0060.0078

Jan 12, 2016
0060.0078
  • PDF
    GoogleDocs

    :rose::rose::rose:

    cho. Còn ngoài ra, tất cả tòng phạm giặc cướp, cùng là những người can án tạp phạm và án mạng mà không cố ý hạ thủ, đều chuẩn cho ra thú thì tha, giao hồi dân quản thúc. Hạn định này kể từ tháng này đến cuối năm là hết”. Vua chuẩn y.


    Chín huyện thuộc hạt tỉnh Sơn Tây (Phù Ninh, Minh Nghĩa, Thạch Thất, Bất Bạt, Hạ Ba ((1) Sau đổi Hạ Hoà thuộc tỉnh Phú Thọ. Thực lục vì kiêng huý chữ Hoa, nên chép là Ba (Hạ Ba).1), Ba Khê ((2) Sau đổi Cẩm Khê thuộc tỉnh Phú Thọ. Thực lục cũng vì kiêng huý chữ Hoa, nên chép là Ba (Ba Khê).2), Thanh Ba, Phước Thọ, Mỹ Lương) trước kia bị giặc đốt phá cướp bóc dân gian nhiều người bị hại. Vua chuẩn cho tỉnh thần chia làm 3 hạng : hạng thiệt hại nhất thì miễn hết tiền và thóc thuế chính cung vụ hạ năm nay ; hạng thiệt hại hơi nặng thì giảm năm phần mười (5/10), hạng hơi nhẹ thì cho hoãn. Thuế năm trước còn đọng lại đều cho triển hạn cả.


    Cho Cai đội vệ Cẩm y là Nguyễn Tình Lộc làm Quản cơ, thự Phó vệ uý ở Tuyển phong Tiền vệ quân Thần bet365 việt nam_tỷ số trực tuyến bet365_bet365 như thế nào; Hồ Viết Ân làm Quản cơ, thự Phó vệ uý ở Tuyển phong Tả vệ đều lập tức đi đến Nghệ An, đốc suất vệ binh lưu thú ở đấy.


    Rút về các quân đi tuần biển của các tỉnh Bình Thuận, Khánh Hoà, Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi.


    Vua cho rằng : “Thời tiết sang thu đã lâu, tình thế thuyền quân tuần biển không ở lâu được, mà giặc biển Đồ Bà cũng lánh xa rồi, nên cho rút về”.


    Lại ra lệnh cho Cấm binh lần trước đã được phái đến Trấn Hải đài, đem thuyền mành, súng đạn đã lĩnh trước, rút về hàng ngũ cũ.


    Số ngạch voi chiến ở các địa phương phần nhiều thiếu. Sắc sai bộ Binh chọn 20 con voi chiến ở Kinh giải đi giao cho Hà Tĩnh 1 con, Nghệ An 6 con, Thanh Ba và Nam Định mỗi tỉnh 2 con, Hải Dương 4 con, Bắc Ninh 5 con. Còn 11 con voi cái thì giải giao : Hà Nội 2 con, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Khánh Hoà, Hà Tĩnh, Nghệ An, Ninh Bình, Sơn Tây, Hải Dương và Nam Định mỗi tỉnh đều 1 con.


    Ra lệnh cho tỉnh Ninh Bình dựng Văn miếu.


    Quy định số ngạch viên chủ thủ ở Nội vụ phủ.


    Chủ sự, Tư vụ đều 4 người, Bát Cửu phẩm thư lại đều 8 người, lấy người ở các nha thuộc Bộ, Tự, Viện, sung bổ vào (Ba bộ Lại, Lễ, Hình : Chủ sự, Tư vụ, Bát, Cửu phẩm thư lại đều 1 người. Bộ binh : Chủ sự, Tư vụ, Bát phẩm thư lại đều 1 người, Cửu phẩm thư lại 2 người. Ba tự : Thái thường, Quang lộc, Đại lý : Bát, Cửu phẩm thư lại đều 1 người. Viện Đô sát : Bát phẩm thư lại 1 người).


    Vị nhập lưu thư lại 40 người, lấy người ở Khâm thiên giám, Tào chính, Thừa Thiên phủ và các tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định sung bổ (Khâm thiên giám 2 người, Tào chính 4 người, Thừa Thiên, Bình Định đều 6 người ; Quảng Trị, Quảng Bình, Quảng Ngãi đều 5 người, Quảng Nam 7 người). Tất cả đều cứ 3 năm làm 1 khóa, bắt đầu từ ngày 1 tháng giêng năm nay đến cuối tháng 12, năm [Minh Mệnh] thứ 16 (1835) thì mãn khoá. Mỗi khi đến năm mãn khoá, thì các nha, các tỉnh phái người khác đến thay đổi. Đợi việc xét rõ kẻ giao, người thay xong rồi, nếu người đã mãn khoá ấy không có tình tệ sai trái thiếu thốn gì thì được thăng một bậc, do thuộc nha, thuộc tỉnh cũ bổ thu hết trước đi, nếu không có chỗ khuyết, thì chiếu theo phẩm trật được thăng, tâu xin đem làm ngoài ngạch, gặp lúc có chỗ khuyết thì bổ. Có người can lỗi bị phân xử, nhưng việc làm ấy là do sơ suất, lầm lẫn, cũng cho đều về để đợi bổ.


    Lại, trong khoá, gián hoặc có chỗ khuyết mà phải điền bổ, thì đến kỳ mãn khóa cũng cho thay đổi, nhưng chưa đủ ba năm thì không được thăng.


    Người xã Hoàng Đồng, châu Thoát Lãng, tỉnh Lạng Sơn là Hoàng Thị Trúc 19 tuổi có sắc đẹp, thổ ty Nguyễn Đình Thống muốn dâm ô, Thị Trúc không chịu bị Thống giết chết.


    Nguyên Trấn thủ Hoàng Văn Tài, Hiệp trấn Đào Đức Lung, Tham hiệp Dương Tam, theo lời xin của thân thuộc phạm nhân, Quản cơ cơ Lạng hùng Nguyễn Đình Hoảng (cháu họ Đình Thống) bỏ qua việc ấy, không xét hỏi. Thị Trúc phải ngậm oan 5 năm, đến bấy giờ mới phát hiện ra : Đào Đức Lung và Dương Tam vì có ý tha người có tội, đều phải tội lưu ((1) Lưu : tội phải đi đày.1) ; Hoàng Văn Tài đã bị giáng chức và đổi đi, phái vào Nam Kỳ để trổ sức làm việc, chuẩn cho đợi đến ngày xong việc công trở về, xem có công trạng gì hay không, sẽ lại xuống chỉ quyết định. Tên hung phạm Nguyễn Đình Thống phải trảm quyết. Nguyễn Đình Hoảng trái pháp luật cầu cạnh gửi gắp, bị phạt trượng và tội đồ ((2) Đồ : tội phải giam ở nhà tù và phải phục dịch các công việc.2).


    Vua cho rằng Thị Trúc là người có chí giữ được trinh tiết trong sạch đáng khen, ra lệnh cho bộ Lễ chiếu theo lệ, ban cho tấm biển để biểu dương.


    Tổng đốc Định - An Đặng Văn Thiêm tâu nói : “Tiền và thóc về thuế mùa hạ năm nay và thuế năm trước đọng lại hiện nay còn thiếu nhiều. Tựu trung có bọn tổng dịch ((3) Tổng dịch : chỉ bọn Cai tổng và Phó tổng.3) hay lại tư ((4) Lại tư : chỉ bọn nha lại ở các phủ, huyện….4), cố ý lươn khươn lòng thòng để mong được miễn ; hoặc giả có những hương hào, tổng mục, ngầm mưu giữ lại, không chịu đem nộp, há nên nhất khái xin hoãn ? Duy lúa vụ mùa năm nay, gần đây, vì bị lụt, sợ khó được mùa tất cả. Nếu thu thuế cả vào mùa đông thì nhân dân không khỏi khổ về chạy vạy. Vậy xin phàm các xã thôn trong sổ đinh có thư lại 2 ty Bố chính, án sát cùng lại dịch Cai phó tổng, thuộc lệ, ở các phủ huyện và những xã thôn trước sau không từng nộp bao giờ, đều kể từ mùa đông năm nay, nghiêm ngặt thu cho bằng đủ. Còn ngoài ra, người nào đã nộp mà còn thiếu thì chia thu làm 3 năm”.


    Vua cho lời tâu ấy là phải. Ra lệnh cho xét kỹ tình hình bị thuỷ tai, nặng thì triển hạn cho 3 năm, nhẹ thì chuẩn cho đến mùa hạ, mùa đông sang năm phải nộp cả.


    Con Vọng các Quản cơ Nguyễn Tiến Lượng là Nguyễn Văn Thái, dâng một tập biên chép các việc cũ. Vua sai Sử quán xem xét, lặt lượm và chép vào bet365 việt nam_tỷ số trực tuyến bet365_bet365 như thế nào. Thưởng cho Thái một cặp áo sa và 10 đồng ngân tiền Phi long hạng lớn.


    Trong Kinh kỳ gạo kém. Chuẩn cho Kinh binh và lại dịch, tiền lương tháng ấy, chiết đi 1 nửa cấp cho bằng thóc.


    Ra lệnh cho kho Vũ khố thử đúc 10.000 quan tiền “Minh Mệnh thông bảo” bằng kẽm. Khi đúc xong, tức thì căn cứ vào nhân công, vật liệu đã dùng làm việc đó mà liệt kê, dâng lên, để phòng khi có kê cứu và kiểm lại.


    Cho Tống Phước Trinh dòng dõi Khai quốc công thần, Luân quận công Tống Phước Trị, được tập ấm làm thứ Đội trưởng, coi giữ việc thờ tự.


    Đảng thổ phỉ Tuyên Quang : ngụy xưng Tuyên nghĩa đạo Tiễu bộ tướng quân là Lưu Trọng Chương và ngụy xưng Lôi Hà Tả đạo đại tướng quân là Hoàng Trinh Tuyên tập họp hơn 2.000 đồ đảng xâm lấn quấy rối đồn Đại Đồng ở Thu châu (giáp giới huyện Tây Quan, tỉnh Sơn Tây). Trước kia, nghịch Vân mưu đánh úp tỉnh thành Tuyên Quang, giao cho lũ tên Chương, đi đường khác chặn đường viện binh Sơn Tây. Khi Vân đã thua rồi, bọn Chương vẫn chưa biết, cho nên lại đến đây, quấy rối thêm.


    Tổng đốc Lê Văn Đức được tin báo, tức thì phái Lãnh binh Nguyễn Văn Quyền và Trần Hữu án cùng Quản cơ Hậu chấn là Nguyễn Hữu Du và Tri phủ Đoan Hùng là Nguyễn Đức Hoành đốc suất hơn 1.000 lính, dõng, 2 thớt voi chiến, chia đường ra đánh giáp lại, gặp giặc ở rừng xã Hoàng Loan, cả phá được địch : chém đầu giặc, thu được nhiều khí giới. Giặc chạy chốn về phía châu Lục Yên.


    Đức đem tin được trận tâu lên, và nói : “Tỉnh Tuyên Quang có 5 châu, 1 huyện, thổ ty, thổ mục như Ma Sĩ Huỳnh, Ma Doãn Cao ở châu Bảo Lạc ; Ma Trọng Đại, Nguyễn Thế Nga, Ma Tường Thường ở châu Vị Xuyên ; Lưu Trọng Chương, Hoàng Trinh Tuyên ở châu Lục Yên ; Nguyễn Quảng Khải, Hà Đức Thái, Ma Doãn Dưỡng, ở châu Đại Man ; hết thảy đều tụ họp đồ đảng, theo giặc, chịu quan chức của giặc cho nên vây cánh giặc nhiều tới 5, 6 nghìn người. Còn người không chịu theo giặc, duy có : thí sai Thổ tri huyện Nguyễn Văn Biểu, Thổ lại mục Lương Đình Thiêm ở huyện Hàm Yên ; Thổ tri châu Lương Bá Tuyển, Thổ lại mục Nguyễn Khắc Khoan ở Thu châu mà thôi.


    “Vả nay lũ giặc đang bị dồn dập tan vỡ, đáng nên thừa thắng, đuổi riết, nhưng đường núi nhiều ngả, cách trở sông ngòi, đã phái người theo hút do thám, thì ra giặc luôn mấy đêm xa đã chạy rồi. Đại binh dù có đi gấp đường, đuổi riết cũng không thể kịp được. Huống chi, từ tỉnh Tuyên Quang đến phố Vân Trung, châu Bảo Lạc, quân đi đến 14, 15 ngày đường, lương thực quân nhu, không tiện vận đi đường bộ, mà vận chuyển bằng đường thuỷ cũng rất chậm chạp khó khăn. Vậy xin tạm đình lại vài ngày cho quân nghỉ để dưỡng sức. Và phái quân hộ tống thuyền lương đi ngược lên trước, đợi Nguyễn Công Trứ tiến đến, tức thì cùng nhau bàn bạc chia đường đều tiến, trước hết đánh tan tổ giặc ở phố Vân Trung, rồi đánh rất dữ vào các châu Đại Man, Vị Xuyên và Lục Yên”.


    Vua dụ rằng : “Trước đây lũ giặc nổi lên, rông càn dữ tợn. Đại binh vừa đến Tuyên Quang, ra sức đánh tan được bọn lớn của tên đầu sỏ Nông Văn Vân ; nay phái ra một đạo quân phụ thuộc lại hay hăng hái tiến lên, đánh giết được bọn giặc còn rớt lại ở Thu châu. Quan quân đến đâu được đấy, rất đáng khen. Lê Văn Đức điều khiển trúng khớp. Vậy thì, trước kia dưới chỗ tên của Lê Văn Đức có ghi bị phân xử giáng phạt gì, nay cho khai phục hết cả. Nguyễn Văn Quyền, Trần Hữu án, Nguyễn Hữu Du, Nguyễn Đức Hoành mỗi người đều được thưởng 5 đồng ngân tiền Phi long hạng lớn. Những lính dõng và thủ hạ cùng đi trận ấy đều được thưởng chung 500 quan tiền.


    “Nay, quân quan được thắng lợi luôn, lũ giặc sợ bóng phải chạy tan. Nhưng các ngươi chưa bắt chém được tên đầu sỏ, còn chưa làm được hả lòng người. Lê Văn Đức và Nguyễn Công Trứ tức thì nên nhân đà thắng này, tiến quân mau chóng, đánh thắng vào tổ giặc ở phố Vân Trung, bắt chém tên giặc đầu sỏ là Nông Văn Vân và bọn tòng đảng là Ma Sĩ Huỳnh làm cho ra án mới là xong việc. Ta thể nào cũng hậu thưởng to hơn, ra ơn không tiếc.


    “Bọn Lương Bá Tuyển, Nguyễn Văn Biểu, Lương Đình Thiêm, Nguyễn Khắc Khoan trước sau đã không theo giặc, lại biết đốc suất thổ dõng, đi đánh giặc, thực là được việc. Vậy Lương Bá Tuyển gia thưởng cho hàm Tuyên uý đồng tri ; Nguyễn Văn Biểu tức thì thực thụ Thổ tri huyện, lại gia thưởng hàm Thổ tri phủ ; Lương Đình Thiêm và Nguyễn Khắc Khoan đều thưởng cho làm Thổ huyện thừa. Khi việc đã yên rồi, sẽ do tỉnh xét bổ.


    Cho Lê Văn Đức làm Tổng đốc tiễu bộ Tuyên Quang thổ phỉ quân vụ, cấp cho ấn quan phòng Tổng đốc tiễu bộ quân vụ ; Nguyễn Công Trứ làm Tham tán quân vụ.


    Vua sai Binh bộ truyền dụ Đức và Trứ rằng : “Từ trước đến nay, thổ ty nổi loạn, phần nhiều giỏi nghề bắn súng điểu sang, nhưng chẳng qua là chung ẩn nấp ở rừng núi rình chỗ hở bắn ra, nếu ở đồng bằng, đất rộng cũng không làm gì được,vậy không đáng lo. Nhưng chúng quen tính man rợ khó dạy ; phải nên sửa đổi dần dần để làm chước tốt về sau. Nay các châu Bảo Lạc, Vị Xuyên, Lục Yên và Đại Man làm càn, không theo phép tắc, lũ các ngươi thống lĩnh đại binh đi đánh, bọn giặc đã từng chạy tan trốn lẩn, nên nhân lúc uy thế quân ta lừng lẫy thế này, hễ đi đến chỗ nào, tức thì truyền bảo các thổ ty, thổ mục và thổ dân : người nào trước có lầm lạc theo giặc, nay muốn tìm đường sinh sống, giữ toàn vẹn cho bản thân và cả nhà thì đem hết súng điểu sang đến nộp ở cửa quân, sẽ được tha tội trước, rồi đều tha về yên nghiệp làm ăn, mãi mãi không cho lại làm súng điểu sang nữa. Người nào trái lệnh thì phải tội chết. Nếu cố ý cất giấu súng đi, thì lập tức sẽ bị đánh giết dữ dội đốt phá nhà cửa, không để sót một mống nào. Tất nhiên chúng sẽ sợ hãi uy thế quân ta, không dám không ra thú và đem súng đến nộp để khỏi sự nguy cấp trước mắt. Và ta có thể nhân đấy, để ý vỗ về, từ từ sửa chữa, khuyên chúng bán dao mua nghé. Cứ lần lượt làm dần, khiến chúng ngày một tập nhiễm thói Kinh, có thể giữ cho khỏi lo về sau. Nếu không kịp thời chỉnh đốn sửa chữa một phen ngay đi, thì sau khi việc đã yên rồi tất phải thêm phí thì giờ để xử trí một cách to chuyện. Lũ các ngươi phải khéo tính đấy !”.


    Đồ đảng thổ phỉ Tuyên Quang xâm lấn quấy rối đồn Đông Quông tỉnh Hưng Hoá.


    Thự Trấn phủ Ngô Huy Tuấn lại phái Lãnh binh Bùi Văn Đạo đem lính và voi hội với biền binh mà trước đã phái cùng đi đánh dẹp. Rồi Tuấn đem việc ấy tâu lên.


    Vua dụ rằng : “Đấy chẳng qua là cuộc xuẩn động lẻ tẻ. Nay nghe biết ở tỉnh Tuyên Quang, quan quân luôn được thắng lợi, bọn lớn của nghịch Vân đã chạy trốn ra bốn ngả, chắc chúng cũng tự tan vỡ, dù ta chẳng cần phải đánh. Các võ biền đã phái đi tiễu đó, nếu sớm dẹp yên ngay được thì thôi, bằng không thì ngươi nên tuân theo chỉ dụ trước, thân chính mình quản lĩnh lấy lính và voi, và họp tập lính thổ hiện nay ta vẫn dùng, đốc suất tiến lên dập tắt bọn giặc ấy đi, lấy lại 2 đồn Trấn Hà và Đông Quông, tất có trọng thưởng”.


    Nguyên Tri phủ phủ Tân Bình là Đinh Khắc Hài trước kia từ trong chỗ giặc ra, đến thú tại nơi Tướng quân và Tham tán, vua sai cấp công văn cho về Kinh, giao đình thần xét rõ tình trạng, đến đây tâu lên.


    Vua nói rằng : “Đương lúc nghịch Khôi mới làm phản, nếu Hài biết họp quân nghĩa dũng chống cự lại giặc, hoặc mắng giặc, không chịu khuất, thì ta tất phải xuống chỉ khen thưởng để khuyến khích. Nay xét lại Hài vừa mới kháng cự một lần, đã bị giặc bắt, rồi khuất mình hàng phục. Khép vào phép nước, thì tội đến chết chém, không thể chối được. Nhưng nghĩ : “Đấy là do Hài bị giặc bức bách, không phải là bản tâm, so với những kẻ cam tâm theo giặc, đến khi sức cùng, mới chịu đầu thú thì có khác. Vậy theo luật xử nhẹ hãy cách chức đợi xét. Rồi giao xuống bộ Lại, cho đi khổ sai, cho đua sức để chuộc tội”.


    Bố chính Đoàn Khiêm Quang và án sát Doãn Uẩn ở tỉnh Vĩnh Long tâu nói : “Sau khi lấy lại tỉnh thành, dân trong hạt và người nhà Thanh có nhiều người tình nguyện tự xuất của nhà, để giúp lương ăn cho quân, cộng được tiền hơn 2.280 quan, gạo 490 phương, thóc 100 hộc”.


    Vua dụ rằng : “Đương lúc Nam Kỳ có việc, thế mà họ biết sốt sắng vì việc nghĩa, vui lòng bỏ của nhà ra, số lương tuy ít, nhưng một lòng chân thành, thực đáng khen. Vả, hạt này được hưởng đã lâu, bỗng vì biến loạn không được yên nghiệp làm ăn, ta rất thương dân địa phương của ngươi. Của, nhà nước không thiếu, sao nỡ lấy của riêng đem chi dùng vào việc chung ? Có điều là nên xét tấm lòng thành của họ. Vậy các ngươi nên truyền cho họ đến họp ở công đường tuyên chỉ ban khen. Còn tiền và thóc gạo của những ai bỏ ra, đợi khi việc yên, sẽ trả lại đúng số. Và ra lệnh cho bộ Hộ ghi tên để liệu khen thưởng”.


    Quân quan ở quân thứ Gia Định đánh giặc ở thành Phiên An cũ, không hạ được.


    Trước đây, các đạo quân hội đồng mật bàn : trước hết cho biền binh tinh nhuệ chuẩn bị nhiều đồ đánh thành như thang mây ((1) Hán văn là “vân thê”, thứ thang cao có hai đợt, xếp lại được, đặt trên bục gỗ, dưới có sáu bánh xe để tiện di chuyển lưu động. Ngày trước dùng làm công cụ trong khi đánh thành.1), người bằng cỏ, hẹn đến ban đêm lúc canh một, từ trên ụ đất bốn mặt đều bắn súng lớn vào trong thành khiến cho giặc không dám lên. Đến canh ba, quan quân ngậm tăm lẻn vào nấp ở lòng hào, tùy cơ đánh phá. Đêm ấy vì hiệu lệnh không đều ; có người vừa vào đến bờ hào đã vội phóng ống phun lửa, có người đã đến lòng hào nấp mà bắn lên, có người đến chân thành trước, bắc thang trèo lên. Giặc ở trên thành dùng súng lớn, súng nhỏ bắn loạn xạ và lấy gỗ đá ném xuống. Quân ta, nhiều người bị thương và chết, phải rút lui.


    Các Tướng quân và Tham tán làm sớ tâu lên, xin chịu tội điều khiển lỡ làng.


    Vua dụ rằng : “Trận này, hiệu lệnh chưa thống nhất, đến nỗi không hạ được thành ! Các Tướng quân, Tham tán vẫn có chỗ không phải. Đến như quân lính có tổn hại nhiều, càng tỏ ra ba quân tuân lệnh, hăng hái tiến lên ; ta sao nỡ lấy điều ấy mà bắt tội các Tướng quân và Tham tán ?


    “Duy ta nghĩ : quân quan gần nay, vì nước đi đánh giặc ở nơi xa, nhiều lần thu được thắng lợi, nay sắp tới ngày nên công, mà gián hoặc có người bị thương và chết, thực đáng thương lắm ! Vậy người nào bị thương và chết trận ấy, tức thì chiếu theo nghị định trước mà ban thưởng, để yên ủi lòng quân sĩ căm thù giặc.


    “Lại nghe nói luỹ đài đã đắp, mặt trước còn để nhiều đất thừa, lũ giặc còn nhân lúc sơ hở, ra vào được, rất là thất bet365 việt nam_tỷ số trực tuyến bet365_bet365 như thế nào ! Vậy nên tức thì liệu tính đắp thêm lũy nhích gần dần vào, bao bọc lấy khoảng đất trống, hoặc đốt phá nhà cửa cây cối chỗ ấy đi, chớ để cho giặc lẻn ra, trông nhờ được một vật gì, thì tình thế giặc tất ngày càng cùng quẫn. Nay cơ hội đánh lấy cũng không thể hoãn được, chớ lấy lần này làm bận lòng ; nên làm thế nào để vỗ về binh lính, cổ võ quân nhân, khiến cho chí khí càng bền, không được thấy lâu ngày, sinh trễ biếng. Lại tuân theo các chỉ dụ trước, tìm nhiều cách đánh lấy thành trì ấy, cốt sao bắt và giết sạch tên nghịch Khôi và đồ đảng của nó, để cho tinh thần binh sĩ được khoan khoái. Các ngươi đều nên cố gắng, lại cố gắng thêm !”.


    Vua lại dụ Nội các rằng : “Ta cho quân sự là việc trọng đại nên việc bắt giặc ở Nam Kỳ, đã phái văn thần là Lê Đăng Doanh, Trương Minh Giảng làm Tham tán, lại cho Trương Phước Đĩnh và Trần Chấn theo làm Tán tương. Vậy, truyền chỉ sức hỏi lũ Đăng Doanh : từ khi đi tiễu đến nay, đã từng có lúc nào khoác áo giáp bền, cầm võ khí sắc, chính mình ra trận, tay giết được giặc không ? Nếu không, cũng không đủ trách lắm. Duy đến việc ngồi tính ở trong màn, mà quyết thắng trong vòng chốc lát ; hoặc đặt bày chước lạ, để thắng trận trong khoảng rất nhanh, thì là chức phận của mình, khó nói là không biết. Vậy cần đem các việc từ trước tới nay, ngày nào đã mưu tính được gì, đều tự tâu bày minh bạch, để ta biết hết tình trạng”.


    Cho Trần Hữu Thăng đã bị cách được khai phục chức hàm Quản cơ nhưng chuẩn cho theo nơi quân thứ Thảo nghịch Hữu đạo để sai phái.


    Trước đây, trận thắng ở Biên - Long, Thăng đua sức theo đi đánh, hăng hái xung phong, tỏ ra rất xuất sắc. Kịp khi tạm quyền phái Hiệp quản Hữu vệ dinh Thần cơ, Thăng lại hăng hái cố gắng. Lũ Tướng quân Nguyễn Văn Trọng đề đạt tâu lên. Vua khen, nên cho khai phục chức ấy, lại thưởng thêm ngân tiền Phi long hạng lớn và hạng nhỏ mỗi thứ 3 đồng.


    Nguyên Bảo hộ Chân Lạp là Bùi Đức Minh, trước đây, vì nhũng nhiễu, bị quan chức bên Phiên kiện, phải cách chức, giao cho quan ở thành ấy tra xét nghị tội, chưa xong thì bỗng nổi việc nghịch Khôi làm phản. Nhân đó, Minh trốn đi, đến bấy giờ tới Bình khấu đạo trình bày xin đua sức làm việc để chuộc tội. Các Tướng quân Trần Văn Năng tư về Bộ để đề đạt cho. Vua chuẩn cho Minh được tòng quân để sai phái.


    Vua dụ bộ Lại rằng : “Trước đây, nghịch Khôi ở tỉnh Phiên An làm phản, vạ lan ra các tỉnh lân cận, những giáo chức và lũ tá lĩnh, lại dịch ở phủ, huyện thuộc các tỉnh Gia Định, Biên Hoà, Vĩnh Long, Định Tường, An Giang và Hà Tiên, có nhiều người bỏ quan mà trốn, hoặc lén ẩn ở dân gian, hoặc bị giặc bắt được, thậm chí có kẻ bị giặc dỗ dành, cam lòng theo giặc. Tựu trung, những kẻ cam lòng theo giặc, tội không thể tha, và những kẻ bị giặc bắt được, vẫn phải tra xét để phân biệt. Duy nghĩ rằng : những tên trốn tránh, đương lúc bọn giặc lan tràn, lũ kia bé mọn, chống cự thế nào được nên phải lẩn trốn, xét ra cũng vì tình thế bắt buộc, không thể sao được không giống kẻ uốn mình theo giặc. Nếu nhất khái ghép vào pháp luật để trừng trị cả, thì trong ấy có người thanh liêm, tài cán siêng năng, được việc, không khỏi cùng mắc vào tội lỗi, cũng trái với bản ý ta mến tiếc nhân tài !


    “Vả, các tỉnh lần lượt lấy lại được, tuy đã phái nhiều người đi hậu bổ, nhưng phần đông là tay mới chưa quen. Bây giờ chính là lúc đương cần người làm việc. Vậy dụ cho Đốc, Phủ, Bố, án, xét rõ các hạng người trong hạt, người nào trước đã trốn tránh, nay hiện về tỉnh, gần đây bấu víu vào đâu. Và xét kỹ xem ai là người thanh liêm, tài cán siêng năng, được việc, ngày thường vẫn được nhân dân tin yêu, tức thì kê tên làm thành án bet365 việt nam_tỷ số trực tuyến bet365_bet365 như thế nào tâu lên để đợi chỉ. Ngoài ra, những kẻ tham nhũng, ươn kém cũng làm danh bet365 việt nam_tỷ số trực tuyến bet365_bet365 như thế nào riêng, đợi chỉ để trừng trị”.


    Quản đạo Quang Hoá là Nguyễn Túc tập hợp đốc suất quân nhân bắt được ngụy Cai đội Phạm Văn Văn và bọn ngụy phạm người Thanh hơn 360 tên luôn với khí giới ở Xỉ Khê, áp giải đến quân thứ Gia Định.


    Thị vệ Phạm Văn Đạt từ Nam Kỳ về đem việc ấy tâu lên. Vua dụ truyền Tổng đốc Nguyễn Văn Trọng, Tuần phủ Hà Duy Phiên xét rõ sự trạng tâu lên, để liệu khen thưởng. Còn những người Thanh đã bắt được ở trong bọn ấy, có tên nào chịu chức tước của giặc và hung tợn thì trị tội trước. Còn các tên khác thì chia ra, cho lệ thuộc vào dân xã sở tại nhưng phải quản thúc nghiêm ngặt, tuỳ việc sai khiến đợi sau tra xét rõ, xem có theo giặc hay không, chia riêng ra làm thành tập tâu lên.


    Sau đó, Nguyễn Túc bị tên phạm đã bị bắt chiêu xưng rằng Túc chịu chức của giặc, làm Đô quản lĩnh suất Hữu khuông vệ. án xử chém, tâu lên.


    Vua nghĩ rằng, Túc đã sớm biết quay đầu quy thuận dự có công trạng, bèn gia ơn giáng làm Đội trưởng, phát vãng quân thứ, đua sức làm việc để chuộc tội.


    Thị vệ Nguyễn Văn Huyên trước kia, được phái đi theo Thảo nghịch Hữu đạo để đánh giặc. Huyên tự tiện lấy của thủ phạm Hồ Văn Hãn 400 quan tiền, lại mượn lính vệ Thần oai cho theo đi bắt phạm nhân tìm tang vật. Những việc ấy bị người phát giác, tố cáo. Quản thị vệ Lê Thuận Tĩnh nghe thấy, đem hết duyên do hặc tâu.


    Vua liền phê sai lũ Nguyễn Văn Trọng, Trương Minh Giảng và Hoàng Đăng Thuận xét rõ, tức thì đem Nguyễn Văn Huyên chém đầu, bêu lên cho mọi người biết.


    Lại dụ các Tướng quân và Tham tán ở quân thứ rằng : “Nguyễn Văn Huyên theo đi đánh giặc ở quân thứ, chính ở dưới quyền thống thuộc của các Tướng quân và Tham tán, dám coi thường pháp luật, làm bậy như vậy, há không phải là bởi kỷ luật không nghiêm đến nỗi thế à ? Lại nữa, quân quan hiện đương đi đánh giặc, thế mà vệ Thần oai dám đem quân lính cho người khác mượn, để cùng đi cướp của, thì trách nhiệm dạy bảo quân lính ở đâu. Viên Quản vệ nên lập tức chỉ đích tên mà nghiêm hặc để trừng trị.


    “Vả, nay lũ giặc cố chết bám giữ cô thành, ta đã chưa hay tìm cách dành lại, thế tất cầm cự kéo dài, sợ quân ta dần dần sinh lòng biếng nhác, hoặc có kẻ ra ngoài trái phép, làm bậy, chứ chẳng phải một mình Nguyễn Văn Huyên thôi đâu. Vậy phải làm thế nào, vỗ về cho khéo, dạy bảo cho nghiêm, để cho quân đội được nghiêm túc.


    “Lại, nay đã đắp luỹ cố giữ, làm kế cầm cự lâu dài. Trong khi mưa nắng, quân ta ngày đêm canh giữ, cũng nên có điều độ cho đỡ khó nhọc. Chuẩn cho chiếu theo số tướng, biền, binh, dõng dự chiến ấy, chia làm 2 ban, mỗi 1 ngày đêm luân lưu thay đổi. Người đến lượt thì mang súng ống, khí giới, cứ theo địa phận tấn sở mình mà canh phòng nghiêm ngặt. Người nào hết lượt thì nghỉ ngơi ở trong trại, để dưỡng sức, chớ để quân giặc có thể nhân lúc sơ hở, phá vỡ vòng vây, lại là không tốt.


    “Lại, gần bên luỹ quân, nếu có nhà tranh của dân gian thì dỡ bỏ đi, nhà tạm của quân nhân cũng nên làm cách nhau vài trượng để phòng hỏa hoạn bất ngờ do đạn súng nổ gây ra.


    “Và, nghe nói lũ giặc còn dám mở cửa thành, nhằm luỹ quân ta mà khiêu chiến hoặc lén ra bờ hào chống giữ, thì hình như chúng chưa sợ oai thế quân ta lắm, tưởng cũng là trách nhiệm của các Tướng quân. Vậy sao không cùng nhau hội đồng, mật chọn những quân tinh nhuệ mai phục sẵn trước, nếu quân giặc lén ra, tức thì sai một ít hương dõng dựa vào lũy, chống giữ, giả vờ làm cờ quạt không chỉnh, quân sắc không đều, nhử giặc dần dà đến gần lũy, rồi sau quân phục nổi lên, đánh úp, chặn lại mà giết. Giặc mất nanh vuốt, thì không người cùng giữ cô thành, chẳng phải đánh cũng tự tan vỡ”.


    Vua dụ Nội các rằng : “Tỉnh Gia Định đã chia đặt quan chức, mọi người đều sung vào chức vụ cả. Duy Tổng đốc Nguyễn Văn Trọng hiện đương chịu trách nhiệm đánh giặc. Vậy, truyền dụ cho Nguyễn Văn Trọng phải chuyên tâm vào việc quân. Còn Tuần phủ Hà Duy Phiên, Bố chính Hoàng Văn Đản, án sát Hoàng Văn Minh đều chiếu theo chức vụ làm việc. Phàm các tỉnh ở Kinh chuyển vận tiền, gạo, súng đạn đến và lần lượt thu được tiền lương ở kho, đều phải xét theo từng khoản, nếu có cần chi lương bổng và đồ quân nhu thì nên hội đồng, chiếu theo số khoản mà cấp. Từ trước đến nay, phàm món gì đã chi rồi, tức thì hội đồng làm sổ chi tiêu. Rồi từ khi tiếp tục làm trở về sau, xét theo từng tháng, đề ra khoản tiêu để có chuyên trách.


    “Đến như nguyên Phó lãnh binh bị cách lưu là Giả Tiến Chiêm, chuẩn cho vẫn ở trong quân, để đua sức làm việc, nhưng không được cung chức”.


    Tuần phủ Lạng Sơn - Cao Bằng là Hoàng Văn Quyền đem quân và voi từ Lạng Sơn tiến lên Cao Bằng đánh giặc.


    Trước đây, nghịch Vân đã bị quân quan Tuyên Quang đánh bại. Vân lại đốc suất đồ đảng đến lấn tỉnh Cao Bằng. Thổ ty tỉnh ấy là Bế Văn Cận và Bế Văn Huyền đều theo giặc. Vân bèn lấn bức tỉnh thành. Nhà công và nhà dân ở ngoài thành đều bị đốt phá cướp bóc hết. Tỉnh thần là Bùi Tăng Huy và Phạm Đình Trạc, lại phi tư, cáo cấp. Quyền lập tức ngày hôm ấy, tiến quân ra và làm sớ tâu lên. Và xin chiếu theo số thổ ty, thổ hào và thổ dõng đã tòng quân mà liệu lượng cấp cho lương tháng.


    Vua dụ cấp cho mỗi người mỗi tháng tiền 1 quan, gạo 1 phương. Sau này, có ai tình nguyện tòng quân sẽ chiếu theo lệ ấy mà cấp.


    Lại sai Hiệu uý vệ Cẩm y là Nguyễn Văn Lễ đi làm việc bắt giặc.


    Thự Lại khoa Cấp sự trung Cao Phục Lễ, trước kia, vâng lệnh đi coi việc hành hình thân thích bè đảng nghịch Khôi. Vừa gặp lúc có việc biến động, Lễ tâu xin cùng Hoàng Văn Quyền đi đánh giặc.


    Vua ưng cho.


    Vua cho rằng : “Tỉnh Cao Bằng từ khi có cuộc biến động, trạm chạy nhọc nhằn, bèn cho các trạm ven đường : 8 trạm ở tỉnh Lạng Sơn, 2 trạm ở tỉnh Cao Bằng, bắt đầu từ mồng 1 tháng 9 trở về sau mỗi trạm mỗi tháng tiền 15 quan, gạo 10 phương ; khi việc yên thì thôi”.


    Tổng đốc đạo Tuyên Quang là Lê Văn Đức, Tham tán là Nguyễn Công Trứ từ tỉnh thành Tuyên Quang chia đường tiến đánh nghịch Vân.


    Trước kia, nghịch Vân đã thua, sai đồ đảng họp đóng ở đồn Phước Nghi, châu Đại Man và 2 bên bờ sông Gâm, mưu toan dàn quân để chống cự.


    Lũ Đức trước hết sai Lãnh binh Tuyên Quang là Trần Hữu án đốc suất hơn 200 biền binh, 3 chiếc thuyền lê, 3 chiếc bản thuyền trang bị làm thuyền chiến và 3 chiếc thuyền chở lương, đi từ sông Gâm đến đồn Phước Nghi. Quản cơ cơ Trung định là Vũ Tiến Mâu, Quản cơ cơ Hữu định là Nguyễn Văn Huấn và nguyên án sát bị cách, đi đua sức làm việc ở trong quân là Lê Bỉnh Trung đốc suất hơn 300 lính
  • Share This Page