0081.0005-Quocsan, vancuong7975(xong)Wiki

13/1/16
0081.0005-Quocsan, vancuong7975(xong)Wiki
  • PDF
    GoogleDocs

    :rose::rose::rose:

    làm tiên-phong, sai quận Viên làm hậu-quân, đuổi giặc mãi đến huyện Quỳnh-lưu, qua làng Hoàng-mai, ở đấy có một trái núi rậm, ngài đồ rằng giặc tất núp vào trái núi ấy, mới đổi tiền-quân làm hậu, hậu-quân làm tiền, sai vây bọc chung quanh dưới chân núi. Bấy giờ quận He thế lực đã kiệt lắm rồi, biết thân không còn thể nào chạy thoát, mới đến tiền-quân xin hàng.

    Khi trước quận Trân cầm tiền-quân, vốn quen nhau với quận He. Không ngờ tiền hậu mới đổi, té ra quận Viên cầm tiền-quận. Quận Viên mới sai đóng cũi giải nghịch He về Kinh-sư.

    Từ đấy ngài mới thành công giở về, được gia chức là Thiếu-bảo, phong làm Dương-võ tuyên-lực công-thần, ban cho 12 xã dân và 150 mẫu ruộng để làm ruộng thế-nghiệp.

    Năm Cảnh-hưng thứ 12, ngài phụng mệnh trấn thủ tỉnh Nghệ-an và châu Bố-chính. Một khi ngài đang ngồi coi việc trên phủ-đường, bỗng dưng có một con rắn to tự ngoài sân bò vào, quân sĩ toan đánh, ngài không cho đánh, thử để xem ra làm sao, thì thấy con rắn bò quanh chỗ sập ngài ngồi, rồi leo lên tràng áo ngài. Ngài cứ ngồi nghiễm nhiên không động, một lát nó lại bò xuống, rồi bò vào hồ Bán-nguyệt đi mất.

    Ngài có ý buồn rầu, biết là cái điềm nó đến đón mình. Ngài mới đi khắp trong thuộc hạt, khuyên dân làm ăn yên nghiệp.

    Một hôm, ngài đang nằm trong màn, đang đêm bỗng dạ to lên một tiếng, cả nhà giật mình. Hỏi cớ làm sao thì ngài nói rằng:

    - Thượng-đế sai đòi ta về rồi.

    Chúng ngạc nhiên, chưa biết thế nào. Đến ngày mùng một tháng giêng năm sau là năm Giáp-tuất, ngài mặc áo chầu ra giữa phủ-đường, ngoảnh mặt về bắc lễ vọng Thiên-tử, rồi lên giường nằm, tự nhiên thiếp dần đi rồi mất.

    Vua được tin thương xót vô cùng, sai quân thủy bộ hộ tống linh-cữu về làng ngài an táng, và sai quan Thượng-thư là Trần-Cảnh đến nhà dự tế.

    Chúa Trịnh cũng sai Thượng-thư là Nguyễn-công-Thái đến tế, và tặng 16 chữ: “Phủ dân, tiễu khấu, cố bản, an biên, ái quốc, trung quân, hoàn danh, cao tiết”. Lại gia tặng chức Thái-phó, phong làm Hải quận-công thượng-đẳng phúc-thần, sai lập đền thờ ở làng Giáp-sơn.

    Chúa Trịnh lại ba cho một câu đối thờ rằng:

    Cái thế anh-hùng kim cổ thiểu

    [​IMG]Tài nhân công đức địa thiên tràng(4).

    (1) Lúc ngài còn nhỏ, thường ngâm một câu rằng: “Giời chẳng già, đất chẳng già, năm hồ bảy miếu một mình ta”. Đến sau ngài đi kinh-lược xứ Sơn-nam, có bọn khách Tàu ở phố Hiến vào hầu, trông hình dáng ngài y như tượng thần Ngũ hồ bên Tàu. Nhân hỏi ngài sinh ra ngày tháng nào, thì quả nhiên trúng về ngày tháng Ngũ hồ có sự biến lạ, hiện còn ghi vào bia bảy miếu ở bên ấy, mới biết khi ấy là thần Ngũ hồ giáng sinh.

    (2) Nghĩa của chữ ngọc giấu đi một nét chấm, thò lên thì là chữ chúa, thụt xuống thì là chữ vương. Có ý khoe mình làm nổi vua chúa.

    (3) Nghĩa là chữ thổ cắt bỏ nửa nét ngang đi, phải thì là chữ thượng, trái thì là chữ hạ. Có ý chê kẻ kia phản nghịch.

    (4) Nghĩa là anh-hùng đời xưa nay hiếm có, công đức cho người ta được nhờ dài bằng với giời đất.


    15*.- Đào-duy-Từ

    Đào-duy-Từ người Ngọc-sơn tỉnh Thanh-hóa, cha là Đào-tá-Hán vốn dòng con hát. Khi Duy-Từ sinh ra, thông minh dĩnh dị, học thông kinh sử; làm văn hay, thuật-số, sấm-vĩ, đều tinh hiểu cả. Ra ứng hương-thi đời nhà Lê, quan trường cho là con nhà hát xướng đánh hỏng. Duy-Từ bực mình trở về. Nghe đức Thái-tổ triều Nguyễn ta có lòng yêu kẻ hiền-sĩ, nhiều người về theo, bèn quyết chí vào trong Nam.

    Nghe thấy quan Thám-lý Trần-đức-Hòa ở Qui-nhân là người nhà chúa thân tin, mới đi vào Qui-nhân, ở chăn trâu cho một nhà giàu ở Tùng-châu.

    Một hôm, phú ông mở tiệc rượu, mời các danh sĩ đến uống rượu làm thơ. Xế chiều, Duy-Từ chăn trâu về, thấy các danh-sĩ đương bàn luận, Duy-Từ cầm roi vào đứng trước án, cùng các danh-sĩ bàn luận cổ, kim, cùng là bách gia kinh sử, đều thông suốt cả; cả tiệc đều thất kinh. Phú ông lấy làm kỳ dị, mới nói chuyện với Đức-Hòa. Đức-Hòa đến hỏi truyện Duy-Từ, thấy là người học-vấn rộng, kiến thức nhiều, bèn mời đến nhà dạy học, gả con gái cho.

    Duy-Từ thường ngâm bài ca Ngọa-long-cương, diễn ra ca quốc-âm, là có ý tự tỉ với Gia-cát-Lượng. Đức-Hòa trông thấy nói rằng: “Duy-Từ có lẽ là Ngọa-Long đời nay chăng?”.

    Triều đức Hy-tôn thứ 14 năm Đinh-mão, Đức-Hòa vào yết kiến, dâng bài ca Ngọa-long-cương, tâu rằng: “Bài ca đó là của thầy đồ dạy học nhà tôi có tên là Đào-duy-Từ làm ra”.

    Đức Hy-tôn xem lấy làm lạ, lập tức cho đòi vào yết kiến.

    Khi Duy-Từ vào, thấy đức Hy-tôn mặc áo trắng, đi giầy xanh, đứng đợi ở cửa dịch-môn. Duy-Từ lùi lại không vào. Đức Hy-tôn biết ý, bèn chỉnh áo mũ đòi vào yết kiến. Duy-Từ trần thuyết, đức Hy-tôn cả mừng nói rằng: “Người lại đây sao muộn vậy?”. Liền cho làm nha-úy nội-tán, tước Lộc-khê hầu, kiêm quản cả việc quân cơ trong ngoài, thường triệu vào hầu trong, bàn định quốc chính.

    Năm kỷ-tị, Trịnh-Tráng mưu muốn vào xâm trong Nam, bèn sai Nguyễn-khắc-Minh cầm tờ sắc-thư vào trước tấu phong đức Hy-tôn làm Thái-phó quốc-công, và giục ngài ra Đông-đô để đi đánh giặc. Đức Hy-tôn hội quần-thần lại bàn. Duy-Từ tâu rằng: “Đó chẳng qua là họ Trịnh mượn sắc mệnh vua Lê, để lừa ta ra. Nếu nhận sắc-thư mà không ra, thời kẻ kia có lẽ bẻ mình được; nếu không nhận, thời kẻ kia ắt động binh vào đánh. Đã sinh hiềm khích ra, thì không phải phúc cho đâu, Vả lại ta thành quách chửa bền, quân sĩ chửa luyện, lấy gì mà chống chế với quân thù địch. Không gì bằng hãy nhận lấy sắc-thư, cho họ không ngờ; để ta được chuyên ý sửa sang bờ cõi cho kiên cố; rồi sau dụng kế trả lại sắc-thư, thì kẻ kia không làm gì ta được nữa”.

    Đức Hy-tôn theo lời, nhận lấy sắc-thư hậu đãi sứ-giả cho về.

    Duy-Từ lại khuyến đức Hy-tôn từ rầy không nộp thuế má cho họ Trịnh nữa, và tâu xin phái dân-binh đắp lũy Trường-dục, tự chân núi Trường-dục đến bãi Hạc-hải, để phòng thủ bờ cõi.

    Duy-Từ lại tâu xin làm một cái mâm đồng hai đáy, để tờ sắc-thư vào giữa, rồi sắp phẩm-vật đựng trên mâm, sai Lại-văn-Khuông đem ra Đông-đo tạ ân, Duy-Từ lại nghĩ sẵn mười điều vấn, đáp, dặn Lại-văn-Khuông trước.

    Khi Văn-Khuông đến Đông-đô, Trịnh-Tráng đòi vào hỏi, Văn-Khuông biện bác không chịu khuất; Tráng cả sợ, đãi Văn-Khuông rất hậu. Văn-Khuông hiến mâm phẩm-vật, rồi lẻn ra về.

    Đến khi Trịnh-Tráng sai tách đáy mâm, thấy có một tờ sắc-thư và một cánh thiếp đề chữ rằng: “Mâu nhi vô dịch, mịch phi kiến tích, ái lạc tâm tràng lực lai tương địch”.

    Tráng hỏi các bầy tôi, không ai biện ra nghĩa gì, chỉ có quan Thiếu-úy Phùng-khắc-Khoan đoán ra là chữ “Dư bất thụ sắc”(1).

    Tráng cả giận sai người đuổi theo Văn-khuông, thì đã đi xa rồi. Tráng muốn đem binh vào đánh, gặp khi ấy Cao-bình, Hải-dương có giặc, bèn thôi.

    Năm ấy Duy-Từ lại tâu xin đem quân ra lấy Nam-bố-chính châu, chiếm đất từ sông Linh-giang giở vào, tuyển dân đặt ra binh-thuyền 24 đội.

    Năm Tân-mùi, Duy-Từ lại tâu xin đắp một cái lũy dài tự cửa bể Nhật-lệ đến núi Đâu-mâu, cao 1 trượng 5 thước dài hơn 3000 trượng, (tục gọi là lũy Thầy) tiệt nhiên là một chốn hiểm yếu ngăn trong Nam ngoài Bắc.

    Duy-Từ lại đặt ra phép tuyển-duyệt, để kén kẻ đinh tráng, lập ra phép khảo-thí, để thu kẻ nhân-tài.

    Một hôm, Duy-Từ nằm mộng thấy có con hổ đen tự phương Nam chạy vào, chợt lại sinh hai cánh mà bay lên được. Sực tỉnh lại thì thấy Nguyễn-hữu-Tiến mặc áo thâm, cầm quạt cánh từ ngoài vào, đứng hầu ở dưới thềm. Duy-Từ thấy người trạng mạo phi thường, hỏi bao nhiêu tuổi, thì nói là tuổi Nhâm-dần. Duy-Từ mới hỏi truyện, lấy làm trọng lắm, cho là hợp với mộng, rồi tiến lên làm đến Tiết-chế, tướng lược rất giỏi, ngoài Bắc-hà vẫn gọi Nguyễn-hữu-Tiến là Nam-triều hổ tướng.

    [​IMG]Duy-Từ phụ chính 8 năm, huân nghiệp rỡ rệt, có làm ra bet365 việt nam_tỷ số trực tuyến bet365_bet365 như thế nào hổ-tướng sư-sơ tập, Ngọa-long-cương ngâm, thọ được 63 tuổi, thực là đầu bạc công thần triều Nguyễn ta.

    (1)Nghĩa là chữ mâu (矛) mà không có phẩy (ノ) là chữ dư (予), chữ mịch (覓) mà bỏ chữ kiến (見) là chữ bất (不), chữ ái (愛) mà bỏ chữ tâm (心) là chữ thụ (受), chữ lai (來) ngang cùng chữ lực (力) là chữ sắc (勅).

    16.- Trịnh-hoài-Đức

    Trịnh-hoài-Đức trước tên là An, tên chữ là Chỉ-sơn, hiệu là Cấn-trai. Tổ tiên trước là người Phúc-kiến, vốn dòng dõi họ nhà quan, đời ông tổ gặp lúc nhà Thanh mới khai sáng, không chịu theo kết bím, để tóc sang nước Nam ở đất Trấn-biên. Cha là Khánh, học giỏi, chữ đại-tự tốt, đánh cờ tướng cao, có danh tiếng ở đời bấy giờ. Triều đức Thế-tôn, khánh quyên làm chức cai-thu ở An-trường, sau thiên làm cai-đội ở trường Qui-nhân, Qui-hóa, Bản-canh, rồi mất.

    Khi ấy Hoài-Đức mới lên 10 tuổi, dốc lòng chăm học, bấy giờ gặp thời buổi nhiễu-nhương, người mẹ mới đem Hoài-Đức đến ở Phiên-trấn, cho theo học ông xử-sĩ Võ-trường-Toản, học càng ngày càng giỏi.

    Năm Mậu-thân, đức Thế-tổ về thu phục được thành Gia-định, Hoài-Đức bèn cùng với Lê-quang-Định ra ứng cử, được bổ làm Hàn-lâm viện chế-cáo, sang năm sau, làm quan Điền-tuấn huyện Tân-bình, khuyên dân chăm chỉ việc nông, tang. Sau lại theo làm việc bộ Hình, xét nghĩ văn án, luyện tập chính sự, càng ngày càng giỏi.

    Rồi lại sung làm Đông-cung Thị-giảng, theo Đông-cung ra trấn-thủ thành Diên-khánh, (tức Khánh-hòa). Đến khi Đông-cung tiến binh ra Phú-an, Hoài-Đức dự bàn giúp việc cơ-mật.

    Năm Giáp-dân, Hoài-Đức làm Ký-lục doanh Trấn-ninh, rồi lại thăng làm Hộ-bộ Hữu tham-tri. Năm Tân-dậu, Hoài-Đức coi việc thu thuế thóc ở Quảng-nam, Quảng-nghĩa để cấp cho quân, sau lại cùng Nguyễn-văn-Thành coi về việc Hộ. Tháng năm được thăng làm Hộ-bộ Thượng-thư (Nguyễn triều ta có lục bộ Thượng-thư bắt đầu từ đây), sung chức chính-sự, cùng với Binh-bộ Tham-tri Ngô-nhân-Tĩnh, Hình-bộ Tham-tri Hoàng-ngọc-Uẩn sang sứ nhà Thanh, đệ tờ quốc-thư, phẩm vật, và đem nộp cả ấn bet365 việt nam_tỷ số trực tuyến bet365_bet365 như thế nào của Tàu phong cho Tây-sơn, cũng giải nộp lũ tướng giặc bể là Đông-hải vương Mạc-quan-Phù, Thống-binh Lương-văn-Canh, Lương-văn-Tài. Tháng bảy mới sang đến Hổ-môn quan; quan Tổng-đốc Lưỡng-quảng là Giác-Là-Cát-Khánh tâu lên vua Tàu, vua Tàu truyền dụ cho đưa sứ-bộ đến Quảng-tây, rồi vào Bắc-kinh.

    Khi ấy đức Thế-tổ vừa ra bình định xong Bắc-hà, lại sai Binh-bộ Thượng-thư Lê-quang-Định sang sứ cầu phong. Bọn sứ-bộ Trịnh-hoài-Đức còn đợi ở Quảng-tây, tháng tư năm Gia-long thứ hai, cả hai bọn sứ bộ cùng tự Quảng-tây đi thuyền qua Hồ-bắc đến Hán-khẩu, rồi lên bộ qua Vạn-lý tràng-thành, qua cửa Cổ-bắc, tháng tám đến sông Nhiệt-hà (thuộc Mãn-châu, các sứ bộ đời nhà Lê chửa từng đến đấy bao giờ), vào bệ kiến vua Gia-khánh ở nơi hành-tại. Rồi lại cùng với sứ Tàu sang tuyên-phong là Án-sát Quảng-tây Tề-bố-Sâm, tự cửa Nam-quan trở về nước. Khi về lại vẫn giữ chức bộ Hộ, rồi vào làm Hiệp-trấn Gia-định, lại thăng làm Lễ-bộ, Lại-bộ Thượng-thư.

    Đến năm đức Thánh-tổ lên ngôi, Hoài-Đức thường nhân việc ngăn gián tỏ lòng trung thành, Thánh-tổ đều nghe theo cả. Rồi lại được thăng làm Hiệp-biện đại-học-sĩ, kiêm lĩnh Lại-bộ, Binh-bộ Thượng-thư. Bấy giờ chửa có ai được thụ hàm nhất phẩm bao giờ, Hoài-Đức mới được thụ hàm Hiệp-biện là một. Khi tại chức bàn tán giúp việc quân quốc rất nhiều.

    [​IMG]Hoài-Đức là người cẩn thận, phong độ trầm tĩnh, học vấn rộng rãi, bàn bạc điều gì vẫn giữ đại thể. Đức nghiệp văn chương ông ấy, người đời đều tôn trọng cả. Hoài-Đức có làm bet365 việt nam_tỷ số trực tuyến bet365_bet365 như thế nào Gia-định thống-chí, Cấn-trai thi-tập, Bắc-sứ thi-tập, Gia-định Tam-gia thi-tập(1). Khi mất 61 tuổi, truy tặng Thiếu-phó cần-chính điện đại-học-sĩ, thực là một bậc danh-thần, trải hai triều vua đều quyến cố cả.

    Trịnh-hoài-Đức và Lê-quang-Định, Ngô-nhân-Lĩnh, là ba nhà làm thơ.


    [​IMG]


    CHƯƠNG THỨ III

    Các bậc danh hiền

    17.- Mạc-đĩnh-Chi

    Mạc-đĩnh-Chi tự là Tiếu-phu, người làng Lũng-đỗng, huyện Chí-linh (Hải-dương), nguyên về dòng dõi quan Thượng-thư Mạc-hiển-Tích về triều nhà Lý, (Hiển-Tích đỗ Trạng-nguyên đời vua Trung-tôn nhà Lý, làm đến Lại-bộ Thượng-thư).

    Tục truyền làng Lũng-đỗng có một thung rừng rậm, cây cối bùm tùm, lắm giống hầu (con khỉ) ở. Mẹ ông ấy thường khi vào rừng kiếm củi, phải con hầu to bắt hiếp. Về nói với chồng, chồng ăn mặc giả làm đàn bà, giắt sẵn con dao sắc vào rừng, con hầu quen thói lại ra, bị ông kia chém chết bỏ thây ở đấy. Sáng mai ra xem thì thấy mối đã đùn đất lấp hết, thành một gò mả.

    Bà kia từ đấy thụ thai, đủ tháng sinh ra Mạc-đĩnh-Chi, mặt mũi xấu xí, người nhỏ loắt choắt tựa như giống hầu.

    Ông cha đến lúc gần mất, dặn lại táng lên mả con hầu, vì biết chỗ ấy là chỗ đất kết (ngôi mả bây giờ vẫn còn).

    Mạc-đĩnh-Chi nhớn lên, năm tuổi, tư chất thông minh hơn người. Bấy giờ Hoàng-tử là Chiêu-quốc-công mở trường dạy học-trò, Đĩnh-Chi vào học. Đến năm gần 20 tuổi, là năm Giáp-thìn đời vua Anh-tôn nhà Trần, Đĩnh-Chi thi đình, văn đáng đỗ đầu cả mọi người, nhưng vua trông thấy người hình dạng xấu xa, toan không cho đỗ Trạng-nguyên. Đĩnh-Chi làm một bài phú ‘Ngọc-tỉnh-liên” để ví vào mình, vua mới lại cho đỗ Trạng-nguyên.

    Khi Đĩnh-Chi phụng mệnh sang sứ nhà Nguyên bên Tàu, đã hẹn ngày với người Tàu đến hôm ấy thì mở cửa ải, vì gặp phải trời mưa gió sai hẹn, người Tàu đóng cửa không cho vào. Đĩnh-Chi nói tử tế xin cho mở cửa. Người Tàu đã ra một câu đối tự trên ải ném xuống, và bảo hễ đối được thì mở cửa.

    Câu ra:

    “Quá quan trì, quan quan bế; nguyện quá-khách quá quan”(1).

    Đĩnh-Chi viết ngay một mảnh giấy đối lại đưa lên:

    “Xuất đối dị, đối đối nan; thỉnh tiên-sinh tiên đối”(2).

    Người Tàu khen có tài nhanh nhẩu, mới mở cửa ải cho vào. Khi đến cửa Yên-kinh, người Tàu thấy xấu xa, có bụng khinh bỉ. Một hôm, quan tể tướng Tàu mời vào phủ-đường ngồi chơi. Đĩnh-Chi trông thấy trên bức trướng có thêu con chim-sẻ vàng đậu trên cành trúc, tưởng là con chim thực, đứng dậy chạy lại bắt. Người Tàu cười ầm cả lên, Đĩnh-Chi xé tan ngay bức trướng ấy ra.

    Chúng ngạc nhiên hỏi cớ làm sao thì thưa rằng:

    - Tôi có nghe người ta thường vẽ chim-sẻ đậu cành mai, không ai vẽ đậu cành trúc bao giờ. Nay Tể-tướng sao lại cho vẽ thế? Trúc là giống cây quân-tử, chim sẻ là loài vật tiểu-nhân, vẽ thêu như thế, thì cho tiểu-nhân ở trên quân-tử, tôi e rằng đạo tiểu-nhân mỗi ngày thịnh lên, mà đạo quân-tử mỗi ngày mòn đi, nên tôi trừ giúp cho thánh-triều đấy thôi.

    Chúng chịu là biện bác có lẽ.

    Đến khi vào chầu, nhân có ngoại-quốc dâng một đôi quạt quí. Vua sai Đĩnh-Chi và một người sứ Cao-ly, mỗi người đề một bài tán vào quạt.

    Sứ Cao-ly làm xong trước.

    Nhời tán rằng:

    “Uẩn long trùng trùng, Y-Doãn, Chu-Công, Vũ tuyết thê thê, Bá-Di, Thúc-Tề”(3).

    Bấy giờ Mạc-đĩnh-Chi chưa nghĩ ra ý tứ làm sao, nhác trông sang quản bút bên kia viết, biết là nhời nhẽ như thế, mới suy ra mà đề một bài như sau này:

    “Lưu kim thước thạch thiên địa vi lô; nhĩ ư tư thời hề, Y Chu cự-nho! Bắc phong kì lương, vũ tuyết tái đồ; nhĩ ư tư thời hề Di, Tề ngã-phu; Y!dụng chỉ tác hành, xả chi tắc tàng, duy ngã dữ nhĩ hữu thị phù?”(4).

    Đề xong dâng lên, vua Tàu cầm bút khuyên chữ Y, phê rằng: “Lưỡng quốc trạng-nguyên” (Nghĩa là trạng-nguyên hai nước).

    Thường khi cưỡi lừa đi đường, chạm phải ngựa của người Tàu. Người kia đọc lên một câu đối rằng:

    “Súc ngã kị mã, Đông-di chi nhân dã! Tây-di chi nhân dã!”(5).

    Đĩnh-Chi ứng khẩu đối rằng:

    “Át dư thừa tư, Nam phương chi cường dư! Bắc phương chi cường dư!”(6).

    Lại thường đối đáp với người Tàu, Tàu ra rằng:

    “An, nữ, khứ; thỉ nhập vi gia”(7).

    Đối rằng:

    “Tù, nhân xuất; vương lai thành quốc”(8).

    Người Tàu phê rằng:

    - Con cháu về sau, tất có người làm đến đế vương, nhưng hiềm về chữ quốc đơn, thì nước không được tràng cửu mấy nỗi.

    Lại ra:

    “Nhật hỏa vân yên; bạch chủ thiêu tàn ngọc thỏ”(9).

    Đối:

    “Nguyệt cung tinh đạn; hoàng hôn xạ lạc kim-ô”(10).

    Người Tàu phê rằng:

    - Con cháu về sau, tất có người cướp nước. (Mạc-đăng-Dung giết vua Lê cướp nước).

    Lại ra:

    “Li, vị, võng, lưỡng, tứ tiểu quỉ”(11).

    Đối:

    “Cầm, sắt, tì, bà, bát đại vương”(12).

    Tàu phê rằng:

    - Đời sau làm được phúc-thần, hưởng người ta tế bái (Về sau quả nhiên làm thành-hoàng làng Cổ-trai).

    Lại ra:

    “Điểu tập chi đầu đàm Lỗ-luận: Tri chi vi tri chi, bất trí vi bất tri, thị tri”(13).

    Đối:

    “Oa minh trì thượng độc Châu-thư; Lạc dữ tiểu lạc nhạc lạc dữ chúng lạc nhạc, thục lạc?”(14).

    Lại ra:

    Lạc-thủy thần-qui đan ứng triệu, thiên số cửu, địa số cửu, cửu cửu bát thập nhất số, số số hỗn thành tam đại đạo, đạo hợp Nguyên-thủy thiên-tôn, nhất thành hữu cảm”(15).

    Đối:

    “Kì-sơn minh phụng lưỡng trình tường, hùng thanh lục, thư thanh lục, lục lục tam thập lục thanh, thanh thanh ưởng triệt cửu trùng thiên, thiên sinh Gia-tĩnh hoàng-đế, vạn thọ vô cương”(16).

    Một khi bà Hoàng-hậu ở Tàu mất, vua Tàu sai ông Mạc-đĩnh-Chi vào đọc văn-tế. Đến lúc quì xuống cầm bản văn đọc thì chỉ thấy một tờ giấy trắng, có bốn chữ nhất mà thôi. Đĩnh-Chi không nghĩ ngợi gì, đọc ngay rằng:

    “Thanh thiên nhất đóa vân, hồng-lô nhất điểm tuyết, ngọc uyển nhất chi hoa, giao-trì nhất phiến nguyệt. Y! Vân tán, tuyết tiêu, hoa tàn, nguyệt khuyết”.(17)

    Bài văn ấy còn chép vào sử Tàu. Người Tàu ai cũng chịu tài ứng biến nhanh.
  • Chia sẻ trang này