0088.4.0006 -@Trần Lê Hương (soát xong)
-
PDF
GoogleDocs
#0088.4.0006
Đánh máy: minhf@yahoo
Nghĩa hai chữ cửa sổ chưa đủ đối được với nghĩa hai chữ tường ngang
53. – ĐẤT E – NÚI SỢ
Đất e bể cạn bù thêm nước Núi cạn giời nghiêng đỡ lấy mây
Bể thì đời nào cạn được mà đất phải e? Thế mà nước suối, nước sông ở trên đất vẫn cứ ngày tuôn nước xuống bể , để như bù nước vào cho bể. – Giời thì bao giờ nghiêng được mà núi phải sợ? Thế mà giải này, rặng khác núi cứ sừng – sững như muốn đỡ giời không để cho mây làm sụt xuống được.
Hai câu này, chữ dùng rất tầm thường, tuy thuần nôm cả, nhưng thật điêu luyện đến bực, khiến cho ta đọc phải lấy làm thú vị. Tiếng Nôm mà được những câu như câu này, thì ai dám cho Nôm – na là không có văn – chương. Có người cho tác – giả làm ra hai câu này là Tuy – lý- vương, không biết có thực được chắc không?
Đôi bên các chữ đối nhau đều cân cả, không phải chữ nào là ép hay non. Giời đối với bể, mây đổi với nước, đỡ đối với bù nghe được lắm.
E: cũng nghĩ như sợ.
Bù: cho thêm vào sợ nó thiếu
54. – GIÓ QUYẾN – GIĂNG LỒNG
Gió quyến ngọn cây, cây quyến gió Giăng lồng đấy nước, nước lồng giăng
Quyến: Yêu nhau khăng – khít không muốn rời bỏ nhau. Lồng: nhận một cái hình bong rồi chiếu giả lại. Câu trên nói gió, cây đã như có tình với nhau, câu dưới nói giăng, nước cũng như có duyên với nhau. Hai câu này sở - dĩ hay, là chỉ vì mấy chữ gió, cây , giăng, nước đã nói xuôi xuống, rồi lại đưa ngược lên ; mà mấy chữ lộn đi, lộn lại được khéo như thế, là nhờ ở hai chữ quyến và lồng, đảo đi đảo lại mà vẫn có nghĩa hay vậy.
55. – MÙA XUÂN – MÙA HẠ
Mùa xuân tươi - tốt, bãi cỏ xanh rì, Mùa hạ khô – khan, cánh – đồng đỏ chót
cây nấm mọc lúa đâm bông
Hai câu này không có gì là đăc – sắc. Nhưng câu trên tả mùa xuân mà dùng những từ tươi tốt, xanh rì, nấm mọc, câu dưới tả mùa hà mà dùng những chứ khô – khan, đỏ - chót, đâm bông thế là đúng lắm.
Chữ đỏ - chót đổi với chữ xanh rì nghe được ; - Chữ khô – khan đổi với tươi – tốt hơi ép ; - còn ba chữ lúa đâm bông mà đối với cây nấm mọc không thể nào chịu được. Đãng nhé nói bông lúa đâm thì mới chỉnh, nhưng viết như thế lại quá ư tục không còn gì là văn chương nữa.
VỊNH CHƠI
56. – GIƠ TAY – XOẠC CẲNG
Một hôm, giời mưa. Xuân – Hương đang giơ tay với cái gì, trượt chân ngã xoạng cẳng xuống đất. Có lũ học trò trông thấy cười ầm lên, tung hê, lêu hổ. Nàng đỏ mặt tía tai, đứng dậy, đọc ngay một câu để chữa thẹn rằng:
Giơ tay với thử giờ cao, thấp Xoạng cẳng đo xem đất vắn, dài
Ngã đã đau, mà ứng – khẩu đọc luôn ngay được hai câu này, thực là mau trí – khôn mà tài giỏi biết chừng nào! Giơ tay, xoạc cẳng tả rõ được hình cái ngã. Nhưng nào có phải ngã, đấy là muốn với xem giời cao hay là giời thấp, đấy là muốn đo xem đất ngắn hay dài mà thôi. Vế trên nói chiều cao, vế dưới nói chiều ngang, cả hai vế thực đã như nói một người có cái chí anh – hùng tang – hồ bồng – thỉ, có cái tài ngang dọc hợp tung liên hoành được.
Tay đối với cẳng, cẳng cũng có nghĩa như chân; giờ đối với đất ; - cao thấp đối với ngắn dài, thật là đối chọi hẳn nhau. Cả hai câu toàn nôm không đá một chữ nho nào, thế mới là quý nữa.
Xem hai câu này, khiến cho ta nhớ đến hai câu của vua Lý – Thái – tổ, lúc còn nhỏ, ông học Vạn – Hạnh ở chùa Tiên – Sơn, một hôm không thuộc bài, bị trói nằm dưới đất, mà ngâm rằng:
Đêm khuya không dám giang chân ruỗi,
Vì ngại non sông, xã - tắc xiêu
Và có người đã dịch ra chữ Hán là:
Giạ thâm bất cảm trường thân túc
(………………………………………………..)
Chỉ khủng sơn hà, xã tắc điên
(………………………………………………..)
57. – ĐẬP CỔ KÍNH – XẾP TÂN Y
Đập cổ kính ra tìm lấy bóng Xếp tân y lại để dành hơi
Hai câu này, ta đã từng thấy ở trong bài thơ đức – Dực – Tôn làm để khóc Thị - Bằng (Xem bet365 việt nam_tỷ số trực tuyến bet365_bet365 như thế nào “Nam thi hợp tuyển” bài 82, trang 190.) Nhưng ta lại còn thấy có bet365 việt nam_tỷ số trực tuyến bet365_bet365 như thế nào cho hai câu ấy không phải của vua Dực – Tôn, mà là của Hầu Ôn – Như, Hầu làm để vịnh Sương – phu tự khổ và ông Trần – danh – Án đã dịch ra hai câu chữ hán rằng:
Khích toái lăng hoa tầm cựu ảnh
(……………………………(1)…………………..)
Trùng phong sam tử hộ dư hương
(………………………………………………..)
Vậy hai câu này ai làm ra trước và ai chép của ai. Hay lại cho rằng về mặt thi văn, dễ cũng như về các thủ - đoạn anh – hùng, các bực cao – nhân có khi cùng tìm thấy cùng đặt ra, cùng sở kiến lược đồng trong cùng một lúc vậy. Nhưng đây không thể được. Cứ chiếu ngày tháng thì cụ Ôn – Như hầu cổ hơn vua Dực – Tôn những hơn một trăm năm, thì hai người không thể sao cùng đặt ra một câu trong cùng một lúc được. Ta nhận qua như thế là đủ …
Cái điều ta đáng nhận kỹ, là cái phần ý, phần chữ của hai câu này thật là hai câu kiệt – tác trong cả áng văn – chương Nôm ta không được mấy câu điêu luyện và hay đến như thế nữa.
Vợ mất ! Lúc nhớ vợ, lấy gì mà tự yên ủi. Đời xưa làm gì đã có ảnh như bây giờ và đã mấy ai gọi được thợ vẽ truyền – thần để lưu cái hình của vợ lại. Ấy chỉ có cái gương, lúc vợ sống, vợ vẫn soi vào đấy, bóng vợ đâu vẫn ẩn ở trong ấy, chỉ bằng ta đập cái gương ấy ra, xem bong vợ có còn đấy nữa không. – Vợ đã vùi sâu, chôn chặt rồi, bây giờ chỉ còn ít áo vợ để lại đó thôi. Những áo ấy vợ đã mặc, nghĩa là đã ướp lấy cái hơi vào đấy, thì ta phải xếp lại cho tử - tế để cố giữ lấy cái hơi vợ lại, được chút nào hay chút nấy … Thương nhớ vợ mà đến như thế thực là thương nhớ quá vậy …
Còn về phần câu dặt, chữ dùng, thì thực khen hay không thể xiết. Trong câu có hai chữ cổ kính là chữ Hán, thì lại đối với hai chữ tàn y cũng là chữ Hán, còn những chữ khác là Nôm đối với nhau thật chọi, thật cân, tưởng không ai sửa thế nào cho gọi là hơn được nữa.
- – Có nhẽ vì câu chữ Hán này chỉ có hai chữ lăng hoa và hai chữ sam tử không có cái gì là cổ, là cũ, mà có người lấy hai chữ “mảnh gương” thay vào “cổ kính”, “manh áo” thay vào “tàn y”. Nhưng tưởng thay như thế, câu mất hay đi nhiều.
58. – TRẠNG NGUYÊN – SỨ SỰ
Trạng – nguyên tám tuổi thơm giời Việt Sứ sự mười năm thét đất Ngô
Trạng – nguyên mới có tám tuổi mà đi sứ Tàu những mười năm đây tức là Phạm – công theo như truyện “Phạm – Công Cúc – Hoa” là một câu truyện cổ nước Nam ta đặt lối văn lục – bát rất là ly – kỳ ảo – não, tưởng người nước Nam ai cũng nên đọc, nên biết. Truyện Phạm – Công , thường khi đem diễn ở các rạp Chèo, rạp Tuồng được nhiều người xem rất là thú vị.
Cứ như một câu này cũng đã gọi được là hay lắm. Tuy rằng chỉ là tả sự, không có ý - tưởng gì lạ lùng sâu xa, nhưng thật được gọn – gàng, mạnh – mẽ, khiến cho ta khi ngâm đọc, đã dường như được hưởng chút thơm lây ở dưới giời Việt, được có một phen lừng – lẫy ở trên đất Ngô vậy. Thế mới hay một người làm vinh cho cả nước và cả bao nhiêu đời. Trong câu có hai chữ thơm và thét là nhỡn tự hay hơn cả. Giời Việt đối với đất Ngô thật chỉnh. Còn Trạng – nguyên (người đỗ đầu đình – thi thời xưa) đối với Sứ - sự ( đi làm việc sử) thì tạm dùng cũng xuôi.
59. – ĐƯỢC THÌ – ĂN LẤY
Được thì vơ, thua thì chạy, Ăn lấy thuở, ở lấy thì, coi người ta như rác
ghét chứng anh hùng rơm coi người ta như rác
Đôi câu đối này bày tỏ cái tâm – lý người đánh bạc rất là đúng. Cái trò đã họp nhau đánh cờ bạc, nếu được thì vơ vét, nếu thua, thì chạy làng (miễn là đừng có cay cúi) cái cách tiến thoái như thế, thì rất anh – hùng rơm. – Cái thói đã ngồi vào đám đen đỏ, thì còn ai nể được ai, ông cũng như thằng, con cũng như bố, thì còn ơn tình gì nữa, thì chẳng phải là một lỹ ăn thuở, ở thì với nhau, chỉ cốt ở đồng tiền mà coi nhau như rác.
Ôi ! đám cờ bạc là thế, người cờ bạc là thế. Đôi câu đối này thực đã như một bức chân – họa của cờ bạc vậy. Trông câu, chỉ phải chỗ: chứng anh – hùng, đối người ta như có thể bắt bẻ cho là không cân, nhưng tìm kiếm những câu tục – ngữ chắp lại được như thế, và nhất là được chữ rơm đối chọi với chữ rác, thì kể cũng là tài tình khéo lắm vậy.
Có người cho câu đối này là của cụ Nguyễn – công – Trứu làm, nhưng không lấy gì làm chắc.
60. – MỘT VÀ TUẦN – BA MƯƠI SÁU
Một và tuần chén trắng lấy làm vui, Ba mươi sau tàn vàng thì cũng vậy,
thuở trước có thời chi Thánh Rượu về sau không lễ dáng Thần Cơm
Tuần: lượt. – Chén trắng: chén rượu trắng, không phải rượu mùi. – Thuở trước có thờ chi Thánh Rượu: tự đời xưa có ai coi rượu như bậc Thánh mà thờ. – Ba mươi sáu tàn vàng: mấy chữ này trích ở một bài phong – dao cổ: “Vua Ngô ba mươi sáu tàn vàng; - Chết xuống âm - phủ có mang được gì. – Chúa Chổm uống rượu tì – tì; - Chết xuống âm phủ kém gì vua Ngô”. Đại ý muốn đêm Vua nước tàu (Vua Ngô) giàu sang đến bực nào (ba mươi sáu tàn vàng) so với Vua Lê – Trang – tôn nước ta, trước khi lên ngôi, còn lưu lạc, tục danh là Chúa Chổm và đã từng nổi tiếng về hai món rượu và nợ. Tục – ngữ: “Nợ như Chúa Chổm”, hai người, giàu sang nghèo khổ khác nhau như thế, mà đến lúc chết cũng là chết cả, chẳng ai hơn ai cái gì. – Dáng Thần: dáng: xuống, dáng thần là mời thần xuống, mà hưởng các đồ cúng. Ba chữ Dáng Thần Cơm là do ở cái điển sau này : Xưa có một người lúc sinh – thời, không biết uống rượu, khi hấp – hối sắp mất, gọi các con đến giối lại rằng: “ Khi thầy mất rồi, hễ các con cúng tế, thì lấy cơm mà dáng thần, chớ có lấy rượu .” Các con y theo như nhời dặn. Một hôm cơm vừa đổ vào xa – mao (dáng thần, thường dùng cuộng chổi bó vào với nhau rồi xòe ra để xuống đất, khấn xong lấy rượu rót vào đấy) thì có con chó đâu chạy lại, đớp cơm ăn. Đứa khác cản lại, bảo rằng: “ Ấy chết ! chớ có đánh! Ngài đang hưởng đấy.” Câu chuyện này có ý diễu người không biết uống rượu.
Đôi câu đối này là của cụ Phạm – Thái người xã Yên – thường, phủ Từ - sơn, xứ Kinh – bắc làm. Cụ có cái tên tục gọi là Chiêu – Lỳ chớ không phải Chiêu – Nhè như có người gọi nhầm. Chứng tỏ, trong một bài thơ tự - vịnh của cụ, có hai câu đầu rằng:
“ Có ai muốn biết tuổi, tên gì?
“Vừa chẵn ba mươi, gọi chú Lỳ….”
Nhưng bởi chữ Lỳ nôm biết là: … lại có khi viết là : … mà có người đọc tên cụ là Nhè, thành ra Chiêu –Nhè. Mà gọi Nhè cũng phải, vì cụ xưa chắc có tính hay đánh rượu tì –tì và bét nhè luôn luôn – Chẳng thế ta lại có cả một bài thơ yết hậu Nhè của cụ (Xem Nam – thi hợp – tuyển bài trang 229) và câu đối này.
Chủ ý của hai vế chỉ có một Rượu mà thôi. Vế trên nói lúc sống, chỉ lấy Rượu làm vui, thì vế dưới nói lúc chết cũng còn lấy Rượu làm trọng, chứ không phải lấy cơm.
Về mặt văn, thì hoặc phải tuần đối với sáu, vui đối với vậy như không được chỉnh. Còn trắng đối với vàng, thuở trước đối với về sau, thờ đối với lễ, thánh đối với thần thế là hay lắm.
61. – ÔNG LÃO – TƯỚNG SĨ
Ông lão chẳng biết chi, văn đánh ngược, Tướng sĩ coi cùng tốt, xe ăn liền,
bet365 việt nam_tỷ số trực tuyến bet365_bet365 như thế nào xem xuôi, giàu tám vạn, có có pháo nhẩy vọt, cưỡi bốn tượng, ngang ngang
không không, dẫu kẻ bắc thang không nối gót dọc dọc, đố người kỵ - mã dám ra tay
Văn đánh ngược: lối đánh bài phụ. Tục – ngữ thường nói: “Hành văn đánh ngược”. – Sách xem xuôi: xem tự trên xuống dưới. Kỵ - mã: cưỡi ngựa.
Đại ý vế trên nói: ông lão tuy chẳng biết gì, nhưng ông giàu có lắm, không ai bằng được ông. Rõ là một đại phú.
Đại ý về dưới nói: quan sĩ tốt đẹp, có tài ngang dọc ở đời, đó ai dám chống chọi với quan. Rõ ra một bực anh hùng.
Cứ kể cái nghĩa của cả hai câu, vì hơi gò mà không được sáng, nhưng cắt ra cũng tạm cho là thông được.
Chữ đối thì phải những chữ: coi cũng đối với chẳng biết, cưỡi đối với giàu, tượng đối với vạn, kỵ ( là chữ Hán ) đối với bắc (là chữ Nôm) dám đối với không, không được cân xứng. Tuy vậy cái hơi vẫn liền không đến nối hỏng lắm.
Tóm lại hai câu này sở - dĩ người ta cho là hay vì vế trên gồm được cả câc quân cờ trong cỗ tổ tôm đủ cả ông – lão, chi – chi, thang – thang, hàng – văn, hàng – bet365 việt nam_tỷ số trực tuyến bet365_bet365 như thế nào, hàng – vạn, và vế dưới gồm được cả các quân trong bàn cờ (hay cỗ tam cúc) đá: tướng, sĩ, tượng, xe, pháo, mã.
TRÀO PHÚNG
62. – GIỜI SINH – ĐẤT NỨT
Trạng Quỳnh (1) khi còn nhỏ, một hôm có ông tú, tên gọi Tú Cát, đến chơi nhà. Ông thấy Trạng tinh – nghịch quá gọi bắt ra đứng hầu. Rồi ông muốn thử tài học của Trạng, mới ra một câu, bảo Trạng phải đối ngay. Câu rằng:
Giời sinh ông tú Cát
Trạng không cần nghĩ, đối luôn rằng:
Đất nứt con bọ hung.
Ông Tú nghe giận lắm, nhưng phải phục tài Trạng.
Câu ông Tú ra có ý tự phụ rằng ta đây là ông Tú, mà lại là một ông tú đội cái tên Cát, cát … nghĩa là lành.
Câu trạng Quỳnh đối mà lấy con bọ đối với ông Tú lấy chữ Hung … nghĩa là dữ đối với chữ Cát thật là xược làm cho cụ Tú không còn vênh – váo được với đứa trẻ dĩnh – ngộ nữa.
- Trạng người hộ Nguyễn, tức Nguyễn – Quỳnh, người làng An – vực, tổng Từ - quang, huyện Hoằng – hóa, tỉnh Thanh – hóa.
63. – ÁO ĐỎ – DÙ XANH
Một hôm, một ông quan cưỡi ngựa qua cánh đồng, thấy một thằng bé mặc cái áo nâu vừa rách vừa lấm, đang chăn trâu, lại còn cầm quyển bet365 việt nam_tỷ số trực tuyến bet365_bet365 như thế nào đọc. Ông quan thấy vậy, bèn đọc một câu rằng:
Áo đỏ lấm phân trâu
Thằng bé chăn trâu, nghe tiếng, liền đọc đáp lại rằng:
Dù xanh che đái ngựa.
Câu của ông quan có ý diễu cợt thằng bé rằng thân phận đã làm thằng chăn trâu khổ sở mà lại còn đọc bet365 việt nam_tỷ số trực tuyến bet365_bet365 như thế nào ngâm thơ. Trên nói áo đỏ là áo quí (chu tử) của bực quan sang, mà dưới hạ phân trâu là của rơ ráy bửn thỉu, ông quan thực là ra giọng khinh miệt thằng bé vậy.
Nhưng khinh miệt nó không được, vì câu nó đáp có ý kình địch, xược lại rất là thấm thía. Dù xanh tức là lọng xanh là để che đầu bực quan sang, mà nay lại đem che đít cho ngựa. Đái là đồ để buộc yên vào mình ngựa. Nhưng đái có nghĩa là người đi hầu, như người ta nói theo đít ngựa hay theo chân voi, chân ngựa.
Người ta con nói câu của thằng bé chăn trâu có khẩu khí làm nên, và sau quả nó đỗ tiến – sĩ làm đến quan to; nhưng chưa ai tra- cứu rõ chú bé ấy đỗ ông nghè và làm quan về đời nào.
64. – TRẠNG DỞ – KHÁCH QUEN
Người ta kể chuyện rằng ông Dương – đình – Chung tức là Trạng Lơn, từ thuở nhỏ đã thích làm Trạng, đã tự xưng là Trạng – nguyên. Lúc chơi với trẻ con ở ngoài đường, ông thường mua quà, mua bán cho chúng ăn, rồi bắt chúng làm cờ biển võng lọng, làm ngựa cho cưỡi, ý như rước vinh – quy. Một hôm ông đưa cả đám rước về nhà, gọi bố mẹ ra xem. Lúc bấy giờ có một ông khách đang ngồi uống rượu với ông bố ở trong nhà, thấy thế, lấy làm nực cười, mới nói rằng:
Trạng dở chớ không phải Trạng – nguyên
Ông Chung ngoảnh vào nhìn, rồi nói luôn rằng:
Khách quen chẳng hóa ra khách lạ.
Câu ông khách nói là có ý chế Trạng là trạng dở, trạng dở hơi, chứ không phải là trạng nguyên, … nguyên lành, nguyên vẹn, đỗ khôi nguyên.
Còn câu ông Chung đáp chọi lại có ý nói tôi tưởng ông là người quen biết đáng thân yêu, chớ ông là người lạ, thì ai biết là ai.
Lấy cái ý như thế thì chữ quen, chữ lạ đối với chữ dở, chữ nguyên nghe được lắm.
Kể mặt văn – từ, thì hai câu này thật không có gì cả, chỉ là câu nói như ta nói thường vậy. Nhưng vì thế mà đối – đáp với nhau được tự - nhiên, thì cũng là hiếm, đáng nên ghi chép vậy.
65. – NAY ĐÃ – RÀY THÌ
Xuân – Hương lừng tiếng là hay thơ; Chiêu – Hổ nức danh là học giỏi. Hai người thường lui tới với nhau, thi – ông, mặc – khách, kẻ xướng, người họa tưởng như đắc tình lắm.
Lúc Chiêu – Hổ phải ứng – triệu vào kinh, sắp được bổ đi làm tri – huyện, Xuân – Hương có ý nhớ - nhung khao – khát, viết thư vào thăm hỏi. Trong thư có câu rằng:
Nay đã mần cha thằng xích – tử
Lúc tiếp được thơ giả nhời của Chiêu – Hổ, thì trong thư có câu đáp rằng:
Rày thì dù mẹ cái hồng – nhan
Xích – tử là con đỏ nghĩa là đứa con mới đẻ, gọi là thế, tại trẻ con mới đẻ ra có sắc đỏ hon – hỏn, hoặc người cho là tại trẻ con mới đẻ không có tóc và lông mày. – Mần tiếng Đàng – Trong nghĩa là làm. Tiếng xích – tử chỉ dân, tiếng cha chỉ quan, quan phải coi dân như con đỏ, thì dân phải coi quan như cha mẹ.
Câu của Xuân – Hương như có ý trách: nay ông đã lên mặt làm quan, ông không biết đến ai nữa, còn câu của Chiêu – Hổ đáp lại có ý khinh miệt nói: Thì ta thèm vào không chơi gái nữa. – Đù mẹ, là tiếng chửi ở Đàng – Trong, còn Hồng – nhan, là chỉ người đẹp, hồng: đỏ, nhan: sắc mặt, nguwoif con gái đẹp má đỏ hồng.
Xích – tử đối với Hồng – nhan là chỉnh; mần cha đù mẹ, tiếng Đàng – Trong, tiếng tục, là câu chửi mà dùng trong hai câu này có cái vẻ thanh thú mà tài tình lắm vậy.
66. – QUAN HUYỆN – ……….
Một hôm quan Huyện Thạch – thành (Thanh – hóa) qua bến đò Thạch tỉnh (Thanh – hóa) thấy một thằng bé cắp bet365 việt nam_tỷ số trực tuyến bet365_bet365 như thế nào đi học ra dàng ngỗ - nghịc lắm. Quan Huyện gọi nó lại bảo:
‘Mày đã cắp bet365 việt nam_tỷ số trực tuyến bet365_bet365 như thế nào đi học, tất mày biết đối. Tao ra cho mày một câu, nếu mày đối được, thì tao thưởng, bằng không, thì tao đánh cho mấy roi, không được khóc lóc.”
Thằng bé xin vâng. Quan Huyện bèn đọc câu thơ rằng:
Quan Huyện Thạch sang bến đò Thạch.
Thằng bé cau mày nhăn mặt như lấy làm khó.
Quan huyện hỏi dồn: “Mày có đối được, thì đối ngay đi.
Thằng bé thưa: “Bẩm quan con đối được, nhưng quan có cho phép, con mới dám đối.
- Ừ cho phép.
Con chó vàng ăn cục cứt vàng
Câu đối của thằng vé thật quá ư láo xược, khiến cho quan Huyện phải lấy làm tức giận. Nhưng càng nghĩ càng giận bao nhiêu, quan Huyện càng khâm phục cái tài của thằng bé bấy nhiêu. Ứng khẩu mà tìm ngay được một câu trong có hai chữ vàng đối với câu kia trong có hai chữ thạch (đá) thế là nhanh và tài lắm thực.
67. – MIỆNG KẺ SANG – ĐỒ NHÀ KHÓ
Một ông quan bệ - vệ ngồi trong hàng nước, bỏm – bẻm nhai giàu luôn. Trạng Quỳnh thấy vậy, giả làm tên học - trò mon – men đến, hễ thấy ông quan vứt cái bã giàu nào xuống đất, cũng lom – khom cúi xuống nhặt, rồi đem lên ngắm nghía, ngắm đi ngắm lại mãi không thôi.
Ông quan lấy làm lạ, quát hỏi làm cái gì, thì Trang cung – kính thưa rằng:
Bẩm quan lớn, xưa nay chúng tôi thường nghe nói:
“Miệng nhà quan có gang, có thép”
Nên chúng tôi muốn thử xem có thật như thế chăng.
Ông quan mắng láo, và bảo:
- Ừ thầy đã nghe nói câu ấy, mà thầy có học- trò, thì thầy phải tìm câu đối ngay lập tức, không thì có đòn.
- Bẩm quan lớn, tôi xin đối được, nhưng sợ quan lớn quở.
Trạng liền đọc câu rằng:
“Đồ nhà khó vừa nhọ, vừa thâm.”
Ông quan nghe chết điếng, nhưng không nói nặng gì được. Sau biết người học – trò ấy là Trạng – Quỳnh, chẳng những không giận mà lại còn đem lòng sợ nữa.
Hai câu này cực hay. Vì câu trên là câu tục – ngữ, câu dưới cũng tìm được tục – ngữ. Tuc –ngữ lại đối được với tục - ngữ mà chọi nhau như thế này cũng là hiếm. Trạng Quỳnh khi đọc câu trên mà tôn cái giá quan lên bao nhiêu, thì khi đọc câu dưới lại hạ cái giá quan xuống bấy nhiêu. Miệng mà đối với đồ, gang, thép mà đối với nhọ thâm. (Kể gang, thép là hai danh – từ (nom) mà đối với nhọ, thâm là hinh – dung từ (adjective) không được xứng lắm), thì còn gì gọi là xược hơn nữa.
68. – NƯỚC TRONG – GIỜI NẮNG
Người ta kể rằng ông Quát khi con trẻ, một hôm đang đi chơi, thấy quan quân thét đánh ầm - ầm. Ai nấy đều tránh hết. Chỉ một mình ông nghiễm nhiên cờ quần áo, xuống hồ bên vệ đường tắm, rồi lại nó đầu lên xem vua đi. Vua thấy vậy trueyenf quân trói bắt điệu lại. Ông cứ tông – ngông thế đến trước mặt vua. Vua tra hỏi, ông nói là giời nực, ông đang tắm mát, nên vô ý không rõ vua đi. Vua hỏi làm nghề gì: Ông nói là học – trò. Vua bảo:
- Ừ có phải là học – trò, ta cho một đôi câu đối, nếu mà đối được thì ta tha cho, không thì chém chết.
Nhân thấy nước trong, cá lội, vua mới ra câu rằng:
Nước trong leo – lẻo, các nuột cá.
Ông Quát không câng nghĩ, đối luôn rằng:
Giời nắng chang - chang, người trói người.
Vua nghe đối, bèn tha ngay.
Mà không tha sao được. Vì câu ông đối thật hay, thật chọi từng chữ, không một chút gì gọi là non nắng cả. Nhất lại được cái ý cũng già. Cá nuốt cá, tức anh nhớn ức hiếp anh bé, người trói người tức cũng là người mạnh bắt nạn người yếu, như quan quân bấy giờ bắt nạt ông vậy. Cái khẩu khí của ông như thế chẳng trách sau ông làm loạn được.
69. – ĐÁ XANH – NGÓI ĐỎ
Xưa có một ông quan là hương – cống xuất thân, lên mặt là hay chữ không ai bằng. Nhưng trong hạt có một người hoc – tò cũng có tiếng là hay chữ không chịu kém gì ông quan.
Một hôm, ông quan gọi người học – trò đến để thử tài, mới ra cho người học – trò đôi câu đối nôm rằng:
Đá xanh xây cống, hòn dưới nống hòn trên.
Người học – trò ứng khẩu đáp ngay lại rằng:
Ngói đỏ lợp nghè, lớp trước sau đè lớp trước
Vế ra nghĩa là: người ta dùng đán xanh để xây cống, mà cái phép xây phải hòn dưới nống (kê lên cho hổng ở dưới) hòn đá trên, thì dưới mới có đường cho nước chảy thoát. Còn vế dưới thì người ta dùng ngói để lợp nghè (đền con để thờ) mà cái phép lợp ngói, thì những lớp ở sau bao giờ xũng lần lượt mà đè lên những lớp ở trước.
Đấy là nghĩa đen giải ra như thế. Nhưng hai câu này cốt ở cái ý ngoại, mà chính là cái ý của người ra và của người đối. Câu ông quan ra là có ý nói: Anh có giỏi mười mươi nữa, thì anh cũng đỗ đến hương cống (hương cống đời Lê tức là cử - nhân đời Nguyễn) như tôi là cùng, mà tôi đây đỗ trước anh, thì thế nào anh xũng phải đội nâng tôi lên trên anh. Còn câu người hoc –trò đáp có ý nói: Tôi đây chẳng chịu đổ hương – cống như bác mà thôi, tôi đỗ đến tiến – sĩ, ông nghè, mà ông nghè tất hơn ông cống, lấn lên, đè lên trên ông cống. Một bên kiêu, một bên hách, đôi bên chọi nhau như thế thật là tài tình mà thanh – nhã vậy. Cả hai câu không phải một chữ nào non hay dùng ép. Được những chữ xanh đỏ, dưới trên, sau trước đối với nhau rất cân.
70. – MƯỜI RẰM – THÁNG CHẠP
Người ta tương truyền lai rằng:
- Khi Quận Hẻo còn nhỏ học tại nhà Quận Dõng, một hôm Quận Dõng đọc chơi một câu và bắt đối ngay.
Mười rằm giăng náu, mười sáu trăng treo
Quận Hẻo liền đối lại rằng:
Tháng chạp sấm ra, tháng ba sấm động
Câu ra vốn là câu tục – ngữ, câu đối cũng là câu
XenCarta
© Jason Axelrod from 8WAYRUN.COM