0081.0009-Quocsan, vancuong7975(xong)Wiki
-
PDF
GoogleDocs
Một tay Quí-Đôn làm ra nhiều pho bet365 việt nam_tỷ số trực tuyến bet365_bet365 như thế nào quí lắm, như là: Thánh-mô hiền-phạm-lục, Kim-kính lục-chú, Hoàng-việt văn-hải, Vân-đài loại-ngữ, Kiến-văn tiểu-lục, Thái-ất quái-vận, Lục-nhâm hội-thông, Kim-cương kinh chú giải, vân vân.
CHƯƠNG THỨ V
Các bậc mãnh tướng
29.- Lê-phụng-Hiểu
Lê-phụng-Hiểu người làng Băng-sơn, phủ Thanh-hóa, (tức là xã Sơn-dương, huyện Hoằng-hóa, tỉnh Thanh-hóa bây giờ). Người cao lớn to tát, râu ria xồm xoàm, gân sức khỏe mạnh. Khi đang trạc 20 tuổi, có hai tôn Cổ-bi, Đàm-xá tranh nhau địa giới, đem dân phu ra đánh nhau, Phụng-Hiểu vung cánh tay lên bảo với người làng Cổ-bi rằng:
- Chỉ một mình tôi có thể đánh đổ được muôn người.
Các cụ làng ấy mừng lắm
Làm rượu mời Phụng-Hiểu ăn uống. Phụng-Hiểu uống rượu say rồi ăn hết nồi ba mươi cơm mới no. Bấy giờ mới ra khiêu chiến với người làng Đàm-xá. Khi hai xã giáp chiến, Phụng-Hiểu vươn mình lên nhổ một cây to bên vệ đường, cầm ngang trong tay, xông vào đánh dân Đàm-xá. Dân kia rẽ ra mà chạy, không ai dám địch; mà ai địch cũng thua, hoặc chạy không kịp thì chết. Dân ấy sợ hãi, phải nhường trả ruộng làng Cổ-bi.
Bấy giờ vua Thái-tổ nhà Lý, kén người có sức khỏe mạnh, để sung vào quân túc-vệ. Phụng-Hiểu ra ứng mộ, hầu hạ vua đắc dụng lắm, dần dần được nhắc lên làm Võ-vệ tướng-quân.
Khi vua Thái-tổ mất, vua Thái-tôn nối ngôi, có ba vị vương là Dực-thánh vương, Võ-đức vương và Đông-chinh vương mưu làm phản, đem binh phạm vào cửa cung đại-nội, muốn tranh ngôi vua Thái-tôn.
Vua Thái-tôn lo sợ, vời Phụng-Hiểu mà bảo rằng:
- Việc kíp đến nơi rồi, trẫm không biết nghĩ ra làm sao nữa, cho ngươi được phép tự tiện mà giúp việc cho trẫm.
Phụng-Hiểu vâng mệnh, đem quân túc-vệ ra cửa cung, đánh nhau với quân ba phủ kia. Phụng-Hiểu trông thấy Võ-đức vương cưỡi ngựa đứng ngoài cửa Quảng-dương trỏ bảo quân sĩ, Phụng-Hiểu hầm hầm nổi giận, cầm gươm xông thẳng đến trước ngựa Võ-đức vương, trỏ vào mặt mà quát rằng:
- Các vương dám dòm nom thần-khí, coi thường thiên-tử, trên thì quên ơn Tiên-đế, dưới thì trái nghĩa tôi con. Tôi là Phụng-Hiểu đây, xin dâng đại-vương một thanh kiếm này!
Nói đoạn, xông thẳng vào chém, các quân chống lại không nổi, chạy giãn ra bốn phía. Võ-đức vương toan quay ngựa, nhưng chạy không kịp, bị chém ngã quay xuống đất.
Quân ba phủ kia thấy vậy, người nào người nấy tìm đường tháo thân, quân túc-vệ thừa thế đánh tràn ra, giết quân ba phủ không còn mống nào, chỉ có hai vị vương kia chạy được thoát.
Vua Thái-tôn thấy Phụng-Hiểu thắng trận, gọi vào an úy rằng:
- Trẫm nay được thừa đương cơ nghiệp của Tiên-đế, và được toàn vẹn cái thân, toàn do tự sức của ngươi cả. Trẫm xem sử nhà Đường, thấy Uất-trì Kính-đức cứu nạn cho vua Đường Thái-tôn, tưởng là các bầy tôi đời sau không còn ai trung dũng được như Kính-đức nữa, nay ngươi khỏe mà lại trung với trẫm như thế, thì ra hơn Kính-đức ngày xưa.
Phụng-Hiểu lạy tạ nói rằng:
- Bệ-hạ, đức cảm đến cả giời đất, uy khắp cả cõi xa; trong triều, ngoài nội, ai ai cũng phải tuân phép; thế mà chư vương dám manh tâm làm phản, thần thánh trên dưới, cũng có bụng muốn giết, cho nên mới trừ được loạn, chứ như chúng tôi thì có công gì.
Vua phong cho làm Đô-thống thượng tướng-quân. Đến năm Thiên-cảnh-thánh-võ, (1044) vua Thái-tôn vào đánh Chiêm-thành, sai Phụng-Hiểu làm tiên-phong, phá tan quân giặc, đánh lừng lẫy đến ngoại-quốc. Khi vua thành công trở về, định phong thưởng cho Phụng-Hiểu, nhưng Phụng-Hiểu từ không nhận tước thưởng, xin đứng ở trên núi Băng-sơn, ném một thanh đao ra ngoài, hễ rơi xuống chỗ nào, thì xin đất đến đấy để lập nghiệp.
Vua ưng cho như thế. Phụng-Hiểu đứng ở trên đỉnh núi, ném một thanh đao ra ngoài mười dặm, xa xuống cắm vào làng Đã-mỹ. Vua mới ban thưởng cho đến nơi cắm đao, tính ra được hơn nghìn mẫu.
Tự đấy ruộng thưởng cho công-thần gọi là ruộng Thác-đao (nghĩa là cắm đao), là do sự tích ấy.
Phụng-Hiểu hết lòng thờ vua, biết điều gì nói điều ấy, mà động đi đánh trận nào cũng được. Đến năm 77 tuổi mới mất. Dân làng ấy lập miếu thờ làm phúc-thần, lịch triều có phong tặng cả.
30.- Đoàn-Thượng
Đoàn-Thượng người làng Hồng-thị, huyện Đường-hào, tỉnh Hải-dương. Thời vua Huệ-tôn nhà Lý, phụng mệnh trấn thủ ở Hồng-châu.
Đoàn-Thượng có sức khỏe hơn người, gân xương như sắt, mỗi khi lâm trận, chỉ một đao một ngựa, xông vào đánh trăm nghìn người, tung hoành vô địch.
Đến khi Lý Chiêu-hoàng nhường ngôi cho vua Trần Thái-tôn, Đoàn-Thượng chiếm giữ một châu, không chịu hàng theo về với nhà Trần. Thái-sư nhà Trần là Trần-thủ-Độ sai sứ đến dụ hàng. Thượng nhất định không nghe. Chiêu binh tập mã, tự xưng là Đông-hải vương, có ý muốn khôi phục giang-sơn cho nhà Lý.
Trần-thủ-Độ đem quân xuống đánh nhau luôn mấy năm không phá nổi, mới lập mẹo sại người đến giảng hòa, mà kì thực sai một đại-tướng là Nguyễn-Nộn đem quân đánh tập công mặt sau.
Đoàn-Thượng chắc là giảng hòa rồi, phòng bị không được cẩn thận như trước, sực nghe tin Nguyễn-Nộn đến đánh, mới kéo quân ra cự địch. Đôi bên đánh nhau đang hăng, thì Thủ-Độ lại cầm đại-quân tự đường Văn-giang đánh đến mé trước. Quân nhà Trần hai mặt đánh dồn vào một, quân của Đoàn-Thượng kinh hãi chạy tán lạc mất cả. Đoàn-Thượng vội vàng quay ngựa về đánh mặt tiền-quân, không ngờ bị một viên tướng nhà Trần, tự mé sau sấn lên chém với một nhát vào cổ gần đứt, Đoàn-Thượng ngoảnh lại, thì tướng kia sợ hãi mà chạy mất. Đoàn-Thượng mới cởi dây lưng ra buộc vào cổ cho khỏi rơi đầu, rồi hầm hầm tế ngựa chạy về phía đông. Chạy đến đâu, quân nhà Trần phải giãn đường cho chạy, chớ không dám đánh.
Khi chạy đến làng An-nhân, có một ông cụ già áo mũ chững chạc, chắp tay đứng bên đường nói rằng:
- Tướng-quân trung dũng lắm, Thượng-đế đã kén ngài làm thần xứ này rồi đây! Có một cái gò bên làng cạnh kia, đó là đất hương-hỏa của tướng-quân, xin tướng-quân để lòng cho.
Đoàn-Thượng vâng một tiếng, rồi đến chỗ gò ấy, xuống ngựa gối đầu vào ngọn mác mà nằm, một lát thì mất, mối đùn đất lên thành mồ ngay.
Dân làng ấy thấy vậy, lập miếu tô tượng để thờ. Về sau nước lụt vỡ đê, tượng trôi vào làng An-nhân, làng ấy lại lập một tòa miếu khác để thờ. Miếu ở cạnh bờ sông Hồng-giang, mé trước ngoảnh vào con đường cái chính xứ đông-bắc. Thần kinh ứng lắm, lẻ qua lại mà ngạo ngược thì có tai nạn ngay. Các khách buôn thuyền qua lại cửa đền, có đồ lễ vào thì buôn bán đắt hàng. Tục truyền những khách buôn chum vại vào bán chợ Hồng, ai mà vào đền lễ thì buôn bán thông đồng, chóng hết lắm; mà ai không lễ, thì ế mãi không bán được, thường phải quẳng bỏ ngoài bến sông, nếu không thế thì tất lại có sự sóng gió lo lường.
Lịch-triều cũng có phong tặng làm thượng-đẳng-thần. Miếu ấy đến giờ vẫn còn.
31.- Phạm-ngũ-Lão(1)
Phạm-ngũ-lão là người học-trò ở làng Phù-ủng, huyện Đường-hào, tỉnh Hải-dương (bây giờ thuộc huyện Ân-thi, tỉnh Hưng-yên), có sức khỏe lạ thường, muôn người khôn địch.
Phạm-ngũ-lão mặt mũi khôi ngô, đủ cả văn tài võ lược. Nhà vốn chỉ có nghề làm ruộng, đến Ngũ-lão mới theo nghề học nho. Trong hai mươi tuổi đã có tính khẳng khái. Trong làng có một người tên là Bùi-công-Tiến đỗ Tiến-sĩ ăn mừng, cả làng kéo đến mừng rỡ, chỉ có Ngũ-Lão không thèm đến.
Bà mẹ Ngũ-Lão bảo rằng:
- Con làm thế nào cho bằng người ta thì làm. Nay người ta ăn mừng, cả làng mừng rỡ, sao con không đến mừng một chút.
Phạm-ngũ-lão thưa rằng:
- Thưa mẹ, con chưa làm nên gì để vui lòng mẹ, mà con đi mừng người ta, thì con lấy làm nhục lắm.
Ngũ-Lão tính hay ngâm thơ, thường ngâm một bài rằng:
Ngọn giáo non sông trải mấy thâu,
Ba quân tỳ hổ át sao Ngâu.
Công danh nếu để còn vương nợ,
Luống thẹn tai nghe truyện Võ-hầu.
Nhà ở bên cạnh đường cái, có một khi Phạm-ngũ-lão ngồi vệ đường vót tre đan sọt, sực có Trần Hưng-đạo vương tự trại Vạn-an vào kinh, quân quyền kéo đi rất đông. Quân tiền-hô thấy Ngũ-Lão ngồi xếp bằng tròn bên cạnh đường, quát lên bắt phải đứng dạy. Ngũ-Lão cứ ngồi nghiễm nhiên như không nghe tiếng. Quân lính cầm ngọn giáo đâm vào đùi, Ngũ-Lão cũng cứ ngồi vững không động mình. Đến lúc xe Hưng-đạo vương đến nơi, trông thấy thế lấy làm lạ, gọi đến hỏi, thì bấy giờ mới biết là có quan quân đi qua, và quân lính đâm vào đùi mình.
Hưng-đạo vương hỏi rằng:
- Nhà thầy kia ở đâu, sao ta đi qua đây mà cứ ngồi chững chàng như vậy?
Thưa rằng:
- Tôi đang mải nghĩ một việc cho nên không biết là ngài chảy qua đây.
Hưng-đạo vương lấy làm kỳ, hỏi đến sự học hành, thì hỏi đâu nói đấy, nội là kinh truyện thao lược, không sót chỗ nào, ứng đối nhanh như nước chảy.
Hưng-đạo vương mới sai lấy thuốc dấu dịt vào chỗ nhát đâm, rồi cho ngồi xe đem vào kinh, dâng lên vua Thánh-tôn.
Vua thấy người có sức khỏe, lại có học thức, cho vào làm quản vệ-sĩ. Các vệ-sĩ không chịu, xin đấu sức với Ngũ-Lão. Ngũ-Lão xin vâng, nhưng xin vua cho về nhà ba tháng, để thu xếp việc nhà, rồi sẽ xin đấu sức và nhận chức nhân thể. Vua cho về, Ngũ-Lão về nhà ra ngoài đồng, tìm chỗ gò cao tập nhảy, cứ cách mười trượng chạy đến nhảy vót qua gò. Tập luyện thành rồi, vào kinh đấu sức. Khi đấu quyền với các vệ-sĩ thì không ai địch nổi, rồi Ngũ-Lão thách cả các vệ-sĩ cùng ra đấu. Các vệ-sĩ xúm xít xung quanh, hàng trăm nghìn người, Ngũ-Lão tay đấm chân đá, nhảy nhót như bay, chạm phải ai phi chết thì què gẫy, các vệ-sĩ không tài gì mà đánh lại được, bấy giờ mới chịu phục.
Vua thấy người kiêu dũng làm vậy, cho theo Hưng-đạo vương đi đánh giặc Mông-cổ, thì đánh trận nào cũng được, lập nên công trạng rất nhiều. Hưng-đạo vương có lòng yêu mến, gả con nuôi là Nguyên quận chúa cho.
Về sau, nước Ai-lao đem một vạn voi sang cướp đất Thanh, Nghệ, vua sai Ngũ-Lão cầm quân đi đánh. Ngũ-Lão sai dân chặt tre đực cứ dài độ một trượng, trồng chất vào các vệ đường. Khi Ngũ-Lão khéo quân vào đánh, giặc thúc voi sấn lên, Ngũ-Lão chỉ chân tay không sấn vào gặp đống tre nào thì vớ lấy cái dóng tre chỗ ấy, đập vào chân voi. Voi bị đau gầm rống lên chạy về, giầy xéo cả vào quân Ai-lao. Ngũ-Lão mới thúc quân đánh tràn sang, quân Ai-lao tan vỡ, phải trốn về đêm.
Vì có những công to ấy, được lên làm Điện-tiền thượng-tướng quân. Đến khi mất, được phong làm thượng-đẳng phúc-thần, người làng Phù-ủng lập miếu thờ ngay ở chỗ nhà Ngũ-Lão.
Ngũ-Lão nguyên là bộ tướng của Hưng-đạo vương, cho nên các đền thờ Hưng-đạo vương, cũng có thờ Ngũ-Lão nữa.
Tục lại truyền khi Ngũ-Lão còn hàn vi, xin với mẹ đi tìm kế lập công danh, ở trong nước chưa có dịp nào, mới sang ở chăn voi cho vua nước Ai-lao. Ngũ-Lão cầm một lá cờ đỏ dạy voi, hễ phất lá cờ thì voi phải quì xuống hết. Đến khi nghe tin có giặc Mông-cổ quấy nước Nam, mới về theo Hưng-đạo vương đi đánh giặc. Về sau nước Ai-lao sang cướp vùng Thanh, Nghệ, vua sai Ngũ-Lão đi đánh. Ngũ-Lão thấy Ai-lao thúc voi xông vào trận, mới phất lá cờ đỏ, thì voi trông thấy hiệu ông ấy, lại phục cả xuống, vì thế mới phá được quân Ai-lao.
Xem truyện “Hưng-đạo vương” thì rõ sự tích.
32.- Nguyễn-Xí
Nguyễn-Xí người làng Sái-xá, huyện Chân-phúc, tỉnh Thanh. Thân phụ Nguyễn-Xí gặp buổi cuối đời nhà Trần, trong nước loạn lạc, không muốn ra làm quan, tu ở chùa làng, gọi là Hòa-nam thiền-sư. Mỗi đêm đến gà gáy thì thức dậy đánh chuông, đốt hương tụng kinh.
Có hàng thịt lợn ở cạnh chùa, hễ cứ nghe tiếng chuông thì thức dậy giết lợn. Một hôm, nhà hàng thịt mua lầm phải con lợn cái chửa, định để sang mai thì làm thịt bán hàng.
Đêm hôm ấy, nhà sư nằm mơ thấy một người đàn bà đến kêu khóc rằng:
- Xin ông đêm hôm nay đừng đánh chuông vội, cứu lấy tám, chín mạng cho mẹ con tôi.
Nhà sư ngạc nhiên không biết sự gì, nhưng cũng nghe nhời không đánh chuông vội. Nhà hàng thịt vì thế dậy trưa, thì con lợn cái đã đẻ ra 8 con. Nhà sư thấy vậy lấy làm kỳ, mới mua cả đàn lợn ấy thả vào trong núi.
Được vài tháng, nhà sư phải hổ bắt mất, nó cắn chết bỏ dưới sườn núi. Sáng mai, người nhà đi tìm, thấy mối đùn đất lấp lên thành mồ rồi. Có người biết địa-lý, xem hình thế đất ấy, cho là được ngôi hổ-táng.
Con ông ấy là Nguyễn-Xí, bấy giờ đã 17 tuổi, vốn có sức khỏe hơn người, tập nghề võ đã giỏi, nhưng vì nhà nghèo khó, phải ra tỉnh Thanh bán dầu kiếm ăn.
Một hôm, đi qua huyện Lam-sơn, giời đã tối, xung quanh không có cửa nhà nào, chỉ có một ngọn miếu thờ thần, mới vào nghỉ trong miếu ấy. Đến canh ba, phảng phất nghe có tiếng xe ngựa rầm rầm, và nghe có tiếng bảo ông thần trong miếu rằng: “Hôm nay trên thiên-đình hội các bách-thần, định lập thiên-tử nước Nam, việc ấy quan hệ to, mời ngài đi với tôi nhân thể”. Ông thần trong miếu nói rằng: “Tôi dở có quí-khách dưới trần trọ đây, không sao đi được, ông có được nghe điều gì, xin về bảo cho tôi được biết”. Cuối canh tư lại nghe có tiếng về báo rằng: “Thiên-đình đã định xong ngôi Hoàng-đế nước Nam rồi, tức là người ở Lam-sơn, huyện Thụy-nguyên, họ Lê tên Lợi. Thượng-đế cho đến giờ thân, ngày thân, tháng thân thì khởi binh, mười năm mới yên xong thiên-hạ”.
Nguyễn-Xí nghe rõ ràng các câu ấy, gà gáy thức dậy, tìm đến làng Lam-sơn, hỏi thăm vào nhà Lê-Lợi, kể rõ lại những việc nghe thấy truyện như thế.
Lê-Lợi bấy giờ đã có 300 thủ-hạ, sắp sửa muốn ra dẹp loạn, nghe thấy nói, lập tức khởi binh ngay tháng bảy năm ấy.
Nguyễn-Xí theo giúp Lê-Lợi đánh nhau với quân nhà Minh, xông pha trong mũi tên hòn đạn, đánh đến đâu quân Tàu tan ra đến đấy. Trong 10 năm giời, lập lên rất nhiều công trạng. Đến khi thiên-hạ bình-định, Lê Thái-tổ cho Nguyễn-Xí là sang nghiệp đệ nhất công-thần, và phong làm Nguyễn quốc-công, cho quốc tính gọi là họ Lê.
Nguyễn-Xí làm quan trải ba triều: Thái-tổ, Thái-tôn, Nhân-tôn, khi có giặc giã thì đi dẹp, khi thường lại vào túc-vệ trong cung cấm. Khi vua Nhân-tôn bị Nghi-Dân cướp ngôi (con cả vua Thái-tôn, phải bỏ không được lập), Nguyễn-Xí đem binh dẹp loạn, giết được bọn đồ đảng của Nghi-Dân là Phạm-Đồn, Phan-Ban, rồi bỏ Nghi-Dân đi, đón Bình-nguyên vương lập lên, tức là vua Thánh-tôn. Nguyễn-Xí vì có công ấy lại được tiến lên làm chức Thái-úy, Cương quốc-công.
Bấy giờ, Nguyễn-Xí có 12 con, cũng được phong tước làm quan tại triều, quyền thế hách dịch nhất thời ấy. Vua thấy lồng lẫy quá, sai đào con sông Cấm-giang, ở làng Sài-xá, để triệt long mạch làng ấy, thân long chảy ra huyết ba ngày.
Một hôm, năm con quan làm trung-úy, cùng chết một ngày, từ bấy giờ con cháu sa sút.
33.- Phạm-tử-Nghi
Tử-Nghi người làng Vĩnh-niệm, huyện An-dương, tỉnh Hải-dương, sức khỏe như thần.
Tử-Nghi thường đắp một con đường dài ở trên mặt đê, đôi đầu đắp ụ cao 5 thước rồi vác gậy chạy trên mặt đê, cứ đến chỗ ụ cao thì đánh một cái, ụ lại sạt xuống như đất phẳng.
Khi sau đến kinh thành Thăng-long, trông thấy hàng trăm người lính đang kéo thuyền rồng ở trên mặt đất xuống sông, mà kéo không nổi.
Tử-Nghi cười nói rằng:
- Khéo những đồ bị thịt kia! Có một cái thuyền như thế, xúm xít vào kéo mà không nổi, thì làm trò gì được?
Chúng tức giận, kẻ nghiến răng, người trợn mắt, toan xúm vào đánh, thì Tử-Nghi lại nói rằng:
- Vậy thì các anh để đấy, chỉ một mình ta kéo cho mà xem.
Chúng thấy nói vậy, bỏ đi ra, bắt Tử-Nghi phải kéo thuyền, nếu kéo không xong thì sẽ hay. Tử-Nghi vén tay áo, dung hết sức bình-nhật, chỉ một tay lôi tuột chiếc thuyền rồng xuống sông. Chúng ai nấy lắc đầu le lưỡi, chịu ông ta là có sức khỏe gấp nghìn người.
Bấy giờ nhà Mạc mới lên, nghe có người hùng dũng làm vậy cử làm đại-tướng, cho lên truất-thủ mặt Thượng-du. Tử-Nghi ở trấn vài năm, dẹp tan đám giặc cỏ, có tiếng lừng lẫy đến cả Bắc triều. Về sau nhân dẹp giặc, phá lây đến các tỉnh ven Tàu; Tàu đưa hịch sang trách đến triều-đình nước Nam. Tử-Nghi đến dinh quan Tổng-đốc Quảng-đông, xin chịu tội để cho yên tâm vua nước mình.
Người Tàu đem Tử-Nghi ra hành tội, rồi bỏ đầu-lâu và thây vào một cái hòm, che một cái lọng, thả xuống sông cho trôi về nước Nam. Trôi tự Nam-quan về mãi đến giang phận làng Vĩnh-niệm thì đứng lại không trôi nữa, rồi đêm báo mộng cho dân làng ấy phải ra vớt về mai tang, và phải lập đền phụng tự.
Dân làng sáng mai ra vớt, lập miếu thờ ngay bên cạnh sông, từ ấy linh ứng lắm. Về sau, hiển linh bảo các làng ở ven sông, cho nên tự Nam-quan về mãi đến Hải-dương, Sơn-nam, nội chỗ nào có bến, là cũng phải lập miếu thờ cả. Lịch triều phong làm Linh-ứng đại-vương thần.
34.- Đinh-văn-Tả
Về đời Lê trung-hưng, ở làng Hàm-giang, tỉnh Hải-dương , có người tên là Đinh-văn-Tả, sức vóc mạnh mẽ, tính khí hung hăng. Lúc còn nhỏ, chỉ chơi bời với lũ côn-quan, chúng bầu lên làm đàn anh cả.
Cạnh làng có một con sông to rộng hơn một dặm, ngày ngày ra tắm, bơi vòng tự bên này sang bên kia, chơi bời luyện tập.
Một hôm, họp bằng bối uống rượu bên cạnh bờ sông, nghe bên kia sông, có tiếng chiêng trống tế thần. Anh em đố nhau lội được qua sông sang ăn trộm cái chiêng của làng kia đem về.
Đinh-văn-Tả nói:
- Khó gì việc ấy mà phải đố.
Bấy giờ đang đêm, Văn-Tả lập tức lội xuống sông, vòng sang bên kia, lẻn vào đình, ăn trộm được cái chiêng đem ra, lại lội xuống bơi về. Khi đến giữa dòng sông, khua chiêng vang cả lên, làng bên kia nghe tiếng, mới biết là mất trộm, tìm thuyền đuổi theo thì không kịp.
Về sau, nhân có tội phải giam trong ngục Đông-môn. Khi ấy triều-đình đang có việc dụng binh, chúa Trịnh sai các tướng võ tập bắn ở lầu Ngũ-long. Văn-Tả và tên lính canh ngục đứng xem, thấy không mấy người bắn trúng bia, cười mà nói rằng:
- Bia rành rành thế kia, mà bắn không trúng, sao mà họ hèn làm vậy?
Các tướng võ đứng bắn, nghe tiếng giận lắm, đưa súng cho Văn-Tả và bảo rằng:
- Anh nói khoác làm gì thế, súng đây, anh thử bắn đi này!
Văn-Tả không thèm cầm súng nhỏ, xin mượn khẩu súng to, cắp lên trên mang tai, bắn ra ba phát, vỡ ba cái đích. Các người kia ai cũng chịu là tài; rồi lại sai bắn thử lần nữa xem làm sao, thì bắn phát nào tin phát ấy, mười phát đậu chục. Việc ấy lên đến tai chúa Trịnh, mới tha tội cho theo đánh giặc.
Bấy giờ chúa Trịnh đang chống nhau với chúa Nguyễn ở trong Nam hà. Một bữa quân Bắc đóng ở trên núi, quân Nam đột nhiên đến vây đánh, quân Bắc bị thua tan chạy mất cả, chỉ còn một mình Đinh-văn-Tả phục trong bụi rậm, chờ khi quân Nam đuổi theo, ở trong bụi rậm bắn ra, quân Nam tưởng có nhiều quân mai phục phải lui về; quân Bắc thừa thế quay lại đánh, quân Nam phải chạy. Tự bấy giờ nổi tiếng. Về sau, lại lập được nhiều công chiến trận, chúa Trịnh phong cho làm quận-công. Văn-Tả nộp trả bằng sắc không nhận, chỉ xin rút trong sổ án-từ ra mà thôi, nhưng chúa Trịnh vẫn cứ phong cho.
Đên thời vua Hi-tôn, dư đảng nhà Mạc là Mạc-kinh-Vũ, vẫn còn chiếm giữ trên xứ Cao-bình. Vua sai Văn-Tả thống lĩnh đại binh đi đánh, phá vỡ quân nhà Mạc. Kính-Vũ phải chạy sang Long-châu, mới trừ hết được đảng nhà Mạc. Từ đấy làm quan đến cực phẩm hàng võ.
Đến năm 80 tuổi, phải bệnh nặng, chúa Trịnh thân đến tận nhà hỏi thăm, hỏi rằng:
- Như ngươi thì trong bụng còn muốn ao ước điều gì nữa không?
Thưa rằng:
- Tôi nhớ ơn nhà chúa, làm quan vinh hiển đến thế này; mà lại được thọ đến 80 tuổi, thì trong bụng cũng đã mãn nguyện rồi; nhưng chỉ còn ao ước một chút, giả thử đang lúc tôi chưa chết, mà chúa phong cho tôi làm phúc-thần, thì tôi nhắm mắt đi, không còn điều gì hối hận nữa.
Chúa Trịnh lập tức sai người thảo sắc, phong ngay tại trước chỗ giường nằm. Văn-Tả tạ ơn chúa rồi mất.
Con cháu nhà ấy, về sau ai cũng có tài làm tướng, kế thế 18 đời được phong quận-công, đến mãi về đời Đinh-tích-Nhưỡng về cuối đời nhà Lê, vẫn còn lừng lẫy. Tục ngữ có câu: “Đánh giặc họ Đinh”, tức là chi họ ấy.
35.- Võ-Tính
Võ-Tính tổ tiên thuở trước là người Phúc-an, thuộc tỉnh Biên-hòa, sau dời đến Bình-dương.
Tính là người khảng khái, trí dũng hơn người, nhà giầu, không chịu thuần phục Tây-sơn; mới xin với mẹ bỏ ra chiêu dụ hào-kiệt, khởi nghĩa binh ở Phù-viên (thuộc Gia-định); rồi kéo đến Định-tường chiếm giữ Khổng-tước-nguyên (thuộc Tân-hòa), tụ đồ-đảng đến hàng vạn người, hoặc là đạo quân Kiến-hòa, tự xưng làm Tổng-nhung, hễ quân giặc đi qua đất ấy, thì đánh giết sạch. Quân giặc thường bảo với nhau rằng: “Gia-định tam hùng(1), Võ-Tính là một, chớ có phạm vào mà chết”.
Năm Mậu-thân, Tính đem cả bộ-thuộc đến bái yết đức Thế