0060.0094

14/1/16
0060.0094
  • PDF
    GoogleDocs

    cute_smiley15cute_smiley15cute_smiley15

    “Nay tại Kinh đã phái đi 2 đại đội, quan quân thuỷ và lục, thuyền bè và voi chiến khá nhiều, súng đạn và thuốc súng đầy đủ. Lại trưng điều binh dõng các tỉnh chỉ trong một tuần, có thể có tới hơn 10.000 kéo đến quân thứ. Hai đường thuỷ, lục cùng tiến, trước hãy thu phục lấy tỉnh Hà Tiên để chặt cánh tay phải của quân địch, rồi chỉnh đốn quân lữ, phấn chấn binh oai, một mặt từ An Giang kéo lên, một mặt từ Hà Tiên kéo đến, tập hợp hết thảy lực lượng binh, dõng và thuyền to, súng lớn của ta đều tiến lên giáp công, thì có thể quân Xiêm sẽ bị bắt hết và không còn lấy mảnh giáp, chiếc xe quay về được”.


    Lại mật dụ các Tướng quân, Tham tán ở quân thứ tỉnh Gia Định rằng : “Nay bè đảng giặc Khôi thế cùng liều giữ cô thành, có thể đợi thấy diệt vong được, nhưng nay biên thuỳ bỗng xảy có giặc, ta nên lo phòng bị trước. Vả xét ra mặt sau bên hữu thành có một con đường do cầu Tây Hoa có thể đi thông sang Nam Vang. Nơi đó rất hiểm yếu, nên liệu trích lấy 1 Quản cơ, 100 biền binh, 300 hương dõng và 15 thớt voi chiến, thiết lập một đồn ở đó, chuyển đến và bố trí vài chục cỗ súng quá sơn. Lại tập hợp nhiều dân phu ở lân cận, phụ vào việc chống giữ nghiêm ngặt phòng bị ; một là để chặn con đường tiến quân của giặc Xiêm, hai là để triệt con đường rút chạy của phản tặc. Phải phái người xa xa dò xét : nếu giặc Xiêm đem đại đội do đường này kéo vào, thì nên lập tức tăng thêm quan quân ngăn chặn, chớ để một tên giặc nào tìm đường tẩu thoát được”.


    Sai thự Tuần phủ Biên Hoà Vũ Quỳnh tập hợp lấy 1.000 hoặc bảy, tám trăm binh dõng và voi chiến thuộc tỉnh mình lập tức kéo ra Gia Định để theo các Tướng quân, Tham tán việc quân. Lại điều cả voi chiến ở 2 tỉnh Bình Thuận, Khánh Hoà, tập hợp quân thứ, lệ thuộc theo đi đánh dẹp.


    Các Tướng quân và Tham tán ở quân thứ Gia Định tâu nói : “Trong bọn ở trong thành ra thú có những kẻ theo đạo Gia Tô”.


    Vua dụ sai tha cho. Mỗi người được cấp 3 quan tiền, ngày ngày cho ra đầu nơi phụ quách kêu gọi đồng đảng : nếu có kẻ nào sớm biết quay đầu lại, thì không những được tha cả tội đi theo giặc, mà tội theo tả đạo từ trước cũng được bỏ qua không hỏi đến, khiến những kẻ khác trông đó cùng rủ nhau ra đầu hàng, để làm cho đảng giặc bị cô lập.


    Lại có nguỵ Điển quân là Lê Quang Tuấn ra thú, chuẩn cấp cho văn bằng làm Ngoại uỷ đội trưởng, theo tỉnh sai phái, lại cấp cho quần áo đẹp, cũng cho ra đầu phụ quách kêu gọi đồng đảng ra hàng.


    Vua lại sai truyền dụ các Tổng đốc, Tuần phủ, Bố chính, án sát 6 tỉnh : Gia Định, Biên Hoà, Vĩnh Long, Định Tường, An Giang, Hà Tiên rằng : “Quân dân 6 tỉnh Nam Kỳ vốn giữ tấm lòng tôn thân, sẵn có tinh thần trung nghĩa, trong đó có một vài kẻ trót đã theo đạo Gia Tô nhưng xét ra bản tâm họ chẳng qua vì tình cờ bị tả đạo mê hoặc nhưng thiên lương vẫn còn, chắc rằng lâu dần họ tự tỉnh ngộ, chứ đâu lại có lý nào khinh bỏ cha mẹ, làng nước mà theo loài khác ? Nên chày cho năm tháng để họ tự biến đổi lấy. Gần đây nghe nói các quan địa phương thừa hành không tốt nhất khái đều cấm đoán bài xích cả ! Lại có những bọn hư hỏng tạ sự dọa nạt, khiến họ phải sợ hãi bối rối không yên ! Thế không phải là ý sửa đổi phong tục dần dần.


    Các ngươi nên lập tức dụ khắp dân gian : đối với những kẻ đã trót theo đạo Gia Tô, không cần tra bắt để họ được yên thân làm ăn. Hoặc giả có kẻ trước đi nơi khác, hoặc sa ngã vào trong bọn giặc cướp, nên biết đem mình ra thú, thì đều được rộng tha tội trước, cho về ở nhà. Xóm làng sở tại không được chỉ trích ruồng rẫy. Những kẻ thân thuộc bà con đều nên báo cáo cho nhau biết, khiến họ sớm quay đầu về.


    Giặc Xiêm chia làm 2 đường xâm phạm đồn Châu Đốc, An Giang bị thất thủ.


    Trước đó, Lãnh binh An Giang Nguyễn Đăng Huyên đi hội với Tuần phủ Hà Tiên Trịnh Đường, án sát Đặng Văn Nguyên, Lãnh binh Bùi Công Lai đến đóng quân ở Trạo Khẩu. Kịp khi quân giặc ập đến, nó nhiều, ta ít, không địch nổi, phải lui quân về Châu Đốc, giặc thừa thắng, đuổi đánh. Lại có một cánh quân giặc từ thành Nam Vang thuận dòng xuôi xuống. Bố chính Đặng Văn Bằng, án sát Bùi Văn Lý bèn đem hết văn võ binh lính và chức dịch thuộc tỉnh cùng với bọn Đăng Huyên chạy ra sông Sa Đéc (phủ lỵ thành mới) để đợi quân cứu viện.


    Việc lên đến tai vua. Vua dụ rằng : “Sự quan hệ đến biên giới, các Tướng quân, Tham tán không biết dự phòng trước khi xảy ra việc, đến lúc được tin cấp báo, lại không thân đốc ngay đại đội binh thuyền đi phòng ngự, để biên thuỳ đến nỗi liên tiếp thất bại như vậy, thì tội ấy không thể chối được ! Nhưng nghĩ : trong lúc đương có việc quân, hãy cho các ngươi đới tội lập công. Trần Văn Năng theo ngay dụ trước, liệu để quan quân lưu lại, gồm với số hương dõng tăng bốn, năm nghìn người, đủ sung vào số chia ra phòng thủ ở Trường luỹ, còn bao nhiêu thì đem hợp ngay với đạo quân của Trương Minh Giảng và Nguyễn Xuân đã phái đi trước, dốc hết sức tinh nhuệ để cùng chống chọi, cốt đánh lui được quân giặc để chuộc tội trước, ở cầu Tây Hoa, phải vát thêm trọng binh, hoặc thôi thúc tập họp nhiều hương dõng, ngăn chặn con đường xung yếu ấy để tuyệt đường giặc vượt qua.


    “Đến như bọn Đặng Văn Bằng, Bùi Văn Lý và Nguyễn Đăng Huyên không cố giữ được tỉnh lỵ, để đến thất thủ thì cũng đều phải cách chức, nhưng chuẩn cho đới tội lập công.


    “Đặt các vệ hương dõng ở Bình Định và Phú Yên. Bình Định 2.000 người gọi là Kiêu võ, Hoàn võ, Kham võ, Tương võ, bốn vệ. Phú Yên, 500 người gọi là vệ Nghị võ. Mỗi vệ 10 đội, mỗi đội 50 người. Mỗi đội cử lấy một người làm đầu mục, cấp cho văn bằng làm Ngoại uỷ suất đội. Trong vệ chọn lấy một người được việc làm Cai tổng, cấp cho văn bằng làm Ngoại uỷ phó vệ, cấp cho khí giới lương bổng, tiền, gạo. (Ngoại uỷ phó vệ, lương mỗi tháng 3 quan tiền, 1 phương gạo, Ngoại uỷ suất đội lương mỗi tháng 1 quan tiền, 1 phương gạo, Hương dõng mỗi tháng tiền 1 quan, gạo 1 phương). Dùng Phó vệ uý vệ Phi kỵ Bùi Văn Thị thống suất vệ Kiêu võ. Cho Nguyễn Lương Huy và Lê Đình Trang, trước đã bị cách được khai phục làm Cấm binh Cai đội ; Nguyễn Lương Huy quyền sung làm Phó vệ uý vệ Hoàn võ ; Lê Đình Trang quyền sung làm Phó vệ uý vệ Kham võ. Cẩm y Hiệu uý, Nguyễn Như Ngữ quyền sung làm Phó vệ uý vệ Tương võ. Còn vệ Nghị võ thì lấy Quản cơ tỉnh Phú Yên quyền sung làm Vệ uý, hiệp cùng bọn Ngoại uỷ phó vệ, quản lĩnh các vệ hương dõng vào Nam Kỳ, theo các Tướng quân và Tham tán phân phái việc quân. Còn 4 vệ : Kiêu võ, Hoàn võ, Kham võ và Tương võ thì do tỉnh Bình Định phải chỉnh bị thuyền bè, nhằm ngày 19 theo đường thuỷ xuất phát, nếu thuyền tỉnh không đủ thì đi đường bộ. Từ Phú Yên đến Bình Thuận đều phải vát ngay thuyền để hộ tống. Vệ Nghị võ ở Phú Yên và vệ Nhuệ võ mới đặt ở Khánh Hoà, cũng do 2 tỉnh này thuê vát thuyền bè, đều đúng ngày ấy, cùng tiến đi, nếu còn thừa, thì ra lệnh do đường bộ đi gấp cho kịp cơ sự không được chậm trễ để lỡ việc. Sau vì sai phái đã nhiều người rồi, nên lại vời Nguyễn Lương Huy và Nguyễn Như Ngữ về Kinh đợi lệnh”.


    Tha thuế thân năm ấy cho 6 vệ Hùng võ, Dũng võ, Kiêu võ, Hoàn võ, Kham võ, Tương võ ở Bình Định và vệ Nghị võ ở Phú Yên, ai đã nộp rồi thì chiểu số trả lại. Vệ Nhuệ võ ở tỉnh Khánh Hoà, hễ có dân tráng sung vào cũng được miễn thuế thân.


    Vua dụ sai các tỉnh thần đi hiểu thị rằng : “Xứ Nam Kỳ có động, ở Kinh đô đã lập tức phái thuỷ, lục đại binh chia đi rồi, nhưng việc này quan hệ đến tình hình biên cương, cho nên không thể không nhờ đến sức dân tráng căm thù diệt giặc, ai cũng cùng một lòng ấy ! Vậy, nên làm thế nào vì nước quên nhọc, ra sức đánh giặc, sau khi việc yên, triều đình tất không hẹp về sự ban ơn. Các quản suất, sẽ được chiếu theo công trạng liệu lượng cất dùng, các hương dõng thì được lập tức thả cho về nghỉ, lại miễn thuế thân 3 năm”.


    Sai Hữu ty may cờ cấp cho sáu vệ : Hùng võ, Dũng võ, Kiêu võ, Hoàn võ, Kham võ, Tương võ ở Bình Định, vệ Nghị võ ở Phú Yên, vệ Nhuệ võ ở Khánh Hoà và vệ Thần võ ở Bình Thuận, cộng 9 vệ, mỗi vệ một lá. Lại trích ra 120 lá cờ đuôi nheo cũ của Vũ lâm Cấm binh, để cấp cho Bình Định 60 lá, Phú Yên, Khánh Hoà và Bình Thuận, mỗi tỉnh 20 lá.


    Thăng chức cho Thành thủ uý Thái Công Triều làm thự Chư quân Vệ uý vẫn quản lĩnh hương dõng, theo các Tướng quân, Tham tán phái đi làm việc quân ở An Giang.


    Nhân đó, vua bảo Hiệp biện Đại học sĩ Nguyễn Khoa Minh rằng : “Thái Công Triều cũng là một người khôn : khi giặc Khôi mới gây biến, Triều vì bị Khôi bức bách, bất đắc dĩ phải theo, nhưng sau đó biết hướng thuận quy chính, nhiều lần giết giặc lập công, Trẫm xét ra Triều thành thực, cho nên đã giáng chỉ cho khai phục làm Thành thủ uý, để cho yên lòng. Xưa, Thế tổ Cao hoàng đế đối với các hàng tướng Tây Sơn phần nhiều thu nạp để dùng. Phương chi Công Triều vốn là phần tử của triều đình ta, đã biết thực lòng giúp việc thì thưởng lục hắn cũng là phải”.


    Lại sai Tướng quân và Tham tán tuyên dụ Công Triều rằng : “Trước kia, ngươi lỡ làng theo giặc, chẳng qua bị bức bách vì ngọn lửa tàn ngược của giặc đó thôi, cho nên triều đình đã soi xét lòng ngươi, tha cho tội trước, lại cất nhắc vượt bậc và vợ con ngươi trước đây bị địa phương sở tại giam giữ, nhưng sau được tin ngươi đã quy thuận, nên cũng đã theo sắc chỉ tha ngay rồi. Ơn ban ưu hậu dường ấy, ngươi nên bội phần cảm kích, phấn khởi, ra sức đánh giặc, không những che được lỗi trước lại còn đón được phần hậu thưởng nữa”.


    Thự Tuần phủ Hưng Yên Trịnh Quang Khanh tâu nói : “Hai phủ Khoái Châu và Tiên Hưng trong tỉnh đều là nơi xung yếu, quan trọng, xin cho bố trí các cỗ súng lớn, lại xin mộ dân ngoại tịch từ Quảng Bình trở vào Nam đặt làm đội lính pháo thủ thuộc tỉnh”. Vua chuẩn y.


    Thăng : Lang trung bộ Hộ Phạm Thế Hiển làm thự Thái bộc tự khanh, biện lý công việc bộ Hộ ; Lại bộ Viên ngoại lang Nguyễn Tri Phương làm Hàn lâm viện Thị giảng học sĩ, sung là sự vụ Nội các ; Thanh Hoa đạo Giám sát ngự sử Lê Văn Trung làm thự Phủ thừa phủ Thừa Thiên.


    Tả tham tri bộ Binh là Nguyễn Trung Mậu bị bệnh, xin nghỉ giả hạn. Vua sai Tả thị lang bộ Hộ là Dương Văn Phong quyền làm sự vụ bộ Binh.


    Hai bộ Lại và Binh tâu dâng bản án Lê Văn Duyệt về việc đóng thuyền bè riêng, thế mà các viên phó phụ và các tào không ai vạch ra, do đấy hai bộ đã điều tra tên họ những quan chức can vào vụ án và nghị tội để giáng phạt.


    Vua bảo : “Lê Văn Duyệt là một đại tướng, có quyền chuyên coi công việc ngoài khổn, cậy công, kiêu ngạo, làm nhiều càn bậy, chứa đầy tội ác mới gây nên vạ lớn này. Tội hắn không phải chỉ một việc ấy thôi đâu, đợi sau này sẽ lại giáng chỉ thi hành. Còn bọn phó phụ và các tào ở thành trước đây vì sợ uy thế của hắn nên không dám ngăn cản, nay đều gia ơn rộng tha cho cả”.


    Tỉnh Định Tường làm bet365 việt nam_tỷ số trực tuyến bet365_bet365 như thế nào tâu về sự trạng ((1) Sự trạng : cũng như lý lịch.1) trước sau của văn thân và lại dịch trong tỉnh.


    Vua bảo bộ Lại rằng : “Thự Đốc học Hồ Văn Nghĩa và Giáo thụ Nguyễn Trung Nghĩa, hai người ấy, khi mới thu phục tỉnh thành, đốc suất môn đồ đi làm việc quân, nay xét thực trạng không có gì xuất sắc, nhưng khác hẳn với bọn chỉ một mực trốn tránh, cam tâm hàng giặc. Vậy chuẩn cho mỗi người đều thưởng gia 1 cấp, giao cho bộ ghi tên, đợi sau này có chỗ khuyết sẽ tâu xin thăng bổ. Còn các viên phủ, huyện, các giáo chức, các tá lĩnh, các lại dịch v.v… trước đã chạy trốn, nay mới ló đầu, cũng đều gia ân cho ở lại làm việc. Đến như những kẻ bị giặc bắt hiếp khiến phải theo đi làm việc, cũng gia ân giao tỉnh sai phái, trổ sức làm việc để chuộc tội”.


    Sai các tỉnh từ Hà Tĩnh trở ra Bắc, chế tạo ống phun lửa dự trữ để dùng (Nghệ An, Hà Nội và Nam Định đều 2.000 ống. Hà Tĩnh, Thanh Hoa, Ninh Bình, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hải Dương và Sơn Tây đều 1.000 ống. Hưng Hoá, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Quảng Yên, Lạng Sơn và Cao Bằng đều trên, dưới 5, 6 trăm ống).


    Vua cho rằng biền binh trong quân Thần bet365 việt nam_tỷ số trực tuyến bet365_bet365 như thế nào làm việc sai phái rất nhiều, nên đặt cho đầy đủ các chức viên về ngạch quản vệ để giúp việc đốc suất, bèn dụ các tỉnh Thanh Hoa, Nghệ An và Hà Tĩnh. Xét ngay xem các vệ Thần bet365 việt nam_tỷ số trực tuyến bet365_bet365 như thế nào trong tỉnh vệ nào chỉ có Vệ uý thì chọn cử thêm ngay một Phó vệ uý, vệ nào có Phó vệ uý, cũng chọn cử thêm một quyền sung Phó vệ uý nữa. Danh vị của chức này ở dưới hàng Phó vệ uý. Phải nêu tên ra mà bảo cử để tâu xin bổ dùng.


    Chuẩn định từ nay, những nhân viên, ấm thụ có ra làm việc, đều cho chiếu theo phẩm, chi lương.


    đặt các vệ hương dõng ở Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Trị, Quảng Ngãi và Quảng Bình. Thừa Thiên 2.000 người, gọi là Hùng dũng, Uy dũng, Tráng dũng và Võ dũng, bốn vệ ; Quảng Nam 2.000 người gọi là Phấn dũng, Kiện dũng, Cường dũng và Nghị dũng bốn vệ ; Quảng Trị 1.000 người, gọi là Nghĩa dũng và Trung dũng hai vệ ; Quảng Bình 500 người, gọi là vệ Kính dũng. Mỗi vệ đặt một Ngoại uỷ phó vệ, mỗi đội đặt một Ngoại uỷ suất đội, cấp cho tiền và lương theo như lệ của các vệ mới đặt ở Bình Định và Phú Yên, tất cả đều nhằm ngày 19 tháng này, phải gọi đến đông đủ để thao diễn phòng khi cần dùng (Thừa Thiên và Quảng Trị hội lại thao diễn ở Kinh đô, còn thì tỉnh nào tập ở tỉnh ấy). Những hương dõng này đều được miễn thuế thân năm nay.


    Vua dụ bộ Binh rằng : “Nay bỗng vì ngoài biên có động phải gọi đến dân binh. Đó vốn là một việc bất đắc dĩ. Nhưng nghĩ : cần vương, chống giặc, lòng người ai cũng như nhau. Phương chi hiện nay giá gạo hơi cao, nhân sự trưng điệu, cấp cho tiền lương để chi dùng, một là có thể nhờ kho trời mà có ăn, hai là có thể tập quên sự cần cù lao khổ. Vậy nay ra lệnh cho các quan địa phương đem ngay ý này truyền dụ cho mọi người biết, khiến họ đều thích làm việc nghĩa, gấp lo việc công, vui lòng làm việc. Sau khi việc yên, ắt sẽ liệu ban ơn lớn cùng hưởng Phước thái bình”.


    Vua nghĩ tỉnh thành Bình Định cũng là một nơi quan trọng, bèn mật dụ Tổng đốc Vũ Xuân Cẩn rằng : “Vừa rồi, vì ngoài biên có động, nên đã mấy lần trưng điệu dân dõng ở tỉnh nhiều rồi. Nay ngươi nên chiếu xem số binh hiện nay có đủ để phòng thủ tỉnh thành thì thôi, nếu không đủ thì nên gọi thêm dăm ba trăm dân dõng các nơi lân cận, cấp cho tiền, lương, khí giới, để phụ việc phòng thủ, đợi khi việc Nam Kỳ đã yên thì thả ngay cho về.


    “Lại thêm mật dò tình hình động tĩnh ở dân gian, nếu có một vài bọn càn bậy, đem lòng oán hờn, âm mưu gây sự thì nên liệu cơ dập ngay từ trước, không để cho nảy mầm. Nếu gây thành án lớn, thì ngươi mắc tội không nhẹ đâu !”.


    Binh thuyền của Tham tán Trương Minh Giảng và Nguyễn Xuân tiến đến giang phận thôn Phú An (thuộc đầu địa giới tỉnh An Giang). Bọn Tuần phủ, Bố chính, án sát, Lãnh binh ở 2 tỉnh An Giang và Hà Tiên đều chạy đến quân thứ. Bọn Giảng lập tức một mặt phi báo về quân thứ Gia Định xin thêm binh để hội tiễu, và xin điều thêm quân dân ở hai tỉnh Vĩnh Long Định Tường để tiếp ứng, một mặt phi tấu lên triều đình.


    Vua phê bảo rằng : “Đáng giận là lũ ngươi đã đi chậm, lại không đem đại quân đi, lấy gì mà chống giặc để mong tất thắng ? Vậy lũ ngươi nên gắng sức giết giặc, lập công, chứ không còn điều gì đáng dụ nữa !”.


    Vua sai truyền dụ các Tướng quân và Tham tán ở quân thứ Gia Định rằng : “Vừa rồi được tin giặc Xiêm vào cướp, xét địa đồ, thì các đường bộ chỉ có con đường cầu Tây Hoa có thể giao thông. Chỗ ấy rất là hiểm yếu. Ta đã hạ đụ bảo phải vát nhiều binh dõng, đặt đồn lập luỹ, nghiêm nhặt ngăn chặn rồi. Lại nghĩ : khi quân giặc đến đấy, gián hoặc có bọn vô lại đi dẫn đường cho giặc thì đối với con đường ấy, càng nên để ý đề phòng hơn nữa, nên không thể không dụ lại cho rõ ràng. Nay các ngươi nếu đã tuân theo dụ trước, đặt đồn phòng tấn ở đó rồi thì phải cho thật mười phần kiên cố, và đem nhiều đại bác chia đặt trên mặt đồn để sự phòng ngự được nghiêm mật. Lại nên phá cầu Tây Hoa, không đoái tiếc vì cầu ấy một khi bị cắt đứt thì hai bên đều là đất bùn, khó lòng mà đi. Giặc dù có hàng nghìn vạn quân cũng không thể vượt qua được. Như vậy thì có thể chặn được đường bộ của giặc chực kéo đến, ta được dồn sức về mặt đường thuỷ, nắm được thế thắng. Như thế thì lại càng đắc bet365 việt nam_tỷ số trực tuyến bet365_bet365 như thế nào, vậy các ngươi phải kính cẩn tuân theo.


    “Lại, trước đây, ở các cửa biển, đương mùa gió bấc thổi mạnh, thuyền giặc có kéo lại cũng chỉ đóng ở những giang phận như Kiên Giang thuộc Hà Tiên mà thôi, đến như các cửa biển từ Vĩnh Long và Định Tường trở vào, tưởng cũng khó nhòm ngó được. Nhưng việc phòng ngự cũng không nên sơ sài quá. Vậy truyền sức cho các chức thủ ngự ở các tấn sở phải vát thêm binh thuyền đi cho ra ngoài biển tuần tiễu, trông nom, nếu có sự gì quan trọng, khẩn cấp, thì phải phi báo ngay. Các ngươi nên phòng bị ngay đi thì mới giữ được khỏi lo”.


    Lại mật dụ các tỉnh thần Quảng Trị và Nghệ An rằng : “Nay Nam Kỳ xảy ra có giặc Xiêm, triều đình đã lập tức phái thêm đại binh đi tiễu ngự rồi, chắc rằng giặc man không dám vượt cõi mà vào gây sự. Nhưng nghĩ về miền Thượng ở hạt các ngươi xa xa tiếp giáp lân man ((1) Lân man : Man di ở láng giềng.1) không nên xao lãng đề phòng trước khi việc xảy. Vậy khi tờ dụ này đến, các ngươi lập tức mật uỷ cho những người mẫn cán đi trinh thám tận xa xa Quảng Trị thì lén đến chín châu Cam Lộ, lại sang bờ phía nam sông Khung ; Nghệ An thì chia đi Trấn Ninh và Trấn Tĩnh, cũng lại sang bờ phía nam sông Khung. Không có việc gì thì thôi, nếu có tình hình gì khác thì một mặt phi tấu lên triều đình, một mặt nghiêm chỉnh quân lính để phòng bị. Đó là việc quan hệ đến quân cơ, cốt phải mười phần cẩn thận, bí mật, nhất thiết không nên để lộ ra lời nói và nét mặt. Chủ yếu là phải lo tính một cách kín đáo”.


    Vua sai truyền dụ cho các Đốc, Phủ, Bố, án ở các tỉnh từ Hà Tĩnh trở ra Bắc, rằng : “Trước đây, giặc Khôi làm phản, các đội biền binh như Hồi lương, Bắc thuận và An thuận phần nhiều theo giặc, phàm các thân thuộc nhà chúng phải tội lây, gia sản các phạm nhân bị tra xét, niêm phong, các quan địa phương đều theo quê quán mà tra bắt và tịch ký rồi. Nay ta nghĩ những kẻ đi theo giặc, đã đành đáng phải tội nhưng trong đó có kẻ là yếu phạm, có kẻ là tòng phạm, tội trạng đều khác nhau mà trong thân thuộc của chúng lại có phụ nữ và nhi đồng là hạng không biết gì, thế mà nhất thiết bắt liên luỵ vào tù tội thì tình cũng đáng thương. Vậy nay chuẩn cho : phàm những thân thuộc của chính yếu phạm và thứ yếu phạm như bọn Nguyễn Văn Trắm (³½ ), Vũ Công Tước, hiện đã bắt được rồi thì cứ giam giữ, nếu còn sổng ở ngoài thì vẫn cứ nã bắt. Còn biền binh các đội tòng phạm và những hạng không phải là các đội ấy mà cũng dự phần theo giặc, trong đám thân thuộc hiện bị giam, nếu có phụ nữ thì đều tha ngay tất cả ; con trai từ 14 tuổi trở xuống thì giao cho Lý trưởng bảo lãnh để đợi sau sẽ làm án. Phụ nữ và đồng ấu nào chưa bắt được thì miễn truy nã. Đó là trong khi dùng oai, ta vẫn giữ lòng nhân ái, chước lượng ban ơn. Các ngươi nên nghiêm sức cho lại dịch nếu kẻ nào dám tạ sự yêu bet365 việt nam_tỷ số trực tuyến bet365_bet365 như thế nào, lần chần giam giữ thì sẽ bị tội”.










    Chính biên



    đệ nhị kỷ - quyển cxv



    thực lục về thánh tổ nhân hoàng đế



    Quý Tỵ, năm Minh Mệnh thứ 14 [1833], mùa đông, tháng 12. Chuẩn định : từ nay phàm các quan viên văn võ ở trong Kinh và ngoài các tỉnh, nếu đã bị cách, hay bãi chức, rồi lại được khai phục, cái án đã phải phạt bổng từ trước, mà nay chiết trừ chưa xong, thì bất luận là tội công hay tư, và những tội không chuẩn cho tra xét, chiết trừ ((1) Nguyên văn : “Bất chuẩn tra để”, ý nói tội nhân bị làm tội ngay chứ không xét xử hoặc cho lấy công trừ tội. 1), thì nay đều gia ơn rộng tha cho cả, nhưng sự chi lương bổng cứ chiếu phẩm hàm hiện làm chức gì thì chi theo chức ấy. Và kẻ nào bị sắc chỉ bắt về hưu trí hay phạm tư tội bị cách đuổi về, nếu có án phạt bổng trước mà chưa trừ, hay trừ chưa xong thì nay cũng miễn truy thu. Chuẩn định này được chép làm thành lệ.


    Đình việc đắp đê ở tỉnh Hưng Yên.


    Trước đây, đê Nhuế Dương, Sài Quất và Sài Thị bị vỡ. Vua sai lấy bản đồ để xem thấy hình thế đê này quanh co ngoắt ngoéo bị nước tràn vỡ, thực có lý do. Vua liền giáng chỉ hoãn việc sửa đắp. Lại dụ sai Tổng đốc Định - Yên Đặng Văn Thiêm hội đồng cùng thự Tuần phủ Trịnh Quang Khanh thân đi khám xét các đê điều trong hạt ; xem có chỗ nào vỡ lở, sạt đổ đoạn nào, nên nhân đê cũ đắp lại, hoặc đắp thành đê mới khác, thì theo ngay chương trình phòng ngừa nước sông mà làm. Lợi hại thế nào, nếu cớ định kiến xác thực thì làm thành tập tâu dâng vua biết.


    Đến đây, bọn Đặng Văn Thiêm tâu : “Nay đã khám xét hết cả các đê điều trong ngoài sông lớn sông nhỏ thuộc trong hạt, thấy những nơi nên đắp đê mới có 2 đoạn, những nơi đắp vào đê cũ có 3 đoạn, những nơi đắp phụ có 46 đoạn.


    “Còn ngoài ra những đoạn đê cũ nên bồi bổ thêm thì rất nhiều. Thần thiết nghĩ: Các đoạn đê hưu bao ngoài huyện Đông An hiện nay bị thế nước ở phía hữu sông Cái chảy xói vào, dù có đắp lại con đê công ở vòng trong chăng nữa, thì đất mới đắp chưa hoàn thổ, mà nước mùa thu vụt tràn lên, thiết tưởng cũng khó mà yên tâm được. Vả lại, những chỗ vỡ ở đê Sài Thị và Sài Quất, dòng nước chảy qua các cánh đồng, mỗi nơi đều thành một cái ngòi nhỏ, chảy qua các huyện Thiên Thi, Tiên Lữ và Phù Dung, nay hỏi những kỳ lão và Tổng lý sở tại đều nói : sửa đắp đê mới hay đê cũ, công trình nặng nhọc và phí tổn công khố cũng nhiều, thế mà khó nói trước được rằng có giữ được chắc chắn hay không. Nếu đổi ra làm việc khai sông thì nhân những đường nước chảy ấy mà mở rộng thêm : bề ngang độ trên dưới 5, 6 thước, chỗ nào cong queo thì đào cho thẳng, như vậy, không những bớt được chút ít phí tổn, mà lại có thể phân được thế nước và bớt được sự xô mạnh dồn xuống”.


    Sớ được giao xuống cho đình thần bàn lại. Họ cho rằng toàn hạt xứ Bắc Kỳ chỉ có một dải Nhị Hà, thế nước chảy rất mạnh, khởi từ sông Thao, sông Đà, sông Lô và sông Đáy ở thượng du, rồi đổ cả vào các cửa biển Nam Định. Tỉnh Hưng Yên thuộc về trung du, vả lại đê điều thuộc hạt này, ở phía tả sông, các huyện trên từ Đông An, Kim Động, dưới đến Tiên Lữ, Phù Dung ; ở phía hữu sông các huyện trên từ Hưng Nhân, dưới đến Duyên Hà v.v… dài hơn 21.390 trượng, mùa thu năm nay, nước dẫy, đê điều trong ngoài huyện Đông An bị vỡ đến 16 đoạn, huyện Phù Dung bị vỡ 2 đoạn, còn sứt mẻ sụt lở có rất nhiều chỗ không còn ra đê nữa ! Nay mùa đông khô ráo, nếu theo từng đoạn đắp lại mà có thể giữ được không phải lo, thì dẫu phí tổn đến hàng vạn, triều đình cũng không tiếc. Nhưng cứ xét những điều trình bày trong tập tấu và cả những điều dò hỏi nhân dân trong hạt thì tin rằng cũng không phải không có sở kiến. Vậy hẵng lấy sự gần mà xét xem : năm ngoái đê điều ở huyện Duy Tiên và Kim Bảng vừa mới ngừng đắp thì năm nay đất phù sa bồi vào làm cho đồng điền được phì nhiêu. Thực là một mối lợi lớn cho nông dân sở tại. Đó là một chứng nghiệm tỏ rằng có đê không có lợi bằng không có đê.


    Này, đặt ra đê điều là cốt vì dân, mà triều đình làm việc là cốt hợp với lòng dân, nay dân ở đấy đều muốn bỏ đê để đào sông, chắc đó là sự quan hệ đến lợi, hại trong thân gia của họ, tưởng họ đã tính toán kỹ càng, thì nên theo như sở nguyện của họ. Vậy phàm các đoạn đê hoặc công, tư, hoặc lớn, nhỏ ở hạt ấy nên đắp lại, hay đắp phụ, hoặc đắp bồi cũng đều hãy đình lại, không khởi công đắp nữa, thử để vụ mưa lụt sang năm xem tình hình ra sao sẽ lại bàn định. Đến như các sông, khe, ngòi, cừ, những dòng nước ở cánh đồng và đê điều ở hạ lưu, hoặc giả có chỗ nào nên khai đào nạo vét cho dòng nước được thông, có thể chia xẻ đổ ra sông cái, thì do các Tổng đốc, Tuần phủ khám xét cho xác thực : những công trình nhỏ thì vát dân sở tại làm gấp, còn công trình lớn thì phải đo lường, trù tính, tâu xin thi hành.


    Vua nói : “Một việc đê điều có quan hệ đến lợi hại của dân sinh, cho nên ta ngày đêm lo tính, mong tìm được phương kế tốt. Vả lại xét cả mọi dư luận để mong tập hợp được nhiều ý kiến mà làm thì việc mới vững chắc như bức thành. Nay cứ xét lời Phước nghị của đình thần, ta đã suy tính hai ba lần thấy cũng hợp lẽ, vậy chi bằng hãy tạm theo dân nguyện để đợi qua mùa mưa lụt sang năm, xét kỹ xem tình hình lợi hại thực tế ra sao, rồi sẽ lại trù tính mưu kế thiện hậu. Vậy ra lệnh cho bọn Đặng Văn Thiêm và Trịnh Quang Khanh tuyên cáo rõ ràng cho dân sở tại được biết: đình chỉ việc đắp đê, là cúi theo dân tình, chứ triều đình vốn không phải không quan tâm đến dân sự. Đến như những dòng nước các sông, ngòi và đê điều ở hạ lưu, chỗ nào nên khai đào, hay khơi thông, thì lập tức thân đi khám xét, chước lượng làm ngay và làm thế nào cho thế nước đổ cả ra sông, để thông ra biển thì sang năm dù có ngập lụt, cũng có thể chia bớt được sức nước, khiến chóng khô hạn, quyết không đến nỗi gây hại cho dân, trách nhiệm đó là ở các ngươi, quan chức địa phương, phải gia tâm sắp xếp”.


    Vua lại bảo Công bộ rằng : “Về việc đê điều ở Hưng Yên năm nay, cứ như lời Tổng đốc và Tuần phủ trước đây đã tâu thì dân bản hạt đều muốn đình chỉ công việc đắp đê, căn cứ vào lời đình thần lại xin hãy theo như sở nguyện của dân, ta đã hạ chiếu chỉ chuẩn cho làm theo lời bàn rồi. Nhân đó ta nghĩ : đê điều ở hạt này phần nhiều có những đoạn thấp trũng, sụt lở, không còn thành đê nữa. Nay đã đình chỉ sự đắp, nếu cứ hoàn toàn không sửa sang gì đến đê điều nữa, thì mùa thu sau đây nước lên to, một khi xung kích đê điều bị vỡ, thì sự thiệt hại tưởng không phải ít. Vậy, truyền dụ cho Đặng Văn Thiêm và Trịnh Quang Khanh lại theo từng đoạn đê, thân đi khám xét cho kỹ, hễ thấy có khúc đê nào ở hạ lưu không thành đê nữa, thì tuỳ hình thế : hoặc bạt đi, hoặc để lại 2 hay 3 thước, hoặc san thành bình địa, đến mùa xuân sang năm, cho các dân sở tại tuỳ sức đào lấy những đất ấy, sửa sang mà ở, khiến cho mùa nước sang năm dẫy lên đến đâu thì tiêu đi đến đấy, một loạt lưu thông, ngõ hầu không có cái lo vỡ đê nữa. Đó là lòng lo trước nghĩ sau của ta. Đặng Văn Thiêm, Trịnh Quang Khanh, lũ ngươi nên thể theo ý ta, hết sức thừa hành, khiến cho nhân dân một địa phương không một người nào phải thất vọng, mới không phụ cái trọng trách là kẻ chuyên việc ngoài khổn”.


    Thao diễn tượng trận. Vua ngự coi.


    Tổng đốc Hà - Ninh là Đoàn Văn Trường tâu xin phái Nguyễn Mậu Dị, Bát phẩm thư lại ở Phiên ty tạm quyền làm sự vụ huyện Từ Liêm.
  • Chia sẻ trang này