0076.009 - @dtpmai189 (done) - Lười Đọc Sách soát lỗi (done)

20/12/15
0076.009 - @dtpmai189 (done) - Lười Đọc Sách soát lỗi (done)
  • - Sự bội nghĩa là một tính xấu, trái hẳn thiên tính ; các loài vật cũng còn biết ơn thay.
    De Ségur

    - Người ta quên hết thánh thần khi tai qua nạn khỏi.
    Ý

    - Tôi khinh bỉ cái lòng bội nghĩa vong ân, cho là cái tật tối kỵ ti hạ của tâm hồn vậy.
    Napoléon I

    - Tâm hồn của kẻ bội ân giống như một sa mạc hút hết tất cả nước mưa mà chẳng sản xuất ra được một cái gì cả.
    Ba-tư

    - Kẻ thích lấy điều ác đáp điều thiện, ấy mới thật là người bội nghĩa vong ân.
    Saint Marc Girardin

    - Ăn mật trả gừng.
    Tục-ngữ

    - Ăn sung trả ngái.
    Tục-ngữ

    - Ở chùa rồi lại đốt chùa.
    Tục-ngữ

    - Núp dưới bóng cây thì chớ bẻ cành.
    Điền-Nhiêu

    - Một con chó biết ơn còn có giá trị hơn một người bội nghĩa.
    Ả-rập




    BUỒN (Sầu, Ưu phiền)

    - Những điều ưu muộn của ta, thống khổ của ta, tư lự của ta, thường thường toàn là tại ta mà sanh ra cả.
    J. J. Rousseau

    - Bể thảm lấp mấy cho vừa
    Thành sầu biết phá bao giờ cho tan.
    (Khuyến-Giới Toàn-Thư)

    - Có một sự thích thú đó trong cái buồn,
    Métrodore de Chio

    - Giết nhau chẳng cái lưu cầu
    Giết nhau bằng cái ưu sầu độc chưa.
    Ôn-như hầu (Cung Oán Ngâm Khúc)

    - Khi vui non nước cũng vui
    Khi buồn sao thổi kèn đôi cũng buồn.
    Ca-dao

    - Khi vui thì muốn sống dai
    Khi buồn thì muốn thác mai cho rồi.
    Ca-dao

    - Lạc bất khả cực, lạc cực sinh ai.
    Trình-thị
    (Minh Đạo Gia Huấn)


    - Bộc bạch được nỗi ưu phiền của mình, tức là làm cho nỗi ưu phiền nhẹ bớt.
    Bonin

    - Muốn xử với đời cho lúc nào cũng thích nghi, thiết tưởng nỗi buồn đừng ngỏ với ai, khi vui ta hãy gọi người đến chia. Như thế mới khỏi phải chứng kiến những vẻ thương người miễn cưỡng, nó còn dơ dáng hơn lòng độc ác bất nhân.
    Lãng-nhân (Trước đèn, 1939)

    - Bớt lo, bớt sầu, đừng phiền, đừng não, là một cách cho tâm hồn ta bớt được nhiều bịnh.
    Nguyện-thề-tập (?)

    - Cùng mầy (rượu) giải vạn kiếp buồn.
    (Dữ nhĩ đồng tiêu vạn cổ sầu)
    Lý-Bạch

    - Dục phá sầu thành tu dụng tửu
    Tuý tự tuý đảo sầu tự sầu.
    Rượu với sầu như gió mã ngưu,
    Trong lai láng biết tránh đâu cho khỏi.
    Nguyễn-công-Trứ

    - Ngồi buồn mà trách ông xanh
    Khi vui muốn khóc buồn tênh lại cười.
    Kiếp sau xin chớ làm người
    Làm cây thông đứng giữa trời mà reo.
    Nguyễn-công-Trứ

    - Kiếp sau xin chớ làm người
    Làm đôi chim nhạn tung trời mà bay.
    Tản-đà

    - Vui buồn ai cũng có khi
    Có hoan lạc, có sầu bi lẽ thường.
    Trăm năm một giấc mơ màng
    Nghĩ chi cho bận gan vàng hỡi ai !...
    Tản-đà

    - Tận tâm lo giải sự ưu phiền của người khác, thì quên được cái ưu của mình.
    George Sand




    C


    CAN ĐẢM (Dũng cảm, Gan dạ)

    - Vàng thật sợ chi lửa.
    Tục-ngữ

    - Đã có lòng dũng cảm, có chí quyết-định thì chẳng còn có cái giới hạn nào mà không thể đạt tới được, cũng chẳng còn có cái kết quả nào mà không thể không hy vọng.
    Napoléon I

    - Nên tin cậy vào sự can đảm của mình hơn là vào sự may mắn.
    Publilius Syrus

    - Trong thực tế, can đảm là một yếu tố tồn tại hiệu nghiệm hơn là sự hèn nhát.
    Arnold Toynbee
    (Guerre & Civilisation, Nrf, 1964)


    - Người dũng cảm thì trong khi nguy biến cũng cứ vững lòng phán đoán như lúc bình thường.
    La Rochefoucauld

    - Người thiệt dũng cảm là người khi cần mạo hiểm thì bao giờ cũng sẵn lòng mạo hiểm, và định tâm an trí chờ sự nguy hiểm đến nơi.
    Saint Réal

    - Sự can đảm nó là một cái đức nó khiến mình nghĩ đến công việc phải làm, sự thống khổ phải đảm đương, điều trở ngại phải áp phục, điều hoạn nạn phải nhẫn thọ, mà vẫn không sợ hãi.
    A. Poignet

    - Thật can đảm cốt nhứt phải vững dạ và biết định tĩnh trong cơn nguy cấp.
    V. Cousin

    - Thật can đảm cốt trước phải dò xét mọi điều nguy hiểm, phòng gặp cơn đáng liều thì liều ngay.
    Fénelon

    - Gan liều chết chỉ là gan một lúc, tánh kiên nhẫn mới là dũng khí.
    B. de Saint Pierre

    - Thật can đảm không phải là liều chết, mà chính là chống chọi trong lúc tai nạn.
    Sénèque

    - Tánh can đảm không thể mạo trang được, đó là một đức tánh không thể giả dối được.
    Napoléon I

    - Thật dũng cảm không bao giờ chịu thất bại.
    Fénelon

    - Trong những cơn nguy biến lớn lao, người ta mới chứng kiến được những tấm gương can đảm phi thường.
    Regnard

    - Can đảm là đức hạnh số một của con người vì nó đảm bảo cho tất cả những đức hạnh khác.
    Winston Churchill

    - Thà sống một ngày như một con sư tử còn hơn là sống trăm năm như một con cừu.
    Lời chua trên một đồng tiền của Ý
    được lưu hành từ năm 1930


    - Can đảm mà không thận trọng là một con ngựa mù.
    Ba-tư

    - Lòng can đảm gia tăng khi người ta dám liều và nỗi sợ sệt cũng gia tăng khi người ta do dự.
    Publilius Syrus

    - Kẻ nhút nhát trốn chạy sự nguy hiểm, cái hiểm nguy trốn chạy kẻ gan dạ.
    A.d' Houdetot

    - Lòng can đảm dắt người ta đến các vì sao và mối lo sợ, đến cái chết.
    Sénèque

    - Nếu tôi là người đàn ông, tôi đã bị giết chết trước khi là đại uý.
    Catherine, Nữ-hoàng Nga



    CẨN MẬT - BẤT CẨN

    - Tai vách mạch rừng.
    Tục-ngữ

    - Ngày có mắt, đêm có tai.
    Ba-tư

    - Một miệng kín, chín miệng hở.
    Tục-ngữ

    - Giữ miệng lò, ai giữ được miệng họ hàng.
    Tục-ngữ

    - Có tánh cẩn mật tức là việc gì ở đời cũng để ý nghe mà không bao giờ nói ra.
    St Prosper

    - Giữ miệng kín như bình ; phòng ý vững như bức thành.
    Phú-Bật

    - Thấy người nói riêng, chớ nên nghe trộm.
    (Kinh-viên Tiều-ngữ)

    - Biết được sự bí mật mà không nói ra, biết dùng thì giờ cho có ích, bị người nhục mạ mà nhẫn nhịn được, tôi thiết tưởng đó là những điều khó nhứt cho đời người vậy.
    Chilon

    - Tánh bất cẩn do thói đa ngôn mà ra.
    Bà Monmarsan

    - Sa chân thì chết đuối, sẩy miệng thì chết oan.
    (Lễ-ký)

    - Người nào biết giữ gìn lời nói của mình thì tránh được nhiều mối khổ tâm.
    Grimm

    - Muốn đem việc kín đáo của người cùng chuyện xấu xa trong nhà người nói ra, ắt phải gặp tai biến phi thường.
    Sử-Điển

    - Không nên mưu việc lớn với kẻ đa ngôn ; không nên ở chung lâu với người hiếu động.
    Văn Trung tử

    - Người bất cẩn như bức thư đã mở ra thì ai cũng có thể đọc được.
    Chamfort

    - Những câu hỏi không bao giờ bất cẩn. Nhưng lắm khi những câu trả lời lại bất cẩn.
    O. Wilde

    - Một sự bất cẩn tạo nên nhiều người bất cẩn.
    C. Delavigne

    - Người ta chữa lành một vết thương, và sau một sự nhục mạ, người ta hoà giải ; nhưng kẻ nào tiết lộ bí mật thì không còn hy vọng.
    (Cựu-ước kinh)

    - Đương lúc thích chí, gặp người thích chí, nói chuyện thích chí, thì ngôn ngữ lại càng phải cẩn thận lắm.
    Lưu-trấp-Sơn



    CẨN THẬN

    - Mua trâu vẽ bóng.
    Tục-ngữ

    - Chim nhát là chim sống.
    Tục-ngữ

    - Ngỏ cửa thì gió lọt vào.
    Tục-ngữ

    - Chơi dao có ngày đứt tay.
    Tục-ngữ

    - Ai đã biết mạng người là quý không bao giờ đứng dưới tường cao.
    Mạnh-tử

    - Cẩn thận là mẹ đẻ của sự chắc chắn.
    Pháp

    - Cẩn thận là cách lo xa phải lẽ.
    Vauvenargues

    - Cẩn thận là cái bánh lái của tinh thần.
    Alibert

    - Cẩn thận là cái kết quả của sự suy-nghĩ, lại nhờ có sự kinh nghiệm nữa.
    De Ségur

    - Tánh cẩn thận là bức tường thành chắc chắn nhứt vì không bao giờ nó đổ và không bao giờ thất thủ vì sự phản bội.
    Antisthène

    - Cẩn thận là kết quả của năm tháng chất chồng.
    (Cựu-ước kinh)

    - Nghi ngờ là con mắt phải của tính cẩn thận.
    W. Wander

    - Người khôn gặp điều gì không biết rõ thì không tin.
    La Fontaine

    - Tánh cẩn thận hơn cả các đức tánh khác cũng như thị quan hơn cả các giác quan khác.
    Bion de Boristhène

    - Chớ chắp cánh cho cọp kẻo cọp bay vào làng chọn người mà ăn.
    (Dật Châu Thư)

    - Chớ bỏ mồi theo bóng.
    Tục-ngữ

    - Chớ nên đặt ngón tay ở giữa gỗ và vỏ cây.
    Pháp

    - Cái nguyên tắc thứ nhứt là nói cho thành thật, vậy thì cái nguyên tắc thứ nhì là phải nói cho cẩn thận.
    Pascal

    - Phải nhường bước cho kẻ ngu muội và những con bò mọng.
    Tây-ban-nha

    - Bất cứ việc gì cũng phải suy xét nó kết cục ra sao.
    La Fontaine

    - Người đời phải xét thiệt hơn
    Đừng nghe tiếng sáo tiếng đờn mà sai.
    Ca-dao

    - Mua cá thì phải xem mang
    Mua bầu xem cuống mới toan khỏi lầm.
    Ca-dao

    - Ở chỗ nào cũng cẩn thận thì không chỗ nào có can đảm.
    Đức Hồng-Y Mercier

    - Tánh cẩn thận tự nó là một điều hay nhưng cẩn thận thái quá là một sự lừa dối.
    Florian

    :rose::rose::rose:
  • Chia sẻ trang này