PDF
GoogleDocs
[TABLE][TR][TH][MEDIA=googlepdf]0B_BqI2p4nMp8eXpvTTYzMTJrT0E[/MEDIA][/TH][TH][MEDIA=googledocs]12PQ8uCLQaKU-0Go33fsDX2n5WFqe3djs7G4rx-I4MyA[/MEDIA][/TH][/TR][/TABLE]
Kẻ làm lại([18]) các nha tào([19]),
Chớ gian chữ nghĩa tuôn(tuông)([20]) phao([21]) phép lề.
Chớ ăn xâm([22]) của lê dân([23]),
124. Ngày đêm siêng-sắn([24]) chẳng lìa việc công.
Còn như đạo ở thảy đồng([25]),
Thờ thân([26]) thảo-kính, vợ chồng hòa nhau.
Anh em thương lắm tranh đâu,
128. Bạn bè tin thực chẳng màu đối-khinh.
Khá nghe lời bet365 việt nam_tỷ số trực tuyến bet365_bet365 như thế nào Trung-kinh,
“Người hiền giữ đạo ắt mình tốt-lâu”([27]).
Chúng ngươi thật ở như cầu,
132. Đạo thường([28]) đã định, phúc sau lại giành([29])
Nước nhà lâu đặng trị bình,
134. Rỡ thay([30]) phải vậy để danh không cùng.
(II)
CHÍNH TÂM-THUẬT
Hai điều([14]) là sửa chước lòng ([15]),
136. Chính tâm-thuật ấy nghĩa thông làm vầy.
Vả lòng là cội([16]) người vay,
Dòng theo nguồn sạch, bóng tày cây ngay([17]).
Lòng ngay, muôn tốt thửa bày([18]),
140. Mếch, sinh trăm chữ, há mày theo lơi([19])?
Vị Hoàng thượng-đế là trời,
Cho lòng dân dưới([20]) há sai tính thường,
Nghĩa, nhân, lễ, trí rỡ-ràng,
144. Mới sinh ai cũng bốn đường([21]) đủ sinh.
Người([22]) nguyền trăm họ vẹn mình,
Lòng lành ([23]) thường giữ, tính lành([24]) thường trau([25]).
Nghiệp làm([26]) tuy có khác nhau,
148. Về lành([27]) cũng một([28]) khác đâu chẳng về([29])
Kẻ giàu có chớ phí khoe([30]),
Kẻ nghèo thì cũng chớ hề dối gian([31]).
Chớ theo điều lợi phỉnh man([32]),
152. Chớ sa nhữn(những)([33]) thói gian-ngoan dữ-dằn([34])
Một lời dầu chẳng thẳng bằng([35]),
Nết làm một việc dầu chăng đặng lành([36]),
Mình đà biết hổ-hang mình([37]),
156. Lòng ăn-năng(năn) lắm, mình đành cải đi([38]),
Giữ sinh phải muốn lành nghì([39]),
Bỏ xiên, dẹp dữ, đều về chưng ngay([40]).
Bằng chăng răn xét lầm ngây([41]),
160. Ắt điều nhơ, xú, tà, tây, đều làm([42]).
Mang hình mới nghĩ sao kham([43]).
Ví như cắn rốn chỉn cam không gần([44]).
Thư rằng: “theo thuận lành thân,
164. Nghịch thì mang dữ, ứng thần bóng vang.”
Lòng người ([45]) nuôi dạy dân nhàn([46]),
Muốn xem nên đức, thường nhan mắc hình([47]).
Chúng ngươi bằng muốn giữ sinh([48]),
160. Mình nên ngẫm-nghĩ lấy mình mới nên([49])
III
VỤ BẢN-NGHIỆP
Ba điều([50]) giữ nghiệp cho chuyên([51]),
Trời sinh dân thảy phó riêng nghiệp làm.
Người đều chọn nghiệp gì kham([52]),
172. Dựng mình lấy đó chuyên ham vốn này([53]).
Học-trò, làm ruộng, thợ, thầy,
Bán buôn, vườn tược, lưới chài, chăn coi.
Dẫu mà lính tráng, đội cai,
176. Đều nhờ có nghiệp, để nuôi sống mình.
Siêng-năng nghiệp ấy mới thành,
Bằng mà trễ-nải, nghiệp đành bỏ đi.
Bằng chuyên gắng sức nghiệp chi([54]),
Kế lần sau, cũng có khi đặng thành.
Học-trò trau nết, sạch mình,
Học nhiều, nghe khắp, quyết dành đến nên.
Dẫu nhằm trước mắt lợi hèn,
184. Cũng đừng tham gấp mà quên chí chờ([55]).
Ruộng thì sửa cái cày bừa,
Siêng công cấy gặt, quyết nhờ đủ no.
Dẫu khi đặng mất khác mùa([56]),
188. Cũng đừng thấy vậy, thôi lo nghiệp thường([57]).
Với như thợ([58]) sắm hóa hàng ([59]),
Bán buôn([60]), của-cải([61]) mọi đường nhiều thông([62]).
Cùng quân nghề võ tập tòng([63])
192. Những người có việc để dùng nuôi thân([64]).
Tập an lại với làm cần([65]),
[18] Làm lại: Làm các chức hành-chánh dưới quyền quan.
[19] Nha tào: các công-sở.
[20] Tuôn: xông tới, chạm phải. Phải viết là tuông.
[21] Phao: Vất đi, ném đi. Tuông-phao dịch chữ lộng, nghĩa là khinh nhờn, coi là trò đùa. Lộng pháp dịch là tuông-phao phép lề rất sát và mạnh nghĩa.
[22] Ăn xâm: không phải của mình mà cứ dùng sức mạnh để lấn-át tranh giành cho được.
[23] Dân lê: dịch chữ tiểu-dân trong nguyên-bản, cũng gọi là lê-dân, dân đen, những hạng bần-cố-nông khổ-cực.
[24] Siêng-sắn: tiếng đôi, nghĩa là chăm-chỉ, cần-mắn. Từ câu 105 đến 124, tác-giả binh-giải câu quân-thần hữu-nghĩa và ấn-định nhiệm-vụ của bầy tôi. Trong liên-hệ quân-thần, thần có nhiệm-vụ với quân, còn quân có nhiệm-vụ với dân. Sự phân-nhiệm kể cũng khá minh-bạch.
[25] Câu đưa đẩy, không có trong nguyên-bản.
[26] Thờ thân: sự phụ-mẫu, thờ cha-mẹ.
[27] Người hiền giữ đạo ắt mình tốt lâu: dịch câu quân-tử thủ đạo sở di trường thủ kỳ hưu, nghĩa là: người quân-tử giữ đạo là giữ được lâu dài ơn phúc cho mình. Chữ trường thủ kỳ hưu dịch là ắt mình tốt lâu, rất sát nghĩa.
[28] Đạo thường: dịch chữ di luân. Di là thường. Luân là luật tự-nhiên, di-luân đồng nghĩa với luân-thường. Dịch di-luân là đạo thường cũng đúng nhưng không được chính-xác như đã phân biệt ở câu 101 và 102.
[29] Giành: Lấy lại, để sẵn đấy cứ việc đến lấy. Chữ Giành dịch chữ trăn nghĩa là đến, ( không được sát nghĩa). Đề-nghị dịch là: đạo thường đã định, phúc mầu đến nhanh.
[30] Rỡ thay: Sáng-sủa thay. Bây giờ ta nói rạng-rỡ rực-rỡ, mừng-rỡ, không dùng chữ rỡ riêng biệt.
[14] Hai điều: điều thứ hai.
[15] Sửa chước lòng: dịch đầu đề số 2: chính tâm-thuật.
[16] Cội: gốc, như nói cội cây là gốc cây. Cả câu 137 dịch Hán-văn: tâm giả thân chi bản dã, lòng ấy là gốc của người vậy. Chữ vay ở trên nghĩa là như vậy, như thế đó, có tính-cách khẳng-định.
[17] Cả câu 138 và sáng-tác của dịch-giả, trong nguyên văn không có.
[18] Lòng ngay muôn tốt thửa bày: Dịch từng chữ trong nguyên bản: kỳ tâm chính tắc vạn thiện sở do sinh, tâm chính là lòng ngay, vạn thiện là muôn tốt, sở là thửa, sinh là bày.
[19] Mếch, sinh trăm dữ, há mày nên lơi: kỳ tâm chính bất chính bách ác sở tùng xuất, khả bất thận dư ? Mếch nghĩa là xiêu vẹo, lệch sang một bên, không thẳng, dịch chữ bất chính; trăm dữ dịch chữ bách ác, lơi nghĩa là nới rộng ra, không chặt-chẽ như trước, dịch rất gọn và rất đúng chữ bất thuận. Há mày nên lơi: chả nhẽ không thận-trọng hay sao? Chẳng lẽ lại cẩu-thả chàng?
[20] Dân dưới: hạ dân.
[21] Bốn đường: dịch chữ tứ đoan bốn mối, tức là: nghĩa, nhân, lễ, trí. Mới sinh dịch chữ sơ sinh.
[22] Người: chỉ vua Minh-mệnh, dịch chữ Trẫm.
[23] Lòng lành: dịch chữ lương tính.
[24] Tính lành: dịch chữ lương tính
[25] Trau: sửa-soạn mài giũa cho trơn bóng, chải-chuốt; ở đây, dịch chữ tồn dưỡng, nghĩa là luyện-tập nuôi-nấng, giữ gìn săn-sóc cho nẩy-nở hơn.
[26] Nghiệp làm: dịch chữ sở-nghiệp, công việc của mình đã làm ra: chữ nghiệp ở đây là nghĩa thông-thường, không phải chữ nghiệp của nhà Phật, nghĩa là duyên-kiếp sẵn từ những đời trước.
[27] Về lành: dịch chữ hướng thiện.
[28] Cũng một: dịch chữ tắc nhất, nghĩa là tuy việc làm người ta khác nhau. Nhưng con đường hướng thiện chỉ có một mà thôi.
[29] Khác đâu chẳng về: không có trong nguyên bản, dịch-giả thêm thắt ra cho trọn câu.
[30] Phí khoe: dịch chữ kiêu xa, cậy mình giàu có và tiêu-pha quá đáng; kẻ giàu thì chớ phi khoe, dịch câu phú-giả vật chí ư kiêu-xa.
[31] Kẻ nghèo thì cũng chớ hề dối-gian: dịch câu bần-giả vật lưu ư gian-ngụy.
[32] Phỉnh-man: dịch chữ dạ, lấy lời nói đẹp mà lừa dối, mà giấu cái tính thực đi cho người ta không thấy.
[33] Nhữn: bản nôm viết nhẫn, phải đọc là những.
[34] Thói gian-ngoan dữ-dằn: dịch chữ ác-tập. Chớ sa những thói gian-ngoan dữ-dằn: vật hãm ư ác-tập.
[35] Một lời dầu chẳng thẳng-bằng: cẩu hữu nhất ngôn chi bất chính, nếu có một lời nói nào không thẳng-thắn ngay thật.
[36] Nết làm một việc đâu chẳng đặng lành: cẩu hữu nhất hạnh chi bất-thiện, nếu có một nết nào tốt. Nết làm dịch chữ hạnh, một việc chữ nhất, chẳng đặng lành, tức là chẳng được lành, dịch chữ bất thiện.
[37] Mình đà biết hổ-hang mình: tất tri quí-sỉ ư tâm, tất dịch là đa, quí sỉ là hổ-hang, ư tâm, dịch bằng hai chữ mình.
[38] Lòng ăn-năng lắm, mình đành cải đi: thâm tự cải hôi, dịch hơi dài dòng, nhưng mạnh nghĩa, trừ chữ đành có vẻ miễn-cưỡng. Chữ ăn năng, bản nôm viết là ăn-năng, phải hiểu là ăn-năn.
[39] Giữ sinh phải nói muốn lành nghì: lạc thiện hiếu nghĩa dĩ bảo kỳ sinh, yêu điều lành, mến điều nghĩa để giữ-gìn cho sự sống của mình. Giữ sinh dịch chữ bảo sinh, phải muốn dịch hai động-từ lạc là một động-từ hay và hàm-súc nhất của từ-ngữ triết-học Khổng-tử, nghĩa thường là vui, ưa thích, nghĩa triết-học là thích đến nỗi như muốn để cho mình tan vào trong cái mình thích, để cho chủ-thể đồng-nhất với đối-tượng, nói lạc ư nghệ, lạc ư đạo (hay lạc đạo) là theo nghĩa này. Vua Tự-đức dịch lạc hiếu, là phải muốn kể cũng đã khá công-phu, nhất là khi ta hiểu chữ muốn không phải như là một tác-động của ý-chí, mà như là một tác-động sinh-lý(muốn: thèm).
[40] Bỏ xiên, dẹp dữ đều về chưng ngay: tị ác khử tà, hàm qui vu chính; tị ác: dẹp dữ; khử tà: bỏ xiên; hàm qui: đều về; vu chính: chưng ngay.
[41] Bàng chăng răn xét lầm ngây: nhược bát tư cảnh-tỉnh, nếu không lo cảnh tỉnh; cảnh là răn, tỉnh là xét, chăng là không.
[42] Ắt điều nhơ, xú, tà, tây đều làm: dâm, tịch, tà, uế, vô sở bất vi.
[43] Mang hình mới nghĩ sao kham: đáo thử hãm vu hình tru, đễn nỗi bị hãm vào hình tru, bị mang hình-áp
[44] Cắn rốn chỉn cam không gần: phệ tê hà cập? cắn rốn(ăn-năn) sao còn kịp nữa, sao cho đến gần rốn được?
[45] Lòng người: Chỉ vua Minh-mệnh, nguyên-văn là chữ Trẫm.
[46] Nuôi dạy dân nhàn: Giáo-dưỡng vạn dân.
[47] Muốn xem nên đức, thường than mắc hình: Nhà vua thích được thấy dân-chúng trở thành một cái gì, trở thành đạo-đức hơn chẳng hạn (bản Hán chỉ nói thành trống không mà thôi không có túc-từ) mà không thích thấy dân-chúng phải mắc vào vòng tù tội. Nguyên-văn: Lạc quan nhĩ đẳng chi thành, nhi bất lạc kiến nhĩ đẳng chi li vu cửu dã (lạc: ưa thích, quan: xem, nhĩ đẳng: các ngươi, li: mắc; cửu: tội-lỗi, tù-tội). Như vậy, câu văn trên của Tự-đức có thể cắt nghĩa là: Nhà vua được xem thấy dân-chúng trở thành đạo-hạnh hơn, nhưng chỉ buồn thấy cái cảnh dân-chúng bị lâm vào cảnh tù-tội, chỉ vì đã không theo thuận về lành.
[48] Chúng người bằng muốn giữ sinh: Nếu chúng ngươi muốn cho đời sống của mình được bảo-vệ, được duy-trì, Bằng: nếu như
[49] Mình nên ngẫm-nghĩ lấy mình mới nên: Nhĩ đẳng kỳ thận tư chi, chúng người phải suy-nghĩ về điều đó một cách kỹ-lưỡng.
[50] Ba điều: Điều thứ ba
[51] GIữ nghiệp cho chuyên: Dịch chữ vụ bản-nghiệp
[52] Gì kham: Có thể làm được, phù-hợp với khả-năng của mình.
[53] Dựng mình lấy đó chuyên ham vốn này: dĩ vi lập thân chi bản, lấy đó(nghiệp làm) làm gốc cho sự lập thân(dựng mình).
[54] Bằng chuyên gắng sức nghiệp chi, kế lần sau, cũng có khi đặng thành: dịch câu đản năng năng nghiệp tinh-chuyên, bất giải dụng lực, tăc nhật kế bất túc, nguyệt kế tắc dư, chung tất kiến kỳ thành-hiệu hĩ: nếu có thể làm việc một cách chăm-chú, siêng-sắn, không lười dùng sức, mưu tính một ngày không đủ, mưu tính một tháng chắc thừa, cuối cùng chắn-chắn sẽ kết quả vậy . Gắng sức: dịch chữ: bất giải dụng lực; Kế lần sau: tính dần dần rồi cuối cùng; đặng thành: thành hiệu.
[55] Chí chờ: dịch chữ đồ, nghĩa là mưu-toan về tương-lai.
[56] Đặng mất khác mùa: mùa được mùa mất.
[57] Thôi lo nghiệp thường: dịch chữ xuyết nghiệp hay chuyết nghiệp, bỏ nghề nửa chừng.
[58] Thợ: người sống bằng nghề chân tay, dịch chữ bách công.
[59] Sắm hàng hóa: dịch chữ sức hóa nhập tài, nghĩa là làm cho đồ vật đã làm đẹp hơn và mua sắm vật-liệu để làm đồ mới, ý nói người thợ chuyên-cần làm việc luôn tay không nghỉ. Câu với như thợ sắm hóa-hàng dịch không sát nguyên-văn nên khó rõ nghĩa; phải đọc câu chữ Hán: dĩ chí bách công chỉ sức hóa nhập tài, và hiểu dĩ chí là cho đến: (chứ không phải là với như) bách công: thợ thuyền; sức hóa nhập tài: sắm-sửa vật liệu, và hiểu cả câu là: thợ thuyền: sức hóa nhập tài: sắm-sửa vật liệu, và hiểu cả câu là: đến như thợ thuyền thì phải sắm-sửa vật-liệu,
[60] Bán buôn: hiểu là người buôn-bán, dịch chữ thương cổ. Thương là mang đi bán, cổ là bán hàng tại nhà, vậy thương dịch là buôn, cổ là bán.
[61] Của-cải: dịch chữ hóa-hối, vàng ngọc gọi là hóa, vải lụa gọi là hối.
[62] Mọi đường nhiều thông: dịch Hán văn: phụ thông: phụ là nhiều, thông là truyền đạt đi từ chỗ này suốt qua chỗ khác. Đã làm nghề buôn-bán, phải làm sao cho hàng-hóa lưu-thông dễ-dàng, đó mới là một nhà thương-mại lành nghề và cần-mẫn.
[63] Cùng quân nghề võ tập ròng: dịch câu: quân ngũ tắc giảng tập võ-nghệ. Quân nghĩa là người ở trong đội ngũ có tổ-chức chứ không phải là một loại-tự có tính-cách miệt-thị. Tập ròng là giảng-tập, tập đi tập lại.
[64] Những người có việc để dùng nuôi thân: dịch câu: phàm hữu thường chức dĩ trị sinh giả, tất cả những người có công ăn việc làm để sinh sống. Những câu 189,190,191,192 là chủ từ chung của động-từ tập an, làm cần ở câu 193.
[65] Tập an lại với làm cần: dịch câu: mạc bất tập nhi an yên, cần nhi hành yên, chẳng ai là không làm đi làm lại mà xong, chăm-chỉ mà làm. Chữ lại với là chữ thêm ra cho đúng luật thơ, nhưng có tác dụng tai-hại là làm cho câu thơ tối nghĩa. Chữ tập an và làm cần vì dịch không thống-nhất nên cũng khó hiểu, đáng lẽ phải dịch tập an cần hành, hoặc an tập, hành cần (làm cần) có thể rõ nghĩa hơn.
Dãn cách tên bằng dấu phẩy(,).