NHÚT-NHÁT
- Sự khiêm-tốn là một đức-tính, sự rụt-rè nhút-nhát là một thói xấu.
Th. Fuller
- Ai hỏi với sự rụt-rè nhút-nhát là bảo cho người ta từ-chối.
Sénèque
- Sự nhút-nhát chưa bao giờ dẫn lên hàng đầu.
P. Syrus
- Kẻ nhát chiến-đấu khi nào nó không chạy được.
Shakespeare
- Người hà-tiện nói là cần-kiệm, anh nhát nói là cẩn-thận.
surP. Sy
- Sau sự can-đảm, không gì đẹp bằng sự thú-nhận cái nhút-nhát của mình.
Helvétius
- Tính nhút-nhát là mẹ của sự hung-bạo.
Montaigne
NGHỀ NGHIỆP
· GIÁ-TRỊ CỦA NGHỀ-NGHIỆP
- Không có của không phải là nghèo, không có nghề-nghiệp là nghèo.
Cổ-ngữ
- Không phải nghề-nghiệp làm danh giá cho con người mà chính con người làm danh giá cho nghề-nghiệp.
Louis Pasteur
- Ruộng tốt muôn khu chẳng bằng một nghề theo mình.
Thái-công
- Đất ruộng bề bề không bằng một nghề trong tay.
Tục-ngữ
- Người bán than và anh thợ giặt, kẻ này nói đen, người kia nói trắng.
P. J. Le Roux
- Nhất sĩ nhì nông, hết gạo chạy rông, nhất nông nhì sĩ.
- Không có những nghề hèn, chỉ có những người hèn.
M. Le Roux de Lincy
- Kẻ vô lương-tâm nhất là kẻ làm một nghề mà không biết gì về nghề của mình.
Na-phá-luân Đệ-nhất.
· LỰA-CHỌN NGHỀ.
- Ai xen vào nghề-nghiệp của kẻ khác là vắt sữa bò mình trong một cái giỏ.
Gabriel Meurier
- Tốt nhất là chuyên-luyện trong một việc còn hơn là xoàng-xoàng trong nhiều việc.
Pline le Joune
- Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh.
Trung-hoa
- Nhiều nghề cá trê húp nước.
- Việc quan-trọng nhất cho cuộc đời là việc lựa-chọn nghề nghiệp mình.
Pascal
- Hãy làm thợ hồ, nếu đó là tài-nghệ của anh.
Boileau
- Người bán dược-thảo nhìn những cây thuốc bằng con mắt khác hơn nhà thi-sĩ, khách nhàn-du hay người nông-dân.
J. Glomwill
- Ai không trao nghề nghiệp cho con mình là trao cho nó nghề ăn trộm.
(Le Talmud)
- Ôm lấy nhiều nghề thì không thành-công trong một nghề nào.
Platon
- Tốt hơn hết là biết một chút gì của tất cả còn hơn là biết tất cả của một việc gì.
NGHỆ-THUẬT
· GIÁ-TRỊ CỦA NGHỆ-THUẬT
- Nghệ-thuật chỉ làm những câu thơ, trái tim mới là thi-sĩ.
André Chénier
- Có ba sự hoạt-động : thấy, hoạt động của mắt ; nhận-xét, hoạt động của trí-tuệ ; nhìn-ngắm, hoạt-động của tâm-hồn. Ai đạt được sự hoạt-động thứ ba này là bước vào lãnh-vực của nghệ-thuật.
Emile Bernard
- Cái giá-trị trước tiên của một bức tranh là được làm một bữa tiệc cho mắt.
Engène Delacroix
- Xét kỹ, anh thấy rõ dù cổ-điển hay lãng-mạn, tất cả chỉ là trò đùa ; chỉ có tài-năng là đáng kể.
André Mauréas
- Nghệ-thuật bay quanh sự thật nhưng với cái ý-chí khẳng-định là không tự thiêu mình.
F. Kafka
- Cái đẹp, chính là cái sáng-chói của sự thật.
- Vấn-đề chính-yếu là phải sống, sống bằng tưởng-tượng và lồng ngực, sáng chế, hiểu biết, vui chơi. Nghệ-thuật là một trò chơi. Mặc kệ cho ai xem đó là một bổn-phận.
Max Jacob
- Nghệ-thuật là sự khéo léo đúc thành lý-thuyết.
J. Joubert
- Trong nghệ-thuật, cái giá-trị nào tự biểu-lộ là tầm-thường.
Jean Cocteau
- Trong nghệ-thuật, nhà toán học phải đặt mình theo sự sai-khiến của ma-quái.
Léon Paul Fargue
- Giữa mặt trời và chúng ta là bóng tối mênh-mông, thế nên không-gian mới có màu xanh.
Léonard de Vinci
- Hội-họa đối với tôi chỉ là một cách để quên đời. Một tiếng kêu trong đêm tối. Một tiếng nức-nở nghẹn-ngào. Một tiếng cười tắc-nghẽn.
George Rounalt
- Nghệ-thuật, kẻ an-ủi cho những nỗi đau-khổ của con người.
Ponsard
- Đời sống thì ngắn, nghệ-thuật thì dài.
Hippocrate
- Sự thể-hiện duy-nhất bất-diệt của sự làm việc và nghị-lực con người là nghệ-thuật.
Adolf Hitler
- Những nghệ-thuật tự-do không thể cho ta đức-hạnh mà sắp-đặt cho tâm hồn ta tiếp-nhận nó.
- Tôi không tìm kiếm, tôi nhận thấy.
Picasso
- Những tác-phẩm nghệ-thuật lớn, thật sự là lớn khi nào nó vừa tầm và được mọi người thông hiểu.
Léon Tolstoi
- Nghệ-thuật là cái phản đề trực-tiếp của nền dân chủ.
G. Moore
Nghệ-thuật, kẻ an-ủi cho những khốn-khổ của nhân-loại.
Francois Ronsard
- Cái đẹp lúc nào cũng kỳ-quái.
C. Baudelaire
- Nghệ-thuật là chú hề đi xa hơn là người ta nghĩ. Nó không bi-thảm cũng không hài-hước. Nó là tấm gương hài hước của thảm kịch và tấm gương bi-thảm của hài-kịch.
André Suarès
- Cái đẹp là biểu-tượng của cái tốt về tinh-thần.
Emmanuel Kant
- Sự nghiên-cứu về cái đẹp là một cuộc so gươm mà nhà nghệ-sĩ thét lên tiếng kinh-khủng trước khi thua cuộc.
Charles Baudelaire
- Địa-hạt duy-nhất mà cái thiêng-liêng được thấy rõ, đó là nghệ-thuật, mặc dù người ta đặt cho nó một cái tên gì cũng được.
André Malraux
- Một tác-phẩm nghệ-thuật chỉ có giá-trị cao-quý khi nào đồng thời nó là một tượng-trưng và sự biểu-hiệu chính-xác của một sự thật.
Guy de Maupassant
· NGHỆ-SĨ
- Nghệ-sĩ phải yêu đời và chỉ cho ta thấy rằng đời là đẹp, nếu không chúng ta có thể nghi-ngờ.
Anatole France
- Những nghệ-sĩ cỡ lớn không có tổ-quốc.
Alfred de Musset
- Chỉ có những con chim họa-mi là hiểu đóa hồng.
Ấn-độ
- Trong tình yêu cũng như trong nghệ-thuật, cái dịu-dàng là cái đức-tính của kẻ yếu.
E. Rey
- Thiên-tài không vì khác hơn là một sự tập tành thật quen về kiên-nhẫn.
Buffon
- Thiên-tài phát-triển trong sự ẩn-dật ; tính-tình được xây-dựng trong sự xáo-trộn của xã-hội.
Goethe
- Nghệ-sĩ chứa-đựng nhà trí-thức. Trường hợp vãng-phục (đối ngược lại) ít khi là thật.
L.P.Fargue
- Nghệ-thuật của một diễn-viên chính là chỗ biết làm cho khán-giả đừng ho.
Richardson
- Một tư-tưởng thật cao biểu-hiện trong một hình-thái thật vĩ-đại, đó phải là sự hướng-dẫn không biết mệt của nhà nghệ-sĩ.
- Nếu nghệ-thuật không có tổ-quốc thì nghệ-sĩ ai cũng có.
C. Saint-Saens
· TÔ-BỒI NGHỆ-THUẬT
- Vinh-quang nuôi-dưỡng nghệ-thuật.
Cicéron
- Hiểu, phân-tích, đối với nghệ sĩ, là phá-hủy và tự phá-hủy.
H. Lenormand
- Điêu-khắc là một thể-thức biểu-hiện về sức mạnh bằng những hình-dáng.
F.W. Nietzche
- Một nghệ-thuật có sinh-khí không biểu-hiện những cái gì đã qua, mà làm cho những cái ấy tiếp-diễn.
A. Rodin
- Nghệ-thuật, đó là sứ-mạng cao-cả nhất của con người, vì đó là sự biến-chuyển tư-tưởng để tìm hiểu thế-giới và làm cho thế-giới được hiểu rõ.
B. Stanistavski
NGHI-NGỜ
- Ai nghi-ngờ tức là mời người ta phản-bội mình.
Voltaire
- Sự nghi-ngờ trong tư-tưởng giống như những con dơi trong các loài chim.
F. Bacoa
- Đối với những người đáng mến, sự nghi-ngờ là một sự sỉ-mắng âm-thầm.
- Không nên nghi-ngờ, mà hòa-nhã, và hãy chứng-tỏ rằng anh không sợ bị lừa gạt.
Démocrate
NGHỈ-NGƠI
- Sự thay-đổi công-việc cũng là một cách nghỉ-ngơi,
Gilles Ménage
- Nghỉ-ngơi là tốt đối với người chết.
Th. Carlyle
- Hãy nghỉ đôi chút để sớm xong việc hơn.
G. Herbert
- Không có sự nghỉ-ngơi đối với các dân-tộc tự-do ; sự nghỉ-ngơi đó là một ý-tưởng quân-chủ.
Georges Clémenceau
NGHỊ-LỰC
- Hãy giống như một hải giác mà sóng bể cứ liên-tiếp đổ xô vào và tan-rã : Nó vẫn cứ đứng vững và xung quanh nó bao nhiêu đợt sóng đã tan thành bọt nước.
Mare Aurèle
- Thời khó, thế khó, khó làm yếu ta,
Dù muôn chông gai vững lòng chi sá.
(Thanh-niên hành-khúc)
- Nghị-lực là cái sức huyền-bí đã làm biến những ý-định phải thành những ham-muốn cao-quý, mạnh hơn những dục-vọng tầm-thường và gìn-giữ cho nó có một sức mạnh bền-bỉ.
Vũ-đình-Hoè
Dãn cách tên bằng dấu phẩy(,).