PDF
GoogleDocs
[TABLE][TR][TH][MEDIA=googlepdf]0B_BqI2p4nMp8WmFwLXZDX19FWFU[/MEDIA][/TH][TH][MEDIA=googledocs]1DRunfIzQyMogAUXt9st_pTbyITc4jMVFGnxvcUdt4O8[/MEDIA][/TH][/TR][/TABLE]
bịp: giống chim lông đỏ như lông gà sống, hay ở các bụi mây và hay bắt rắn – Mâm thau: tức là mâm đồng. – Nhịp: đánh nhịp nói về âm-nhạc. – Mâm nan: tức là thứ mâm làm bằng tre đan như cái mẹt.
Hai câu này tuy đối nhau, nhưng cùng một ý nói về sự bắt chước đáng nực cười. Chim-bịp là giống chim hèn lủi ở bụi cây, thấy phượng-hoàng là vua các giống chim đua ở trên đầu non, cũng bắt chước đua; mâm nan đan bằng tre không có giá nào, thấy mâm thau làm bằng kim thuộc đánh ra tiếng vào nhịp cũng muốn bắt chước đánh lên tiếng và vào nhịp. Thật là bắt chước mà bắt chước sao nên!
Về mặt đối đá, thì hai câu này chỉ khó ở hai chữ nhịp đối với hai chữ đua mà thôi.
Người ta nói hai câu này đã có người thích ra hai câu Đường-luật rằng:
<< Vuốt-vê lông cánh theo ngàn nhận,
Chung-chạ thanh âm đủ tám nghề.>>
91. – LÚA TÁM – NỒI TƯ
Lúa tám gặt chín tháng mười. | Nồi tư mua năm quan sáu.
Vế ra khó vì ba chữ: tám, chín, mười đều là số đếm.
Vế đối tìm được ba chữ: tư, năm, sáu cũng đều là số đếm để chọi lại rất khéo, cả bằng, trắc cũng được đúng luật lắm.
Tựu trung, phải chữ: lúa tám là nói một giống lúa hạt gạo nhỏ, trắng và thổi cơm có hương thơm mà đối với chữ: nồi tư là một thứ nồi thổi độ bốn bát gạo, cho độ bốn người ăn đủ, không được cân, vì một đàng là tên riêng của một thứ gạo gọi là tạo Tám-thơm, có thể viết chữ hoa được, còn một đàng rõ ra số đếm: bốn bát gạo, bốn người ăn. – Trái lại, chữ năm chính là số đếm, thì lại đối với chữ chín, nói lúc lúa đến ngày gặt được, chín đây kể đối với xanh mới đúng.
92. – ĐI ĐẤT – NGỒI GỐC.
Đi đất thịt, đường trơn như mỡ | Ngồi gốc đa, gió mát tận xương.
Đất thịt: Thứ đất, đủ các chất, giồng giọt tốt. – Đường chơn như mỡ: câu thường nói ví đường đi có nước xuống chơn lắm, như có mỡ vậy. – Da: cây da, tiếng Đàng-Trong, tức ngoài ta là cây đa.
Hai câu này chỉ tài về hai chữ thịt, mỡ đối chọi với hai chữ da, xương. Hai chữ mỡ xương dùng có một nghĩa, còn hai chữ thịt da, đã chỉ đất thịt với cây da, lại còn ám chỉ thịt, da người hay súc vật.
93. – VỢ CẢ - QUAN THỪA.
Vợ cả vợ hai, hai vợ cùng là vợ cả. | Quan thừa, quan thiếu, thiếu quan sao gọi quan thừa.
Vế ra thật là thần-tình, bốn chữ vợ theo nhau một chập rất thông, chữ cả, chữ hai trên đã có, dưới lại nhắc lộn lại gieo câu rất mạnh.
Vế đối, cứ kể tìm được bốn chữ quan đối với bốn chữ vợ và hai chữ thừa, thiếu đối với hai chữ cả, hai như thế, cũng là khổ tâm và khéo lắm, tưởng không tìm được câu nào cho hơn nữa. – Cái nghĩa giải ra cũng xuôi: chữ thừa, chữ thiếu, tuy ngầm là thừa-phái và thiếu-bảo, nhưng lại ngụ cái ý thừa là quá nhiều và thiếu là không đủ. Cái số quan sung vào các công vụ, kể ra còn như thiếu, thì sao lại cho là thừa ?
Tựu trung cũng có chỗ khi ép, người sung chức thừa-phái, thuộc về hàng nha-lại, chưa có bao giờ gọi là quan thừa, thói thường chỉ gọi là thầy thừa, ông thừa, hay cụ thừa (lấy tuổi già) là cùng. Nhưng ta chẳng thấy, những đám đông người, khi chỉ có thầy thừa có cái địa-vị quan mà gọi thầy là quan thừa là gì ? Thừa-phái tuy nhỏ, nhưng cũng là một chức trong hàng quan-lại.
94. – THÁNH TỔ - THẦN HỒN.
Thánh-tổ bảo Thánh-tôn ra mở nước. | Thần-hồn nát thần tính chạy về nhà.
Hai câu đối này nguyên-lai không biết lấy từ đâu.
Vế ra, cứ theo Nam-Sử, thì không có đời nào là có niên-hiệu là Thánh-tổ và Thánh-tôn đi kế tiếp nhau cả. Nhà Lý thì chỉ có Thái-tổ và Thái-tôn; Nhà Lê thì: Thánh-tôn, nhưng vua trước lại là Thái-tổ; Nhà Trần thì chỉ có Thái-tôn; Nhà Nguyễn thì có Thánh-tổ, nhưng vua trước lại là Thế-tổ. – Kể cả việc làm, thì cũng không có Thánh-tổ nào bảo Thánh-tôn ra mở nước.
Còn vế dưới thì cũng không biết ám chỉ về chiều chính nào có ghi chép trong lịch-sử. Chẳng qua chỉ là một câu nói đến người thường thôi.
Về mặt đối đáp thì có nhé chữ nát hơi nặng. đối với chữ bảo hơi nhẹ. Còn đối với hai chữ thần đối với hai chữ thánh và ba chữ chạy về nhà đối với ba chữ ra mở nước thật là chỉnh, rất tài tình vậy.
Lại nhận: Thánh-tổ bảo Thánh-tôn là câu đặt mới chớ Thần hồn nát thần tính là chữ sắn lấy ở tục-ngữ ra.
95. CON CÔNG – CON CÓC
Hai tiếng <<cọc-cạch>> <<cồng-kềnh>> là những tiếng thường tục hay nói. Cọc-cạch là chỉ cái gì hình như so-le khách thường không được vào khuôn, vào phép.
Như người Nam-kỳ nghe người ngoài Bắc nói hay kêu là cọc-cạch. – Còn <<cồng-kềnh>> là chỉ cái gì to nhớn, hình như lấy mất nhiều chỗ mà làm vướng, làm phiền người ta. Như ta hay nói cồng-kềnh, ngổn-ngang, nhằm nghĩa với chữ encombarnl của Pháp.
Có người oái-oăm lấy 8 chữ:
<<Cóc-cách-cọc-cạch; công-kênh cồng-kềnh>> làm câu đối rằng:
Con cóc leo cây vọng cách, nó rơi xuống, đất (1) nó cạch đến già | Con công đi qua chùa Kênh, nó nghe tiếng cồng, nó kênh cổ lại.
96. – CON CÁI – ÔNG LÃO
Một cô con gái ở làng Cầu Cậy, cậy là hay chữ, có ra một câu đối, bảo ai đối được, thì lấy làm chồng. Câu rằng:
Con gái Cầu Cậy, má đỏ hồng-hồng, muốn đi lấy chồng, để mà trông cậy.
Mãi không ai đối được. Vì câu ra hiểm hóc rất khó. Trong câu trên có chữ Cầu cậy (tức là làng Kiêu-kỵ thuộc huyện Gia-Lâm tỉnh Bắc-ninh bây giờ) cuối lại đệm chữ cậy là cậy nhờ. Hai chữ hồng-hồng nói mà hồng lại có ý nhắc đến sắc đỏ của quả cây, quả hồng.
Sau có ông cụ già bán máy mây đánh liều đến, đối rằng:
Ông lão hàng mây, gia xanh mai-mái, thích chơi con gái, sướng đại cung mây.
Câu này phải hay chữ <<hàng mây>> là tiếng chung đối với hai chữ <<Cầu Cậy>> là tên riêng và bốn chữ <<sướng đại cung mây>> đối với bốn chữ: <<để mà trông cậy>> không xứng. Nhưng được chữ <<gái>> đối với chữ <<chồng>>, mấy chữ da xanh mai-mái đối với má đỏ hồng-hồng nghe thật là hay.
97. – CON NGỰA ĐÁ – THẰNG MÙ-NHÌN
Con ngựa đá con ngựa đá; con ngựa đá không đá con ngựa |
Thằng mù-nhìn thằng mù-nhìn; thằng mù-nhìn không nhìn thằng mù.
Hai câu này thật là thuần nôm và chỉ tài tình về mỗi câu lủng-củng nhắc đi, lặp lại hai chữ, mỗi chữ bốn lần. Vế trên thì bốn chữ ngựa, bốn chữ đá, đã đá là loài khoáng-vật lại đá là lấy chân mà hất vào mình người ta. – Vế dưới thì bốn chữ mù-nhìn, lại nhìn là giương mắt trông chòng-chọc vào một vật gì.
Cái ý thì vế trên chỉ cốt nói một đằng có đá, đất thật vì là ngựa thật, còn một đằng không đá được vì là ngựa giả. Vế dưới chỉ cốt nói một đằng có nhìn, nhìn thật, vì là người thật, còn một đằng không nhìn được, vì là người giả.
Nhưng cái ý vế trên hay và rõ bao nhiêu, thì cái ý vế dưới, kể ra, tưởng đánh bật cười, bắt bẻ được. Thằng mù nó là người thật, người ấy có hai con mắt thật, nhưng hai con mắt ấy đã mù mất rồi, thì nó nhìn sao được mà bảo rằng nó có nhìn ? – Tựu trung lại còn mù-nhìn là một danh-từ kép mà đối với ngựa đá, thì ngựa là danh-từ mà đá là tiếng làm cho lọn nghĩa tiếng danh-từ trên không được chuẩn. – Còn chính chữ mù-nhìn, ta thường hay nói là mồ-nhìn, hay bồ-nhìn ?
98. – TA NAY QUAN – TÔI HỌC TRÒ.
Một viên quan Thị đang đi đốc đường, một hôm, thấy một người mình gày, áo rách cứ nằn-nỉ đến xin tiền. Quân, lính đuổi đi không được. Sau quan cho gọi người ấy vào hỏi có làm nghề gì không. Người kia nói chỉ có nghề đi học, mới nên nỗi đói rách. Quan bảo có phải là học-trò thì quan ra cho một đôi câu đối, nếu mà đối được, thì quan cấp tiền cho, nếu không đối được thì phải đánh đòn. Quan liền đọc rằng:
Ta nay quan Thị, đi đốc Đường Da, trợ hồng-thủy cho thiên hạ cậy.
Người kia nghĩ qua một lúc, rồi đọc đối luôn lại rằng:
Tôi học-trò Quất, rắp mong Bảng-nhãn, công đèo bòng phỉ chí mới cam.
Câu của quan Thị: trước là tự xưng ta làm chức qua hầu gần vua, sau tự-phụ ta đang những công việc đại-đởn, cả thiên-hạ mong nhờ về ta. Quan Thị là thị-cấm hay thị-vệ coi việc trong cung cấm nhà vua. – Đường Da: không rõ con đường này ở vào đâu. – Hồng-thủy: nước lên to, tràn ngập cả.
Câu của người học-trò: trên cung khai quê quán ở đâu, dưới bày tỏ cái chí mong ở đường khoa-cử có đỗ đạt được, thì mới thỏa cái công theo đuổi học hành. Quất không rõ có phải là làng Gia quất ở về huyện Gia-lâm, Bắc-ninh không.
99. - CON GIAI – CON GÁI
Con giai Văn-cốc lên dốc bắn cò, đứng lăm-le, cười khanh-khách |
Con gái Bát-tràng bán hàng thịt ếch, ngồi chầu-chẫu, nói ương-ương.
Văn-cốc: tên làng, chúng tôi chưa tra được ở tỉnh nào. – Lăm-le: ý nói chỉ những sự muốn có cò mà bắn. – Khanh-khách: tiếng cười kêu giòn tai nghe thấy âm thanh như thế. – Bát-tràng: tên làng ở trên sông Hồng-hà đối với ngay với Hà-nội hiện thuộc về huyện Gia-lâm, tỉnh Bắc-ninh về chuyên nghề nung gạch lát và đồ sành đồ sứ. – Chầu-chẫu: ngồi đưa cái mặt ra như chực đợi gì. – Ương-ương: có ý gàn bướng khó chịu.
Hai câu này ý nghĩa thẳng tuột, không có gì là sâu-xa, éo-le như nhiều câu khác. Nhưng chữ dùng đưa đẩy thật khéo, và đối nhau thật chọi. Oái-oăm nữa, là câu ra có bốn chữ chỉ tên bốn loài chim là con cốc, con cò, con le và con khách, mà câu đối cũng nhặt được bốn chữ chỉ tên bốn loài cóc nhái là con chẫu-chàng, con ếch, con chẫu-chuộc và con ễnh-ương. Tựa trung, trong câu ra có bốn chữ chim, nhưng không thuộc cùng một loài: chỉ có con cốc và con le là chung một loài là loài chân-vịt (palmipède) mà thôi; còn con cò thuộc về loài cao cẳng (échassier) và con khách thuộc về loài chim sẻ (passereau).
II. CÂU ĐỐI NÔM PHA CHỮ
NÔM CHỮ LẪN LỘN
100. – Ô ! – XÀ !
Ô ! Quạ tha gà ! | Xà ! Rắn bắt ngóe !
Hai câu này chỉ khó vì hai chữ đầu câu Ô và Xà nôm thì là tiếng kêu gọi, mà chữ, thì là chữ [Chữ hán] (Ô) là con quạ và chữ [Chữ hán] (xà) là con rắn.
101. – THỦ -THỈ - HUNG – HỔ
Thủ - thỉ chén đầu lợn. | Hung – hổ vỗ bụng hùm.
Ý nghĩa hai câu này thật là rõ : vế trên nói một người hiền lành, ngù-ngờ mà được ăn đầu lợn; vế dưới nói một người khỏe mạnh, táo-tợn dám vỗ vào bụng hổ.
Chữ dùng trong hai câu thật là tài.
Vế trên, vốn là câu tục-ngữ thì Thủ-thỉ hai chữ nôm lại nhằm đúng âm hai chữ Hán: Thủ [Chữ hán] là dầu, thỉ [Chữ hán] là con lợn. Vậy hai chữ đầu lợn ở dưới chỉ là nghĩa hai chữ thủ-thỉ ở trên mà thôi. Hoặc cái ý còn cho thủ thỉ tức là thủ-chỉ người đứng đầu giấy trong làng tức là ông thủ-chỉ làng chia phần khi, vẫn được một mình hưởng cả cái đầu lợn.
Vế dưới là câu mới đặt thì hai chữ Hung-hổ nôm cũng đúng với âm hai chữ Hán: hung [chữ hán] là bụng, hổ [chữ hán] là con hổ, vậy hai chữ bụng hùm ở dưới cũng chỉ là nghĩa hai chữ Hung-hổ ở trên mà thôi. – Con hùm tức là con hổ hay còn gọi con cọp, con khái.
102. – KÊ LÀ GÀ - ẤU LÀ TRẺ
Kê là gà, gà ăn kê. | Ấu là trẻ, trẻ ăn ấu.
Vế ra khó về cái chữ kê [chữ hán] đầu là chữ Hán mà chữ kê cuối, tuy đồng âm, nhưng là chữ nôm và chỉ hạt kê. Vế đối tài tình, vì chữ đầu tìm được chữ Hán Ấu [chữ hán] nghĩa là trẻ, chữ cuối lại tìm được chữ ấu là chữ hôm chỉ củ ấu.
103. – CHUỒNG GÀ – CÁ DIẾC
Chuồng gà kê áp chuồng vịt. | Cá diếc tức phường cá mè.
Hai câu này, kể về mặt chữ dùng, cả về mặt ý – tưởng thật là tầm thường, không có gì đáng nên ghi chép. Nhưng người ta sở-dĩ lấy làm thâm phục hai câu này, là vì tuy là tiếng Nôm, nghĩa Nôm cả, nhưng tựu trung lại có chữ Hán ẩn ở trong chữ Nôm.
Quả vậy, vế trên nói đến gà, vịt mà trong có chữ kê [chữ hán] là con gà và chữ áp [chữ hán] là con vịt; Vế ưới nói đến diếc, mè mà trong có chữ tức [chữ hán] là các diếc và chữ phường [chữ hán] là cá mè. Chọn được bốn chữ đối đáp nhau mà đủ cả nghĩa Nôm, chữ Nôm, chữ Hán như thế, ai chẳng chịu là tài tình.
104. – LỘC LÀ HƯƠU – NGƯ LÀ CÁ
Lộc là hươu, hươu đi lộc-cộc. | Ngư là cá, cá lội ngắc-ngư.
Hoặc đối với:
Long là rồng, rồng chạy long-đong.
Vế ra chữ lộc [chữ hán] nghĩa là con hươu, và nói con hươu chân đi đập xuống đất nghe tiếng kêu lộc-cộc.
Vế đối trước có chữ ngư [chữ hán] nghĩa là con cá và nói con cá bơi lội dưới nước trông ra dáng ngắc-ngư.
Vế đối sau có chữ long [chữ hán] là con rồng và nói con rồng chạy trên mây trông như long-đong vậy.
Cứ xét hai câu đối lại, thì câu trước hơn câu sau. Vừa được cả chữ theo luật bằng trắc đúng câu đối thơ bảy chữ, vừa được cả nghĩa nói cá lội ở dưới nước có dáng ngắc-ngư. Nhưng phải chữ ngư nhắc xuống chữ bảy không nhằm với chữ lộc ở câu ra vào chữ thứ sáu. – Còn câu dưới được chữ long đúng vào chữ thứ sáu, nhưng phải cải nghĩa nói rồng chạy mà lại chạy một cách long-đong, thì nghe như không được hay vậy.
105. DẦU VƯƠNG - ỈA VÃI.
Người ta kể truyện một hôm ông Thái giả làm người học trò vừa kiết, vừa què, vào một chùa kia xin tiền. Lúc đó, sư cụ đang ngồi lau đèn thờ, bên cạnh có một quan tiền để sắp giả hàng củi. Sư cụ thấy người học-trò cằn-nhằn nói mãi, tức mình vứt quan tiền ra hè, bảo rằng:
Ông Thái xin vâng. Rồi lân-la đến gần chỗ quan tiền…
Lúc bấy giờ nhân sư dót dầu, dầu rây ra cả đế đèn, sư mới ra câu rằng:
<<Dầu vương cả đế>>
Ông Thái làm bộ gãi đầu, gãi tai một lúc, rồi vừa sờ lấy quan tiền, vừa đọc:
<<Ỉa vãi vào sư>>
Đọc xong, ông vác quan tiền đi, ù-té chạy.
Sư vừa không ngờ người què bỗng chạy được, vừa tức vì câu đối nói xược đến mình, đành chịu ngồi nhìn ông Thái chạy thoát.
Câu ra khó, vì chữ vương, chữ đế đây tuy là nghĩa nôm nhưng lại còn là hai chữ Hán Vương [chữ hán] Đế [chữ hán] nói vua chúa. Còn câu đối tuy phải chữ ỉa đối với chữ dầu vừa tục, vừa không được chỉnh, nhưng thật tài-tình, vì tỏng dùng được hai chữ vãi sư đối với hai chữ vương đế rất hay.
106. – LỢN CẤN – CHÓ KHÔN.
Trạng Quỳnh, khi còn ít tuổi đã thông-minh có tiếng. Nên ai cũng có lòng yêu, thường khi hay tròng ghẹo.
Một hôm, nhân nhà Trạng có giỗ, đang làm thịt lợn, có ông Tú Cát đến chơi, chạy lại beo tai Trạng, bảo ra cho đôi câu đối, nếu có đối được, thì ông mới tha.
Trạng xít-xa đau quá, giục bảo ra ngay.
Ông Tú đọc rằng:
<<Lợn cấn ăn cám tốn>>
Trạng không cần nghĩ, đối luôn rằng:
<<Chó không chớ cắn càn>>
Ông Tú khen hay, buông ngay Trạng ra.
Câu ông Tú ra nghĩa thẳng là lợn cấn (lợn cái cộc) ăn tốn hết nhiều cám. Câu trạng đối nghĩa thằng là chó khôn thì thường không cắn càn, cắn bậy bao giờ. Nhưng khó vì cái nỗi câu ông Tú ra có hai chữ cấn, tốn tuy nghĩa Nôm như đã cắt trên, mà lại còn ám chỉ quẻ Cấn [Chữ hán] và quẻ Tốn [chữ hán] trong bát quái. Ông Tú mà phải chịu Trạng là vì Trạng tìm ngay được hai chữ Không [chữ hán] Càn [chữ hán] cũng là tên hai quẻ trong bát quái để đối lại với cấn, tốn. Ấy là không nói Trạng lại còn có ý xược với cụ Tú, muốn bảo cụ Tú, khôn ra, thì từ rày đừng ra câu đối càn nữa.
Câu của Trạng tuy hay nhưng phải hai chữ chớ cắn đối với hai chữ ăn cám không được chỉnh. Chữ chớ là phó-từ (adverbe) mà đối với chứ ăn là động-từ, chữ cắn là động-từ lại đối với chữ cám là danh-từ. Giá tìm được chữ khác đối với chữ cám, mà để chữ cắn đối với chữ ăn thì hay lắm.
107. – ĐỨNG GIỮA – DẤY TRƯỚC
Đứng giữa làng Trung –lập. | Dấy trước Phủ Tiên-Hưng.
Câu này có người cho là ông Kỳ-Đồng đối đáp với một ông phủ. Không biết rằng có đúng sự thực không. Ta ghi chép câu này là chỉ vì chữ nghĩa văn-chương khiến thật giỏi. Hai chữ Đứng giữa tức là nghĩa hai chữ Trung [tiếng hán] là giữa, lập [tiếng hán] là đứng; Dấy trước tức là nghĩa hai chữ Tiên [tiếng hán] là trước, hưng [tiếng hán] là dấy.
Làng Trung-lập và Phủ Tiên-hưng hiện thuộc về tỉnh Thái-bình.
108. – HỌC TRÒ – QUAN HUYỆN
Học-trò Phú-khê ăn cơm cháy. | Quan huyện Thư-trì uống nước ao.
Vế ra chỉ cốt lấy một chữ khê và chữ cháy, cháy chẳng qua là lượt cơm ở dưới đáy nồi, giáp lửa khê quá mà hóa cháy vậy.
Phú khê [tiếng hán] thuộc về huyện Thần-khê, tức là phủ Tiên-hưng, tỉnh Thái-bình bây giờ.
Vế đối lấy hai chữ Thư-trì [tiếng hán], mà dưới hạ chữ ao, trì nghĩa là ao, thế là đối chọi lắm. Trì đối với khê, ao đối với cháy, ai cũng phải chịu là được, Huyện Thư-trì cũng thuộc về tỉnh Thái-bình.
109. - CON RỂ - CON CHỒNG
Con rể nết-na xem tử-tế. | Ông chồng cay đắng kể công-phu.
Hai câu này ý nghĩa rất tầm-thường. Văn-chương cũng không có gì là đặc-biệt. Cay đắng đối với nết-na, công-phu đối với tử-tế lại càng khó nghe lắm.
Nhưng người ta sở-dĩ ghi chép hai câu này, là tại vế trên trước nói con rể mà dưới hạ được hai chữ tử-tế [tiếng hán] (1) nghĩa là con rể, vế dưới trước nói ông chồng mà dưới hạ được hai chữ [tiếng hán] công-phu là công của người chồng.
--------------------
110. – LÁC ĐÁC - Ỳ ẦM
Ông Nguyễn-tự-Cường người làng Xuân-lôi mãi đến năm 30 tuổi mới đi học. Ông học dốt quá, có mấy chữ, năm, bảy ngày cũng không thuộc.
Ông thầy là ông Nghè, người làng Hạ-vũ, đợi khi vợ ông gánh gạo lên cho ông ăn học, mới gọi ra, bảo thôi cho về, chớ không sao dạy được.
Lúc hai vợ chồng về tới một chỗ có núi đá và có dòng nước, ngồi nghỉ chân, vợ trông thấy nước chảy xiết qua đá, mới chỉ mà nói rằng:
Ông Cường nghe nói, đỏ mặt, đáp rằng:
Rồi đó, hai vợ chồng lại đưa nhau đến, cố nằn-nỉ xin thầy dong cho ít lâu nữa.
Thầy tức mình, có ý muốn đuổi, bảo ra cho một đôi câu đối, nếu có đối được, thì thầy mới nhận cho ở. Nhân lúc bấy giờ đang mưa, thầy ra câu rằng:
<<Lác-đác mưa sa làng Hạ-vũ>>
Ông Cường liền ứng khẩu đối ngay rằng:
<<Ỳ-ầm sấm dậy đất Xuân lôi>>
Câu đối thật hay, mà lại có khí phách anh hùng, (1) thầy phải chịu và cho ông lại được học. từ đó ông học rất mau, và sau ông đỗ đến Tiến-sĩ.
------------------------
Câu ông thầy ra khó về cái: trên có chữ mưa dưới có chữ Hạ-vũ [tiếng hán] là tên làng, mà nghĩa chữ vũ lại là mưa.
Câu đối trên đã có chữ sấm đối được với chữ mưa, dưới lại có chữ Xuân-lôi [tiếng hán] cũng là tên làng đối được với Hạ-vũ cũng là tên làng mà chính chữ lôi lại còn nghĩa là sấm.
Cả mấy chữ ỳ-ầm là tiếng sấm đói với lác-đác là tiếng mưa, dậy đất là làm sôi nổi đất lên đối với sa làng là rơi từng hạt xuống làng thật là chỉnh và hay lắm.
111. – NƯỚC GIẾNG – LỬA CẦU
Nước giếng rồng pha chè Long-tỉnh. | Lửa cầu rắn thắp hương Xà-kiều.
Đôi câu đối này chỉ khó về cái: trên có chữ nôm, dưới có chữ Hán, mà chữ Hán cắt nghĩa ra, lại là nghĩa chữ nôm ở trên.
Vế trước, trên có hai chữ giếng rồng, cuối có hai chữ Long-tỉnh mà long [chữ hán] nghĩa là rồng, tỉnh [chữ hán] nghĩa là giếng. Giếng rồng thì nhiều nơi có, cho là rốn con rồng, mạch ở dưới đất. Còn chè Long-tỉnh thì có một thứ chè tàu tên đặt như thế.
Vế sau, trên có hai chữ cầu rắn, cuối có hai chữ Xà-kiều, mà Xà [tiếng hán] nghĩa là rắn, kiều [tiếng hán] nghĩa là cầu. Hiện ở về huyện Thanh-oai, tỉnh Hà-đông, có một làng tên gọi Xà-kiều chuyên nghề làm hương thắp. Về địa phận làng ấy hiện có một cái cầu liền với đường cái tên gọi là Cầu rắn.
112. – LỖI NGƯỜI – TƯ CHÚ
Một ông Huyền người Đàng Trong trị dân rất ngặt, lại còn trách dân phạm nhiều tội lỗi lắm.
Ông có làm một vế câu đối, dán trước cổng huyện rằng:
<<Lỗi người ta chất bằng ba thạch>> (1)
Trong câu có ý nói tội lỗi của người ta chất nằng bằng ba tảng đá chồng lên nhau. Còn chữ trong chữ lỗi [tiếng hán] viết ba chữ thạch [tiếng hán] nghĩa là đá chồng lên nhau.
Câu đối dán đã lâu không ai đối được. Mãi sau mới có một người làm được vế kia để đối lại rằng:
<<Tư chú min xem đáng nửa đồng>> (1)
Vế đối này rất tài tình, vừa được cả ý nói là cái nha thực của nhú, ta cho chỉ đáng độ nửa đồng tiền.Vừa được cả chữ là chữ tư [tiếng hán] chỉ là một nửa
------------------------------
<<Lỗi kia đã chất bằng ba thạch,
<<Ti nọ xem khinh đáng nửa đồng>>
Nhưng xem thể hai câu như đây thì đã như hai câu trích ở một bài thơ ra, chớ không phải hai âu đối rời đôi bên đối đáp để khích bác nhau.
Dãn cách tên bằng dấu phẩy(,).