PDF
GoogleDocs
[TABLE][TR][TH][MEDIA=googlepdf]0B_BqI2p4nMp8M2xFdWZMd1ZQOHM[/MEDIA][/TH][TH][MEDIA=googledocs]10zM37b_zeOO3Wl5qY0z2AyqQ7RnU39mlWO2KBeArIjg[/MEDIA][/TH][/TR][/TABLE]
#0071.00006
Đánh máy: wonchou
ít lâu sau, ông tiếp chỉ triệu vào triều, làm quan đến Lễ-Bệ-Thị-Lang.
[ ]
NGHUYỄN – SẦN
Người làng Thượng-An-Quyết, huyện Từ-Liêm, tỉnh Hà-Nội. Hồi đó vua Lê-Trang-Tôn, mới Trung-Hưng ở phía Nam. Năm Giáp-Dần, niên hiệu Thuận-Bính thứ 6, mở khoa thi Chế-Khoa, ông hâm mộ chánh nghĩa; và xu hướng đường lối sáng sủa, khi thi được kỳ ba rồi, ông mới xin vào thi, làm văn kiêm cả 4 kỳ làm một, đỗ Nhị-Giáp Tiến-Sĩ. Người ta gọi là Tiến-Sĩ bốn ngày.
Xét rằng mộ tổ nhà ông ở xã Dịch-Vọng, huyện Từ-Liêm, do ông Tả-Ao táng cho. Lúc mới đề mộ trong vào một ngọn đồi. Táng được 5, 6 năm, ông vào ứng thí với nhà Mạc, trượt kỳ đệ nhị. Sau nhà Lê Trung-hưng, ông vào Thanh-Hóa ứng thí, mới đỗ, làm quan đến chức Tuyện-Lực-Công-Thần.
ÔNG NGUYỄN-DOÃN-KHÂM
Người làng Kiệt-Đặc, huyện Chí-Linh, tỉnh Hải-Dương. Năm 30 tuổi, đỗ Hoàng-Giáp khoa Kỷ-Mùi, niên hiệu Quang-Bảo nhà Mạc (triều vua Lê-Anh-Tôn) ông bản tính nghiêm-khắc làm quan đàn hặc, nên người ta gọi ông Xích-Mục-Ngự-Sử.
ĐỒNG – HÃNG
Người làng Chiều-Dương, huyện Chí-Linh, tỉnh Hải-Dương, ông luôn luôn gắng sức học hành để thành tài, và thường tin chắc rằng sẽ đỗ đại-khoa. Nhạc-Phụ ông vốn nhà giàu có, vẫn trọng tài học của ông, nên ông muốn gì cũng đều chiều theo. Khi ông đi ứng thí khoa Bính-Thìn (niên hiệu Quang-Bảo nhà Mạc) ông bảo với nhạc-phụ rằng: “Trạng-Nguyên đi nộp quyền, nên giết sẵn một con trâu.” Nhạc-Phụ nói rằng: “Đợi khi đỗ rồi hãy giết trâu, cũng chưa muộn, việc gì phải vội vàng như thế.” Ông không bằng lòng, không chịu nộp quyền. Nhạc – phụ bất đắc-dĩ phải giết một con trâu, ông mới chịu nộp quyền vào thi kỳ nhứt, bị đầu bài khó định bỏ ra về. Các anh em bạn cố nài ở lại và nói: “Để chúng tôi đọc cho mà viết, việc gì phải như thế.” Ông nói: “Đã gọi là Trạng-Nguyên thì đâu lại đi học mót của người ta”, liền cuốn lều chiếu ra về. Sau ông lại thi khoa Kỷ-Mùi, niên hiệu Quang-Bảo nhà Mạc (triều vua Lê-Anh-Tôn). Lúc sắp đi thi, ông lại bảo với nhạc-phụ giết cho ông một con trâu. Nhạc-Phụ bảo rằng: “Trước kia đã như thế, làm người ta chế cười, không nên giết trâu nữa.” ông lại không chịu nộp quyền, Nhạc-phụ ông bất đắc-dĩ, lại giết một con bò. Khoa đó chỉ đậu có Hoàng-Giáp. Vì không đỗ được Trạng-Nguyên, ông đi bộ về nhà. Em ông là ông Đồng-Đắc tài kém không bằng ông, mới đỗ Cử-Nhân. Khi ông đỗ rồi nhân ngày giỗ tổ, vợ ông Đồng-Đắc với vợ ông ngồi cùng chiếu. Trong họ có người nói rằng: “Vợ ông Cử lại được ngồi ngang hàng với vợ ông Hoàng-Giáp.” Bà Đồng-Đắc lấy làm xấu hổ, liền không ăn bỏ ra về, bảo với ông Đồng-Đắc rằng: “ông liệu sức học của ông có
đỗ được Tiến-Sĩ, thì thiếp tôi mới có thể kết tóc trọn đời với ông. Nếu không thì thiếp xin chết quách kẻo bị người ta chê cười.” Ông Đồng-Đắc hỏi ra mới biết lý do, bực giận, liền đáp rằng : “Công danh có phận, tôi đâu có thể biết được.” Bà không vui, ông Đồng-Đắc nói : “để ta nghĩ xem”. Rồi ông Đồng-Đắc liền thừa dịp hỏi ông Hãng rằng : “Tôn-huynh hãy liệu cái tài của đệ có đỗ được Tiến-Sĩ không?” ông không hiểu câu chuyện liền nổi giận nói :”Mày thấy tao đỗ lại ghen chăng !” Ông Đồng-Đắc nói: “Không dám thế” liền thuật lại rõ đầu đuôi câu chuyện của vợ mình và nói rằng : “Tôn-huynh hãy liệu xem sức học của đệ, nếu trúng được thì để tôi bảo cho nó biết. Nếu bằng không thể trúng được, thì tùy ý nó”, ông liền nói rằng : “Tiến-Sĩ mà như anh thì ít, còn cả triều đều như chú cả”. Ông Đồng-Đắc mừng lắm, về bảo với vợ,. Sau ông Đồng-Đắc cũng đỗ Tiến-Sĩ thứ 10 khoa Mậu-Thìn, niên hiệu Thuận-Phúc nhà Mạc (triều vua Lê-Anh-Tôn).
Tôi thiết nghĩ : học vấn ở người, khoa danh của trời. Ông Chu-Tử có nói : người ta nên hết sức ở những điều nên làm, chớ đừng có cầu may ở sự khó khăn. Vả lại trời kia thường ghét những sự kiêu căng, mà ưa chuộng những điều khiêm tốn. Quỉ-thần cũng thường làm hại những kẻ kiêu-căng, và ban phúc lành cho những kẻ khiêm-tốn. Vì bằng có tài đức tốt đẹp như Ông Chu-Công, mà kiêu và lận, thì cũng không đáng khen nữa. Người xưa có nói : “chứ tài liền với chữ tai”. Thánh-nhân còn không dám kiêu-căng tự mãn, nữa là chúng ta lại cậy có tài về văn chương ư ? Người ta theo đuổi học hành, ai là người không có chí về khoa-giáp. Nhưng lập chí thì được, chứ nếu sốt-sắng quá, chỉ những cậy mình mà tỏ ra lời nói khinh thế ngạo vật. Không nên như vậy. Sao ta không nghĩ, trên đầu ta có rừng xanh thăm thẳm làm chúa tể đó ? Đến lúc không được như ý muốn,
lại ngậm ngùi uất – hận, nói năng kiêu-căng ngạo-nghễ. Sao chẳng nghĩ đến cái tài của mình, liệu có bổ-ích gì cho quốc-gia không.
Đại để tài danh con người ta là do tạo-vật phú cho, xem mình có ích gì cho sinh dân không ? Có hổ thẹn với các bậc hiền triết không ? Có đắc tội với trời đất không ? Tạo-vật vẫn ghét những sự kiêu-căng như thế, là sao ? Nghĩa là trời cho ta cái tài, không phải là để cho mình kheo-khoang, khinh lần các người khác, thực ra là muốn cho mình giúp nước giúp dân, dạy dỗ người ta; có lợi cho sự vật, không phụ với cái ý của tạo-vật sinh tài. Cho nên dẫu mình có tài cũng coi như không, thực coi như hư, hơn nhứt là, lại phải giữ-gìn kiềm thúc. Nên biết rằng chúng ta theo đòi văn-học, chẳng qua là mượn cái đó, làm cái dụng-cụ tiến thân mà đến lúc áp-dụng, ra giúp ích cho xã-hội quốc-gia thì lại không ở những điều đó. Tài của mình dù hơn người ta, mà mình không lấy thế mà tự cao, tự mãn. Người khác đã kém cái tài của mình, thì mình càng phải nên xử-đối với họ bằng cách khiêm-nhường. Ngay như khi chưa thành đạt, tuy rằng mình lập chí cao cả, mà không dám tỏ ra cái ý gì là khoe-khoang. May mà thành đạt, thì trời ban cho ta được thế nào, hay thế, chứ không hề oán hận gì cả. Như thế mới không hổ là một kẻ sĩ trong tứ dân, mà không làm cho tạo-vật phải ghét giận mình nữa.
Tôi đã từng đọc các sử bet365 việt nam_tỷ số trực tuyến bet365_bet365 như thế nào cổ-kim, thấy các cụ tiền bối nước nhà, vị nào thường cậy tài khoe-khoang, thì phần nhiều không được lệnh-chung, không thành lệnh khí. Những công-danh, sự-nghiệp, chói lọi sử-xanh, thì thường dành riêng cho các vị có đức tính khiêm-hòa, nhã-nhặn. Như vậy đủ chứng tỏ rằng những người lượng nhỏ, không thể hưởng thụ những phần lớn lao.
Những người hưởng thụ những phần lớn lao, thì thường không có tính khí nhỏ nhen. Tài cao học rộng, tuổi trẻ đăng-khoa, xưa kia, người ta cho là điều bất hạnh, thật đúng lắm thay. Kìa như ông Đồng-Hãng, có chí chăm học, đó là điều đáng để cho người ta noi gương bắt chước, cho đến những điều như : lúc còn đi học khoe-khoang tự phụ là có tài Trạng-Nguyên; lúc chưa đỗ bảo giết sẵn trâu để ăn mừng; không được đỗ khôi khoa, thì giận-dỗi đi bộ về nhà, và câu nói ngông rằng : “Tiến-Sĩ như anh thì ít có”, những điều như vậy ta không nên bắt chước. (Câu chuyện về ông đã chép rõ-ràng ở trong bet365 việt nam_tỷ số trực tuyến bet365_bet365 như thế nào “Công-Dư” ) Tôi đã được thầy học của tôi kể chuyện cho nghe, nên ghi chép sơ-lược vào đây. Tôi mong muốn người đời bắt chước cái chí của ông; mà lại e rằng những người niên thiếu cậy tài, mà bắt chước cái tính kiêu-căng tư phụ của ông, thì có khi chưa chắc đã bằng ông, mà rút cục chỉ là một anh học trò vô hạnh.
Nghe nói ông cùng đồng thời với Hùng-Viên, Phạm-Duy-Quyết (ông này 42 tuổi, đỗ Trạng-Nguyên, khoa Nhâm-Tuất, niên hiệu Quang-Bảo thứ 8 nhà Mạc). Thấy tài học của ông hơn ông Phạm-Duy-Quyết, lúc bấy giờ người ta nói : “Đỗ Trạng, phải là ông Hãng, đâu đến ông Quyết”. Thế mà ông chỉ đậu có Hoàng-Giáp, ông Quyết lại đỗ Trạng-Nguyên. Như vậy biết đâu không phải do sự cậy tài khoe-khoang, mà trời khiển-trách đó ư ? Vậy xin các bậc sĩ-phu, có đôi chút tự-ái, nên coi việc “úc úc tùng chu” trong cuốn “Đan-Quế-Tịch” thì đừng cho rằng việc bình-luận các bậc tiên-tiến là không phải, mà trách đến tôi.
Ngày hôm ông Đồng-Đắc đỗ, có người đỗ đồng bảng là ông Hoàng-Bôi (Ông này đỗ Tiến-Sĩ thứ 8) người làng Hạ-An-Quyết, huyện Từ-Liêm. Vua Mạc-Thái-Tôn thấy các Tiến-Sĩ Tân khoa vào hầu liền cười nói rằng : “Khoa này Hoàng-Bôi thấp bé, Đồng-
Đắc một mắt, vận nước suy rồi.” Không bao lâu nhà Mạc mất nước. Như vậy đủ tỏ rằng, nhân tài là nguyên khí của Quốc-Gia, có sự liên-hệ quan-trọng như thế.
Lại xét đến cháu ông là Tôn-Trạch, 30 tuổi, đỗ Tiến-Sĩ khoa Bính-Tuất, niên-hiệu Phúc-Thái (triều vua Lê-Chân-Tôn). Chắt ông là Bỉnh-Do đỗ Tiến-Sĩ khoa Tân-Mùi, niên hiệu Chính-Hòa (triều vua Lê-Hi-Tôn). Đời đời kế-tiếp đỗ đạt như vậy há chẳng phải là do đức trạch thâm hậu của tổ-tiên đó ư : Sau lại có ông Đồng-Văn-Giáo, đỗ Tiến-sĩ khoa Đinh-Sửu, niên-hiệu Sùng-Khang nhà Mạc, cũng là họ đồng tông của ông.
Phạm-Công lúc mới đến học quan Thượng-Thư Nguyễn-Khắc-Kính. Bà mẹ ông phải giết một con trâu để cúng Tiên sư. (chuyện này có chép trong bet365 việt nam_tỷ số trực tuyến bet365_bet365 như thế nào “Công-Dư-Tiệp-Ký” )
PHẠM – GIA – MÔN
Người làng Dương-Hồi, huyện Đại-An, tỉnh Nam-Định. Năm 53 tuổi, đỗ Thám-Hoa, khoa Đinh-Sửu, niên-hiệu Sùng-Khang nhà Mạc (triều vua Lê-Anh-Tôn) ông phát tích do ngôi mộ tổ, hình mộc tinh lớn, đầu nhọn, (nơi mộc thân nhô ra hình thủy-tinh, nghịch hồi kết huyệt), hình thể như chữ “Vưu” huyệt ở chỗ nét chấm, có một con bút lớn gài mang tai, như vậy ông đổ kể cũng là đáng. Còn gia thế thì chưa được rõ.
NGÔ – TRÍ – TRI
Người làng Lý-Trai, huyện Đông-Thành, tỉnh Nghệ-An. Trước khoa thi Hội năm Nhâm-Thìn, niên hiệu Quang-Hưng thứ 15 (triều vua Lê-Thế-Tôn). Ông Trịnh-Cảnh-Thụy người làng Chân-Bái, tỉnh Định-An, nằm chiêm-bao, có gặp hai người Trung-Hoa không hiểu là nghĩa làm sao. Đến Kỳ Hội thi vào đệ-tứ trường, thì lều của Trịnh-Công đóng ở giữa, còn lều của ông Ngô đóng ở một bên, lều của con ông là Trí-Hòa đóng ở một bên. Hai ông Ngô ở hai bên. Ông Ngô đã luống tuổi rồi, mà chưa đỗ được, tinh-lực có phần sút kém. Ông Trí-Hòa thì tinh nhanh học nhiều, các đề tài đều thuộc lòng, ông Trịnh cũng biết, hai cha con ông Ngô xin đổi lều đóng gần nhau, ông Trịnh không chịu. Ông Trí-Hòa không làm sao được, buộc lòng mỗi khi làm văn được một câu thì phải nhờ ông Trịnh đưa bản ráp sang lều của cha, rồi đưa trả lại cho ông Trí-Hòa, đưa qua đưa lại, ông Trịnh đều xem lược và hiểu ý để làm bài, bởi thế văn của ba ông đều đắc-lực. Khi ra bảng thì cả ba ông đều trúng. Ông Trịnh mới hiểu cái mộng hôm trước. Tên đỗ ở bảng hội thì không ghi rõ thứ mấy, còn thi Đình[1], thì ông Trịnh đỗ Đình-Nguyên Hoàng-Giáp, ông Trí-Hòa cũng đỗ Hoàng-Giáp (năm đó 28 tuổi) ông Ngô thì đậu Đồng-Tiến-Sĩ (năm đó 56 tuổi) cha con ông đỗ Đồng-Khoa. Ông làm quan đến chức Ngự-Sử. Ông Trí-Hòa phụng mệnh đi sứ Trung-Hoa làm quan đến chức Tân-Trị-Công-Thần Hộ-Bộ-Thượng-Thư, Tề-Tựu-Thiếu-Bảo tặng Xuân-Quận-Công. Cháu ông là Sĩ-Vinh cũng đỗ Tiến-Sĩ khoa Bính-Tuất, niên hiệu Phúc-Thái (triều
[1] Đình-Thí khoa Nhâm-Thìn, sắc tứ Tiến-sĩ ba người : Đệ-Nhịn giáp Tiến-sĩ xuất thân hai người (Trịnh-Cảnh-Thụy và Ngô-Trí-Hòa), Tam-Giáp Đồng-Tiến-Sĩ xuất thân một người (Ngô-Trí-Tri)
vua Lê-Chân-Tôn). Cháu huyền-Tôn, của ông là Công-Trạc, 33 tuổi, cũng đỗ Tiến-Sĩ Hội-Nguyên, khoa Giáp-Tuất niên hiệu Chính-Hòa (triều vua Hi-Tôn nhà Hậu-Lê), làm quan đến chức Hiển-Sát-Sứ ông Hưng-Giáo, 45 tuổi, cũng đỗ Tiến-Sĩ khoa Canh-Dần, niên-hiệu Vĩnh-Thịnh (triều vua Dụ-Tôn nhà Hậu-Lê), con cháu đời đời đỗ-đạt.
Ông Sĩ-Vinh có hai bài thơ thuật lại và tán dương công đức của Tổ-phụ như sau:
[]
Phiên âm
“Diễn, Hoàn hình thắng huyện danh đông”
“Tú phát anh tài dĩnh tướng công”
“Lục nghệ thi, thư, đình giảng tổ”
“Nhất môn phụ, tử, bảng liên-đồng”
“Liên thăng sĩ lộ quân hành nhiệm”
“Xanh trụ hoàng gia trụ thạch công”
“Trung hiếu lưỡng toàn huân hách dịch”
“Phong bi ngật lập đối thương khung”
Dịch nghĩa
Diễn, Hoan danh thắng nhất miền đông.
Nức tiếng anh tài có Tướng-công
Sáu nghệ thi thư, nền nếp cũ;
Một nhà khoa bảng, bố con chung!
Đường mây thăng tiến nơi quân quốc;
Trụ đá kiên trì với núi sông
Trung hiếu đôi đường công chói lọi,
Bia xanh rạng rỡ với thương-khung[2].
[2] (Thương-khung : tức là giời xanh)
Thiên-khai Thái-Vận xuất nho chân
Khoa mục thế giai dĩ tiến thân
Nhuận sắc mệnh từ cường Trịnh Quốc,
Năng dùng tài đức bảo lê dân
Ngang ngang tiết kính đình quân bách,
Dịch dịch chi phương liên quế xuân
Trọng hậu lão thành triều trụ thạch
Dụng lưu lủy thế cửu trường nhân.
Trời cho gặp vận, nẩy nho – chân,
Mượn bước khoa danh để tiến thân.
Nhuận sắc văn thơ phù đất nước,
Tín dùng tài đức giúp nhân dân !
Đề cào kính tiết đường quân bách;
Sực nức mùi hương, cội quế xuân.
Trọng hậu lão thành tay trụ thạch,
Muôn đời còn mãi tấm lòng nhân.
ÔNG NGUYỄN – CÔNG – THỰC
Người Làng Vân-Điềm huyện Đông-Ngạn, tỉnh Bắc-Ninh. Đời
Dãn cách tên bằng dấu phẩy(,).