn 2 cấp, những chủ thủ đều phạt roi.
Chuẩn định từ nay về sau, đường quan ở các nha Bộ, Viện, ngày thường vào chầu, cho đem theo bát, cửu phẩm thư lại để sai bảo. Hai bộ Lại, Binh mỗi bộ 3 người, bốn bộ Lễ, Hộ, Hình, Công, và Vũ khố đều 2 người, Đô sát viện 1 người, đều cấp cho thẻ bài bằng sừng để được đi lại ở cửa tả hữu Túc môn.
Đổi bổ Lang trung bộ Lễ là Bùi Ngọc Thành làm Thái thường tự Thiếu khanh, gia hàm Tự khanh, theo làm việc ở bộ Lễ.
Vua cho triệu bọn mới vào Hàn lâm là Tu soạn Phan Trước, Biên tu Nguyễn Văn Lý, Kiểm thảo Nguyễn Mậu Trạch, 11 người đến viện Tả đãi lậu, sai ứng chế((1) ứng chế : vâng theo mệnh lệnh nhà vua mà làm ra.1) làm bài “Tiều phu từ” ((2) Tiều phu từ : bài từ nói về người kiếm củi.2). Nhiều bài không lấy được.
Vua ngự triều, bảo Nội các rằng : “Lũ Phan Trước ứng chế, duy có một bài của Phạm Sĩ ái dẫu có xuất vận, nhưng còn khả quan ; còn thì như nếm sáp chẳng thấy mùi gì, hoặc đầy trên giấy những câu nói nhảm, thậm chí có kẻ viết không thành văn ! Vả lại lũ kia lúc mới đỗ thi Hội, sai làm bài thơ : “Hạ Vân đa kỳ phong”((1) Mây mùa hạ có nhiều ngọn kỳ lạ.1), lòng ta rất yêu học trò, nên không kể văn hay dở, đều một loạt thưởng cho kim tiền và ngân tiền, ấy là đặc ân mà thôi. Nay cất nhắc vào viện Hàn lâm, đã là người có chức phận, chẳng phải như hạng chưa làm quan, một khi mới sai ứng chế, vậy mà văn tự như thế, thì còn lấy gì để xứng đáng với chức làm chế cáo là văn chương nhà vua nữa ? Nội các ngươi nên truyền chỉ sức rõ cho lũ Phan Trước : từ nay nên đọc nhiều xem rộng, cần cù mài dũa khiến cho đức nghiệp văn chương ngày thêm tiến tới, để đợi khi ta nhàn rỗi, cho vời đến ứng chế, mới khỏi thẹn là hạng người khoa bảng. Nếu chỉ cầu may đỗ lấy một tý, đã lấy làm tự mãn thì thực phụ ý bồi dưỡng tác thành của ta nhiều lắm !”.
Vua bảo quan Thượng thư bộ binh Lê Văn Đức, rằng : “Trước giờ những người đỗ kỳ thi Hội, đều là người từ Nghệ An trở ra Bắc ; còn từ Quảng Bình vào Nam, phần nhiều không trúng cách. Nếu vì địa hạt không có mà lấy bừa đi, thì còn lấy gì để tỏ với thiên hạ là chí công được ? Vả lại đế đô là nơi văn vật quy tụ, mà sao sĩ tử trong kinh kỳ, sức học lại kém cỏi, không tiến, như thế ?”.
Đức thưa rằng : “Từ Nghệ An trở ra Bắc, văn chương chẳng phải đều tinh tuý, đẹp đẽ cả, song vì sĩ tử phần nhiều có gia sáo, cho nên dễ đỗ ; còn từ Quảng Bình trở vào Nam, chẳng phải không học rộng, chỉ vì văn thể chưa am luyện nên đến kỳ thi Hội, ít đỗ đó thôi. Thần trộm nghĩ : phép thi trước đây, thể văn phần nhiều hay theo sáo cũ, chưa được thật tốt”.
Vua nói : “Phép thi của Trung Quốc chỉ có 3 kỳ. Ta lại đặt thêm một kỳ “tứ lục”((2) Tứ lục : tức là thể văn biền ngẫu, mỗi vế có bốn chữ, sáu chữ đối nhau.2), nhưng văn làm từ chữ đến câu đều tầm thường, không đáng thi thố ra thực dụng. Sự học của Trung Quốc quý ở chỗ phát minh nghĩa lý, không cóp nhặt nói theo lời cũ. Cử nghiệp nước ta xưa nay chỉ cốt đọc thuộc bet365 việt nam_tỷ số trực tuyến bet365_bet365 như thế nào cũ, thầy lấy thế dạy, trò theo thế học, chuyên cần thuộc lòng, không có ý mới gì cả. ấy cũng là thói quen theo nhau, cho là không thế thì không đỗ được. Đến lúc đem dùng, chẳng khỏi thiếu sót. Vậy, nên một phen sửa chữa, mới phải”.
Định lệ cho dân 3 huyện Thừa Thiên, chăn nuôi trâu bò để tế tự. Hằng năm, chăn nuôi trâu đen, bò vàng, mỗi thứ 450 con ; mỗi thứ đực 300 con, cái 150 con. Trâu đen, hạn nuôi 4 năm, mỗi con trâu cái đẻ, lấy1 con ; bò vàng hạn nuôi 3 năm, mỗi con bò cái đẻ, cũng lấy 1 con. Thừa ra cho là của tư, nếu thiếu thì phải bồi đủ số. Những con trâu bò đẻ ra, hạn nuôi 6 năm, và định hạn mỗi con cái đẻ lấy 1 con, thiếu cũng phải đền. Cho 6 xã An Đô, Phụ ổ, Liễu Cốc, Mỹ Xuyên thượng, Mỹ Xuyên hạ, An Cựu thuộc huyện Hương Trà ; 11 xã Phú ốc, Sơn Công thượng, Lại Bằng, Cổ Bi, Hiền Sĩ, Phù Ninh, Thượng An, Bồ Điền, Đông Lâm thượng, Xuân Lộc, Sơn Qua thuộc huyện Quảng Điền ; 4 xã Lương Văn, Phù Bài, An Nông, Thần Phù thuộc huyện Phú Vinh : cứ 2 người nuôi 1 con được miễn tất cả các việc sai phái tạp dịch. Quan huyện sở tại đốc sức tổng trưởng, thời thường trông nom. Đến cuối năm, quan phủ cứ số nuôi cũ, số mới đẻ, số đã dùng, số hãy còn làm thành sổ bet365 việt nam_tỷ số trực tuyến bet365_bet365 như thế nào tâu lên. Trong số nếu có con trâu bò nào chết thì cứ tính chung mỗi năm trong 100 con, mà chết đến 5 con thì thôi, nếu từ 6 con trở ra thì phải đền theo số ; và chiếu theo lệ ngựa trạm chết, đem người chăn nuôi và lý trưởng phân biệt phạt đánh bằng roi. Nếu có dám cho vay mượn riêng thì chiếu theo lệ cho vay mượn riêng súc vật nhà nước mà bắt tội. Đến như trâu bò là đồ lễ vật để cúng tế, trước hết phải liệu chọn lấy những con dùng được : 20 con trâu đen đực, 20 con bò vàng đực, giao đội tể sinh tắm rửa, chăn nuôi, đến kỳ, mổ để tế, thiếu thì lại bù cho đủ.
Các thần công và đình thần dâng sớ nói : “Nay hoàng tử và hoàng nữ đã đến trăm, thực là điềm tốt mà các triều đại trước chưa có. Vậy xin đến mùa đông này, làm lễ mừng, để thoả lòng thần dân mong muốn”.
Vua dụ Nội các rằng : “Ta, trên nhờ trời đất giúp thương, tổ tiên để Phước, hơn bốn mươi tuổi đã đủ một trăm con. Chính hợp bài thơ chung tứ ((1) Chung tứ : thơ khen hậu phi vợ Văn Chương, có đức tốt đẻ được nhiều con. 1), mong được như ca lân chỉ ((2) Lân chỉ : thơ khen con cháu Văn Chương đều có tài đức.2), ngay như thần dân cũng khó được điều tốt lành ấy, huống chi lại là một việc mà các triều đại chưa có. Song tự ta xem ra thì chưa dám vội lấy làm điều mừng. Sao vậy ? Là vì, xem như nhà Chu, ông là Vương Quý, cha là Văn Vương, thế mà trong trăm con chưa chắc đã là hiền cả, huống chi triều ta dẫu có hoàng khảo Thế tổ Cao hoàng đế là bậc thánh triết rõ rệt, thực hơn hẳn Vương Quý. Còn bản thân ta : nhân đức nhỏ mọn mỏng manh, đâu dám ví với Văn Vương ! Đáng phải tu tỉnh để đón Phước để lại của tông xã, há nên càn dỡ khoe khoang là điềm lành ? Kính nghĩ, hoàng tổ Hiển tông Hiếu minh hoàng đế ta, con trai con gái có 146 người, con kế tự thì có Văn đức để giữ nước, còn các con khác, đều là trai hiền, gái thuận. Điều ấy có hơn họ Cơ nhà Chu. Ta chỉ có kêu khấn trời và tổ tiên rủ thương, giúp cho ngôi báu dài lâu, trăm con đều tốt, để nối được đức tốt ngày trước, thực là điều ta rất mong muốn. Vừa rồi đã nghĩ bài thơ để tỏ ý thiết tha mong ước của mình, cần gì phải khoe khoang là điềm lành đâu ? còn việc xin làm lễ mừng thì không cho, và không được xin nhàm nữa. Vậy đem chỉ dụ này và bài thơ ta đã làm ra khắc in chữ đỏ, ban cho hoàng tử, mọi tước công và đình thần cùng các tổng đốc, tuần phủ các tỉnh, mỗi người một bản, để cho đều biết ý ta”.
Thăng Viên ngoại lang bộ Hộ là Nguyễn Nhược Sơn, lên thự Nội vụ phủ Lang trung.
Thực thụ Phó vệ uý vệ Tuyển phong hậu dinh Thần bet365 việt nam_tỷ số trực tuyến bet365_bet365 như thế nào là Trần Hữu án làm Vệ uý, trật Tòng tam phẩm, sung làm Phó lãnh binh quan Hải Dương.
Vua dụ bộ Lễ rằng : “Lệ trước hằng năm, kính gặp 5 lễ hưởng ở Thái miếu ngày tết Nguyên đán và ngày tết Đoan dương, đối với 8 án tả hữu, các quan thừa tế đều đứng làm lễ ở dưới thềm. Đó là khi ta thân hành làm lễ thì nên như thế, còn khi chọn người tế thay thì đều là tôi con cả, chẳng nên có sự phân biệt. Vậy chuẩn định từ nay, hằng năm, 2 tế hưởng Xuân và Thu, và lễ tế Hợp hưởng vào những năm Sửu, Mão, Tỵ, Mùi, Dậu, Hợi, ta thân đến Thái miếu làm lễ, thì chỗ bái vị của quan thừa tế vẫn đặt ở dưới thềm như trước. Còn hai lễ tế hưởng Hạ và Đông và lễ tế Hợp hưởng vào những năm Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất cùng là những ngày tế Nguyên đán, Đoan dương hằng năm, theo lệ, sai quan tế thay, thì các quan thừa tế đều đứng trên thềm làm lễ. Còn 4 quan đại thần thừa tế, từ nay về sau, chuẩn cho cứ 2 quan văn và 2 quan võ. Lễ tế Nam Giao, có 8 án phụ. Trong các quan phân hiến dùng 4 viên đại thần, cũng cho lấy hai văn và hai võ. Các án tòng tự ((1) Những vị được thờ phụ, theo hưởng trong khi cúng tế.1) ở Thái miếu và Thế miếu : về các quan phân hiến ((2) Phân hiến : người phụ tế ở hai bên tả hữu, đối lại với “chánh hiến” là chủ tế.2) theo lệ trước, bên tả vu dùng quan võ, bên hữu vu dùng quan văn. Nay đặt lại : những án thân huân dùng quan to trong họ Tôn thất. Các án công thần văn thì dùng văn, võ thì dùng võ. Lấy việc này được ghi để làm lệnh”.
Chuẩn định : từ nay, gặp những lễ Khánh hạ hằng năm, uỷ viên các địa phương ở ngoài nên chọn phủ huyện hiện được thăng thụ mà chưa vào chầu thì sai đi. Đợi lễ Khánh hạ xong thì do quan Lại bộ đưa vào ra mắt. Nếu không có người được theo lệ vào chầu thì mới được lần lượt chọn người sai đi. Còn thông phán, kinh lịch, không nên sai đi. Duy có Lạng Sơn, Cao Bằng, chưa đặt các Tri phủ, Tri huyện, cho theo lệ cũ.
Quảng Nam nộp thuế vàng. Nội các hội đồng còn lại, dôi ra hơn 1 lạng, bèn đem việc ấy tâu lên.
Vua dụ bộ Hộ rằng : “Như thế hẳn do lại dịch và người coi kho, trong lúc thu thuế, cân nặng tay, để lấy chỗ ăn bớt, nếu để cả vào kho, chẳng hoá ra thiệt cho kẻ dưới mà lợi cho người trên ? Vậy, chuẩn cho xét sổ thuế năm nay đáng thu bao nhiêu, nếu còn thiếu thì đem số thừa kia trừ đi, bằng thừa thì để trừ vào sổ thuế sang năm”.
Hà Nội bắt được lũ giặc trốn là Nguyễn Kim Nghiêm và Nguyễn Văn Quản giết đi. Thưởng cho các bộ biền là Quản cơ cơ Trung chấn Thái Văn Hán và Quản phủ Vĩnh Tường Nguyễn Duy Trữ, mỗi người được kỷ lục 1 thứ, các biền binh 300 quan tiền, người báo 30 lạng bạc.
Chuẩn định : từ nay, những nhân viên Tôn thất can án phải giáng, đổi đi nơi khác, mà còn hậu bổ ở bộ thì chiểu lệ lương Tôn thất, cấp cho một nửa, đợi đến ngày được bổ, nếu lương theo phẩm không bằng lương Tôn thất, sẽ theo lệ cấp cho cả.
Điệu bổ : nguyên thự Đốc học Biên Hoà là Bùi Danh Kỳ, đi làm thự Đốc học Quảng Yên (Kỳ về chịu tang, hết hạn, đến bộ đợi bổ).
Định lệ treo cờ, bắn súng ở pháo đài Kim Dữ thuộc Hà Tiên (cờ vải vàng 1 lá rộng 5 thước 5 tấc, dài 6 thước 5 tấc. Gặp những ngày khánh tiết, và ngày rằm, mồng một, thì treo cờ. Định 6 năm thay 1 lần. Từ nay những thuyền đồng lớn từ Kinh phái đi, qua lại tấn sở, khi đậu lại, nếu trên thuyền có treo cờ vàng, bắn đại bác, thì trên pháo đài lập tức treo cờ vàng và bắn 3 phát đại bác. Nếu cả đoàn thuyền đều đến dẫu bắn súng nhiều nhưng trên cũng chỉ bắn 3 phát thôi. Còn thuyền ngoại quốc đến đỗ ở tấn sở lúc bỏ neo hay lúc nhổ neo, nếu có kéo cờ, bắn súng, thì không cứ cơ hiệu gì súng bắn nhiều hay ít, trên đài cũng chỉ bắn 3 phát, không cần kéo cờ).
Vua ban quế Thanh cho quần thần có thứ bậc khác nhau.
Triệu Tổng đốc Sơn - Hưng - Tuyên là Lê Đại Cương, Tổng đốc Thanh Hoa là Đoàn Văn Trường về Kinh đợi chỉ. Thăng : Tuần phủ Ninh Bình nguyên hàm Thị lang là Hồ Hựu, lên thự Tham tri bộ Binh ; Tuần phủ Sơn Tây, hộ lý ấn quan phòng Tổng đốc Sơn - Hưng - Tuyên ; Hiệp trấn Quảng Nam là Hoàng Công Tài lên thự Tham tri bộ Binh, Tuần phủ Ninh Bình ; Bố chính Thanh Hoa là Nguyễn Đăng Giai, hộ lý ấn quan phòng, Tuần phủ Thanh Hoa, vẫn kiêm làm việc Bố chính sứ. Tuần phủ Hải Dương thự lý ấn quan phòng Tổng đốc Hải An là Nguyễn Công Trứ, Tuần phủ Lạng Bình là Hoàng Văn Quyền và Tuần phủ Hưng Yên là Nguyễn Đức Nhuận, đều thăng thự hàm Tham tri bộ Binh, vẫn làm chức cũ.
Đổi trấn Thuận Thành làm phủ Ninh Thuận. Trước đây, đình thần dâng sớ nói : “Trấn Thuận Thành là nước Chiêm Thành xưa, thần phục triều đình hơn 200 năm nay, hằng năm dâng cống sản vật địa phương, nhân dân ở lẫn lộn với tỉnh Bình Thuận. Khoảng niên hiệu Gia Long (1802-1819) mới đặt ra quan chức, viên dịch, thấy thấm nhuần tai mắt, dần thành thói Kinh ; nếu thêm vào đó bằng chính trị và giáo hoá, dùng lối người Kinh thay thói người Hời thì không ngoài vài mươi năm, tưởng có thể không khác gì người Kinh vậy. Nay đương lúc nước nhà đã thống nhất, thanh danh văn hoá đã mở mang, tức như phủ Tương Dương ở Nghệ An ; phủ
Dãn cách tên bằng dấu phẩy(,).