Một thời đại mới của dân tộc
« Vào khoảng 23, 24 tháng 8 năm 1945 tôi được đồng chí cán bộ phụ trách tới bàn việc đón và bảo vệ đoàn cán bộ của trên về và sẽở lại địa phương tôi chừng vài ngày.
Sau khi bàn định cách bảo vệ, nơi ở, bến đón xong, chúng tôi ra bến đò chờ đoàn cán bộ. Quang cảnh sông Hồng hôm ấy tôi còn nhớ rõ: Qua mấy ngày lũ lớn, ngấn nước còn in ngang thân đê. Nhân dân ta đã chiến thắng trận lũ lớn nhất trong những năm qua, lúc này vẫn đang tiếp tục sửa sang lại đê điều, phòng cơn lũ khác. Trên sông, thuyền bắt đầu xuôi ngược. Cờ đỏ sao vàng bay trên thôn xóm hai bên sông, cờ bay trên đỉnh cột buồm, bóng cờ thấp thoáng dưới dòng sông tạo nên một vẻ đẹp quật khởi lạ thường. Những cánh đồng sau đê bấy giờ lúa đang thì con gái, mỗi làn gió đưa lại, sóng lúa xanh rờn.
Chúng tôi chờ từ một giờ trưa tới khoảng ba giờ chiều thì thấy một chiếc thuyền đánh cá từ phía trên Vĩnh Yên xuôi xuống.
Đếm trên thuyền, trừ ông lái và một người phụ nữ chèo còn có mười ba người nữa. Người nào trông dáng dấp cũng cao to, quần áo màu chàm, màu nâu gọn gàng, vũ trang đầy đủ.
Chúng tôi đoán: « Có lẽ đoàn cán bộ mình đến đây ». Nghĩ vậy và chúng tôi liền tiến ra bờ sông.
Khi đoàn cán bộ từ thuyền bước lên bãi được một nửa, chúng tôi mới nhận ra trong đoàn cán bộ có một cụ già, cụ trông gầy yếu lắm! Cụ mặc bộ quần áo nâu, đầu đội một chiếc mũ chàm đã cũ, ngang sườn mang túi dết màu chàm. Tay cụ cầm chiếc gậy song nhỏ và đèn pin. Cụ toan xắn quần lội xuống bãi lầy để vào bờ, nhưng có một đồng chí đã trao vũ khí cho bạn và nhất định đòi cõng ông cụ qua bãi lầy. Khi ông cụ và các người khác lên khỏi bãi lầy, tất cả đều quay lại vẫy chào người lái thuyền.
Giữa lúc đó, đồng chí cán bộ phụ trách của chúng tôi cũng vừa tới, vẻ mặt cảm động, anh dẫn chúng tôi tới chào ông cụ và các cán bộ.
Ông cụ bắt tay chúng tôi và nói :
- Các chú là tự vệ thôn đây?
- Vâng ạ.
Ồng cụ liền chỉ tay vào các đồng chí cùng đi và nói:
- Các chú đây là Giải phóng quân.
Lâu nay ba tiếng « Giải phóng quân » đã có sức thu hút mãnh liệt đối với tôi. Hàng ngày đứng trên đê, hướng về dẫy núi Tam Đảo, tôi ao ước sao có cánh để bay tới chiến khu « Tuyên - Thái » mà sống cuộc sống chiến đấu và tự do trên ấy. Tôi đã nhiều lần đềnghị với cấp trên cho thoát ly để tham gia Giải phóng quân, nhưng chưa được. Giờ đây, trước mặt tôi là những con người mà bấy lâu nay mơước, đang tươi cười, bắt tay mình. Tôi không sao nén được cảm động trước những người đồng chí mới gặp lần đầu này.
Sau phút chào hỏi ban đầu, chúng tôi đưa ông cụ về trụ sở tự vệ của chúng tôi ở trong thôn. Tới cổng thôn ông cụ dừng lại xem các khẩu hiệu cách mạng kẻ trên các bức tường đầu thôn. Chợt nhìn thấy dãy cờ căng trước cổng thôn, ông cụ hỏi:
- Sao các chú làm cờ của ta nhỏ hơn cờ của các nước Đồng minh ?
Chúng tôi cùng nhìn lên thì ra cờ của ta nhỏ hơn cờ các nước Đồng minh thật!
Một đồng chí chúng tôi thưa với ông cụ:
- Dạ, vì giấy đỏ và vàng nhân dân mua làm cờ nhiều quá nên thiếu! Muốn cho đủ, nên chúng cháu phải cắt nhỏ đi một chút ạ!
- Không nên - Ông cụ khẽ lắc đầu và bảo: Các chú phải hiểu là: Cách mạng đã thành công, nước ta đã giành được độc lập và đã ngang hàng với các nước khác, thì cờ của ta phải bằng cờ của các nước, có thế mới tỏ chí tự cường tự trọng của mình.
Chúng tôi đều vâng lời. Một đồng chí tự vệ vội trèo lèn lấy hàng dây cờ xuống để sửa lại.
Về tới trụ sở của đội tự vệ - nói là trụ sở, thật ra là ngôi miếu gần đình làng tôi, cả ngôi miếu bấy giờ có hai cái phản dùng để chúng tôi nghỉ khi đi tuần tra canh gác về, (sở dĩ chọn nơi đây là để yên tĩnh, tối sẽ di chuyển đến địa điểm khác) - tôi vội đi lên trước toan giải chiếu lên phản, nhưng ông cụ gạt đi và nhẹ nhàng ngồi xuống. Hai đồng chí Giải phóng quân bố trí gác cùng chúng tôi phía ngoài, còn lại thì vào nghỉở chiếc phản kề bên.
Tôi mang bộ đồ trà tới. Quen như tiếp khách ở nhà, tôi toan rót nước ra chén. Ông cụ bảo:
- Chú cứ để đấy, ai khát sẽ rót uống, không nên rót sẵn.
Tôi vâng lời. Ông cụ lại hỏi:
- Các chú có báo không ?
- Dạ có ạ.
Tôi vội mang tới cho cụ tờ báo chúng tôi vừa mua ban sáng, tờ « Cờ giái phóng ». Ông cụ chỉ đầu bài rồi giao cho một đồng chí Giải phóng quân đọc, các đồng chí còn lại cùng ngồi quây quần lắng nghe. Ông cụ vừa nghe, thỉnh thoảng ghi những gì vào sổ tay. Có lúc cụ cho dừng lại nêu câu hỏi để các đồng chí Giải phóng quân, phát biểu ý kiến, rồi cụ giảng giải, sau đó mới cho đọc tiếp.
Mọi việc làm và cử chỉ của cụ, khiến tôi rất ngạc nhiên. Sao có ông cũ giản dị và dạy bảo mọi người chu đáo như vậy?
Bữa cơm tối hôm đó chỉ có gạo đỏ, canh mướp. Tất cả cùng quầy quần ngồi ăn. Trong lúc ăn, tôi ngại là cụ đã già rồi, bữa ăn như vậy nuốt sao trôi, nhưng cụ dùng cơm rất vui vẻ như mọi đồng chí khác.
Cơm xong thì anh Khánh (đồng chí Hoàng Tùng) tới đón ông cụ lên thôn trên.
Lúc tiễn ông cụ tôi thầm hỏi anh Khánh:
- Ai đấy anh ?
Anh Khánh mỉm cười, vẻ bí mật trả lời tôi:
- Ông cụ là bạn của Cụ Hồ đấy.
Tôi đã được nghe tin là Cụ Hồ sẽ về làm Chủ tịch hay Thủ tướng Chính phủ của ta. Nay anh Khánh cho biết ông cụ này là bạn của Cụ Hồ, như vậy chắc cũng là cán bộ cao lắm ! Trong lòng tôi càng thêm kính phục ông cụ...
*
Đồng chí Kha kể tiếp đoạn chuyện trên của đồng chí Thành:
- Cũng ngay đêm đó, thôn tôi có cuộc họp của phụ nữ cứu quốc, hội nghị vừa bắt đầu khai mạc, tôi đang phát biểu ý kiến thì chị tôi tất tả chạy đến gọi:
- Cậu Kha về ngay, nhà có khách... Có nhiều người đeo súng lắm! Có cả anh Khánh về nữa!
Tôi và đồng chí Đông - người bạn chiến đấu cùng thôn, vội vã chạy về. Tới cổng nhà, thấy có hai đồng chí to lớn đang như đứng chơi. Tôi đi vào, các đồng chí đó hòa nhã, hỏi trước:
- Đồng chí ở đâu đến ?
Tôi trả lời:
- Tôi về nhà.
Thấy chị tôi cùng đi với tôi, các đồng chí hiểu ra ngay, nên không hỏi thêm nữa. Tôi liền vào nhà, thấy anh Khánh và ông cụ đang ngồi nói chuyện với nhau ở chiếc bàn nhỏ kê ở gian bên. Còn các đồng chí khác thì ngồi, đứng ở gian bên này. Nhà đã thắp đèn sáng trưng.
Tôi đoán ông cụ là cán bộ cùng các đồng chí Giải phóng quân ở chiến khu về, nên lòng mừng khấp khởi, chạy vào chào hỏi:
- Chào các đồng chí! Các đồng chí ở chiến khu về ?
Ông cụ, anh Khánh cùng mọi người đều vui vẻ chào lại chúng tôi.
Quen như các cán bộ vẫn về nhà, tôi đề nghị luôn:
- Đề nghị các đồng chí kề chuyện chiến khu kháng Nhật cho chúng tôi nghe với.
Anh Khánh vội ghé tai tôi nói:
- Các đồng chí đi xa về để các đồng chí nghỉ. Nói xong, anh đưa tôi ra sân và bảo thêm:
- Các đồng chí này sẽở lại đây vài ngày. Đồng chí liệu thu xếp việc ăn ở cho tiện và bố trí tự vệ canh gác cho tốt.
Thấy khác mọi khi, tôi phân vân trong bụng chưa hiểu sao cả! Nhưng hình ảnh ông cụ đã đập ngay vào đầu óc tôi: « Sao trong Việt Minh ta lại có những đồng chí già như vậy ? Sao cụ được mọi người kính nể vậy ? ». Tự nhiên tôi cứ băn khoăn hoài.
Đêm ấy, đội tự vệ của chúng tôi bố trí bảo vệ nghiêm mật hơn mọi hôm, vì ô tô Nhật chạy đi chạy lại trên đê nhiều hơn.
Sáng ra, tôi trở về đã thấy ông cụ đi lại trên sân và đang như thở hít không khí.
Bữa cơm trưa hôm ấy nhà tôi chuẩn bị cũng khá tươm tất. Theo lệ của nhà tôi là khi có khách thì bao giờ cũng bày mâm thau bát cổ để đãi khách. Cơm thì xới ra liễn, mang từ nhà dưới lên. Khách kính trọng thì mời ngồi lên trên. Thấy tôi sửa soạn như vậy, ông cụ không bằng lòng, bảo trải chiếu xuống đất, ngồi vòng tròn theo hai mâm cùng ăn. Cơm để cả nồi cho nóng, ai ăn thì đi xới lấy. Đây là lần đầu tiên nhà tôi thay đổi theo tập tục mới và giữ mãi cho đến nay.
Ngày hôm ấy, cán bộ từ Hà Nội tới. Sáng hôm sau lại có hai ô tô chở nhiều anh cán bộ đến làm việc với ông cụ. Tôi cũng không rõ là những ai.
Qua đêm nữa, có ô tô đến đón ông cụ.
Trước khi đi, ông cụ hỏi:
- Nhà ta còn có ông cụ phải không ?
Tôi vội thưa:
- Dạ thầy tôi mất rồi, còn ông tôi ạ.
Ông cụ nói:
- Chú cho tôi gặp để tôi chào cụ và gia đình.
Tôi vội vàng đi mời ông tôi và mẹ tôi cùng gia đình tới.
Ông cụ thấy ông tôi chống gậy liền ra đỡ vào trong nhà và bảo cả gia đình quây quần xung quanh. Sau khi hỏi về làm ăn sinh sống từ trước tới nay, cụ nói:
- Chúng tôi về đây được gia đình giúp đỡ nhiều. Bây giờ có công việc phải đi, vậy xin cảm ơn cụ và gia đình. Sau này chắc thế nào cũng có dịp tôi trở lại thăm cụ và gia đình.
Để từ biệt, ông cụ bắt tay ông tôi và cả gia đình từ lớn đến bé.
Tôi theo tiễn ông cụ ra ô tô. Nhân dân ven đê đang vớt củi rều khá đông, họ đều dừng tay, nhìn theo ông cụ. Ông cụ vui vẻ chào hỏi mọi người như thân thuộc từ lâu. Khi ông cụ lên xe, chúng tôi và các đồng chí Giải phóng quân ở lại đều tới bắt tay ông cụ.
Khi xe chạy rồi, nhìn theo xe, sao lòng tôi lưu luyến thế!
Chiều hôm ấy các đồng chí Giải phóng quân rủ tôi ra sông tắm. Trong lúc đi đường một đồng chí cao lớn, đẹp trai (tôi nhớ khuôn mặt trông hệt đại tá Đàm Quang Trung hiện nay) hỏi tôi:
- Đồng chí có biết tiếng đồng chí Nguyễn Ái Quốc không ?
Tôi nhớ có lần anh cán bộ phụ trách tôi nói chuyện với tôi : «Có lẽ đồng chí Nguyễn Ái Quốc sẽ về làm Tổng thống hay Chủ tịch nước », nên nghe hỏi vậy, tôi liền trả lời:
- Tôi biết tiếng nhưng chưa thấy người.
Mấy đồng chí Giải phóng quân liếc mắt nhìn nhau mỉm cười...
Sáng 2-9 đội tự vệ hai thôn chúng tôi cùng với nhân dân về Ba đình dự lễ Tuyên ngôn độc lập.
Là vùng cơ sở mạnh nên hai thôn chúng tôi được xếp gần khán đài.
Nghe danh bet365 việt nam_tỷ số trực tuyến bet365_bet365 như thế nào Chính phủ, lòng chúng tôi cũng náo nức như mọi người, chờ mong vị Chủ tịch đầu tiên của đất nước và các vị khác trong Chính phủ.
Tới khi Chính phủ nhân dân lâm thời ra mắt! Ôi ! Ngạc nhiên quá! Tôi còn đang ngờ ngợ - Chủ tịch Hồ Chí Minh mình đã gặp bao giờ mà quen thế! Chợt mấy anh em tự vệ kêu lên:
- Đúng ông cụ rồi!
- Ông cụ về làng ta là Hồ Chủ tịch rồi !
- Trời ơi! Sướng quá! Đúng ông cụ rồi!
Phải, đúng ông cụ rồi! Tôi, đồng chí Thành, tất cả anh em tự vệ nhận rõ quá rồi. Trông ông cụ hôm nay chỉ khác hôm về làng tôi là mặc bộ quần áo ka ki, còn vẫn cái mũ ấy, vẫn vầng trán, cặp mắt, chòm râu ấy! Nhìn, ngắm Hồ Chủ tịch, lắng nghe bản Tuyên ngôn độc lập lòng tôi bỗng trào lên niềm xúc động không sao tả được.
Hôm ấy, trên đường về, hai thôn Xù, Gạ chúng tôi sôi nổi câu chuyện: Hồ Chủ tịch là ông cụ đã về làng ta. Mỗi lời nói, cử chỉ hình dáng của Hồ Chủ tịch được mọi người say sưa kể lại.
Tôi phấn khởi kể chuyện ấy với ông tôi. Nghe kể xong, ông tôi sung sướng nói :
- Ừ, thoáng qua, tao đã thấy Cụ là người tài đức khác thường lắm! Nước mình có vị Chủ tịch gần dân như vậy, thật là hồng phúc quốc gia lớn lắm!
Suy nghĩ một lát, ông tôi lại nói:
- Cháu ạ! Tao ngẫm xem trước kia Lý Thái Tổ từ Hoa Lư dời ra Thăng Long, dân Việt ta nổi cơ đồ từ đó. Ngày nay, Hồ Chủ tịch từ Tân Trào thuận sông Hồng trở về Hà Nội, trên thuận lòng trời, dưới hợp ý dân. Tao cho cái thế này là thế dân Việt ta bạt núi, ngăn sông, lấp biển không có việc gì khó nữa đâu!
Tôi lúc ấy đang máu thanh niên, nghe thấy câu « trên hợp với lòng trời », thì không đồng ý. Ông tôi bảo:
- Cháu có lý của cháu! Ông có lý của ông! Trước kia Lý Thái Tổ ra Thăng long là rồng vàng bay lên. Bây giờ Hồ Chủ tịch về Hà Nội, dân mở hội treo cờ. Cờ làm cho mây, nước cũng đỏ một màu, như vậy không trên thuận lòng trời, dưới hợp ý dân là gì ? Cháu phải biết lòng dân là ý trời !
Gần cuối năm 1946. khoảng sau hội nghị văn hóa toàn quốc, tôi nhớ đúng như vậy, tôi được chị Thanh báo tin:
- Mai, đồng chí Kha ở nhà, chị sẽ lại chơi.
Chị Thanh là cán bộ gây cơ sởở vùng tôi đã lâu. Chị lại là bạn thân của mẹ tôi. Nay chị nấu ăn riêng cho Bác. Nghe chị hẹn về chơi, mẹ tôi mừng lắm! Cả nhà trông đợi chị.
Vào khoảng 9 giờ sáng hôm sau, tôi đang lợp lại mái nhà dưới, thấy có ô tô đỗ trên đê, lối vào nhà mình. Rồi chị Thanh, một đồng chí nữa cùng với Bác đi vào nhà tôi. Tôi mừng quá, vội chạy ra đón.
Bác thấy tôi, Người nhận ra ngay, Bác thân mật hỏi :
- Chú Mai vẫn khỏe?
- Dạ.
Tôi đưa Bác vào nhà, Bác lại hỏi:
- Cái ao đằng trước đâu rồi ?
Bác vẫn nhớ cái ao nhà tôi, nhưng vì nay có đống rạ to che khuất, nên Người không trông thấy. Tôi vội trình bày để Bác rõ, Người cười vui vẻ.
Mẹ tôi và các cháu lớn bé lên chào Bác. Người vui vẻ bắt tay khắp lượt và hỏi:
- Cụ đâu? Người có được khỏe không?
Tôi hơi ngại ông tôi khi gặp Bác - vì ông tôi đã 78 tuổi rồi, đầu óc phong kiến quá nặng, sợ khi nói chuyện có cái gì không đúng. Nhưng Bác đã nói, tôi vội bảo các cháu đi gọi thì cũng là lúc ông tôi đã chống gậy tới. Cũng như năm trước, thẩy ông tôi đến, Bác đã chạy ra dắt vào. Ông tôi thấy Bác, liền chắp tay, cúi rạp xuống vái chào, Bác ngăn lại và nói:
- Giờ là anh em một nhà cả, cụ đừng làm vậy.
Ông tôi trả lời:
- Dạ, thưa Cụ Chủ tịch, bao giờ cũng phải có trên có dưới, thì nước mới cường, dân mới thịnh ạ.
Bác cười, rồi trả lời:
- Các cấp cán bộ của ta đều là đầy tớ của dân cả. Như vậy nước mới cường, dân mới thịnh.
Ông tôi nói:
- Xin vâng lời dạy của Cụ.
Khi đã đông đủ gia đình, Bác bảo chụp ảnh để làm kỷ niệm. Ông tôi sung sướng quá, đứng lặng đi trước vinh dựấy!
Chụp ảnh xong, người dặn:
- Tôi sẽ ăn cơm trưa với gia đình, nhà ăn thế nào, tôi sẽ ăn thế.
Mẹ tôi và chị Thanh có mua thêm con gà làm cơm. Khi mang cơm lên, Bác ngạc nhiên gọi chị Thanh hỏi:
- Cô làm thế nào hóa ra cỗ thế này! Nay cô làm thế này, mai tới nơi khác, cô sẽ bảo nhân dân giết bò, giết lợn để đãi tôi chăng ?
Chị Thanh lo quá. Mẹtôi vội phân trần:
- Đất lề, quê thói, mỗi khi nhà có khách để tỏ lòng kính trọng…
Bác bảo dọn cơm cả gia đình cùng ăn. Nghe lời Bác, gia đình tôi cử thêm người lên cùng ăn cơm với Bác.
Chiều hôm ấy, các đồng chí trong Ủy ban xã và một vài đồng chí cán bộ huyện về công tác cũng tới để chào Bác.
Quen như mọi khi có cán bộ cấp trên tới, chúng tôi chuẩn bị sẵn trong óc báo cáo về tình hình trong xã. Không ngờ mở đầu Bác hỏi:
- Xã các chú có bao nhiêu mẫu ruộng ? Hai vụ chiêm, mùa gieo hết bao nhiêu giống ? Thu hoạch được bao nhiêu ?
Lúc ấy, chúng tôi đã nghĩ gì đến sản xuất! Nên trước câu hỏi của Bác, chúng tôi đành chịu không biết đằng nào mà thưa cả.
Bác lại hỏi:
- Đời sống bây giờ so với trước ra sao? Có bao nhiêu gia đình khá, bình thường, còn đói kém?
Cái này thì có thể hiểu qua được. Chúng tôi báo cáo với Bác con sốước lượng.
Bác không bằng lòng. Người bảo:
- Các chú phụ trách phong trào một xã, mà cái sống còn nhất lại không rõ thì còn nói gì nữa.
Lúc ấy đồng chí Chuyên vừa tới, vào chào Bác, Người hỏi :
- Chú làm công tác gì ?
- Dạ, tuyên truyền ạ.
- Giờ chú tuyên truyền gì ?
- Chương trình Việt Minh ạ.
- Bây giờ phải tuyên truyền vềHiến pháp - Bác bổ sung,
Rồi người căn dặn chúng tôi, tôi nhớ đại ý: Ngoại thành là cái đai của nội thành. Ngoại thành vững vàng thì nội thành chắc chắn. Muốn ngoại thành vững vàng thì cán bộ ta phải chăm lo củng cố đoàn thể. Chăm sóc việc sản xuất, muốn sản xuất tốt thì nên lập quỹ nghĩa sương để giúp đỡ người thiếu thốn, chia công điểm cho tốt.
Trước những lời dạy cùa Bác, ủy ban chúng tôi đều vâng lời. Dặn xong, Bác lại hỏi:
- Tình hình này quân giặc có thể bội ước đánh ta, nếu xảy ra kháng chiến, cô chú sẽ làm gì ?
Chúng tôi đều trả lời:
- Quyết chiến đấu, hy sinh cũng không sợ.
Bác bảo:
- Các cô, các chú quyết tâm đánh giặc như vậy là tốt. Nhưng phải hiểu là: Giặc có nhiều cái mạnh ban đầu, nhưng chúng có cái yếu về gốc rễ. Chính quyền ta vừa lập còn nhiều cái non yếu. Muốn thắng được giặc, phải vừa đánh vừa khắc phục nhược điểm để bồi bổ cho mình thêm khỏe. Do đó, một mình các cô, các chú không đủ để thắng giặc. Phải làm thế nào toàn dân một lòng, quyết tâm chống giặc, khiến cho nó bị đánh ở khắp nơi, bị đánh bằng mọi thứ, mọi cách. Thắng lợi chắc chắn về ta.
Lời Người dạy, sau này mỗi bước gian nan trong kháng chiến, nghĩ lại càng thấy sâu sắc.
Sau khi Bác nói chuyện, đồng chí Tý thay mặt chúng tôi phát biểu ý kiến:
- Thưa Bác...
Bác liền ngắt lời, hỏi ngay:
- Chú muốn gì ?
- Cháu xin chúc ạ
- Chú định chúc gì ?
Đồng chí Tý cuống lên vội nói:
- Cháu xin chúc... Chúc Hồ Chủ tịch muôn năm.
Bác và chúng tôi đều cười. Bác bảo đồng chí Tý:
- Chú định chúc sức khỏe Bác phải không ? Thôi các cô, các chú cứ làm công tác tốt thì Bác sẽ khỏe. ([1])
Về Hà Nội, chúng tôi ở phố Hàng Ngang. Thành ủy đã bố trí cho chúng tôi ở tại một gia đình cơ sở. Ít hôm sau, có tin Bác đã về. Mấy ngày trước đó, một trung đội Quân giải phóng thuộc chi đội Quang Trung chiến đấu tại Thái Nguyên, đã được lệnh quay gấp lại Tân Trào để đi bảo vệ Bác. Đồng chí đến báo tin nói dọc đường có những lúc Bác phải dùng cáng. Như vậy, chắc Bác còn yếu lắm. Bác vốn không bao giờ muốn làm bận đến người khác ngay cả những khi yếu mệt.
Tình hình đang khẩn trương. Các anh rất mừng. Anh Thọ được cử lên chiến khu đón Bác thì Bác đã về. Anh Ninh và tôi cùng đi lên Phú Gia gặp Bác.
Xe nhanh chóng ra khỏi thành phố. Rặng ổi ven đê quen thuộc. Những làng quanh Hồ Tây phấp phới cờ đỏ. Nhớ lại ngày đi đón Bác ở Đèo Gie. Khi đó, Bác ở Cao Bằng về Tân Trào. Ít ngày sau, Tân Trào đã trở thành thủ đô của cách mạng.
Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác, lênh đênh góc bể chân trời, đã có những ngày vui lớn. Đó là ngày Bác tìm thấy con dường giải phóng dân tộc khi đọc Luận cương của Lê-nin về các vấn đề dân tộc và thuộc địa. Đó là ngày thành lập Đảng Cộng sản Pháp năm 1920 mà Bác là một thành viên. Và ngày lịch sử mồng 3 tháng 2 năm 1930, ngày thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương...
Đây lại là một ngày vui lớn nữa đang đến với Bác, đang đến với cách mạng Việt Nam.
Mới đêm nào còn ngồi bên chiếc giường tre, trong căn lán nhỏ, những ngày Bác mệt nặng tại Tân Trào. Vào những giây phút đó mới thấy hết được tấm lòng khát khao cháy bỏng của Bác đối với nền độc lập, tự do của dân tộc. Không phải chỉở những lời Bác dặn dò về công tác cán bộ, cách giữ vững phong trào, « dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải giành cho được độc lập, tự do ». Tấm lòng của Bác còn hiện lên rất rõ qua mỗi cử chỉ nhỏ, qua cái nhìn khi Bác chợt tỉnh giữa những cơn sốt, qua sự đấu tranh với bệnh tật hiểm nghèo để giành từng phút, từng giây cho cách mạng.
Theo lời hiệu triệu cùa Đảng, của Bác, suốt mấy ngày nay, cả dân tộc ta từ Bắc chí Nam đã vùng dậy với sức mạnh như triều dâng, thác đổ. Tại Hà Nội, quần chúng cách mạng đã vượt qua hàng rào sắt, xông vào chiếm Bắc Bộ phủ. Đồng bào già, trẻ, gái, trai, lớn, bé đã siết thành đội ngũ, giương cờ Việt Minh, tiến vào trước họng đại bác xe tăng Nhật ở trại bảo an binh. Xe tăng, súng máy và lưỡi lê cùa quân Nhật phải lùi. Bọn Nhật đành phải trao cho cách mạng toàn bộ kho vũ khí của bảo an binh đóng tại đây. Tin khởi nghĩa thắng lợi ở khắp các địa phương đang dồn dập bay về...
Chúng tôi vào làng Gạ.
Bác ở một ngôi nhà gạch nhỏ nhưng sạch sẽ. Chúng tôi bước vào, nhìn thấy ngay Bác đang ngồi nói chuyện với cụ chủ nhà.
Ngày nào ở Việt Bắc, Bác còn là một ông Ké Nùng. Bữa nay, Bác đã trở thành một cụ nông dân miền xuôi, rất thoải mái, tự nhiên trong bộ áo quần nâu. Bác vẫn gầy nên đôi gò má cao. Những đường gân hằn rõ trên trán và hai thái dương. Nhưng với vầng trán rộng, bộ râu đen, và đôi mắt, nhất là đôi mắt, luôn luôn ngời sáng, một sức mạnh tinh thần kỳ lạ toát ra từ hình dáng mảnh dẻ của Bác. Dù sao, so với những ngày dự hội nghịở Tân Trào, Bác đã khá hơn nhiều.
Cụ chủ nhà thấy chúng tôi tới, giữ ý, mời thế nào cũng không ngồi lại, nói vài câu chào hỏi rồi lánh đi chỗ khác.
Bác tươi cười nhìn chúng tôi nói:
- Trông các chú bữa nay ra dáng người tỉnh thành rồi.
Chúng tôi sôi nổi báo cáo với Bác tình hình khởi nghĩa ở Hà Nội và các tỉnh. Bác ngồi lắng nghe, vẻ mặt điềm đạm. Tính Bác như vậy, khi vui khi buồn đều vẫn bình thản.
Chúng tôi nói với Bác ý Thường vụ muốn tổ chức sớm lễ ra mắt của Chính phủ. Theo quyết định của Hội nghị toàn quốc họp tại Tân Trào, Ủy ban dân tộc giải phóng do Bác làm Chủ tịch sẽ trở thành Chính phủ lâm thời.
Với một vẻ vui vui, Bác nói như hỏi lại chúng tôi:
- Mình làm Chủ tịch à ?
Thực ra, một thời kỳ rất vẻ vang nhưng cũng cực kỳ hiểm nghèo của dân tộc đã bắt đầu. Bác đã nhận sứ mệnh khó khăn: Lái con thuyền quốc gia Việt Nam vừa mới hình thành, vượt qua những thác ghềnh nguy hiểm. Bác đã đón nhận nhiệm vụ đó trước lịch sử, trước nhân dân đúng như Bác đã trả lời các nhà báo nước ngoài ba tháng sau đó: « Tôi tuyệt đối không ham muốn công danh phú quý chút nào. Bây giờ phải gánh chức Chủ tịch là vì đồng bào ủy thác thì tôi gắng phải làm, cũng như một người lính vâng mệnh lệnh quốc dân ra trước mặt trận ».
Chúng tôi trở về Hàng Ngang trước để chuẩn bị. Anh Nhân[2] lên sau, ở lại đến chiều cùng về với Bác.
Đây là lần đầu tiên Bác đến Hà Nội. Chặng đường ba trăm ki-lô-mét từ ngôi nhà tranh nhỏ hẹp tại làng Kim Liên tới dây. Bác đã đi mất ngoài ba mươi lăm năm.
Con đường Bác đã đi không giống bất cứ con đường của một người Việt Nam yêu nước nào đã đi trước Bác.
Bác đã một mình lặn lội, xông pha trên những nẻo đường củahầu khắp các miền khác nhau trên trái đất. Chủ nghĩa tư bản đã bước vào giai đoạn phát triển tột cùng của nó, trở nên vô cùng xấu xa. Nó tìm mọi cách xóa nhòa ranh giới giữa trắng, đen, giữa thiện, ác. Nó xuyên tạc mọi giá trị tinh thần chân chính mà loài người đến đó đã thành đạt được. Nó đang bưng bít mọi ánh sáng của công lý, tự do.
Đác đã đi giữa những ngày đông ảm đạm, vòm trời châu Âu, châu Á bị những đám mây đen chiến tranh của chủ nghĩa đế quốc che phủ.
Thế gian hỗn loạn, đau thương; tội ác của chủ nghĩa đế quốc chồng chất, giữa lúc vàng thau lẫn lộn, giả thật khó phân, Bác đã nhanh chóng nhìn thấy ánh sáng của chân lý. Bác đã đến với chủ nghĩa Lê-nin. Bác đã thấy học thuyết Lê-nin chính là « mặt trời đưa lại nguồn sống tươi vui ». Bác đã thấy ngọn cờ Lê-nin là « tượng trưng cho lòng tin và đuốc sáng của hy vọng ». Từ năm mươi năm trước đây, người yêu nước Việt Nam vĩ đại đã tìm được ở chủ nghĩa Mác — Lê-nin cho đồng bào ta và những người cùng hội cùng thuyền, những dân tộc bị đọa đầy vì chủ nghĩa đế quốc - một con đường giải phóng duy nhất: « Đường kách mệnh ».
Một sự đổi thay lớn lao đã đến trong đời sống của dân tộc.
Mấy ngày trước đây, Hà Nội còn giữ nguyên vẹn bộ mặt một sản phẩm của chế độ thực dân thối nát thời chiến. Cả thành phố chìm đắm trong những hoạt động chợ đen. Cuộc sống tính từng ngày. Những chiếc xe chở rác không đủ để đưa xác những người chết đói ra vùng ngoại ô, đổ xuống những hố chung. Trong khi đó, ở các cửa ô, người đói khắp làng quê vẫn ùn ùn kéo vào. Họ đi vật vờ như những chiếc lá khô buổi chiều đông. Nhiều khi, chỉ một cái gạt tay của viên cảnh sát, cũng đủ làm họ ngã xuống không bao giờtrở dậy.
Lại thêm tháng tám năm nay, nước các triền sông đều lên to. Con « hồng thủy » đã phá vỡ những đê điều từ lâu không được bọn thống trị nhòm ngớ tới. Sáu tỉnh đồng bằng, vựa thóc của cả miền Bắc, bị chìm dưới làn nước trắng. Dịch tả hoành hành. Bao nhiêu tai họa của chế độ thực dân cùng một lúc dồn đến.
Cùng với bọn đầu cơ kinh tế, bọn đầu cơ chính trị cũng đua nhau nổi lên. Chúng vừa hô « Việt Nam độc lập », vừa hô « Đại Nhật Bản vạn tuế ». Thay vào những tên đội xếp Pháp mang dùi cui là những tên hiến binh Nhật đeo kiếm dài, lệt xệt đôi ủng đi trên các hè phố.
Không phải chỉ riêng Hà Nội mà cả dân tộc ta đang sống những giờ phút đau thương.
Thắng lợi vĩ đại của Hồng quân Liên-xô đánh tan đạo quân Quan Đông của Nhật vào giữa tháng tám, đã đưa lại cho dân tộc ta một thời cơ lớn.
Cách mạng nổi lên như một cơn lốc.
Chỉ trong vài ngày, những vết nhơ, những nỗi nhục nhằn, khổ đau của chế độ nô lệ đã được quét đi khá nhiều.
Sức hồi sinh của cách mạng thật lạ thường. Hôm trước, cả thành phố còn tê liệt vì nạn đói, vì bệnh dịch, vì sự khủng bố. Hôm sau, tất cả những đường to, ngõ hẻm đã sôi lên. Hàng vạn, hàng vạn con người ầm ầm kéo đi với sức mạnh như những dòng thác.
Chính quyền nhân dân cách mạng vừa mới thành lập. Phần lớn đồng bào còn chưa biết những ai là người thay mặt cho chính quyền mới. Nhưng mọi người đã tự động tạo nên một trật tự mới, trật tự của cách mạng. Nạn cướp giật mất hẳn. Trộm, cắp hầu như không xảy ra. Những người ăn xin cũng không còn. Hoạt động buôn bán, hoạt động chủ yếu của thành phố, đã nhường chỗ cho mọi hoạt động mới: hoạt động cách mạng.
Một người đi xe đạp đến đầu phố cầm loa hô lớn : « Mời đồng bào đến tập trung ở địa điểm X tham gia biểu tình ». Không biết người đó là ai, nhưng lời hô hào lập tức được truyền đi. Nhiều người dân tự động vác loa ra đứng giữa đường, làm công tác thông tin. Ai đang làm dở việc gì cũng để lại đấy. Tất cả ào ào kéo đi. Chỉ chốc lát, hàng vạn người có mặt ở địa điểm biểu tình. Họ sẵn sàng làm bất cứ việc gì mà cách mạng cần đến.
Không khí Hà Nội trở nên trong lành, náo nức. «Đoàn quân Việt Nam đi, chung lòng cứu quốc... », những bài ca cách mạng vang lên rộn ràng từ sớm tới khuya. Cờ sao mỗi lúc một nhiều hơn, đẹp hơn. Cờ bay đỏ nhà, đỏ phố. Cách mạng đúng là ngày hội của những người bị áp bức.
Chập tối, Bác đến nhà. Chúng tôi ra đón, nhận thấy trên nét mặt của Bác những dấu hiệu xúc động.
Bác đã về đến Hà Nội. Ít ngày nữa. Hà Nội sẽ trở thành Thủ đô của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên tại Đông Nam châu Á. Hà Nội chưa được san sẻ với chúng tôi hôm nay niềm vui đón Bác trở về. Ngay cả đồng chí lái xe bữa ấy cũng vậy. Mấy ngày sau, anh xin phép nghỉ, lên Thái Nguyên dẫn bố về dự Tết Độc Lập để xem mặt cụ Chủ tịch nước. Đến quảng trường Ba Đình, anh mới biết HồChủ tịch chính là cụ già bữa trước mình đã đánh xe đi đón ở làng Gạ.
Anh chị chủ nhà ở phố Hàng Ngang đã dành cho chúng tôi tầng gác hai. Bác được mời lên tầng ba làm việc cho tĩnh. Nhưng Bác không thích ở một mình, cùng ở với chúng tôi. Lúc đó, theo sự phân công của Bác, anh Tô[3] và anh Hoan còn ở lại Tân Trào ít lâu. Đối với những người giúp việc trong gia đình và hàng xóm thì Bác và chúng tôi là « các cụ và các ông ở nhà quê ra chơi ». Anh Ninh hồi đó có bộ râu rậm lười cạo nên cũng được coi lầm là một « ông cụ ».
Tầng gác này vốn là phòng ăn và buồng tiếp khách nên không có bàn viết. Bác ngồi viết ở cái bàn ăn rộng thênh thang. Chiếc máy chữ của Bác được đặt trên cái bàn vuông nhỏ, mặt bọc nỉ xanh, kê ở góc buồng.
Hết giờ làm việc, mỗi người kiếm một chỗ nghỉ luôn lại đó. Người nằm ở đi-văng. Người ngủ trên những chiếc ghế kê ghép lại. Bác nghỉ trên một chiếc ghế xếp bằng vải trước kia vẫn dựng ở góc buồng.
Ngay từ hôm Bác mới về, những toán quân Tưởng đầu tiên đã xuất hiện ở Hà Nội. Đó là những tên thám báo và tiền trạm. Đứng trên bao lơn, chúng tôi nhìn thấy những toán quân Tưởng lẻ tẻ vẫn tiếp tục kéo đến.
Thật khó mà tin được đây lại là một quân đội vừa chiến thắng. Mặt mũi chúng bủng beo, ngơ ngác. Những bộquân phục màu vàng nghệ rách rưới, bẩn thỉu. Chúng gồng gánh lễ mễ. Có những toán đem theo cả đàn bà và trẻ con. Nhiều đứa kéo lê không nổi cặp chân voi. Chúng xuất hiện như những vết nhơ trên thành phố vừa quét sạch được mùi hôi tanh của bọn thực dân. Nhìn chúng lần này thảm hại hơn nhiều so với lần chúng tôi đã nhìn chúng năm trước tại Côn Minh, Quế Lâm.
Bác chủ tọa phiên họp đầu tiên cùa Thường vụ tại Hà Nội. Cách mạng đã thành công ở hầu khẳp các tỉnh. Nhưng chính quyền cách mạng trung ương vẫn chưa thành lập. Tình hình trong, ngoài lại rất khẩn trương. Thường vụ nhận thấy phải sớm công bố danh bet365 việt nam_tỷ số trực tuyến bet365_bet365 như thế nào cùa Chính phủ lâm thời và tổ chức lễ ra mắt của Chính phủ. Những việc này cần làm ngay trước khi đại quân của Tưởng kéo vào.
Các tỉnh ở phía trên nhận được chỉ thị nhân lúc nước lụt, lấy cớ huy động thuyền bè khó khăn, làm chậm việc chuyển quân của Tưởng thêm ngày nào hay ngày ấy.
Một số đồng chí Quân giải phóng đã được lệnh điều động gấp từ Thái Nguyên về Hà Nội. Nước lụt làm hư nhiều đoạn đường nên anh về chậm. Hà Nội giành chính quyền đã hơn một tuần lễ. Nhưng lực lượng vũ trang cách mạng mới chỉ có những đơn vị tự vệ chiến đấu và một số lính bảo an vừa theo cách mạng. Đó là một điều phải quan tâm.
Sáng ngày 26, có tin hai chi đội Quân giải phóng đã về đến Gia Lâm. Anh Nguyễn Khang cùng anh Vương Thừa Vũ sang đón.
Phải trải qua một cuộc dàn xếp khó khăn, bọn Nhật mới đồng ý để các đơn vị Quân giải phóng vào Hà Nội.
Đội nhạc binh cử những khúc quân hành khi đoàn quân vượt cầu Long Biên. Các chiến sĩ dàn thành hai hàng dọc hai bên đường, súng cầm tay, đạn lên nòng, đi theo tư thế sẵn sàng chiến đấu.
Sự có mặt ở Hà Nội của những lực lượng vũ trang cách mạng đã trải qua tôi luyện, thử thách làm cho mọi người phấn khởi. Một cuộc duyệt binh của Quân giải phóng và tự vệ thành được tổ chức tại quảng trường Nhà hát lớn trước niềm hân hoan, tin tưởng của đồng bào.
Ngày 28, danh bet365 việt nam_tỷ số trực tuyến bet365_bet365 như thế nào Chính phủ lâm thời được công bố trên các báo chí tại Hà Nội. Thành phần của chính phủ nói lên chủ trương đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân của Mặt trận Việt Minh trong công cuộc xây dựng đất nước.
Hôm trước đó, Bác đã gặp các vị Bộ trưởng trong Chính phủ lâm thời tại Bắc Bộ phủ. Ông Nguyễn Văn Tố, Bộ trưởng Bộ Cứu tế xã hội, nhìn thấy ở phòng khách một cụ già, mặc chiếc quần « soóc » nhuộm nâu, đội cái mũ bọc vải vàng đã móp, đứng chống cái gậy, tươi cười gật đầu chào mình. Lát sau, ông mới biết đó chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Thường vụ đã quyết định ngày ra mắt của Chính phủ lâm thời cũng là ngày nước Việt Nam chính thức công bố giành quyền độc lập và thiết lập chính thể Dân chủ cộng hòa. Ngoài đường lối, chính bet365 việt nam_tỷ số trực tuyến bet365_bet365 như thế nào của Chính phủ, phải chuẩn bị cả những lời thề để đưa ra trước nhân dân. Bác và Thường vụ trao đổi về một việc hệ trọng cần bắt tay vào làm ngay: thảo bản Tuyên ngôn Độc lập.
Trong căn buồng nhỏ thiếu ánh sáng của ngôi nhà sâu thẳm, nằm giữa một trong ba mươi sáu phố phường cổ kính của Hà Nội, Bác ngồi làm việc, khi thì viết, khi thì đánh máy.
Những người giúp việc trong gia đình không biết ông cụ có cặp mắt sáng, chiếc áo nâu bạc thường để hở khuy ngực, hay hút thuốc lá, ngồi cặm cụi đó làm gì. Mỗi lần họ tới hỏi cụ có cần gì, cụ quay lại mỉm cười, chuyện trò đôi câu. Lần nào cụ cũng nói không có gì cần phải giúp đỡ. Họ không biết là mình đang chứng kiến những giờ phút lịch sử.
Một buổi sáng, Bác và anh Nhân gọi anh em chúng tôi tới. Bản Tuyên ngôn lịch sử đã thảo xong. Bác mang đọc để thông qua tập thể. Như lời Bác nói lại sau này, đó là những giờ phút sảng khoái nhất của Người.
Hai mươi sáu năm trước, Bác đã tới Hội nghị hòa bình Véc-xây, nêu lên những yêu cầu cấp thiết về dân sinh, dân chủ cho những người dân thuộc địa. Cả những yêu cầu tối thiểu đó cũng không được bọn đế quốc mảy may chấp nhận. Người đã thấy rõ một sự thật là không thể trông chờở lòng bác ái của các nhà tư bản. Người biết chỉ còn trông cậy vào cuộc đấu tranh, vào lực lượng của bản thân dân tộc mình.
Giờ phút này, Người đang thay mặt cho cả dân tộc hái quả của tám mươi năm đấu tranh.
Bữa đó, chúng tôi đã nhìn thấy rõ niềm vui rạng rỡ trên khuôn mặt còn võ vàng của Người.
Mồng 2 tháng 9 năm 1945.
Hà Nội tưng bừng màu đỏ. Một vùng trời bát ngát cờ, đèn và hoa. Cờ bay đỏ những mái nhà, đỏ những rặng cây, đỏ những mặt hồ.
Biểu ngữ bằng các thứ tiếng Việt, Pháp, Anh, Hoa, Nga chăng khắp các đường phố: « Nước Việt Nam của người Việt Nam »,« Đả đảo chủ nghĩa thực dân Pháp », « Độc lập hay là chết »,« Ủng hộ Chính phủ lâm thời », « Ủng hộ Chủ tịch Hồ Chí Minh »,« Hoan nghênh phái bộ Đồng minh »...
Các nhà máy, các cửa hiệu buôn to, nhỏ đều nghỉ việc. Chợ búa không họp. Mọi hoạt động buôn bán, sản xuất của thành phố tạm ngừng. Đồng bào thủ đô già, trẻ, gái, trai đều xuống đường. Mọi người đều thấy mình cần phải có mặt trong ngày hội lớn đầu tiên của đất nước.
Những dòng người đủ mọi màu sắc, từ khắp các ngả tuôn về vườn hoa Ba Đình.
Đội ngũ của những người thợ quần xanh, áo trắng, tràn đầy sức mạnh và niềm tin. Người lao động bình thường hôm nay đến ngày hội với tư thế đường hoàng của những người làm chủ đất nước, làm chủ tương lai.
Hàng chục vạn nông dân từ ngoại thành kéo vào. Những chiến sĩ dân quân mang theo côn, kiếm, mã tấu. Có những người vác theo cả những quả chùy đồng, những thanh long đao rút ra từ những giá vũ khí bày để trang trí trong các điện thờ. Trong hàng ngũ của các chị em phụ nữ nông thôn với những bộ quần áo ngày hội, có những người vấn khăn vàng, mặc áo tứ thân, thắt lưng hoa lý. Cũng chưa bao giờ người nông dân ở những làng xóm nghèo quanh Hà Nội, đi vào thành phố với một niềm tự hào như ngày hôm ấy.
Những cụ già vẻ mặt nghiêm trang. Những cô gái thủ đô hớn hở, áo màu rực rỡ.
Rộn ràng là các em thiếu nhi. Dù sự giàu nghèo của mỗi gia đình chưa đổi khác, nhưng từ ngày hôm nay, tất cả các em đều trở thành những người chủ nhỏ của đất nước độc lập. Theo nhịp còi của các anh, các chị phụ trách, các em khua rền trống ếch, giậm chân bước đều, hát vang những bài ca cách mạng.
Những nhà sư, những ông có đạo cũng rời nơi tu hành, xuống đường, xếp thành đội ngũ đến dự ngày hội lớn của dân tộc.
Nắng mùa thu rất đẹp trên quảng trường Ba Đình từ giờ phút này đã đi vào lịch sử. Đội danh dự đứng nghiêm trang chung quanh lễ đài mới dựng. Các chiến sĩ Quân giải phóng bữa trước theo Quân lệnh số 1 của Ủy ban khởi nghĩa, từ Tân Trào tiến về phía Nam « đánh vào các đô thị và trọng trấn của quân địch ». Hôm nay, họ đã đứng sát cánh cùng các đội tự vệ của công nhân, thanh niên và lao động thủ đô bảo vệ Chính phủ lâm thời.
Sau bao năm bôn ba khắp thế giới, mang án tử hình của đế quốc Pháp, qua mấy chục nhà tù và những ngày dài gối đất nằm sương, Bác đã trở về ra mắt trước một triệu đồng bào. Sự kiện lịch sử này mới hôm nào còn ở trong ước mơ.
Ba tiếng Hồ Chí Minh không bao lâu đã vang đi khắp thế giới với những truyền thuyết mà người ta thường dành cho các bậc vĩ nhân. Nhưng vào ngày hôm ấy, cái tên mới của Bác vẫn còn mới lạ với nhiều đồng bào. Số người biết Bác chính là đồng chí Nguyễn Ái Quốc khi đó không nhiều.
Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị Chủ tịch của Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, đã ra mắt đồng bào như một lãnh tụ lần đầu xuất hiện trước đông đảo quần chúng.
Đó là một cụgià gầy gò, trán cao, mắt sáng, râu thưa. Cụ đội chiếc mũ đã cũ, mặc áo ka-ki cao cổ, đi dép cao-su trắng.
Mấy ngày hôm trước, một vấn đề được đặt ra là, phải có một bộ quần áo để Bác mặc khi Chính phủ ra mắt đồng bào. Cuối cùng, Bác đã chọn bộ quần áo này. Hai mươi bốn năm làm Chủ tịch nước, trong những ngày lễ lớn của dân tộc, trong những cuộc đi thăm nước ngoài, Hồ Chủ tịch bao giờ cũng xuất hiện với một hình ảnh giản dị, không thay đổi. Vẫn bộ quần áo vải, trên ngực không một tấm huân chương, y như lần đầu Bác đã ra mắt đồng bào.
Ông cụ có dáng đi nhanh nhẹn. Dáng đi này cũng làm cho đôi người lúc đó hơi ngạc nhiên. Họ đã không nhìn thấy ở vị Chủ tịch dáng đi trang trọng của những người « sang ». Giọng nói của ông cụ phảng phất giọng nói của một miền quê đất Nghệ An.
Bác đã xuất hiện trước một triệu đồng bào ngày hôm đó như vậy.
Lời nói của Bác điềm đạm, đầm ấm, khúc chiết rõ ràng. Không phải là cái giọng hùng hồn người ta thường được nghe trong những ngày lễ long trọng. Nhưng người ta tìm thấy ngay ở đó những tình cảm sâu sắc, ý chí kiên quyết; tất cả đều tràn đầy sức sống; từng câu, từng tiếng đi vào lòng người.
Đọc bản Tuyên ngôn Độc lập đến nửa chừng, Bác dừng lại và bỗng dưng hỏi:
- Tôi nói, đồng bào nghe rõ không ?
Một triệu con người cùng đáp, tiếng dậy vang như sấm:
- Co. o. ó !
Từ giây phút đó. Bác cùng với cả biển người đã hòa làm một.
Đây là bản Tuyên ngôn của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa vừa giành được độc lập bằng cuộc chiến đấu suốt tám mươi năm của dân tộc. Đây còn là những lời lẽ tâm huyết, đầy cảm kích của đội tiên phong giác ngộ nhất của giai cấp cách mạng nhất, có những người con tuyệt đối trung thành với lợi ích của giai cấp và của dân tộc, trước máy chém, trước miệng súng của quân thù, đã từng giật tấm băng đen bịt mắt, hô lớn: « Việt Nam độc lập muôn năm ! ».
Buổi lễ kết thúc bằng những lời thề độc lập:
- Chúng tôi toàn thể dân Việt Nam xin thề: « Kiên quyết một lòng ủng hộ Chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hòa, ủng hộ Chủ tịch Hồ Chí Minh ».
- Chúng tôi xin thề: « Cùng Chính phủ giữ nền độc lập hoàn toàn cho Tổ quốc, chống mọi mưu mô xâm lược, dù có phải chết cũng cam lòng ».
- Nếu Pháp đến xâm lược lần nữa thì chúng tôi xin thề:
« Không đi lính cho Pháp,
Không làm việc cho Pháp,
Không bán lương thực cho Pháp,
Không đưa đường cho Pháp! ».
Một triệu con người, một triệu tiếng hô cùng hòa làm một. Đó là lời thề của toàn dân kiên quyết thực hiện lời Hồ Chủ tịch vừa đọc để kết thúc bản Tuyên ngôn: « Nước Việt Nam có quyền được hưởng tự do và độc lập và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem hết tất cả tinh thần và lực lượng, tính mệnh và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy ».
« Bản án chế độ thực dân Pháp » đã có từ ba mươi năm trước đây. Nhưng hôm nay mới chính là ngày chế độ thực dân Pháp bị đưa ra toàn dân Việt Nam công khai xét xử.
Lịch sử đã sang trang. Một kỷ nguyên mới bắt đầu: Kỷ nguyên của Độc lập, Tự do, Hạnh phúc.
Bản đồ thế giới phải sửa đổi lại vì sự ra đời của một Nhà nước mới: Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Cùng với cuộc Tổng khởi nghĩa nổ ra trong suốt hạ tuần tháng Tám, Ngày Độc lập mồng 2 tháng 9 đã có một ý nghĩa cực kỳ trọng đại trong đời sống chính trị, tinh thần của dân tộc.
Điều lo lắng của Bác trước đây ba mươi năm « Đông Dương đáng thương hại! Ngươi sẽ nguy mất nếu đám thanh niên già cỗi của ngươi không sớm hồi sinh », hôm nay, không còn là điều khiến cho Người phải băn khoăn. Cả dân tộc đã hồi sinh.
Độc lập, tự do đến với mỗi người dân. Mỗi người đã thấy được giá trị thiêng liêng của nó, thấy trách nhiệm phải bảo vệ. Vô vàn khó khăn còn ở trước mắt. Nhưng đối với bọn đế quốc, muốn phục hồi lại thiên đàng đã mất, mọi việc cũng không còn dễ dàng như xưa.
Sáng mồng 3 tháng 9.
Một ngày lễ sau ra mắt, các vị Bộ trưởng trong Chính phủ lâm thời tới dự phiên họp hội đồng Chính phủ đầu tiên.
Ngôi nhà thâm nghiêm nằm trong hàng rào sắt sơn màu xánh lá cây trước vườn hoa Cóc phun, nguyên là dinh thự của viên thống sứ người Pháp tại Bắc Kỳ. Hôm nay, đôi cánh cổng hình vòng cung mở rộng đón chào những người đại biểu của nhân dân. Đúng nửa tháng trước đó, nhân dân Hà Nội khởi nghĩa đã kéo tới đây. Bất chấp mũi súng của binh lính bảo an, một bác công nhân già đã vượt qua rào sắt, leo lên nóc nhà nhổ lá cờ quẻ ly, thay vào đó bằng lá cờ sao cùa cách mạng.
Gian phòng họp trên tầng gác trống trải. Trên dãy bàn ngồi họp không có một lọ hoa. Những người đại biểu cho chính quyền mới biết là mình đang bắt tay vào một công việc không dễ dàng gì. Chưa bao giờ lời giáo huấn của Lê-nin có ý nghĩa như bây giờ: « Giành chính quyền đã là khó khăn, nhưng giữ chính quyền còn khó hơn ».
Chế độ kinh tế thuộc địa của chủ nghĩa thực dân Pháp, suốt tám mươi năm đô hộ, đã bóc lột tận xương tủy mỗi người dân lao động. Thêm vào đó là những năm chiến tranh thế giới lần thứ hai. Một tên đế quốc hung bạo nữa là đế quốc Nhật ập vào. Cả hai tên đế quốc đều cùng thi nhau gấp gáp bòn rút. Chúng đã hút của dân ta tới giọt máu cuối cùng. Trên một triệu nông dân kiệt sức vì đói, ngã ngay trên biển lúa tươi xanh của mình. Gần một triệu người nữa chết đói sau khi đã thu hoạch xong mùa lúa chín. Tiếp đó là nạn lụt. Một nạn đói không kém phần trầm trọng đang là nguy cơ trước mắt. Người dân vừa được sức mạnh thần kỳ cùa ánh sáng Độc lập, Tự do vực dậy, không thể đứng vững mãi với cái dạ dày lép kẹp.
Gia tài cách mạng vừa giành lại trong tay bọn thống trị thật là tiêu điều: mấy ngôi nhà trống rỗng, gạo không, tiền cũng không.
Cùng với di sản về kinh tế như vậy, một di sản khác của bọn thống trị để lại về mặt văn hóa cũng khá nặng nề: 95 phần trăm nhân dân còn mắc nạn mù chữ. Đó là kết quả của chính bet365 việt nam_tỷ số trực tuyến bet365_bet365 như thế nào « nhà tù nhiều hơn trường học », chính bet365 việt nam_tỷ số trực tuyến bet365_bet365 như thế nào ngu dân.
Nhưng những điều đó vẫn chưa phải là những khó khăn lớn nhất.
Khó khăn lớn nhất lúc này là các quân đội nước ngoài từ bốn phương cùng dồn dập kéo tới. Đứa ở gần, đứa ở xa. Chúng khác nhau về màu da, về tiếng nói, nhưng rất giống nhau ở một dã tâm: muốn thôn tính đất nước chúng ta, muốn đẩy chúng ta trở về cuộc sống nô lệ.
Đúng giờ làm việc, Hồ Chủ tịch từ căn phòng bên đi ra.
- Chào các cụ, chào các chú!
Lời chào của Bác đã mở đầu một không khí thân mật cho phiên họp.
Sớm nay, Bác đi một đôi giầy vải màu chàm đen từ chiến khu về. Đôi giầy này, đồng bào Nùng đã khâu tặng Bác và được Bác dùng trong nhiều buổi tiếp khách nước ngoài. Bác nhanh nhẹn đi đến bên bàn làm việc. Bằng một cử chỉ cởi mở quen thuộc, Bác giơ rộng hai tay mời các đại biểu cùng ngồi.
Cuộc họp không có diễn văn khai mạc. Bác lấy trong túi ra một mảnh giấy nhỏ ghi những ý kiến đã chuẩn bị. Phá bỏ những nghi thức thông thường, Bác đi ngay vào nội dung của cuộc họp.
- Thưa các cụ và các chú.
Sau tám mươi năm bị áp bức, bị bóc lột, và dưới chính bet365 việt nam_tỷ số trực tuyến bet365_bet365 như thế nào ngu dân của thực dân Pháp, các bạn và tôi, chúng ta đều chưa quen với kỹ thuật hành chính.
Nhưng điều đó không làm cho chúng ta lo ngại. Chúng ta vừa làm vừa học, vừa học vừa làm. Chắc rằng chúng ta sẽ phạm khuyết điểm, nhưng chúng ta sẽ sửa chữa, chúng ta có can đảm sửa chữa khuyết điểm.
Với lòng yêu nước và yêu nhân dân sâu sắc, tôi chắc chúng ta sẽ thành công.
Hiện nay những vấn đề gì là vấn đề cấp bách hơn cả. Theo ý tôi có sáu vấn đề...
Vẫn với những lời lẽ rất giản dị như vậy. Bác nêu lên trước Hội đồng Chính phủ những vấn đề cấp bách nhất. Bác nói:
Một là phải phát động một phong trào tăng gia sản xuất để chống nạn đói. Trong khi chờ đợi thu hoạch ngô, khoai khoảng ba bốn tháng, sẽ mở một cuộc lạc quyên. Mười ngày một lần, tất cả đồng bào nhịn ăn một bữa. Gạo tiết kiệm được sẽ góp lại phát cho người nghèo.
Thứ hai là mở một phong trào chống nạn mù chữ.
Thứ ba là tổ chức càng sớm, càng hay cuộc tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu, thực hiện quyền tự do dân chủ cho nhân dân.
Thứ tư là mở mọi phong trào giáo dục cần, kiệm, liêm, chính để bài trừ những thói hư tật xấu do chế độ thực dân để lại.
Thứ năm là bỏ ngay ba thứ thuế : thuế thân, thuế chợ, thuế đò ; tuyệt đối cấm hút thuốc phiện.
Thứ sáu là ra tuyên bố tự do tín ngưỡng và lương giáo đoàn kết...
Tất cả mọi vấn đề được Bác nêu ra trong vòng nửa tiếng. Những khó khăn chồng chất, phức tạp của chế độ thực dân để lại suốt tám mươi năm, những vấn đề sinh tử, cấp bách của dân tộc đã được Bác nêu lên một cách ngắn gọn, rõ ràng, cùng với những phương hướng, đôi lúc cả những biện pháp để giải quyết. Những đồng chí đã có dịp gần Bác đều thấy là nếp làm việc quen thuộc của Người.
Các Bộ trưởng thảo luận những điều Bác đã nêu lên, và đều vui vẻ tán thành. Có những điều Bác nêu ra từ phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời hôm đó, dến nay vẫn là những chủ trương, chính bet365 việt nam_tỷ số trực tuyến bet365_bet365 như thế nào lớn của Đảng và Nhà nước ta.
Phiên họp đã kết thúc trong buổi sáng. Không khí giản dị, tự nhiên, thân mật của buổi họp đã rất mới lạ và gây một ấn tượng sâu sắc với một số người lần đầu làm việc với Bác.
Ít ngày sau, Bác viết một bức thư gửi đồng bào cả nước: « Từ tháng giêng đến tháng bảy năm nay, ở Bắc Bộ ta đã có hai triệu người chết đói. Kế đó lại bị nước lụt, nạn đói càng tăng thêm, nhân dân càng khốn khổ. Lúc chúng ta nâng bát cơm mà ăn, nghĩ đến kẻ đói khổ, chúng ta không khỏi động lòng. Vậy tôi đề nghị với đồng bào cả nước, và tôi xin thực hành trước: cứ mười ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn ba bữa. Đem gạo đó (mỗi bữa một bơ) để cứu dân nghèo»...
Bác viết thư gửi các nhà nông: « Thực túc thì binh cường, cấy nhiều thì khỏi đói. Chúng ta thực hiện «tấc đất tấc vàng» thì chúng ta quyết thắng lợi trong hai việc đó. «Tăng gia sản xuất! Tăng gia sản xuất ngay ! Tăng gia sản xuất nữa! ». Đó là khẩu hiệu của ta ngày nay. Đó là cách thiết thực của chúng ta để giữ vững quyền tự do, độc lập...»
Đầu tháng 9, Chính phủ ra sắc lệnh hạn trong một năm tất cả mọi người Việt Nam đều phải biết chữ quốc ngữ. Bác viết lời kêu gọi chống nạn thất học: « Những người chưa biết chữ hãy gắng sức mà học cho biết. Vợ chưa biết thì chồng bảo, em chưa biết thì anh bảo, cha mẹ không biết thì con bảo... Phụ nữ lại càng cần phải học...».
Tháng 9 còn là tháng khai trường, Bác gửi thư căn dặn các em « hãy cố gắng siêng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, đua bạn ».
Tháng 9 cũng là tháng có Tết trung thu của các cháu nhỏ. Thư Bác Hồ viết cho các cháu nhân dịp Tết Trung thu năm Độc lập đầu tiên, chan hòa niềm vui « Cái cảnh trăng tròn, gió mát, hồ lặng trời xanh của trung thu, lại làm cho các cháu vui cười hớn hở. Các cháu vui cười hớn hở. Bác Hồ cũng vui cười hớn hở với các cháu. Đố các cháu biết vì sao? Một là vì Bác rất yêu mến các cháu, hai là vì trung thu năm ngoái nước ta còn bị áp bức, các cháu còn là một bầy nô lệ trẻ con, mà trung thu năm nay nước ta đã được tự do, và các cháu đã thành những người tiểu chủ nhân của một nước độc lập»... «Đêm trung thu năm sau, chúng ta sẽ tổ chức một cuộc vui cả già lẫn trẻ. Các cháu nghĩ thế nào? Trung thu này, Bác không có gì gửi tặng các cháu. Chỉ gửi tặng các cháu nhiều cái hôn thân ái ».
Các cháu nhỏ năm ấy chắc chắn không biết ngoài niềm vui cùa Bác trong thư, Bác Hồ đang có trăm ngàn công việc và vô vàn những mối lo toan vì dân tộc, vì đất nước.
Từ ngày về Hà Nội, Bác chưa bị sốt trở lại lần nào. Nhưng người Bác vẫn gầy. Những vết nhăn trên vầng trán và ở đuôi mắt ngày càng nhiều và đậm.
Ở Bắc Bộ phủ, sáng nào Bác cũng dậy từ 5 giờ, tập thể dục. Bác đã viết một bức thư kêu gọi tất cả đồng bào gắng tập thể dục. Cuối thư, Bác viết: « Tự tôi ngày nào cũng tập ».
Hết giờ làm việc, đến bữa, Bác xuống nhà ăn với chúng tôi và các chiến sĩ cảnh vệ. Bác cháu ngồi cùng bàn, có gì ăn nấy. Một hôm, Bác bận việc về muộn. Anh em người nọỷ người kia, quên để phần thức ăn. Mọi người đều băn khoăn. Bác vẫn vui vẻ ngồi vào bàn, ăn đủ mấy bát cơm thường lệ.
Sau bữa trưa, Bác ngả đầu trên chiếc ghếở phòng khách, chợp mắt mươi lăm phút. Tỉnh dậy, Bác đọc báo, xem tin.
Hồi còn ở chiến khu, không có dầu đèn, buổi tối, Bác đi nằm sớm. Về đây, Bác hay làm việc khuya. Các chiến sĩ nhiều đêm đứng gác thấy trên buồng Bác, đèn vẫn sáng. Bác dùng thời giờ ban đêm để đọc bet365 việt nam_tỷ số trực tuyến bet365_bet365 như thế nào, xem tài liệu.
Giờ làm việc buổi sáng của Bác bắt đầu bằng cuộc hội ý của Thường vụ. Bác rất coi trọng nếp làm việc tập thể. Bác nói với các đồng chí Thường vụ hàng ngày, sáu giờ, tới chỗ Bác, có gì trao đổi rồi đi đâu hãy đi.
Hai buổi làm việc của Bác thường là khẩn trương. Việc Đảng, việc nước bề bộn. Lo giải quyết việc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm. Lo đối phó ở miền Bắc, lo kháng chiến ở miền Nam. Lo việc nội trị. Lo việc ngoại giao.
Các cơ quan Chính phủ mới tổ chức, còn rất đơn sơ, chưa đi vào nề nếp. Bác thường trực tiếp nghe các đồng chí phụ trách từng mặt công tác, hoặc cán bộở địa phương lên báo cáo tình hình để bàn cách giải quyết. Đội ngũ cán bộ còn mỏng, lại chưa quen công việc. Nhiều việc Bác nghĩ ra, tự mình đánh máy, rồi làm phong bì gửi đi.
Bác viết nhiều thư, nhiều lời kêu gọi, nhiều bài báo để giải thích, động viên, cổ vũ các tầng lớp nhân dân thực hiện các chủ chương, chính bet365 việt nam_tỷ số trực tuyến bet365_bet365 như thế nào của Chính phủ lâm thời, tham gia vào các tổ chức cứu quốc.
Mọi việc Bác nêu ra đều thiết thực, ngắn gọn, cụ thể. Lời lẽ của Bác là những lời lẽ quen thuộc, mộc mạc, nhân dân thường dùng từ xưa đến nay trong sinh hoạt hàng ngày. Chỉ có khác ở chỗ Bác đã đưa vào đó một nội dung mới. Nhưng dù mới đến đâu, người nghe vẫn thấy dễ hiểu, hợp lý, hợp tình.
Các việc Bác nêu lên để yêu cầu đồng bào thực hiện đều là những điều Bác đã làm bền bỉ trong suốt cuộc đời. Nếu là những việc bây giờ mới đề ra thì Bác gương mẫu làm trước. Ví như việc hô hào nhân dân mười ngày nhịn ăn một bữa để cứu đói. Mỗi tháng ba lần, đến bữa không ăn, Bác tới lấy phần gạo của mình, tự tay đổ vào hòm gạo chống đói. Một hôm, đúng vào bữa cơ quan nhịn ăn để gom gạo thì Tiêu Văn mời Bác đến dự chiêu đãi. Khi Bác về, anh em báo cáo đã đem gom phần gạo của Bác rồi. Bác vẫn quyết định nhịn ăn một bữa vào ngày hôm sau.
Đối với Bác, việc lớn, việc nhỏ, việc nào cũng có tầm quan trọng của nó. Bác thường dặn cán bộ « Tự mình phải làm gương mẫu cho đồng bào », « miệng nói tay làm », « Chớ vác mặt làm quan cách mạng cho nhân dân ghét, dân khinh, dân không ủng hộ ».
Bác dành nhiều thời giờ đi thăm các nơi xa gần. Nhiều cuộc đi thăm, Bác không cho báo trước. Khi Bác đi thăm Hội nghị thanh niên, khi thăm cơ quan Ủy ban hành chính Hà Nội, Trường Quân chính Việt Nam... Khi Bác đi Nam Định, thăm nhà máy dệt, khi đi Bắc Ninh, Thái Bình. Ngoài việc động viên, giáo dục, Bác còn muốn tìm hiểu tình hình đời sống, tư tưởng, tình cảm của nhân dân và cách thức làm việc của cán bộ.
Hàng ngày Bác phải tiếp rất nhiều khách.
Những người khách đó rất khác nhau. Những ông tướng của quân đội Tưởng đến để đòi gạo, đòi rất nhiều gạo. Nhưng không phải chỉ có gạo. Chúng còn đòi tiền, đòi nhà ở, đòi từ chiếc bóng đèn, cân đường đến cả thuốc phiện, đòi tất cả những gì chúng còn chưa cướp được của nhân dân ta.
Có khi đó chỉ là một tên liên trưởng[4]. Hắn khẩn khoản yêu cầu được gặp Hồ Chủ tịch vì một việc riêng mà hắn nhất định không chịu nói với người khác. Việc riêng mà hắn chỉ có thể trình bày với Bác đó là: Hắn muốn bán vài trăm khẩu súng.
Có khi là đại biểu của những phái đoàn « đồng minh », Mỹ có, Anh có. Các cuộc đến thăm này mang những mục đích khác nhau. Nhưng tất cả đều không phải là thiện ý.
Có khi là những nhà báo nước ngoài đến xin gặp để tìm hiểu phong trào Việt Minh, tìm hiểu đường lối, chính bet365 việt nam_tỷ số trực tuyến bet365_bet365 như thế nào của Chính phủ ta. Cũng có khi là những kẻ giả danh nhà báo đến mượn cớ phỏng vấn để thăm dò thái độ, điều tra tình hình.
Nhiều nhất vẫn là khách trong nước. Đó là đại diện các đoàn thể cứu quốc, công nhân, nông dân, tôn giáo, các tầng lớp công thương hoặc các nhân sĩ. Một đoàn cán bộ, chiến sĩ vừa ở Nam Bộ ra, xúc động đến trào nước mắt trong buổi đầu gặp Bác, mang theo tình cảm dạt dào của hàng triệu đồng bào ruột thịt đang chiến đấu. Một đoàn đại biểu của đồng bào các dân tộc miền núi đã san sẻ cháo bẹ, rau măng với cách mạng, ở Khu giải phóng về thăm Thủ đô... Có khi là một cụ già râu dài « nay nước nhà đã được độc lập, đến để góp vài ý kiến xây dựng quốc gia ». Có khi chỉ là một người kiếm cớ đến xin giải thích một điều gì về chính bet365 việt nam_tỷ số trực tuyến bet365_bet365 như thế nào để được gặp Bác.
Nhiều buổi Bác mải tiếp khách quá bữa mới xuống nhà ăn. Thấy Bác mệt và bận quá, có lần anh em chúng tôi đề nghị với Bác bớt những cuộc gặp gỡ không thật cần thiết. Bác nói:
- Chính quyền ta mới thành lập. Đồng bào, cán bộ có nhiều điều muốn biết, cần hỏi. Đây cũng là dịp để nói rõ chủ trương, chính bet365 việt nam_tỷ số trực tuyến bet365_bet365 như thế nào của Chính phủ, của đoàn thể cho mọi người rõ. Ta không nên để đồng bào cảm thấy gặp những người trong Chính phủ bây giờ cũng khó khăn như đến cửa quan ngày trước.
Các chiến sĩ Quân giải phóng làm nhiệm vụ cảnh vệở Bắc Bộ phủ, các đồng chí lái xe ở gần Bác là những người được hưởng nhiều sự chăm sóc. Đối với anh em, Bác không chỉ là đồng chí Chủ tịch nước, Bác còn là một người cha. Anh em đều thấy phần mình giúp đỡ được cho Bác quá ít so với phần Bác đã dành cho mình.
Mặc dù bận, Bác vẫn dành thời giờ chuyện trò, hỏi han anh em, từ bữa ăn có đủ no không, đến những vui, buồn trong gia đình. Bác hay chú ý đến trật tự nội vụ và việc giữ vệ sinh của các chiến sĩ.
Buổi tối, cơ quan không làm việc, thấy các chiến sĩ nằm dưới nhà nóng, Bác bảo lên gác ngủ cho mát. Một hôm, anh em vật nhau làm vỡ chiếc bàn đá. Đồng chí quản trị bực mình, bắt tất cả xuống dưới nhà. Bác về thấy vậy, lại cho gọi anh em lên. Bác nói:
- Các chú là bộ đội, là thanh niên, phải sinh hoạt cho vui cho khỏe. Chơi vật cũng tốt. Nhưng muốn vật nhau phải tìm bãi cỏ, chỗ rộng. Người ngã không đau và không làm đổ vỡ, thiệt hại đến của công. Lần này đã lỡ, phải rút kinh nghiệm cho lần sau. Hôm nào các chú có chơi vật dưới vườn, nói Bác đến coi cho vui.
Đồng chí lái xe ít xem bet365 việt nam_tỷ số trực tuyến bet365_bet365 như thế nào báo. Những buổi anh rỗi việc, Bác gọi lên, bảo ngồi ở buồng bên, rồi đưa bet365 việt nam_tỷ số trực tuyến bet365_bet365 như thế nào báo cho đọc. Thỉnh thoảng, Bác qua kiểm tra. Có lần Bác vào, thấy tờ báo để mở trên bàn, đồng chí lái xe dựa lưng vào ghế ngủ. Bác nhẹ nhàng đi ra. Lúc khác, Bác nói: « Mới đọc chưa hiểu, dễ buồn ngủ. Đọc ít lâu, hiểu rồi sẽ ham. Ham rồi sẽ không buồn ngủ nữa ».
Mùa đông tới. Đoàn thể phụ nữở nhiều nơi đã nghĩ tới tấm áo ấm của Bác trong những ngày gió lạnh. Những cô gái Hà Nội, các chị phụ nữ cứu quốc ở Quảng Yên... mang đến Bắc Bộ phủ những chiếc áo len dầy dặn. Lần nào cũng vậy, Bác đều cám ơn và bảo hãy mang hộ về cho một người già nhất và nghèo nhất ở địa phương.
Một buổi sớm, trời rét. Một đồng chí đến làm việc với Bác, chỉ có chiếc áo mùa hè phong phanh. Bác vào buồng lấy chiếc áo len của mình, đem ra đưa cho đồng chí cán bộ.
Về Hà Nội, ở Bắc Bộ phủ, trong cương vị Chủ tịch nước, cuộc sống của Bác vẫn giản dị, thanh đạm như những ngày hoạt động bí mật ở chiến khu.
Tại Nam Bộ, tình hình đã trở nên căng thẳng từ đầu tháng 9.
Mồng 2 tháng 9, hơn một triệu đồng bào Sài Gòn Chợ Lớn rước cờ và giương cao những biểu ngữ chào mừng Ngày Độc lập. Bọn khiêu khích người Pháp đã bắn vào đoàn biểu tình.
Bốn ngày sau, phái bộ Anh bắt đầu đến Sài Gòn. Chúng ra lệnh cho bọn Nhật làm nhiệm vụ cảnh sát trong thành phố, và đòi các lực lượng vũ trang của ta phải nộp vũ khí. Ngay từ ngày đầu, quân Anh đã lộ rõ bộ mặt can thiệp.
Những đơn vị quân Anh, Ấn đầu tiên thuộc sư đoàn 20, dưới quyền chỉ huy của viên tướng Anh Gơ-ra-xây lục tục kéo đến bằng máy bay.
Ngày 20 tháng 9, tướng Gơ-ra-xây ra bản thông cáo số 1. Y khẳng định duy trì trật tự của quân Anh. Y ra lệnh cấm mang vũ khí và tuyên bố những ai vi phạm các qui định của y sẽ bị trừng trị nghiêm khắc, kể cả xử bắn. Bọn Anh tới chiếm trại giam, thả tất cả các tên Pháp nhảy dù xuống Nam Bộ sau ngày khởi nghĩa bị ta bắt và giữ tại đó. Một ngàn rưởi lính lê-dương Pháp của trung đoàn bộ binh thuộc địa số 11, đã được bọn Anh đưa ra khỏi trại tù binh Nhật và trang bị lại.
Sáng sớm ngày 23 tháng 9, bọn lính Pháp của trung đoàn 11 cùng một đơn vị lê-dương mới từ Pháp sang, được quân Anh, quân Nhật yểm trợ, đổ xô ra các ngả đường. Chúng đánh chiếm các đồn cảnh sát của ta và bắn giết đồng bào. Bọn quan cai trị cũ và những kiều dân Pháp cũng được trang bị vũ khí. Những tên lính lê-dương ở thuộc địa và những tên thực dân Pháp trước đây mấy tháng, ngoan ngoãn đầu hàng quân Nhật, đã tỏ ra vô cùng dã man trong việc tàn sát, ngược đãi những người dân tay không.
Cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc ta chống thực dân Pháp xâm lược đã bùng nổ trên chiến trường Nam Bộ.
Đồng bào Nam Bộ vừa giành được chính quyền chưa tròn một tháng, đã anh dũng đứng lên chống kẻ thù. Đó là những người dân đầu tiên của đất nước tự do đã đem xương máu thực hiện những lời thề trong Ngày Độc lập. Cuộc chiến đấu thần thánh của nhân dân miền Nam đến nay kéo dài suốt một phần tư thế kỷ, đã bắt đầu từ đó.
Chiều ngày 23 tháng 9, nhân dân Sài Gòn triệt để tổng đình công, bất hợp tác với giặc Pháp. Các công sở, hãng buôn, nhà máy đều đóng cửa. Chợ búa không họp. Xe cộ ngừng chạy. Chướng ngại vật mọc lên khắp nơi.
Trong không khí căm thù sôi sục, các chiến sĩ tự vệ và đồng bào Sài Gòn với mọi thứ vũ khí có trong tay, gậy tầm vông, súng khai hậu, súng bắn chim, lập tức chiếm các vị trí chiến đấu, kiên quyết đánh trả bọn xâm lược.
Tại Hà Nội, cả ngày 23 tháng 9 cho đến thâu đêm, Bác và Thường vụ đã theo dõi từng giờ tình hình Nam Bộ, nhận được những báo cáo đầu tiên và ra những chỉ thị kháng chiến đầu tiên cho Đảng bộ và đồng bào Nam Bộ.
Từ ngày 24 trở đi, một loạt nhà máy, kho tàng của địch ở Sài Gòn bị đánh phá. Điện, nước bị cắt. Các đội tự vệ, xung phong công đoàn đột nhập sân bay Tân Sơn Nhất, đốt cháy tàu Pháp vừa cập bến, phá khám lớn, giải thoát cho đồng bào bị giặc giam giữ.
Ngày 26 tháng 9, đứng trên vị trí chiến đấu của mình giữa thành phố, quân và dân Sài Gòn đã nghe những lời thống thiết của Hồ Chủ tịch được đài Tiếng nói Việt Nam từ thủ đô Hà Nội truyền đi:
« Tôi tin và đồng bào cả hước đều tin vào lòng kiên quyết ái quốc của đồng bào Nam Bộ.
« ....Thà chết tự do còn hơn sống nô lệ !
« Tôi chắc và đồng bào Nam Bộ cũng chắc rằng Chính phủ và đồng bào toàn quốc sẽ hết sức ủng hộ những chiến sĩ và nhân dân đương hy sinh đấu tranh để giữ vững nền độc lập của nước nhà.
«. . . Chúng ta nhất định thắng lợi, vì chúng ta có 1 lực lượng đoàn kết toàn dân. Chúng ta nhất định thắng lợi vì cuộc đấu tranh của chúng ta là chính nghĩa...
Cuộc chiến đấu để bảo vệ thành phố Sài Gòn đã mang một ý nghĩa mới. Không bao lâu, một khẩu hiệu được nêu lên: « chiến đấu để bảo vệ thành phố Hồ Chí Minh », và rất nhanh chóng trở thành quyết tâm, thành hành động của mỗi người. Chính là từ tấm lòng, từ hành động của các chiến sĩ, của đồng bào tại mặt trận Sài Gòn – Chợ Lớn mà thành phố bắt đầu mang một tên mới quang vinh : Thành phố Hồ Chí Minh… »[5]
[1] Ngọc Châu – Trích bài « Bác về Phú Gia », trong tập « Hoa dâng Bác », Hội văn nghệ Hà Nội xuất bản.
[2] Đồng chí Trường Chinh
[3] Đồng chí Phạm Văn Đồng
[4] Chức vụ trong quân đội Tưởng, tương đương với đại đội trưởng.
[5] Võ Nguyên Giáp, « Những năm tháng không thể nào quên », tập 1, Nhà xuất bản Quân đội, năm 1970.
Dãn cách tên bằng dấu phẩy(,).