- Gái khôn tránh khỏi đò đưa
Trai khôn tránh khỏi vợ thừa người ta.
Ca-dao
- Em chính chuyên anh cũng được nhờ,
Lẳng lơ nào biết cõi bờ là đâu.
- Em đừng bỏ tiếng bấc chì.
Anh dở chân vui bạn, cũng nhớ khi em nhẹ lòng.
- Đáng tội nghiệp cho những nhà có gà mái gáy, còn gà trống thì im lặng.
Ý
- Một người đàn bà ngốc nhứt có thể xỏ mũi một người đàn ông thông minh ; nhưng người đàn bà phải rất khéo léo để điều khiển một thằng ngốc.
Rudyard Kipling
- Đàn bà chạy theo mấy thằng khùng mà trốn bậc hiền giả như rắn độc.
Erasme
- Vợ một người giàu có chỉ làm vinh dự cho hắn ta bằng những cái của chính hắn ta.
Mã-đảo
- Tại sao những người đàn bà đẹp lại lấy những người đàn ông tầm thường ? Xin thưa : vì những người đàn ông khôn ngoan không lấy những người đàn bà đẹp.
S. Maugham
- Mãnh lực của sắc đẹp không tự nơi người đàn bà, mà chính ở sự yếu đuối của những người đàn ông ngắm nhìn họ.
R. P. Joly
- Người đàn bà như cái bóng của anh, đuổi theo thì nó trốn, bỏ trốn thì nó chạy theo.
A. De Musset
- Thoạt tiên người đàn bà tìm cách chống đỡ lại sự ve vãn của người đàn ông. Sau đó, họ tìm cách ngăn cản hắn chạy trốn.
Oscar. Wilde
- Đàn bà dùng tài khéo léo bịt mắt ta bằng một cái khăn rồi quở trách tại sao lại bước cao bước thấp không vững vàng.
Paul Bourget
- Có một người đàn ông nào có thể cưỡng lại được một người đàn bà, khi người nầy có thì giờ và phương tiện sử dụng nghệ thuật của mình ? Ai bỏ chạy không sợ thua, nhưng kẻ nào dừng lại, lắng nghe và thích thú, sớm muộn gì rồi cũng vấp ngã, mặc dầu không muốn ngã.
Carlo Goldini
- Bệnh chó dại cắn còn có nhà bác học Pasteur đã tìm ra phương thuốc điều trị, còn bệnh mê đàn bà chưa có nhà bác học nào nghĩ đến.
Minh-Đức Hoài-Trinh
(Đàn bà đàn ông, 1967)
- Không nên coi rẻ vợ anh vì tất cả những người đàn bà ăn mặc tươm tất đều có vẻ đẹp.
- Khi người đàn bà nói với anh, hãy cười mà không nên nghe.
(Lễ-ký)
- Đàn ông có mắt để nhìn, còn đàn bà có mắt là để được nhìn.
Lỗ-ma-ni
- Gọi đàn bà là phái yếu là một điều phỉ báng ; đó là một sự bất công của người đàn ông đối với người đàn bà. Nếu người ta hiểu sức mạnh là sức mạnh thô bạo thì chắc chắn người đàn ông hơn hẳn người đàn bà. Nếu bất bạo động là điều luật của nhơn loại, tương lai sẽ thuộc về người đàn bà. Ai có thể gọi đến tình cảm của người đàn ông có hiệu lực hơn hết, nếu không phải là đàn bà ?
Gandhi
- Khi đàn ông gần nhau, họ lắng nghe ; còn đàn bà và con gái thì nhìn nhau.
Trung-hoa
- Người đàn ông tậu nhà cửa ; người đàn bà tạo ra gia cảnh ấm cúng.
Anh
- Đàn ông cắp chà, đàn bà làm tổ.
Tục-ngữ.
- Gái có công thì chồng chẳng phụ.
Tục-ngữ
- Đứa ở xét công, vợ chồng xét nhân nghĩa.
Tục ngữ
ĐÀN ÔNG
- Đố ai nằm võng không đưa,
Ru con không hát, anh chừa nguyệt hoa.
- Đàn ông một trăm lá gan,
Lá ở cùng vợ, lá toan cùng người.
- Đàn ông như cái nơm, bạ đâu úp đấy.
- Đã sanh ra kiếp đàn ông.
Đèo cao núi thẳm, sóng cùng ngại chi.
- Mỗi người là một cuốn bet365 việt nam_tỷ số trực tuyến bet365_bet365 như thế nào nếu ta biết đọc họ.
W. E. Channing
- Kẻ độc thân là một con công ; đính hôn, một con sư tử ; thành hôn, một con lừa.
Tây-ban-nha
- Là vợ của vợ mình, đó là sự thất sủng đối với một người đàn ông.
Do-thái
- Có đức độ trong sự tha thứ của người đàn bà nhưng có điều xấu trong sự khoan dung của người đàn ông.
Alfred Capus
- Đối với người đàn ông, những đứa con thật sự của hắn là những đứa con tinh thần.
Henry de Monthelant
ĐẠO ĐỨC (Đạo lý – Đức hạnh)
· ĐẠO ĐỨC ?
- Đạo đức là sức khỏe tâm hồn.
Joubert
- Đức hạnh tức là việc làm xứng hợp với cái luật của nghĩa vụ.
Parisot
- Đức hạnh cốt ở nơi tánh quen làm việc thiện.
Oondillao
- Đức hạnh là cái tập quán cư xử hợp với lẽ phải.
Bossuet
- Đức hạnh chơn chánh khi nào cũng bất dịch, cũng hòa nhã, cũng tận lực.
Fénelon
- Đạo đức là cốt biết tránh các sự thái quá cùng bất cập.
De Bonald
- Đạo đức là cốt nơi sự chấp trung.
La-tinh
- Một cái đức hạnh phát sinh một cái đức hạnh khác.
Rivarol
- Của là gạch, nghĩa là vàng.
- Cây xanh thì lá cũng xanh,
Cha mẹ hiền lành để phúc cho con.
Mừng cây rồi lại mừng cành,
Cây đức lắm chồi, người đức lắm con.
- Đạo phải cao cả, đức phải trọng đại. Không lấy làm thẹn phải mang áo rách.
(Đạo cao đức trọng ; Bất sỉ tệ y).
Trình thị (Minh đạo gia huấn)
- Quân tử lo điều đạo lý, không lo về việc ăn uống.
(Quân tử mưu đạo, bất mưu kỳ thực).
Trình thị (Sđđ)
- Cỏ chỉ cỏ lan sanh ở trong rừng, không vì không có người mà không tỏa mùi thơm. Người quân tử tu đạo lập đức, không vì cảnh cùng khốn mà đổi khí tiết.
(Gia ngữ)
- Lời nói khéo làm mất lòng tốt.
(Xảo ngôn loạn đức).
- Đức nhỏ mà địa vị cao, trí cạn mà mưu sự lớn, mà không gặp họa là ít thấy vậy.
(Kinh dịch)
- Không có đức mà phước nhiều thì cũng như không có nền mà tưởng cao, chẳng bao lâu thế nào cũng đổ.
Phạm văn tử
- Người đáng cho ta lắng tai nghe là người chỉ nói để diễn đạt tư tưởng, và sử dụng tư tưởng để phục vụ cho chơn lý và đạo đức.
- Khi người ta chết, chỉ có đạo đức phân biệt người nầy với kẻ khác.
Abbé de Choisy
- Đạo đức tự tại làm cho người ta đáng mến lúc còn sống và đáng nhớ sau khi chết.
B. Gracian
- Đạo đức có lắm kẻ truyền bá mà ít chết vì đạo đức.
Helvétius
- Không có can đảm là không có hạnh phúc, cũng như không có chiến đấu là không có đạo đức.
J.J. Rousseau
- Ngay cả đạo đức cũng cần có giới hạn.
Montesquieu
- Sự nẩy nở của trí tuệ nếu không đi đôi với sự nẩy nở của đức hạnh sẽ là gốc của sự kiêu ngạo, bất phục tùng, ích kỷ và như thế càng nguy hại cho xã hội.
Guizot
- Có học vấn mà không có đạo đức thì là người ác ; có đạo đức mà không có học vấn thì là người quê.
La-tư-Phúc
- Gian nan là đá thử vàng của người đạo đức.
Théoqnis
- Con đường đạo đức dài và cheo leo, nhưng người ta càng lên cao thì con đường càng trở nên dễ dàng hơn, mặc dầu có khó khăn.
Hésiode
- Tiền tài phấn thổ, nghĩa trọng thiên kim.
- Tiền nhẹ giá hơn vàng, và vàng nhẹ giá hơn đức hạnh.
Horace
- Có bốn thứ trọng tội : thứ nhứt là chống với đạo lý, tội thứ hai là chống với thuần phong mỹ tục, kế đến là chống với sự yên tĩnh và sau cùng là chống với sự an toàn của nhân dân.
- Sự ích lợi của đạo đức hiển nhiên đến nỗi những kẻ hung dữ cũng bắt chước có hành vi đạo đức để trục lợi.
Vauvenargues
- Đạo đức thực, phải chăng là người không hay nói đến đạo đức, không cần vịn vào đạo đức và không phải năng tỏ cho ai biết đạo đức, chỉ chăm chăm chú chú đem đạo đức ra uốn nắn hành vi cho hợp thiên lý và lương tâm.
Lãng-nhân (Trước đèn, 1939)
- Đạo đức là âm nhạc và cuộc sống của kẻ hiền nhơn là một cuộc hòa âm.
Henry Sienkievicz
- Không gì giỏi bằng hay bàn, không gì yên bằng hay nhẫn (thản nhiên), không gì hơn người bằng có đức, không gì sướng thân bằng làm lành.
Hoàng-Thạch công
- Người biết đạo tất không khoe, người biết nghĩa tất không tham, người biết đức tất không thích tiếng tâm lừng lẫy.
Trương- cửu-Thành
- Đạo đức tự nó là một phần thưởng rồi.
- Có tiên thì hậu mới hay,
Có trồng cây đức mới dầy nền nhân.
- Người trồng cây hạnh người chơi,
Ta trồng cây đức để đời về sau.
- Dù ai nói ngược nói xuôi,
Ta đây vẫn giữ đạo trời khăng khăng.
- Ta chưa từng thấy ai mê đức cho bằng mê sắc.
Khổng-tử
· ĐẠO ĐỨC VÀ TẬT XẤU
- Đạo đức chúng ta thường chỉ là những tật xấu trá hình.
La Rochefoucauld
- Không có nghị lực thì sao nên đạo đức ; tánh nhu nhược dắt vào con đường tội ác.
J. J. Rousseau & Fénelon
- Tật xấu nằm trong thành phần của đạo đức như độc dược trong thành phần của thuốc chữa bịnh.
- Tật xấu làm người ta khổ là điều chắc chắn hơn là đạo đức đem đến cho người ta hạnh phúc.
Chamfort
- Điều khiển người bằng tật xấu của họ dễ hơn là bằng đức hạnh của họ.
Nepoléon !
- Kiêu hãnh về đức hạnh của mình tức là tự đầu độc bằng một dược phẩm giải trừ (đức hạnh).
B. Franklin
- Hối lỗi là khởi điểm của đạo đức, nhưng vinh vang về đức hạnh của mình là nguồn gốc của tội lỗi.
- Ngõ đi của đạo đức thì hẹp, còn con đường của tật xấu thì rộng rãi thênh thang.
Cervantes
- Người ta ở đời nầy lúc nào cũng hình như đứng giữa hai con đường : một đường thì rộng rãi thênh thang đi đến cái vườn hoa mát mẻ, một đường thì khúc khuỷu tối tăm, dắt vào hang sâu thăm thẳm.
Đường trên là đường những hiền nhân quân tử (…)
Đường dưới là đường những kẻ bạo ngược hung tàn (…)
Phạm Quỳnh (Hai con đường)
- Nhờ ở sự giàu có mà người hung dữ được thừa nhận là đạo đức.
Théognis
- Khi một thành kiến mất đi là đồng thời có một đức hạnh mất đi theo. Một điều đạo đức chỉ là một thành kiến còn sót lại.
A. Capus
- Đạo đức đối với người nầy là sự sợ hãi công lý ; với kẻ khác là sự yếu lòng ; với kẻ khác nữa là sự tính toán.
Gérard de Nerval
- Đạo đức là người bộ hành còn tật xấu là người kỵ mã.
Ghi dưới chân tượng đài kỷ niệm vua Louis XV
- Khó mà tìm ra đạo đức và nó đòi hỏi một người nào đó để hướng dẫn, dìu dắt, còn tật xấu khỏi cần phải có thầy dạy.
Sénèque
- Đạo đức là khoảng giữa hai tật xấu.
- Những lúc thịnh vượng khám phá nơi ta nhiều tật xấu, và nghịch cảnh lại khám phá những đức tốt của ta.
Francis Bacon
- Chưa thật ghét tật xấu, chưa thật yêu đạo đức.
Jean-Baptiste Rousseau
- Tôi không thể đòi ở tha nhơn những tính tốt như tôi.
André Gide (l’immoraliste, 1902)
- Hãy tìm đức tốt nơi người mà tự tìm tật xấu nơi mình.
Franklin
· ĐẠO ĐỨC VỚI PHỤ NỮ
- Đạo đức của người đàn bà thường chỉ là sự vụng về của người đàn ông.
Paul-Jean Tonley
- Then cài và song sắt không tạo nên đức hạnh của đàn bà con gái.
Molièse
- Tôi không biết cô ta đã sống có đạo đức không, nhưng lúc nào thì cô ta cũng xấu xí, và, trên thực tế, xấu xí là đã ở được nửa đường đạo đức rồi.
Henri Heine
- Sự đoan chính thường chỉ là một vấn đề trang trí. Một người đàn bà khó đạo đức với một chiếc đi-văng hơn là với những chiếc ghế bành.
Ftienne Rey
- Một vết thẹo chưa xóa được hết, một đóm đỏ ở cổ trước, một chút lòng măng đen dọc theo chân, đối với đức hạnh của người đàn bà là những vệ sĩ chắc chắn hơn là sự đoan chính, những điều lý quan trọng và cả tôn giáo nữa.
Galriel Soulages
- Những cái tài đức lừng lẫy không phải là phần của đàn bà ; nhưng đàn bà cốt phải có những cái đức hạnh bình thường đằm thắm.
Bà Lambert
- Trong vấn đề đạo đức nữ giới, sự thật và danh tiếng thường rất khó mà đi đôi với nhau.
Nữ công tước d’Abrantes
ĐAU KHỔ (Thống khổ)
· ĐAU KHỔ LÀ VỐN CỦA CON NGƯỜI
- Có thân thì khổ, có khổ mới nên thân.
- Mỗi người phải tự mang cây thập tự giá của mình.
- Những người cục mịch có thể rảo bước khắp nơi mà tìm thấy niềm vui thú, nhưng những tâm hồn tế nhị lại đau khổ nhiều.
Charles – Louis Philippe
- Lòng trắc ẩn tự nhiên ở con người, ở những kẻ thô lỗ ít hơn là ở những người có tâm tính được đào dưỡng ; chính sự đào dưỡng đó lại làm họ đau khổ hơn.
Euripide
- Trên cõi nhân thế nầy, đau khổ tiếp nối đau khổ, ngày nối ngày, và phiền muộn liền với phiền muộn.
Lamertine
- Người ơi, những sự thật duy nhứt của chúng ta là những đau khổ của xác thân.
- Sự khổ đau tinh thần nặng nề hơn là sự đau khổ của xác thân.
Publilius Syrus
- Người ta nghe trời đổ mưa chớ không nghư tuyết rơi ; người ta lớn tiếng than van về những ưu phiền nhỏ nhặt nhưng lặng thinh về những đau khổ lớn lao.
Berthold Auerbach
- Có người khóc vì hạnh phúc, nhưng không có nước mắt trong những tai họa lớn lao.
La Rochefoucauld – Doudeauville
- Cùng với người đàn bà xoay về hướng nào, người đau khổ vì đàn bà là một cái bẫy đau khổ của thượng-đế bạn cho đàn ông.
J.K. Huysmans
Dãn cách tên bằng dấu phẩy(,).