07. Gói Ca-Cặm - windyclover (type done)

30/9/15
07. Gói Ca-Cặm - windyclover (type done)
  • C

    Ca

    Ca [ ]. Phường hát, người luyện tập về nghề hát: Nhà hát phải kén lấy ca-công. || Ca công tụng đức [ ]. Khen ngợi công-đức: Thiên-hạ ai cũng ca công tụng đức ông Trần Hưng-Đạo. || Ca-dao [ ] Câu hát phổ-thông trong dân-gian (ca là những bài hát thành khúc, dao là những câu hát ngắn độ một vài câu): Những câu ca-dao hay truyền ở miệng người nhiều khi có ý nghĩa sâu xa. || Ca-lâu [ ]. Nhà hát: Khách làng chơi hay ra vào những chỗ ca-lâu tửu quán.Thú ca-lâu để khóc canh dài (C-o). || Ca ngâm [ ]. Ngâm vịnh những bài thơ bài ca: Pha nghề thi họa, đủ mùi ca ngâm (K). || Ca-nhi [ ] . Con hát: Đạm-Tiên nàng ấy xưa là ca nhi (K). || Ca tiếu [ ]. Hát và cười: Muốn đem ca tiếu giải phiền (C-o). || Ca-trù [ ]. Bài hát và lối hát ả đào: Sách sưu-tập những bài hát và dạy lối hát gọi là “ca trù thể-cách”. || Ca-tụng [ ] . Hát và khen: Những người có công-đức với dân thường được người ta ca tụng mãi. || Ca-vịnh [ ] . Cũng như “ca ngầm”. || Ca vũ [ ]. Hát và múa: Lối múa bài-dật là một lối ca vũ ở chốn triều-miếu. || Ca-vũ thái bình [ ]. Trong thời thái-bình, người ta sung-sướng vui-vẻ như muốn hát muốn múa. || Ca-xướng [ ]. Nói chung về nghề hát như hát tuồng, hát chèo, hát ả đào v. v. : Lệ đời xưa những con nhà ca-xướng không được đi thi.

    VĂN-LIỆU. – Miệng đọc ca, tay va đàn lỗi (T-ng). – Ca chèo dịp nhặt dịp khoan (Nh-đ-m). – Dập-dìu chốn vũ nơi ca (Nh-đ-m). – Đọc ca mạch-tuệ ngâm thơ cam-đường (Nh-đ-m). – Vịnh ca Thiên-bảo chúc lời Nghiêu-ha (Nh-đ-m).

    Ca-cách.Làm bộ dềnh-dang: Bảo từ bấy đến giờ mà còn ca-cách mãi chưa đi.

    Ca-cẩm.Càu-nhàu: Có một chút thế mà nó cứ ca-cẩm mãi.



    Cá.Một loài đông-vật ở dưới nước, thở bằng mang, bơi bằng vây: Cá rô, cá mè v.v.

    Cá nước.Cá với nước. Nghĩa bóng nói hai bên ưa nhau, hợp nhau: Cười rằng cá nước duyên ưa (K). Lại nghĩa bóng nữa là mông-mênh không có trú-sở nhất-định: Bỗng không cá nước chim trời lỡ nhau (K).

    VĂN-LIỆU. – Cá cả ở vực sâu (T-ng). – Cá bể chim ngàn (T-ng).– Cá chậu chim lồng (T-ng). – Cá mạnh về nước (T-ng). – Cá mè một lứa (T-ng). – Cá nằm trốc thớt (T-ng). – Cá thối rắn xương (T-ng). – Cá vàng bụng bọ (T-ng). – Chim gà cá nhệch. – Lỏng chim dạ cá.Cá lớn nuốt cá bé.Hàng thịt nguýt hàng cá.Cá chuối đắm-đuối về con.Cá không ăn muối cá ươn (C-d). – Con thì mẹ, cá thì nước.Mua cá thì phải xem mang. – Tiền chì mua được cá tươi.Cá người vào ao ta ta được.Muốn ăn cá cả thì thả câu dài.Không có cá thì tlấy rau má làm trọng.Cá cắn câu biết đâu mà gỡ (C-d). – Cá no mồi cũng khó dử lên (C-o). – Bao giờ cá chép hóa rồng, Đền công cha mẹ bế-bồng ngày xưa (C-d). – Cá nào chịu được ao này, Chẳng dập con mắt cũng trầy con ngươiMồng bốn cá đi ăn thề, Mông bảy cá về cá vượt vũ-môn (C-d). – Sự đời nghĩ cũng nực cười, Một con cá lội mấy người buông câu (C-d). – Ta rằng cá bể chim ngàn, Đời nào chẳng có phượng-hoàng kình nghê (cá vấn nguyệt).

    Cá.Miếng gỗ đẽo hình con cá như cá áo quan, cá cửa v.v.

    Cá.Lối viết chữ nôm, thêm hai chấm vài bên một chữ nho rồi mượn chữ ấy để đọc trạnh ra tiếng khác: Chữ u [ ] thêm chấm cá < thành chữ ở [ ] >. Cũng có nơi gọi là “chấm nháy”.

    Cá [ ].Từng cái một. Không dùng một mình.

    Cá-nhân [ ]. Chỉ về từng người một: Xã-hội tây-phương trọng về cá-nhân, xã-hội đông-phương trọng về gia-tộc. || Cá-nhân chủ-nghĩa [ ]. Cái chủ-nghĩa trọng về cá-nhân.



    Cà.Tên một loài cây nhỏ, quả có nhiều hột, thường để muối làm ghém ăn: Tương cà là những đồ ăn thường ở nhà quê.

    Cà bất. Một thứ cà quả to. || Cà dừa. Một thứ cà quả to, có ngấn sắc xanh hay tím. || Cà chua. Một thứ cà đá đỏ vị chua. || Cà giái dê. Một thứ cà quả dài sắc xanh hay tía. || Cà pháo. Một thứ cà quả nhỏ và tròn, sắc trắng, ăn dòn.

    VĂN-LIỆU. – Công anh làm rể Dương-đài. Ăn hết mười một mười hai vại cà (C-d). – Giếng đâu thì đưa anh ra, Kẻo anh chết khát theo cà đêm nay (C-d). – Trèo lên cây bưởi hái hoa, Bước xuống ruộng cà hái ngọn tầm xuân (C-d).

    Cà. 1. Cọ xát: Con trâu cà vào bờ dậu. – 2. Sinh truyện lôi-thôi: Hai người đang nói chuyện rồi cà nhau.

    Cà-khịa. Gây chuyện cãi nhau: Anh này chỉ hay cà-khịa. || Cà riềng cà tỏi. Gây chuyện lôi-thôi: Thầy tu ăn nói cà-riềng, Ta thưa quan cả đóng xiềng thầy tu (C-d).

    Cà dại.Một thứ cây giống như cây cà, không ai trồng, tự nhiên mọc, quả nó không ăn được.

    Cà-kê. Chỉ ý tỉ-tê lôi-thôi: Chị kia sao cứ cà-kê mãi không về.

    VĂN-LIỆU. – Nào ai nhắn nhủ mi ra, Mà mi lại kể con cà con kê (C-d).

    Cà-cuống.Loài bọ-xít nước, dùng làm đồ ăn gia-vị: Ăn thang cuốn phải có vị cà-cuống mới ngon.

    VĂN-LIỆU. – Cà cuống chết đến đít còn cay (T-ng).

    Cà-cưỡng.Tức là sáo-sậu. Giống chim sáo: Cà-cưỡng là dượng tu-hú (T-ng).

    Cà-kheo.Đồ dùng bằng gỗ hoặc bằng tre, lưng chừng đóng bậc ngang để đứng lên cho cao mà đi. Người ra dùng cà-kheo để đi trên đống lầy hoặc đồng cỏ.

    Cà-lăm cà-lắp.Nói lắp: Nói cà-lăm cà-lắp không ai nghe rõ cái gì.

    Cà nhom.Bộ ốm yếu (P. Của).

    Cà-rá.Tức là cái nhẫn. Có lẽ bởi chữ kara mà ra (P. Của).

    Cà-rà.La cà: Chỗ nào cũng cà-rà vào được.

    Cà-ràng.Khuôn bếp làm bằng đất (P. Của).

    Cà-răng căng-tai.Tên hai thứ mọi ở trên phía nam Trung-kỳ.

    Cà ròn.Cái bao nhỉ mà dài, làm bằng lá hoặc bằng vải to (P.Của).

    Cà rỡn.Nói pha trò, nói đùa (P.Của).

    Cà-sa.Cũng gọi là ca-sa. Lễ-phục của nhà sư : Đi lễ Phật mặc áo cà-sa, đi với ma mặc áo giấy (T-ng).

    Cà tăng.Đồ đan bằng tre bằng mây, dùng để đựng thóc (P. Của).

    Cà-tong.Loài hươu cao cẳng chạy nhanh (P. Của).

    Cà-tum.Tiếng om xòm (P. Của).

    Cà-uôm.TIếng cọp kêu (P. Của).

    Cà-xiêng.Chơi rông, không làm việc gì (P. Của).

    Cà xóc.Nghênh-ngang vô phép, nói hỗn gọi là “cà xóc” (P. Của).

    Cả

    Cả. I. To, lớn: Nước cả, ruộng cả.

    VĂN-LIỆU. – Cá cả lợn lớn. Cả cây nây buồng. Cả thuyền to sóng. Tiếng cả nhà không.Cả vú lấp miệng em. May xống phỏng [ ] cả dạ. Cả cánh bè to hơn văn tự. Cả mô (lưng) là đồ làm biếng. Cơm sôi cả lửa thì dào. Bồ-nông cả mỏ khó kiếm ăn. Cả sông đông chợ, lắm vợ nhiều con.Chớ thấy sóng cả mà dã tay-chèo.Sống về mồ về mả, không sống về cả bát cơm (T-ng). – Ao sâu nước cả khôn tìm cá (thơ Yên-đổ). – Bể sâu sóng cả có tuyền được đâu.Chẳng tham ruộng cả ao liền, Tham về cái bút cái nghiên anh đồ (C-d). – Lúc khó thì chẳng ai màng, Làm nên quan cả chán vàn người yêu (C-d).

    II. Lắm quá, nhiều, hăng, mạnh.

    Cả ăn cả tiêu. Ăn nhiều tiêu nhiều. || Cả cười. Cười to: Cùng nhau trông mặt cả cười (K). || Cả đường-ương. Không tốt, không lành: Cất nhà không chọn ngày, ở cả đường-ương. || Cả gan. To gan, liều lĩnh: Phen này ta quyết cả gan phen này (Nh-đ-m). || Cả giận. Giận lắm: Cả giận mất khôn (T-ng). || Cả hơi. Hơi mạnh quá, nồng-nàn khó ngửi: Người này cả hơi quá, đứng gần không chịu được. ||Cả lo. Hay lo, lo nhiều: Ông cả ngồi trên sập vàng, Cả ăn cả mặc lại càng cả lo (C-d). || Cả mừng. Mừng lắm. || Cả nể. Nể lắm. Cả nể cho nên đến nỗi này (X-H). || Cả quẫy. Hay hờn, hay dỗi: Thằng bé này có tính cả quẫy, hơi một tí là dỗi ngay. || Cả quyết. Quyết hẳn: Tấc lòng cả quyết khôn cầm (Nh-đ-m). || Cả sợ. Sợ quá.

    III. Lớn hơn, trọng hơn: Kẻ cả, quan cả, con cả.

    VĂN-LIỆU. – Đàn anh kẻ cả.Ông già bà cả.Ông cả bà lớn.Kẻ cả thì ngả mặt lên.Dù ai sang cả mặc ai, Thân này nước chảy hoa trôi cũng đành.

    IV. Gồm hết, tóm hết: Cả làng cả nước.

    Cả thảy.Tức là hết thảy: Một món tiền hai mươi đồng, một món nữa hai mươi nhăm đồng, cả thảy là bốn mươi nhăm đồng.

    VĂN-LIỆU. – Cả đàn cả lũ.Cả nhà cả ổ.Vơ đũa cả nắm.Dài dòng cả họ.Cả bè hơn cây nứa.Được ăn cả, ngã về không.Cả nhà được ăn, một thân chịu tôi.Công-tư vẹn cả đôi bề (K). – Đã buồn cả ruột lại dơ cả đời (K). – Người đời được mấy gang tay, Hơi đâu cặm cụi cả ngày lẫn đêm (C-d). – Thà rằng ăn nửa quả hồng, Còn hơn ăn cả chùm sung chát lè (C-d).

    Cạ

    Cạ.Bạ vào một cách lăng-nhẵng: Đám nào cũng cạ vào được. Nghĩa nữa là cọ xát: Con trâu cạ mãi vào tường.

    Cạ.Tiếng dùng trong cuộc đánh chắn. Đôi ghép tạm như cửu vạn ghép với cửu bet365 việt nam_tỷ số trực tuyến bet365_bet365 như thế nào hay cửu văn, thì gọi là “cạ”: Năm chắn ba cạ.

    Các

    Các.Có nơi gọi là “cáp”. Bù thêm: Con gái chơi hoang, các vàng chẳng lấy (T-ng).

    Các [ ].Mọi, những. Nói về số nhiều: Sai đi các nẻo, tóm về đầy nơi (K). Nói về từng phận một: Các tư kỳ sự [ ].

    Các-hạ [ ]. Nghĩa là đều mưng (dùng trong khi đánh thăng-quan); Các-hạ thập trù:đều mừng mười trù.

    Các an kỳ nghiệp [ ]. Người nào được yên nghiệp người ấy. || Các đắc kỳ sở [ ]. Người nào yên chỗ ở người ấy. || Các tư kỳ sự [ ]: Người nào giữ việc người ấy.

    VĂN-LIỆU. – Các quan biết ý Hoàng-Tung (Nh-đ-m). – Dặn-dò hết các mọi đường (K).

    Các [ ] . I. Nhà gác, nhà lầu: Xót mình cửa các buồng khuê (K).

    Các-hạ [ ].Nghĩa đen là dưới gác. Thường dùng để gọi bậc quân-trưởng (theo như lối dùng tiếng “bệ-hạ”): Các-hạ đẩu-chiểu.

    II. Một sở làm việc ở trong điện nhà vua: Đời trước đỗ đại khoa mới được làm quan trong các.

    Các-lão [ ].Quan lão-thần trong tòa nội-các.

    Cạc

    Cạc.Tiếng vịt kêu.

    Cách

    Cách.Hai vật cùng đụng sẽ vào nhau mà kêu: Rơi đánh cách một cái; gõ đánh cách một cái.

    Cách [ ]. I. Lối, phương-pháp: Việc này khó lắm, phải biết cách mới làm được.

    Cách cục [ ]. Dáng-dấp, bộ-dạng. Tính-nết, độ-lượng của một người: Cách-cục tầm-thường. || Cách-điệu [ ]. Dáng-dấp dịu-dàng. || Cách-ngôn [ ]. Lời nói làm khuôn phép cho mọi người bắt-chước: Thánh hiển cách-ngôn [ ]. || Cách-thức [ ]. Lề-lối, kiểu-mẫu: Cách-thức làm ăn.

    II. Suy-xét cho cùn, thấu suốt. Không dùng một mình.

    Cách-tri [ ]. (bởi chữ “cách vật trí tri” [ ]). Suy xét cái biết của mình để biết cho đến nơi đến chốn. || Cách-trí khoa [ ]. Một môn học về khoa cách-trí. || Cách-vật học [ ]. Một môn học về khoa cách-vật.

    Cách [ ]. I. Đổi, đổi cũ thay mới: Cách-mệnh [ ].

    Cách cố đỉnh tân [ ]. Đổi cũ theo mới. || Cách-mệnh [ ]. Tân cách-mệnh năm 1911. Nghĩa rộng là thay đổi cuộc nọ ra cuộc kia: Văn-học cách-mệnh, phong-tục cách-mệnh.

    II. Bỏ đi, tước bỏ chức, việc, phẩm-hàm: Cách quan, cách chứ, cách-dịch.

    Cách-lưu [ ]. Cách chức mà vẫn cho ở lại làm việc. (Nói về các quan phạm tội, vẫn được làm việc quan, nhưng không cho mặc đồ triều-phục nữa). || Cách-xích [ ]. Bỏ đi, đuổi đi. Tước bỏ chức việc phẩm-hàm để trừng trị: Cách-xích một tên lý-trưởng.

    III. Nguyên nghĩa là da thuộc. Tên một tiếng nhạc trong bát-âm: Tiếng trống bưng bằng da tức là tiếng cách.

    Cách [ ].Ngăn ra, phân ra, bên nọ không liên-tiếp bên kia: Dạ-đài cách mặt khuất lời (K).

    Cách-biệt [ ]. Xa cách mỗi người một nơi: Âm dương cách-biệt. || Cách-bức. Có vật gì chắn lấp làm cho hai bên không liên-tiếp với nhau: Cách-bức chẳng được nói luôn, Hỏi ai bên ấy có buồn sang đây (C-d). || Cách-cú [ ]. Một lối văn phú mỗi vế hai câu hai vế đối nhau. || Cách-nhật [ ]. Cách một ngày: Sốt rét cách-nhật. || Cách-niên [ ]. Cách một năm. || Cách-thủy [ ]. Nói về lối nấu cách một lần nước mà có thể làm cho chín một vật gì, gọi là nấu cách-thủy. || Cách-trở [ ].Ngăn trở, không tiện đi lại: Liêu-dương cách-trở sơn khê (K).

    VĂN-LIỆU. – Quan dân lễ cách. – Cách đời vợ, trở đời chồng, - Cách sông nên phải lụy đò (C-d). – Gần thì chẳng bén duyên cho, Xa-xôi cách mất lần đò cũng đi (C-d). – Băn-khoăn đường đất cách xa (Nh-đ-m). – Cách hoa sẽ rặng tiếng vàng (K).- Cách tường phải buổi êm trời (K). – Nước non cách mấy buồng thêu (K). – Cách với đói rất thì ngân, Một năm mới được gặp nhau một lần (câu hát).

    Cạch

    Cạch.Chừa, sợ, không dám làm thế nữa: Con cóc leo cây vọng-cách, rơi xuống cái cọc thì cạch đến già (câu đối cổ).

    Cạch.Tiếng kêu nhỏ hơn tiếng “cách”.

    Cai

    Cai.Chừa, bỏ: Cai thuốc phiện.

    Cai [ ].Gồm cả, đứng đầu: Cai nhị thập danh [ ]. (gồm cả là hai mươi tên).

    Cai-bộ [ ]. Chức quan văn về đời các chúa Nguyễn. || Cai cơ. Chức quan võ nước ta đời xưa, coi cả một cơ lính. Bây giờ dùng để gọi cai coi những lính gác dinh các quan. || Cai-quản [ ]. Trông nom coi sóc một việc gì: Phi cai-quản bất đắc hành-hạ (không phải người trông nom thì không được hạch-lạc kẻ dưới). || Cai-quát [ ]. Gồm bọc: Hai chữ sắc-tài cai-quát được cả toàn-ý truyện Kiều. || Cai-tổng. Người cai quản việc công trong một tổng. || Cai-trị [ ]. Cai-quản thống-trị trong một xứ, một nước: Quan cai-trị.

    Cai [ ].Chính người ấy (tiếng việc quan): Cai viên, cai danh.

    Cái

    Cái. I. Tiếng dùng đứng trên một tiếng khác để chỉ rõ một việc hay một vật gì: Cái khó bó cái khôn (T-ng).

    VĂN-LIỆU. – Cái chấy cắn đôi (T-ng). – Cái da bọc cái xương (T-ng). – Cái gương tầy liếp (T-ng). – Cái nết đánh chết cái đẹp (T-ng). – Cái tôm chẳng chặt gì bể (T-ng). – Cái chỉ buộc chân voi chân ngựa (T-ng). – Cái ách giữa đàng, đâm quàng vào cổ (T-ng). – Còn chi là cái hồng-nhan (K). – Bước đường xa cái sống thừa (Nh-đ-m). – Lạ cho cái sóng khuynh-thành (K). – Vốn đã biết cái thân [ ] trọ (C-o). – Cái già sồng-sộc nó thì theo sau.

    II. Tiếng cổ nghĩa là mẹ: Con dại cái mang.

    VĂN-LIỆU. – Lúc hiển-vinh vui cái cùng con (L-V-T). – Nàng về nuôi cái cùng con. Để anh đi trẩy nước non Cao-bằng (C-d). – Tháng ba ngái mọc cái con tìm về (C-d).

    III. Chỉ về loài cái, đối với loài đực: Lang-lảng như chó cái trốn con (T-ng).

    IV. Tiếng gọi những người con gái về hàng dưới: Cái đào, cái nụ v.v. Có khi dùng để gọi chung có ý khinh bỉ: Cái thằng ấy, cái con mẹ ấy.

    V. Chỉ một vật to lớn hơn những vật đồng-loại, hay là cốt-thiết hơn cả: Cột cái, sông cái, rễ cái.

    VĂN-LIỆU. – Nhỏ to chua cái chua con (Nh-đ-m). – Thênh-thênh đường cái thanh-vân hẹp gì (K). – Vợ cái con cột (T-ng).

    VI. Những chất đặc ở trong chất lỏng: Khôn ăn cái, dại ăn nước.

    VĂN-LIỆU. – Kiêng cái ăn nước (T-ng). – Chờ hết nước hết cái (T-ng).

    VII. Một người chủ-trương hay đứng đầu một việc gì: Cầm cái họ.

    VIII. Tiếng gọi một thứ trùng nhỏ: Cái ghẻ, cái mẻ v.v..

    Cái [ ].Lọng, dù: Tay cầm bảo cái đồng phan (truyện Chúa Ba). Nghĩa bóng là hơn cả, trùm lên trên: Cái-thế.

    Cái-thế [ ]. Hơn đời, trùm cả một đời: Anh-hùng cái-thế phút đâu nhỡ-nhàng (L-V-T). || Cái-quan [ ]. Bởi chữ “vạn sự cái quan nhiên hậu định”. Nghĩa là muôn việc đợi đến đậy ván thiên rồi mới định được.

    Cài

    Cài.Giắt vào, thóc vào: Quần chân áo chít cài khuy (Nữ Tú-tài).

    Cài-đạp.Nghĩa bóng là đè nén dầy vò người khác: Không nên cài-đạp người hèn.

    VĂN-LIỆU. – Mấy lần cửa đóng then cài (K). – Nghe lời sửa áo cài trâm (K). – Đêm thu đằng-đẵng nhặt cài then mây (K). – Sự đời nỡ đắn tai cài trốc, Lốc nước đừng lừa nạc bỏ xương (thơ Yên-đổ).

    Cài-cài.Nói về thứ đồ ăn có mùi khó ngửi: Mùi gì cài-cài như mùi cà kháng đá.

    Cải

    Cải.Tên một thứ rau ăn được: Cải củ, cải bắp, cải thìa.

    VĂN-LIỆU. – Giã ơn canh cải nấu gừng, Chẳng ăn thì chớ xin đừng mỉa-mai (C-d). – Trăm hoa đua nở mùa xuân, Có một hoa cải nở lân tháng mười (C-d).

    Cải.Trong nghề dệt, đặt sợi làm thành ra hoa hay chữ: Cải hoa, cải chữ.

    Cải [ ].Đổi: Cải ác lòng thiện [ ]. (đổi điều dữ theo điều lành).

    Cải-bổ [ ]. Đổi làm chức khác: Vũ giai cải bổ sang văn-giai. || Cải-cách [ ]. Thay đổi, bỏ lối cũ theo lối mới: Cải cách phong-tục. || Cải-chính [ ]. Đổi lại cho đúng: Chỗ này nói sai, cải-chính cho đúng. || Cải-dạng [ ]. Đổi hình dáng: Con gái cải dạng làm đàn ông. || Cải-danh [ ]. Đổi tên. || Cải-giá [ ]. Nói người đàn-bà hóa chồng, lại đi lấy chồng khác. || Cải-lương [ ]. Sửa đổi cho tốt hơn: Cải lương hương-chính. || Cải-nguyên [ ]. Đổi niên-hiệu: Thường mỗi một đời vua mới thì cải-nguyên một lần. || Cải-nhậm [ ]. Đổi đi làm quan chỗ khác: Kim thời cải-nhậm Nam-binh (K). || Cải-quá [ ư. Đổi những điều lầm-lỗi: Người ta phải biết cải-quá thì mới hay. || Cải-quan [ ]. Trông ra khác vẻ cũ: Nhác trông phong-cảnh nay đã cải-quan. || Cải-táng [ ]. Cũng như “cải mả”. || Cải-tiếu [ ]. Cũng như “cải-giá”. || Cải-tính [ ]. Đổi tính nết: Người này hư lắm, cha mẹ răn bảo mãi mà không cải-tính đi được. || Cải-tính [ ]. Đổi ra họ khác: Lê Quí-Lỵ lúc lên làm vua cải tính là họ Hồ. || Cải-trang [ ]. Đổi cách ăn mặc: Cải-trang bắt lấy Thúy-hoàn để thay (Nh-đ-m).

    VĂN-LIỆU. – Cải ác hồi lương [ ]. – Cải cựu tòng tân [ ]. – Cải lão hoàn đồng [ ]. – Cải tà quy chính [ ]. – Cải tử hoàn sinh [ ].

    Cải mả.Bềnh-bệch, dở đen dở trắng: Răng cải-mả.

    Cãi

    Cãi.Dùng lời-lẽ mà chống lại.

    Cãi bướng. Cãi liều không có lẽ. || Cãi cọ. Nói hai người cãi nhau lôi-thôi. || Cãi vã. Cãi nhau suông. || Cãi vạng. Nói người dưới chống cãi người trên, không kiêng nể điều gì.

    VĂN-LIỆU. – Cãi nhau như chém chả. – Cãi nhau như mổ bò.Nói điều nào cãi điều ấy.Con cãi cha mẹ trăm đường con hư (C-d). – Sượng-sùng khôn cãi lẽ nào cho qua (L-V-T).

    Cam

    Cam.Tên một thứ cây về loài bưởi, loài chanh, có quả ăn được: Cam đường, cam sành v.v. Nghĩa nữa là tên thông-dụng để gọi những đứa ở trai: Thằng cam, thằng quít.

    VĂN-LIỆU. – Quít làm cam chịu. – Chẳng chua cũng thể là chanh, Chẳng ngọt cũng thể cam sành chín cây (C-d). – Ăn cam ngồi gốc cây cam.Bây giờ khát nước thèm cam, Ai cho một quả về nam cũng về.

    Cam [ ].Tên nhiều thứ bệnh của trẻ con: Cam mắt, cam răng, cam thũng, cam tích, cam tẩu-mã v.v

    Cam [ ].Ngọt. (Không dùng một mình). Nghĩa rộng là sung-sướng: Khổ tận, cam lai [ ]. Cay đắng đã hết, ngon ngọt đã tới (nghĩa là hết hồi khổ-sở đến hồi sung-sướng).

    Cam-chỉ [ ]. Ngọt và ngon. Nói về sự phụng-dưỡng cha mẹ: Mùi cam-chỉ, lễ thần-hôn. || Cam-khổ [ ]. Ngọt với đắng. Nghĩa rộng là sung-sướng và khổ-sở: Cam khổ dữ đồng [ ]. Sự sung-sướng, sự khổ sở cùng chịu với nhau. || Cảm-ngôn [ ]. Lời nói ngọt: Những phường cam-ngôn sảo-trá là những kẻ không nên gần. || Cam-vũ [ ]. Mưa thuận: Cửu hạn phùng cam-vũ [ ]. (Bấy lâu khổ nắng gặp cơn mưa nhuần).

    Cam [ ].Chịu, đành, xin bằng lòng: Dẫu rằng sấm sét búa rìu cũng cam (K).

    Cam-đoan [ ]. Chịu đoan-ước như thế: Người thầu khoán làm giấy cam-đoan với người chủ thuê. || Cam-kết [ ]. Bằng lòng giao kết như thế: Hai bên đã cam-kết với nhau. || Cam-tâm [ ]. Đành lòng, thỏa lòng: Khó nhọc mấy cũng cam-tâm. Phải trả được thù mới cam-tâm. || Cam-thụ [ ].Bằng lòng chịu: Cam-thụ bội-thường.

    Cam-lộ [ ].Tên một thứ chè dùng làm thuốc phát-tán.

    Cam-lộ [ ].Tên một châu thuộc tỉnh Quảng-trị.

    Cam-thảo [ ].Tên một vị thuốc: Thuốc có cam-thảo, nước có lão-thần (T-ng).

    Cám

    Cám.Một chất vụn ởgạo giã tắng mà thành ra: Ra tay gạo xay ra cám. Nghĩa nữa là cái gì nhỏ vụn: Bèo cám (Bèo nhỏ, mụn cám (mụn nhỏ).

    VĂN-LIỆU. – Bảy bồ cám, tám bồ bèo.Muỗi tháng tám, cám tháng mười.

    Cám.Chữ “cảm” đọc trạnh đi. Xem chữ “cảm”.

    Cám-cảnh. Thấy cảnh buồn rầu mà trong lòng cảm-động: Vân-Tiên cám-cảnh lòng thương (L-V-T). || Cám ơn. Xem chữ “cảm ân”.

    Cám dỗ.Làm cho người ta mê tín ham chuộng: Việc đồng bóng dễ cám dỗ đàn-bà.

    Cảm

    Cảm [ ]. I. Từ ngoài mà xúc-phạm vào: Đi nắng gió lắm dễ bị cảm.

    Cảm-hàn [ ]. Hơi lạnh nhiễm vào mình mà sinh bệnh. || Cảm-mạo [ ]. Nói chung về bệnh ngoại-cảm: Cảm-mạo nắng gió mà sinh bệnh. || Cảm phong [ ]. Cảm gió. || Cảm thử [ ]. Cảm nắng.

    II. Cảm-động ở trong lòng: Một việc văn-chương thôi cũng cảm.

    Cảm ân [ ]. Tỏ ý biết ơn. || Cảm-cách [ ]. Cảm-động thấu suốt: Việc lễ bái có thành-kính thì mối cảm-cách được quỉ-thần. || Cảm cựu [ ]. Cảm-động về dấu vết cũ: Lòng cảm-cựu ai xui thương mướn (dịch tựa Kiều). || Cảm-động [ ]. Cảm-xúc mà động lòng: Trông thấy cảnh dân nghèo mà cảm-động. || Cảm giác [ ]. Nói về cái gì cảm động đến thần-tri mà biết: Có cảm-giác mới phân-biệt được tính-cách cả sự-vật. || Cảm-hóa [ ]. Làm cho người ta cảm-phục mà hóa theo: Ông thầy dễ cảm-hóa được học-trò. || Cảm-hoài [ ]. Cảm nhớ: Cảm-hoài nước cũ. || Cảm hứng [ ]. Cảm-xúc mà sinh hứng-thú: Trông phong-cảnh đẹp mà sinh cái cảm-hứng làm thơ. || Cảm-khái [ ]. Cảm-xúc về một nỗi gì mà sinh lòng thương tiếc: Người có chí-khí lỗi thời thường hay phát những lời văn cảm-khái. || Cảm-khích [ ]. Cảm-động mà khều-giục tấm lòng: Bài hịch của Trần Hưng-Đạo thật làm cho cảm-khích lòng người. || Cảm-mộ [ ]. Cảm mến. || Cảm-ngộ [ ]. Cảm-xúc cái gì mà tỉnh biết ra. || Cảm-phục [ ]. Cảm mà chịu phục. || Cảm-tạ [ ]. Cảm ơn mà tạ lại. || Cảm tác [ ].. Nhân cảm xúc mà làm thành thơ văn: Chơi đền Ngọc-sơn cảm-tác một bài thơ. || Cảm-thương [ ]. Đồng lòng mà thương xót: Ngẩn-ngơ mình những cảm-thương nỗi mình (Nh-đ-m). || Cảm-tình [ ]. Tình cảm-xúc đối với người nào hay việc gì. || Cảm-tưởng [ ]. Cảm mà tưởng đến: Trông mảnh thành mà cảm-tưởng đến cái cảnh-tượng đời xưa. || Cảm-ứng [ ]. Nói về việc quỉ-thần đã cảm động đến thì báo-ứng ngay: Lẽ cảm-ứng của quỉ-thần rất là linh-nghiệm.

    Cạm

    Cạm.Một thứ bẫy để bắt các giống thú: Cạm chuột, cạm cọp. Nghĩa bóng nói cái gì có thể rử được người mắc vào: Lợi-danh là cạm trên đời.

    VĂN-LIỆU. –Đánh cạm nhau bằng đĩa bát (phú đổ bác).

    Can

    Can.Khuyên ngăn những sự lầm-lỗi hay sự tranh-cạnh của người khác: Can anh em bạn đừng đi đánh bạc. Can vua đừng chuộng thói xa-xỉ.

    Can gián.Cũng như “can”.

    VĂN-LIỆU. – Can rằng xin hãy im đi (Nh-đ-m).

    Can.Nối hai mảnh liền làm một: Can hai mảnh vải làm một.

    Can [ ]. I. Phạm vào việc gì: Anh ấy can tội giết người.

    Can-án [ ]. Phạm vào tội gì mà bị kết án: Năm xưa can án đầy đi (L-V-T). || Can-khoản [ ]. Phạm vào khoản tội gì trong luật. || Can-cữu [ ]. Phạm vào tội lỗi. || Can-liên [ ]. Phạm lây vào một tội gì: Như đây có dự chi mà can-liên (Nh-đ-m). || Can-phạm [ ]. Bị mắc vào tội lỗi gì.

    II. Dự vào: Viếc ấy can gì đến anh.

    Can-dự [ ]. Dính-dáng vào việc gì. || Can-hệ. Xem chữ “quan-hệ”. || Can-thiệp [ ]. Ở ngoài mà dự vào việc của người ta: Liệt-cường can-thiệp vào việc nước Tàu.

    VĂN-LIỆU. –Can chi mà cứ xơi-xơi nhọc mình (Nh-đ-m).

    III. – Tên mười chữ: Giáp, át, bính, đính, mậu, kỷ, canh, tân, nhâm, quí [ ] hợp với 12 chữ chỉ để tính thì giờ ngày tháng.

    Can chi [ ].Hàng can và hàng chi.

    IV. Cái mộc. (Không dùng một mình)

    Can-qua [ ]. Cái mộc và cái giáo, nói chung là đồ binh-khí, là việc chiến-tranh: Giấn thân vào đám can-qua (K). || Can-thành [ ]. Cái mộc và cái thành. Nghĩa bóng nói người có tài giữ nước: Rõ tài lương-đống can-thành (L-V-T).

    Can [ ].Buồng gan.

    Can-đảm [ ]. Nghĩa đen là gan và mật. Nói người có gan làm việc lớn: Những việc phi-thường phải có can-đảm mới làm được. || Can-tràng [ ]. Gan và ruột, nói chung là bụng dạ người ta: Biết đâu mà gửi can-tràng vào đâu (K).

    Can [ ].Khô ráo. (Không dùng một mình).

    Can-hạc [ ]. Khô cạn hết nước: Đồng-điền can-hạc. || Can-hạn [ ]. Khô cạn: Trời làm can-hạn. || Can-khương [ ]. Gừng phơi khô dùng làm vị thuốc. || Can-tĩnh [ ]. Ráo và sạch. Thường dùng nói về nơi thanh-cao yên-lặng: Gặp khi loạn-lạc, tìm nơi can-tĩnh mà ẩn-thân.

    Cán

    Cán.Cái chuôi để cầm: Cán gáo.

    VĂN-LIỆU. – Dốt đặc cán mai.Mặt ngay cán tàn.– Cán cân tạo-hóa rơi đâu mất (X-H).

    Cán.Đè, và lăn cho đề, cho phẳng: Cán hạt bông. Cán bột bánh khảo. Xe cán người.

    Cán [ ]. Chống đỡ, gánh vác. (Không dùng một mình).

    Cán-biện [ ]. Gánh vác và thu xếp công việc: Đương-cai phải cán-biện việc làng. || Cán-phụ [ ]. Người đàn-bà đảm-đang việc nhà: Bà ấy thật là người cán-phụ. || Cán-sự [ ]. Một người cáng-đáng công việc: Người cán-sự phải lo liệu việc làng. || Cán tế [ ]. Nói cái tài giỏi có thể gánh vác được việc lớn: Nguyễn-Trãi là một tay cán-tế ở đời Hậu Lê. || Cán-toàn [ ]. Gánh vác xoay-xỏa cuộc đời: Cái thời-đại khó khăn này phải có bực đại anh-hùng mới cán-toàn nổi.

    Càn

    Càn.Xằng, bậy, ngang ngược: Nói càn, làm càn v.v

    Càn rỡ.Cũng như “càn”.

    VĂN-LIỆU. – Chó khôn chớ cắn càn (câu đối cổ).

    Càn.Đem quân đi dẹp giặc cướp: Quan quân đi càn giặc.

    VĂN-LIỆU. – Miệng ngồi thét ngược đôi cầu ngựa, Lưng núi càn ngang nửa đốc mai (thơ ông Ngạc-Đinh đi càn giặc).

    Càn [ ].Có khi đọc là “kiền” Tên một quẻ đầu trong bát-quái, chỉ tượng trời.

    Càn khôn [ ].Trời đất: Người ra sinh ra ai cũng chịu cái chinh-khi của càn khôn.

    VĂN-LIỆU. – Tối ba mươi đóng cửa càn khôn.Miệng túi càn khôn thắt lại rồi (X-H)

    Cản

    Cản.Ngăn lại: Nó làm bậy thế mà sau không cản nó đi.

    Cản-trở.Cũng như “cản”.

    Cản.Tiếng riêng về đánh cờ: Cản mã, cản tượng. Thường nói sạch nước cản là đánh cờ kha-khá. Nghĩa rộng là nói người đàn-bà coi được, hay là người khôn biết kha-khá.

    Cạn

    Cạn. I. 1. Nước hết dần đi, vơi bớt đi: Cạn ao bèo đến đất. - 2. Nông: Khúc sông này cạn, lội qua được. Nghĩa rộng là hết: Cạn chén, cạn lương, cạn lời. Nghĩa bóng là nông-nổi: Cạn lòng.

    Cạn-khan.Khô, phơi ra. Nghĩa rộng như trong câu: Đông như cạn khan (là nói nhiều). – Trẻ già một lũ cạn khan, Lao nhao nổi tép nổi tôm một đoàn (Nh-đ-m).

    VĂN-LIỆU. – Vài tuần chưa cạn chén khuyên (K). – Cạn tàu ráo máng (T-ng). – Tát cạn bắt lấy (T-ng). – Thuận vợ thuận chồng, tát bể Đông cũng cạn (C-d). – Dẫu rằng sông cạn đá mòn (K). – Khuyên chàng chẳng cạn thì ta có đòn (K). – Cạn dòng lá thắm, dứt đường chim xanh (K). – Gặp nhau lời đã cạn lời thì thôi (L-V-T). – Chuyện trò chưa cạn tóc tơ (K). – Cạn lòng chẳng biết nghĩ sâu (K).

    II. Trên đất, đối với phần dưới nước: Thuồng-luồng ở cạn.

    VĂN-LIỆU. – Cướp bộ cướp cạn.Dắt-díu nhau lên cạn mà chơi (C-o).

    Cang

    Cang.Xem chữ “cương”.

    Cáng

    Cáng.Cái võng có mui, dùng để đi đường-trường.

    Cáng.Dùng cái cáng mà khiêng: Người kia yếu nặng, phải cáng về nhà quê.

    Cáng-đáng,Gánh vác công việc: Người giỏi cáng-đáng việc lớn.

    Càng

    Càng.Thêm ra: Càng cay-nghiệt lắm, càng oan-trái nhiều (K).

    VĂN-LIỆU. – Gừng càng già càng cay.Chú khỏe anh càng mừng.Càng già, càng dẻo, càng dai.Càng quen, càng lên cho đau.Càng nâng càng thấy thấp, càng dập càng thấy cao.Càng treo giá ngọc, càng cao phẩm người (K). – Ngày xuân càng gió càng mưa càng nồng (K). – Tình càng thấm-thía dạ càng ngẩn-ngơ (K). – Càng đàn càng địch càng mê, Càng gay-gắt điệu càng tê-tái lòng (C-o).

    Càng.Hai cái tay để cắp của loài cua, tôm: Càng cua, càng tôm. Cái gì kềnh-càng cũng gọi là “càng”: Càng xe.

    Càng-cua.Một cái tật ở ngón tay trỏ, tự nhiên sưng to lên, gọi là lên càng-cua. Nghĩa nữa là đem quân rẽ ra hai đường để bổ vây, gọi là vây càng cua.

    Cảng

    Cảng [ ].Bến tàu bể: Saigon là một cái cảng lớn ở nước ta.

    VĂN-LIỆU. – Tây-dương chung cảng, Cao-ly riêng hàng (Nh-đ-m).

    Cạng

    Cạng-cạng.Đi khệnh-khạng.

    Canh

    Canh [ ].Một thứ đồ ăn, nấu bằng rau, có nhiều nước để chan cơm mà ăn: Cơm giẻo canh ngọt.

    Canh-riêu. Tiếng gọi chung các thứ canh.

    VĂN-LIỆU. – Con sâu bỏ rầu nồi canh (T-ng). – Còn duyên kén cá chọn canh, Hết duyên củ ráy dưa hành cũng vơ (C-d). – Cơm chẳng lành, canh chẳng ngon, chồng con trả người. – Có con mà gả chồng gần, Có bát canh cần nó cũng mang cho (C-d). – Đểnh-đoảng như canh cần nấu suông (T-ng). – Già được bát canh, trẻ được manh áo mới (T-ng).

    Canh.Chưng, nấu lại cho đặc: Canh thuốc.

    Canh.Sợi ngang: Canh tơ chỉ vải (ngang tơ dọc vải).

    Canh cửi.Nói chung về việc dệt cửi: Gái thì canh cửi thêu thùa (Nữ huấn).

    VĂN-LIỆU. – Khi vào canh-cửi, khi ra thêu-thùa.Gái thì canh-cửi sớm khuya chuyên cần.

    Canh.Do tiếng “kinh” đọc trạnh ra: Thầy dốt đọc canh khôn.

    VĂN-LIỆU. – Ở yên không lành, đọc canh phải tội (T-ng).

    Canh [ ]. I. Đổi (không dùng một mình).

    Canh cải [ ]. Thay đổi: Canh cải bất-thường. || Canh-tân [ ]. Đổi ra mới: Chinh-sự canh-tân. || Canh trương [ ]. Thay đổi mở-mang: Nguyễn Công-Hãng làm tướng đời Hậu-Lệ, canh-trương mọi việc trong nước.

    II. Một phần thời-giờ trong ban đêm: Đêm năm canh.

    VĂN-LIỆU. – Canh tư chưa nằm, canh năm đã dật.Canh một dọn cửa dọn nhà canh hai dệt cửi, canh ba đi nằm, Bước sang cái trống canh năm, Trình anh dật học còn nằm làm chi (C-d). – Phút nghe trống điểm canh đầu (L-V-T). – Thừa ân một giấc canh tà (C-o). – Đêm thâu khắc lận canh tân (K). – Thú ca-lâu để khóc canh dài (C-o).

    III. – Coi giữ: Sống thì canh cửa Tràng tiền, Chết thì bộ-hạ Trung-hiền kẻ Mơ (C-d).

    Canh phòng.Giữ-gìn phòng-bị: Canh-phòng cẩn mật. || Canh gác. Gác (bởi garde), canh giữ.

    VĂN-LIỆU. – Ngày thì canh điếm, tối dồn việc quan (C-d). – Phùng-công truyền phó canh giờ (Nh-đ-m).

    Canh [ ].Cây, (không dùng một mình).

    Canh-điền [ ]. Cày ruộng: Canh-điền nạp tô. || Canh nông [ ]. Nói về việc làm ruộng: Nhất thì học-sĩ, Nhị thì canh-nông. || Canh-trưng [ ]. Cày ruộng, nộp thuế: Làm giấy xin canh-trưng một khu đất mới.

    Canh [ ].Chữ thứ bảy trong thập-can [ ]. Xem chữ “can”. Nghĩa nữa là tuổi: Đồng-canh [ ] Cùng một tuổi.

    Canh-thiếp [ ].Cũng là “bát-tự” [ ]. Mảnh giấy biên năm tháng ngày giờ sinh của đôi bên trai gái, trao lẫn cho nhau trước khi cưới (ăn hỏi): Hãy đưa canh-thiếp trước cầm làm ghi (K).

    Canh-các. Tiếng gõ kêu lên.

    Canh-cánh.Bận lòng không thể quên đi được: Nỗi nàng canh-cánh bên lòng biếng khuây (K).

    VĂN-LIỆU. – Nỗi nghi dường đã bớt canh-cánh lòng (Nh-đ-m).

    Cánh

    Cánh. I. Một bộ-phận trong thân-thể loài chim và loài côn-trùng, dùng để bay: Cánh hồng bay bổng tuyệt vời (K). Nghĩa bóng nói đồ phục-sức hào-nháng bề ngoài: Một bộ cánh. Nghĩa bóng nữa là phe-đảng: Kéo cánh. Nghĩa rộng là tiếng đánh bài: Đầu cánh, cuối cánh.

    Cánh trả. Cánh con chim trả, mùi biêng-biếc. Ta nhân lấy thế để gọi mùi biếc: Mùi cánh trả. || Cánh chấu. Cánh con châu-chấu, mùi xanh-xanh. Ta nhân lấy thế để gọi mùi xanh biếc: Mùi cánh chấu. || Cánh chuồn. Mũ của quan đại-thần, có hai cánh xòe ra hai bên như hai cánh chuồn, cho nên gọi là mũ cánh chuồn. Nghĩa bóng nói cái gì mỏng-mảnh: Nghĩ mình phận mỏng cánh chuồn (K). || Cánh dán. Mùi đỏ sẫm như cánh con dán. || Cánh diều. Chỉ cái hình như cánh chim diều-hâu. Tên một cái núi ở Ninh-bình. || Cánh gà. Cái đồ để che hai bên, làm bằng tre nứa cói vải v.v.: Trời mưa thì xe phải có áo tơi, cánh gà. || Cánh kiến. Tổ kiến rừng, đắp vào cành cây, mầu giống như mầu con kiến, dùng để gắn hoặc nhuộm sắc đỏ sẫm: Nhuộm mầu cánh-kiến. || Cánh-tiên. Một thứ áo có cánh để múa bài bông, gọi là áo cánh-tiên.

    VĂN-LIỆU. – Cánh bằng khi nhảy gió xa (Nh-đ-m). – Như chim liền cánh, như cây liền cành (K)

    II. Một thứ hình mỏng hoặc dài, hoặc có thể duỗi ra co vào, mở ra cụp xuống được: Cánh cửa, cánh tay, cánh buồm, cánh hoa,

    Cánh bèo. Cánh cái bèo. Nghĩa bóng nói cái gì nhỏ mọn trơ vơ một mình: Nghĩ mình mặt nước cánh bèo (K). || Cánh giàng. Hình cong-cong như cái cung: Cắt quần thì cắt cánh giàng, Chớ cắt lạng súng mà chàng khó đi (C-d). || Cánh sen. Cánh hoa sen mùi đỏ phơn-phớt. Ta nhân lấy thế để gọi mùi gì giống mùi ấy: Phẩm hồng cánh sen. || Cánh đồng. Một khu ruộng lân-lân mà rộng.

    VĂN-LIỆU. – Buồm cao chèo thẳng cánh xuyền.Còn chi nữa cánh hoa tàn.Thuyền ai thấp-thoáng cánh buồm xa-xa (K).

    Cành

    Cành.Nhánh mọc ở thân cây ra: Cành kia chẳng phải cỗi này mà ra (K). Cũng gọi là “ngành”: Nở ngành xanh ngọn. Nghĩa rộng là một vật gì nhỏ mà dài cũng tựa như cành: Cành thoa. Nghĩa rộng nữa là một chi trong một họ.

    VĂN-LIỆU. – Cành cao cao bổng, cành la la đà. – Cũng thì con mẹ con cha, Cành cao vun tới, Cành la bỏ liều (C-d). – Công anh đắp nấm giồng chanh, Chẳng được ăn quả vin cành cho cam (C-d). – Rung cành rung cỗi rung cây, Rung sao cho chuyển cây này thì rung (C-d). – Cành thoa xin tặng để làm của tin (L-V-T).

    Cành-cạnh.Cũng như “canh-cánh”.

    Cành-cạch.Tiếng gõ kêu không được dòn.

    Cảnh

    Cảnh.Cái nhạc-khí bằng đồng của thầy cúng thường dùng với cái tiu.

    Cảnh [ ](kiểng). Hình sắc bày ra trước mắt: Cảnh núi non.

    Cảnh sắc [ ]. Cảnh có vẻ vui mắt, hứng lòng: Cảnh sắc chiều người || Cảnh trí [ ]. Cái cảnh xúc-động vào cảm-giác của người: Trải xem cảnh-trí tiên-gia nhường nào (H-T). || Cảnh vật [ ]. Phong-cảnh và hình tượng các vật: Sẵn-sàng cảnh vật chung-quanh (Nh-đ-m).

    VĂN-LIỆU. – Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu, Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ (K).

    Cảnh [ ]. I. Cõi: Trục-xuất cảnh ngoại [ ]. Đuổi ra ngoài cõi.

    Cảnh-giới [ ].Bờ cõi: Cảnh-giới nước Nam. || Cảnh thổ [ ]. Cõi và đất: Cảnh thổ rộng, cảnh thổ hẹp.

    II. Cái bước người ta gặp ở trong đời: Cảnh thuận, cảnh nghịch, cảnh vui, cảnh buồn.

    Cảnh-huống [ ]. Cánh tình-trạng người ta gặp lúc buồn lúc khổ: Cảnh-huống gian-truân. || Cảnh-ngộ [ ].Cũng như “cảnh”.

    Cảnh [ ].Răn. (Không dùng một mình).

    Cảnh cáo [ ]. Báo cho biết trước sự nguy-cấp: Cảnh cáo cho dân biết sắp có bão. || Cảnh giới[ ].Hắn bảo: Anh em cảnh giới nhau. || Cảnh-sát [ ]. Trông nom, xét-nét. Ta dùng để gọi một ngạch binh giữ án trật-tự trong một đô-thành: Sở cảnh-sát, lính cảnh-sát. || Cảnh-tỉnh [ ]. Răn bảo cho tỉnh-ngộ lại: Cảnh-tỉnh đồng-bào.

    Cảnh-hưng [ ].Niên-hiệu vua Hiển-tôn nhà Lê (1740-1786).

    Cảnh-lịch [ ].Niên-hiệu Mạc Phúc-Nguyên (1547-1561).

    Cảnh-thịnh [ ].Niên-hiệu Nguyễn Quang-Toản đời Tây-sơn (1792-1801).

    Cảnh-thống [ ].Niên-hiệu vua Hiến-tôn nhà Lê (1498-1504)

    Cảnh-thụy [ ].Niên-hiệu vua Ngọa-triều nhà Tiền-Lê (1006-1010)

    Cảnh-trị [ ].Niên-hiệu vua Huyền-tôn nhà Lê (1663-1671).

    Cạnh

    Cạnh. I. Cái đường giữa hai mặt phẳng gập thành góc: Cạnh cái bàn.

    Cạnh góc.Tính nết gai ngạnh, gàn chướng: Ở đời không nên cạnh góc quá. || Cạnh khế. Có nhiều cạnh như múi quả khế: Cái bánh xe cạnh khế. || Cạnh khóe. Khe bên. Nói hay làm không đường-chính mà thâm thiểm: Nói cạnh khóe, dùng cạnh khóe để môi-cầu việc gì.

    II. Giáp bên: Ăn cạnh nằm kề. Nghĩa rộng là đụng chạm đến: Cạnh lóng, nói cạnh.

    Cạnh. [ ].Đua. Không dùng một mình.

    Cạnh-tranh [ ]. Ganh đua: Thời buổi cạnh-tranh.

    Cao

    Cao [ ].I. Trái với thấp. Trồi lên, nổi gồ lên, bồng lên: Non kia ai đắp mà cao.

    Cao sâu. Cao và sâu. Nghĩa chung là trời cao và bể sâu. Có khi dùng để ví công-đức hay công-ơn: Nhớ ơn chín chữ cao sâu (K). || Cao-nguyên [ ]. Đất bằng mặt phẳng ở miền núi cao: Trấn-ninh là đất Cao-nguyên ở Ai-lao. || Cao-sơn [ ]. Núi cao. Nghĩa nữa là khúc đàn hay: Than rằng lưu-thủy cao-sơn, Ngày nào nghe đặng tiếng đờn tri-âm (L-V-T).

    VĂN-LIỆU. – Cao nấm ấm mồ.Cây cao bóng cả.Sâu ao cao bờ.Trèo cao ngã đau.Cao chẳng tới, thấp chẳng thông.Cao chê ngỏng, thấp chê lùn.Cao lêu-đêu như cỏ mồi.Gió cao ngọn lửa càng cao (K). – Thâm-nghiêm kín cổng cao tường (K). – Cao cao lầu phụng xa xa mặt rồng (Nh-đ-m). – Cao thành nở ngọn thì phường nhớ lâu.Chót-vót cần câu có đâu nhớ hàng.

    II. Từng cùng tột ở trên đầu người ta: Trời cao đất dầy.

    Cao dầy.Tức là trời đất: Sao cho không hổ với trog cao dầy (Nh-đ-m). Có khi dùng để nói ví công đức: Độ sinh nhờ đức cao dầy (K). || Cao xanh. Trời: Chó đem nông-nổi mà nhờ cao xanh (K).

    III. Lên mặt: Giữ giá làm cao.

    IV. Nói về giá đắt: Hàng giá cao lắm.

    V. Giỏi hơn người: Cao cờ, cao tay v.v

    Cao-ẩn [ ]. Giấu mình vào chỗ hẻo-lánh mà không muốn dự đến việc đời: Sào-Phủ, Hứa-Do là bậc cao-ẩn ở đời vua Nghiêu. || Cao-cường [ ]. Tài giỏi và khỏe mạnh. Tài hơn và mạnh hơn: Pháp-thuật cao-cường. || Cao-danh [ ]. Tiếng cao: Cao-danh của Trang-tử còn truyền đến bây giờ. || Cao-đàm [ ]. Lời bàn cao: Cao-đàm hùng-biện. || Cao-đạo [ ]. Cũng như “cao-ẩn”. || Cao-đệ [ ]. Học trò giỏi: Nhan-Uyên là cao-đệ ở Khổng-môn. || Cao-đệ [ ]. Đỗ cao. || Cao đoán. Đoán giỏi: Xem số cần phải tìm người cao-đoán. || Cao-đường [ ]. Nhà cao. Thường dùng để nói về bố mẹ: Người ta trên có cao-đoán, dưới có thê-tử. || Cao-hứng [ ]. Cái hứng-thú nồng-nàn hơn thường: Trăng trong gió mát có thể khêu được cái cao-hứng của nhà văn. || Cao-kiến [ ]. Cái kiến-thức hơn người: Ai tính trước được cuộc đời là người cao-kiến. || Cao-kỳ [ ]. Cao và lạ: Tư-tưởng cao-kỳ. || Cao-khiết [ ]. Phẩm-hạnh trong sạch hơn người: Những người cao-khiết không muốn bận đến trần-tục. || Cao-lâu [ ]. Lầu cao, thường nói về cửa hàng cơm. || Cao minh [ ]. Cao và sáng-suốt: Cao-minh xin tỏ đèn trời (Nh-đ-m). || Cao-môn [ ]. Cửa cao. Nói các nhà quyền-quí” Con nhà cao-môn nên giữ lấy nền-nếp. || Cao niên [ ]. Nhiều tuổi: Hai ông lẩn-thẩn tuổi đà cao-niên (Ph-Tr). || Cao-nhân [ ]. Người có chí-thú siêu-việt. || Cao-phong [ ]. Cách xử thân cao hơn người: Cao-phong của Di Tề ai cũng kính-mến. || Cao-sĩ [ ]. Người có chí-thú siêu-việt: Chu Văn-An là một bậc cao-sĩ ở đời Trần. || Cao-siêu [ ]. Vượt hơn bậc thường: Tư-tưởng cao-siêu. || Cao-tăng [ ]. Vị sư tu hành đã đắc đạo: Huyền-Trang là một vị cao-tăng đời Đường. || Cao-tiết [ ]. Tiết tháo cao hơn người: Đời Lê-mạt có nhiều người giữ trọn cao-tiết không ra làm quan với Tây-sơn. || Cao-tổ [ ]. Ông tổ năm đời: Cao, tằng, tổ, khảo [ ] (kỵ, cụ, ông, cha). || Cao-thâm [ ]. Cao và sâu, tức là trời đất: Khấu đầu lạy tạ cao-thâm nghìn trùng. || Cao-thượng [ ]. Tôn cao cái chí mình lên để cho người ta phải kính chuộng: Các bậc cao-thượng không thiết đến đường danh-lợi.

    Cao [ ].Sào: Phần mười trong một mẫu ruộng: Mười sào là một mẫu.

    Cao [ ]. 1 Đồ mỡ (không dùng một mình). – 2. Thứ gì đó đúc đặc lại cũng gọi là cao: Cao ban-long.3. Béo tốt. Nói về ruộng đất: Cao-sưu.

    Cao-chi [ ]. Dầu mỡ: Bổng lộc của quan là cao-chi của dân. || Cao-lương [ ]. Cao là thịt béo, lương là gạo ngon, nói chung về đồ ăn ngon và quí: Miếng cao-lương phong-lưu nhưng lợm (C-o). || Cao-hoang [ ]. Chỗ trên quả tim, dưới lá phổi, thuốc không đến, châm chích không tới, dùng để nói những bịnh không chữa được: Thuốc trời cũng không chữa được bệnh cao-hoang.

    Cao-bằng [ ].Tên một tỉnh ở Bắc-kỳ, giáp-giới với nước Tàu.

    Cao-Biền [ ].Tên người tướng nhà Đường bên Tàu sang làm đô-hộ bên ta, tương truyền rằng giỏi nghề địa-lý và nghề phù-thủy.

    VĂN-LIỆU. – Lẩy-bẩy như quân Cao-biền dậy non (T-ng).

    Cao-li [ ].Tên một nước ở về phía đông nước Tàu, nay thuộc quyền Nhật-bản cai-trị.

    Cao-miên [ ].Tên một nước ở miền tây-nam nước ta.


    Cáo

    Cáo.Tên một con thú về loài cầy hay bắt gà: Mèo già hóa cáo.

    Cáo ngựa.Loài cáo cao. || Cáo cao. Loài cáo lông có vằn như sao.

    VĂN-LIỆU. –Thao láo như cáo trông trăng.Cáo chết ba năm quay đầu về núi.

    Cáo [ ].I. Bảo, trình: Sốt gan ông mới cáo quì cửa công (K).

    Cáo-bạch [ ]. Bảo rõ, nói rao cho nhiều người biết: Giấy cáo-bạch của các cửa hàng. || Cáo-cấp [ ]. Báo tin nguy-cấp: Ngoài biên có tin cáo-cấp. || Cáo-cùng [ ]. Nói về nhà buôn bán khi không trả được nợ, phải trình sổ bet365 việt nam_tỷ số trực tuyến bet365_bet365 như thế nào ra tòa: Nhà buôn bán thịnh-vượng thế mà bây giờ phải cáo-cùng. || Cáo-phó [ ]. Báo tin về việc tang: Tờ cáo-phó. || Cáo-thành [ ]. Nói cho người ta biết đã làm xong công việc gì: Làm nhà xong thì làm lễ cáo-thành. || Cáo-thị [ ]. Yết giấy bản cho biết: Cáo-thị cho công-chúng biết. || Cáo-tố [ ]. Cáo tỏ cái tình đau khổ: Dân cùng-khổ không biết cáo-tố vào đâu được. || Cáo-trạng [ ]. Giấy trình bày đầu đuôi một việc gì. || Cáo-trình [ ]. Trình bày: Quan nghe người đến cáo-trình. || Cáo yết [ ]. Lễ trình trước hôm chinh-tế: Lễ cáo-yết.

    II. Lấy cớ gì mà từ: Tôi bận xin cáo.

    Cáo bệnh [ ]. Lấy cớ đau ốm mà từ. || Cáo-hưu [ ]. Cáo về nghỉ, thôi làm việc quan. || Cáo lão [ ]. Lấy cớ già yếu mà từ. || Cáo thoái [ ]. Cáo xin lui: Hội-đồng đã xong công việc rồi, tôi xin cáo-thoái về trước. || Cáo-từ [ ]. Cáo xin từ-giã.

    VĂN-LIỆU. – Cáo lui vào kể tình đầu Nguyệt-Nga (L-V-T). – Cáo say chàng đã tính bài lẳng ra (K).

    Cáo [ ].Lời vua tuyên-bó cho thần dân: Bài cáo bình Ngô của vua Lê Thái-tổ.

    Cáo-mệnh [ ]. Sắc của vua ban phẩm-tước cho các quan: Vua ban cáo-mệnh cho các quan từ nhất-phẩm đến ngũ-phẩm.

    Cào

    Cào. I. Lấy đầu móng tay, móng chân, hay đồ gì có răng mà đưa mạnh lên mặt da hay vật gì: Mèo cào sầy da, lấy cào cào thóc.

    Cào cấu.Cào và cấu. Nghĩa bóng là tham-lam vơ-vét: Cào cấu của dân.

    VĂN-LIỆU. – Cào mình rạch mặt vu oan cho người (Nh-đ-m).

    II. Tên một đồ dùng có răng, bằng sắt hay bằng tre, để vơ rơm, vơ rác, cào cỏ, hoặc san thóc, đàn đất.

    Cào. Tên một thứ đánh bài, thường gọi là đánh bài cào

    Cào-cào(bò cào). Một giống phi-trùng thuộc loài châu-chấu, đầu nhọn, mình và cánh xanh: Cào-cào giã gạo tao xem, Tao may áo đỏ, áo đen cho mày. Nghĩa nữa gọi cặp áo mỏng dán sắc: Bộ áo cào cào. Đường trong gọi là “châu-chấu”.

    VĂN-LIỆU. – Cào-cào giã gạo cho anh, Anh may áo đỏ, áo xanh cho cào.

    Cảo

    Cảo [ ].Cỏ. Không dùng một mình.

    Cảo-táng [ ]. Chôn không có quan quách: Truyền cho cảo-táng di-hình bên sông (K).

    Cảo [ ].Cũng đọc là “kiểu”. Bản thảo quyển văn: Cảo thơm lần trở trước đèn (K).

    Cạo

    Cạo.Lấy dao hay vật gì có lưỡi sắc như mảnh sứ, mảnh sành, mà nạo gọt cho nhẵn sạch: Cạo râu, cạo ống dang.

    VĂN-LIỆU. – Thôi tôi chẳng lấy ông đau, Ông đừng cạo mặt, cạo râu tốn tiền (C-d).

    Cạp

    Cạp. I. Bịt mép một đồ vật gì, hoặc bằng vải, hoặc bằng tre, cho khỏi xơ khỏi sờn: Cạp chiếu, cạp rổ, cạp rá.

    VĂN-LIỆU. – Rổ rá cạp lại.Béo như bồ sứt cạp.

    II. Đắp thêm đất vào cho rộng ra: Cạp bờ ao, cạp chân đê.

    Cạp nong.Tên một thứ rắn độc có từng khúc, như cái cạp nong.

    Cát

    Cát.Chất đá vụn nhỏ như bộ, ở bờ sông hoặc ở bờ biển: Cát trộn với vôi để xây. Nghĩa nữa nói minh nhiễu hơi sàm-sạm: Thứ nhiễu này to cát. Nghĩa nữa gọi thứ đường nhỏ vụn: Đường cát.

    VĂN-LIỆU. – Cát lâu cũng đắp nên cồn (C-d). – Cát bay vàng lại ra vàng, Những người quân-tử dạ càng đinh-ninh (C-d). – Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia (K).

    Cát [ ].Lành, tốt: Cát-nhật [ ] (ngày tốt).

    Cát hung [ ]. Lành và dữ: Hay là tội-lệ cát hung thế nao (NH-đ-m). || Cát-nhân [ ]. Người từ-thiện phúc-đức: Cát-nhân thiên-tưởng. || Cát-sĩ [ ]. Người hiền: Trong triều có người cát-sĩ. || Cát-táng [ ]. Bốc mả lại sau lần hung-táng: Chọn đất để cát-táng. || Cát-tường [ ]. Điềm lành, cũng như “cát-triệu”. || Cát-triệu [ ]. Điềm lành: Sắp có việc hay, thường có cát-triệu báo trước.

    Cát [ ].Gọi chung các loài dây sắn: Cũng mong dây cát được nhờ bóng quân (K).

    Cát bá [ ]. Thứ vải nhỏ làm bằng sợi cây sắn: Hỡi cô yếm trắng giải là, Ấy là cát-bá hay là trúc bâu. || Cát-căn [ ]. Rễ sắn. Tên một vị thuốc. || Cát-cánh [ ]. Têm một vị thuốc chữa ho. || Cát-đằng [ ]. Dây sắn. Nghĩa bóng ví thân-phận người đàn-bà hèn mọn, phải nương-tựa làm lẽ mọn: Tuyết sương che-chở cho thân cát-đằng (K). || Cát-lũy [ ]. Một loài cây có dây bò như cây sắn. Nghĩa bóng ví người vợ lẽ: Mặn tình cát-lũy, nhạt tình tao-khang (K). || Cát muộn. Một loài cây leo có củ như củ sâm, thường gọi là “sâm nam”: Bán nhân-sâm mua cát-muộn.

    Cát [ ].Cắt, chia (không dùng một mình).

    Cát-cứ[ ]. Chia giữ: Đời Thập-nhị sứ-quân, mỗi người cát-cứ một nơi. || Cát đoạn [ ]. Tên một lễ cúng giải-oan của nhà chùa.

    Cát cứ [ ]. Chính, tiếng đọc là cát cư. Nói cách làm ăn vất-vả túng-bán: Dân tình cát-cứ

    Cau

    Cau.Một loài cây nhiều đốt, có quả dùng để ăn trầu: Vườn cau ao cả.

    Cau đầu-ruồi. Quả cau mới nhú đầu ra, tức là cau hoa. || Cau đậu. Thứ cau khô dính hạt. || Cau điếc. Thứ cau thui hạt. || Cau đóng vóc. Quả cau gần đặc hạt. || Cau hoa. Thứ cau còn non mà nhỏ quả: Cau hoa, gà giò. || Cau hoa tai. Thứ cau khô nhỏ miếng mà cong. || Cau lại buồng. Buồng cau có một quả quặt lại: Trầu-không cắt ngọn têm chuông. Cau hoa lại buồng chẳng lấy được nhau. || Cau liên-phòng. Tức là cau “truyền bẹ”. || Cau lòng tôm. Cau rỗng ruột mà đỏ. || Cau lưng. Thứ cau già cỗi. || Cau ớt. Thứ cau nhỏ quả. || Cau tiên-đầm. Thứ cau non trong ruột xốp mà có nước. || Cau truyền bẹ. Thứ cau có quả cả bốn mùa, cứ mỗi một bẹ lại có một buồng. || Cau tum. Thứ cau khô nhỏ miếng.

    VĂN-LIỆU. – Ai về nhắn nhủ hàng cau, Giặt buồm đắp nước giữ màu cho tươi (C-d). – Có trầu mà chẳng có cau, Làm sao cho đỏ môi nhau thì làm (C-d). – Một mình lo bảy lo ba, Lo cau dỗ muộn, lo già hết duyên (C-d). – Đêm khuya thiếp mới hỏi chàng, Cau khô ăn với trầu vàng sướng không (C-d). – Trầu héo cau đổi (T-ng). – Vào vườn trảy quả cau xanh, Bổ ra làm sáu mời anh sơi trầu (C-d).

    Cau. Dăn cái da ở đầu hai lông mi trong khi buồn khi giận: Nói đừng cau mặt cau mày (Phụ-châm).

    Cau-cảu. Cách nói gắt gỏng: Cau-cảu như con Đát-kỷ. || Cau-có. Nhăn-nhó về cái cảnh túng: Cau-có như nhà khó hết ăn (T-ng).

    Cáu

    Cáu. Trỏ cái tính hay phát gắt: Mới nói thế mà đã phát cáu ngay.

    Cáu-kỉnh. Cũng như “cáu”. || Cáu tiết. Cũng như “nóng-tiết”.

    Cáu. Cặn ghét bám vào da người ta hay là vật gì: Cổ cáu những ghét. - Ấm nước cáu những cặn.

    Càu

    Càu-cạu. Dáng mặt giận giỗi.

    Cảu

    Cảu-nhảu. Cách nói tỏ ý batá bình: Ăn nói cảu-nhảu.

    Cay

    Cay. Nói cái vị hăng nồng làm cho tê-tái đầu lưỡi. Nghĩa bóng là căm-tức về việc gì: Anh-hùng nhỡ bước dạ càng cay (thơ cổ).

    Cay-cú. Nói người đánh bạc bị thua, có ý căm-tức, muốn đánh nữa để gỡ lại: Đánh cờ bạc hay cay-cú, đã thua thì thua to. || Cay chua. Cay và chua. Nghĩa bóng là xót-ca đau-đớn như ăn phai mùi cay mùi chua: Mùi đời cũng lắm cay chua. || Cay đắng. Vừa cay vừa đắng. Nghĩa bóng cũng như cay chua: Từng cay đắng lại mặn-mà hơn xưa (K). || Cay-nghiệt. Ăn ở khoảnh độc chặt-chịa: Càng cay-nghiệt lắm càng oan-trái nhiều (K).

    VĂN-LIỆU. – Cay như ớt, nhớt như nheo (T-ng). – Chẳng thương chẳng nhớ thì đừng, Lại còn đem đổ nước gừng cho cay (C-d). _ Mật ngọt là tổ chết ruồi, Những nơi cay đắng là nơi thực-thà (C-d). - Ớt nào là ớt chẳng cay, Gái nào là gái chẳng hay ghen chồng (C-d). – Tay bưng chén muối đĩa gừng, Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau (C-d). – Học đã sôi cơm những chửa chín, Thì không cắn ớt thế mà cay (thơ Tú Xương).

    Cay.Cái phần đuôi dao để cắm vào chuôi: Dao long cay.

    Cay-cảy. 1. Dáng rét run: Rét run cay-cảy. 2. Hay gắt-gỏng: Tính cay-cảy.

    Cáy

    Cáy.Tên một loài cua nhỏ vùng nước mặn: Trứng cáy, mắm cáy.

    VĂN-LIỆU. – Ăn cơm mắm cáy thì ngáy o-o, Ăn cơm thịt bò thì lo ngay-ngáy (T-ng). – Bồ-dục chấm nước mắm cáy (T-ng). – Nhát như cáy (T-ng). – Đời cua cua máy, đời cáy cáy đào.

    Cày

    Cày. I. Đồ làm ruộng, lưỡi sắt cán gỗ: Bò kéo cày.

    II. Dùng cái cày để lật đất lên: Cày sâu cuốc bẫm.

    Cày ải. Cày rồi bỏ đấy để cho đất bở ra. || Cày ấp. Cày nghiêng lưỡi cày cho đất ấp vào luống. || Cày-cục. Xoay-xỏa chạy-chọt làm một việc gì cho kỳ được. || Cày đảo. Cũng gọi là “cày trở”. Cày lại một lần để trở luống đất lại. || Cày rang. Cày ải rồi lại cày thêm một lần nũa. || Cày ngầm. Cày ở ruộng sâu. || Cày nỏ. Cày lên để cho đất khô. || Cày rập. Cày để làm rập gốc rạ và cỏ xuống. || Cày sóc ngang. Cày sót chữ thập luống cày trước. || Cày trở. Cũng như “cày đảo”. Cày vả. Cũng như “cày ấp”. || Cày vỡ. Cày lần thứ nhất.

    VĂN-LIỆU. – Kéo cày trả nợ (T-ng). – Cày mây, cuốc nguyệt (T-ng). –Nghiên ruộng, bút cày (T-ng). Cỏ chim vì nhặt, ruộng voi vì cày (Nhị-thập tứ-hiếu ca). – Cày trâu loạn, bán trâu đồ (nói về tướng trâu). – Cái ách bỏ đây, cái cày bỏ đó (T-ng).

    Cày-cạy. Thấp-thỏm lo nghĩ: Lòng lo cày-cạy.

    Cày-cạy. Tên một loài sâu giống loài dế đất. Cũng có nơi gọi con bọ gậy là “cày-cạy”.

    Cảy

    Cảy.Gắt-gỏng: Người này cảy tính lắm.

    Cảy. Lắm lắm: Dơ cảy (dơ lắm), giỏi cảy (giỏi lắm) (P.Của).

    Cảy.Chứng đau bụng của đàn-bà sau khi đẻ: Người ấy có máu đau cảy.

    Cạy

    Cạy.Làm cho long ra, hở ra, mở ra: Cạy cửa, cạy răng v.v

    Cạy.Tiếng lái thuyền, đối với bát: Cạy cho thuyền vào bên tay trái.

    Cắc

    Cắc.Tiếng kêu nhẹ mà giòn, như tiếng bẻ cành cây khô, hoặc tiếng dùi đập vào tang trống v.v.

    Cắc-cớ.Sự gàn trở: Lại có sự cắc-cớ gì đây.

    Cắc-cớ. Tên một cái hang ở núi Thầy (Sài-sơn) thuộc tỉnh Sơn-tây: Gái chưa chồng chơi hang Cắc-cớ, Trai chưa vợ chơi hội chùa Thầy (C-d).

    Cắc-kè.Loài bò sát, to hơn thằn-lằn.

    Cặc

    Cặc.Tiếng tục để gọi cái dương-vật. Xem chữ “buồi”.

    Căm

    Căm.Tức-giận ngầm ở trong bụng: Muốn kêu một tiếng cho dài kéo căm (C-o).

    Căm-tức. Cũng như “căm”.

    VĂN-LIỆU. – Phần căm nỗi khách, phần dơ nỗi mình (K). – Đã căm cái kiếp, lại hờn cái duyên (H-T).

    Căm-căm.Nói bộ run lẩy-bẩy: Rét căm-căm, tay cầm không vững.

    Cắm

    Cắm. I. Ấn sâu cái gì xuống: Cắm cọc, cắm sào.

    VĂN-LIỆU. – Cắm chông chỗ lội (T-ng). – Cắm sào đợi nước (T-ng). – Nước sâu hồ dễ cắm sào đợi ai (C-d). – Thịt chó tiểu đánh tì-tì, Bao nhiêu chỗ lội tiểu thì cắm chông (C-d).

    II. Nêu lên để chiếm lấy: Nhà-nước cắm ruộng để làm đường.

    III. Cúi xuống: Cắm đầu cắm cổ.

    Cắm-cúi.Mài-miệt làm một việc gì: Cắm-cúi làm cả ngày.

    Cằm

    Cằm.Cái phần bên ngoài hàm dưới, dô ra ở dưới miệng.

    VĂN-LIỆU. – Râu ông nọ cắm cằm bà kia (T-ng).

    Cặm

    Cặm (lêng cặm). Xem “lông cặm”.

    Cặm cụi. Cũng như “cắm cúi” mà nghĩa mạnh: Ở đời được mấy gang tay, Hơi đâu cặm-cụi cả ngày lẫn đêm (C-d).

    Cặm xe.Một thứ gỗ chắc thịt, giống gỗ gụ mà [ ] thờ (P. Của).

    Căn

    Căn [ ].Rễ (không dùng một mình).

    Căn-bản [ ]. Rễ gốc: Cái căn-bản để lập nên một nước. || Căn-cơ [ ]. Rễ và nền: Nhà ấy làm ăn có căn-cơ. || Căn-cứ [ ]. Ỷ-tựa chắc-chắn: Cái lý-thuyết ấy căn-cứ ở đâu ?Vua Lê Thái-tổ lấy Lam-sơn làm nơi căn-cứ. || Căn-cước [ ]. Rễ cây, gót chân. Nghĩa bóng nói gốc-tích: Mỗi người đều có một cái giấy căn-cước. || Căn-do [ ]. Cái nguyên-nhân một việc bởi đâu mà ra: Đoạn xong mới hỏi căn-do sự-tình (H-T). || Căn-duyên [ ]. Gốc-tích duyên cớ bởi đâu mà ra: Cái căn-duyên của người ấy tại đâu mà khổ thế? || Căn-để [ ]. Gốc rễ: Người ấy học-vấn có căn-để. || Căn-nguyên [ ]. Cỗi nguồn: Cái căn-nguyên việc ấy bởi đâu mà ra? || Căn-tính [ ]. Cái bản tính: Người ta xấu tốt đều bởi căn-tính mà ra.

    Căn vặn.Gạn hỏi cho đến cùng: Cùng nhau căn vặn đến điều (K).

    Cắn

    Cắn. I. Lấy răng nghiến vào: Chó dại cắn, phải chữa ngay. Nghĩa bóng nói hai vật gì khít vào nhau: Cái bàn này đóng cắn mộng lắm.

    Cắn câu. Cắn mồi ở lưỡi câu: Cá cắn câu biết đâu mà gỡ. Nghĩa bóng nói đã mắc phải cái mưu cám dỗ của người ta: Việc ấy cắn câu rồi. || Cắn răng. Dáng tức-bực không thể nói ra được: Cắn răng mà chịu. || Cắn rốn. Cắn vào rốn: Cắn rốn lôi ruột. Nghĩa bóng nói việc làm đã lầm-lỗi mà hối lại, cũng như là cúi xuống mà cắn rốn không được: Đã trót làm rồi, cắn rốn cũng không sao được. || Cắn trắt. Cắn hạt thóc mà ăn: Ngồi buồn cắn trắt. || Cắn trộm. Nói con chó lừa khi người ta bất-ý mà cắn.

    VĂN-LIỆU. – Chó cắn áo rách (T-ng). – Cõng rắn cắn gà nhà (T-ng). – Quăng xương cho chó cắn nhau (T-ng). – Hộ-pháp cắn trắt (T-ng).

    II. Nói về chó kêu, sủa: Nhăng-nhẳng như chó cắn ma (T-ng).

    VĂN-LIỆU. – Chó cắn chẳng cắn chỗ không, Chẳng thằng ăn trôm thì ông đi đường (C-d).

    Cắn cáu.Cái bộ dạng gắt-gỏng: Ăn nói cắn cáu.

    Cắn-cứuhay là cắn-cứu. Gian-díu với nhau: Hai anh ấy độ này đã thấy cắn-cứu với nhau.

    Cằn

    Cằn.Còi lại không lớn lên, mọc lên được: Cây cằn, lúa cằn.

    Cằn cọc. Cũng như “cằn”. Không sao lớn lên được. || Cằn cọi (cằn cỗi). Nói cây cối đã già mà không lớn lên được nữa.

    VĂN-LIỆU. – Gốc cằn cỗi rộm khó xem (Nh-đ-m). – Cuộc thành-bại hầu cằn mái tóc (C-o).

    Cằn-cặt.Khe-khắt, gắt-gỏng: Người ấy cằn-cặt cả ngày.

    Cằn-nhằn.Phàn-nàn mà nói lẩm-bẩm ở trong miệng: Con trẻ cằn-nhằn, cha già gắt-gỏng.

    Cẳn

    Cẳn-nhẳn.Gắt-gỏng mà lẩu-bẩu trong mồm. Cũng như “cằn-nhằn”, mà nghĩa mạnh hơn.

    Cặn

    Cặn.Những chất ở trong nước lắng xuống: Uống nước không chừa cặn.

    Cặn-bã. Cặn và bã. Nghĩa bóng chỉ những cái gì người ta đã dùng thừa mà bỏ đi rồi: Văn-chương cặn-bã.

    VĂN-LIỆU. – Cơm thừa, canh cặn.

    Cặn-kẽ.Nói kỹ-lưỡng, đến nơi đến chốn: Hỏi cặn-kẽ, dặn cặn-kẽ.

    Căng

    Căng.Dăng thẳng ra, làm cho dãn ra: Căng trống.

    Căng nọc. Nói về một cách hình-phạt ngày xưa, trói chân tay lại rồi đóng nọc căng thẳng mà đánh.

    Căng [ ]. I. Khoe (không dùng một mình).

    Căng khoa [ ]. Khoe-khoang: Người ta không nên có cái tính căng-khoa.

    II. Kính (không dùng một mình).

    Căng thức [ ]. Kính cẩn và làm ra khuôn phép cho người ta theo: Thầy làm căng-thức cho học-trò. || Căng-trì [ ]. Kính-cẩn giữ-gìn: Người xưa rất căng-trì về đường hạnh-kiểm.

    III. Thương (không dùng một mình).

    Căng liên [ ]. Thương xót. || Căng tuất [ ]. Thương mà muốn cứu giúp.

    Cẳng

    Cắng.Tên một thứ chim câu (tức là chim cưu).

    VĂN-LIỆU. – Vừa mưa vừa nắng, cái cẳng đánh nhau, bồ-câu ra gỡ, chốc nữa lại tạnh (C-h).

    Cẳng

    Cẳng.Nói về tứ-chi trong thân-thể: Cẳng chân, cẳng tay. Những chỉ thường dùng để nói chân. Nghĩa nữa là những cái nhánh chìa ta: Cẳng tre.

    Cẵng

    Cẵng.Cũng như tiếng “hây”, “hẵng”.

    Cắp

    Cắp.Để vào nách rồi kẹp cánh tay lại: Cắp bet365 việt nam_tỷ số trực tuyến bet365_bet365 như thế nào đi học. Nghĩa rộng là nói kẹp chặt lại như cái kìm: Mèo cắp mỡ.

    VĂN-LIỆU. – Có mồm thì cắp, có nắp thì đậy (T-ng). – Ngày ngày cắp nón ra đi, Buôn gì chẳng có bán gì thì không (C-d).

    Cắp.Lấy vụng của người: Có gan ăn cắp có gan chịu đòn (T-ng).

    Cắp-nắp.Lượm-lặt, ôm-đồm: Người kia hay ôm-đồm cắp-nắp.

    Cặp

    Cặp.Đồ dùng có thể mở ra đạy lại được để đựng bet365 việt nam_tỷ số trực tuyến bet365_bet365 như thế nào vở, giấy má.

    Cặp bet365 việt nam_tỷ số trực tuyến bet365_bet365 như thế nào. Miếng gỗ vuông đóng hai cái quai gỗ để treo bet365 việt nam_tỷ số trực tuyến bet365_bet365 như thế nào lên: Túi đàn cặp bet365 việt nam_tỷ số trực tuyến bet365_bet365 như thế nào đê-huề dọn sang (K). Nghĩa nữa là cái cặp để đựng bet365 việt nam_tỷ số trực tuyến bet365_bet365 như thế nào vở.

    Cặp.Một đôi: Cặp áo, cặp gà v.v

    Cặp díp. Chỉ cái gì có hai cái theo nhau: Gắp cặp díp. || Cặp lệch (tiếng đánh xóc đĩa). Hai cái chẵn một cái lẻ hay là hai cái lẻ một cái chẵn: Trúng khuôn rền cặp-lệch ba bay (phú cờ bạc).

    Cặp chỉ.Cặp tay vào tờ giấy để lấy điểm-chỉ.

    Cặp-kê.Đi đóng đôi: Hai anh ấy ngày nào cũng đi cặp-kê với nhau.

    Cặp-kè.Cái đồ để gõ dịp của phường xẩm.

    Cặp giấy.Đồ dùng bằng gỗ bằng sắt để kẹp giấy má.

    Cắt

    Cắt. I. Dùng lưỡi sắc mà cứa đứt một vật gì: Lấy dao cắt dây.

    Cắt thuốc. Thái các vị thuốc. Nghĩa rộng là bốc thuốc.

    VĂN-LIỆU. – Cắt tóc đi tu (T-ng). – Cắt tóc làm tôi (T-ng).- Để thì buồn, cắt thì đau (T-ng). – Gà cắt cánh, lợn cạo đầu (lời sấm). – Lửa cơ đốt ruột, dao hàn cắt da (C-o). – Cắt dây bầu dây bí, ai nỡ cắt dây chị dây em (C-d).

    II. Chia, sắp đặt hoặc sai khiến: Cắt người tìm lối đưa tờ nhắn-nhe (K).

    Cắt canh. Chia lần-lượt canh giữ ban đêm. || Cắt-cử. Sai khiến mỗi người giữ một việc. || Cắt lượt. Chia mỗi người một bận. || Cắt phiên. Chia mỗi người canh giữ một phiên.

    Cắt. Một loài chim dữ, hay đánh những loài chim khác: Nhanh như cái cắt. Hoặc gọi là chim bồ-cắt.

    Cắt nghĩa.Giảng-giải cho gãy nghĩa: Thầy cắt nghĩa bet365 việt nam_tỷ số trực tuyến bet365_bet365 như thế nào cho học-trò nghe.

    Cấc

    Cấc. Rắn, gõ kêu (không dùng một mình): Rắn cấc, già cấc.

    Cấc láo. Hỗn xấc, không có lễ phép: Thằng ấy cấc láo lắm, phải đe nó đi mới được.

    Câm

    Câm. 1. Không nói được ra tiếng: Câm hầu lắc cổ.2. Mất tiếng: Bạc câm.

    VĂN-LIỆU. – Câm hay ngóng, ngọng hay nói (T-ng). – Thằng câm hay nói, thầy bói hay nhìn (T-ng).

    Cấm

    Cấm [ ].Ngăn giữ, không cho: Cấm rượu lậu.

    Cấm-binh [ ]. Lính canh ở trong nội thành nhà vua. || Cấm cách. Ngăn trở cấm giữ: Cười rằng cấm-cách nhân-duyên thế này (Nh-đ-m). || Cấm-cố. Giam-hãm: Phải tội cấm-cố. || Cấm-cung [ ]. Nói người con gái ở luôn trong buồng, không bao giờ bước chân ra ngoài. Có người đọc nhầm là “cắm cung”. || Cấm cửa. Cấm không cho đi lại. || Cấm-địa [ ]. Chỗ đất cấm không cho ai xâm-phạm vào, hoặc làm gì ở chỗ ấy: Chỗ ấy là nơi cấm-địa, không ai được đề mả. || Cấm-điện [ ]. Điện nhà vua. || Cấm-đoán. Cấm giữ: Thầy em cấm đoán em chi, Mười lăm mười tám chả cho đi lấy chồng (C-d). || Cấm-giới. Ngăn-ngừa và khuyên răn: Bậc cha anh thì phải cấm-giới con em. || Cấm-kỵ [ ]. Kiêng giữ: Không cấm-kỵ gì cả. || Cấm-phòng [ ]. Kiêng không được nhập-phòng. Nghĩa nữa là nơi ở của các người bên đạo đã chịu pháp-giới, phải ở luôn trong phòng riêng, không được ra đến ngoài. || Cấm-thư [ ]. Quyển bet365 việt nam_tỷ số trực tuyến bet365_bet365 như thế nào cấm không được in hoặc không được phát-hành. || Cấm-uyển [ ]. Vườn nhà vua.

    VĂN-LIỆU. – Cấm chợ ngăn sông (T-ng). – Xưa kia ai cấm duyên bà, Bây giờ bà già bà cấm duyên tôi (C-d). – Một gian cửa cấm bốc mùa lạnh tanh (L-V-T). – Cấm giả lệnh giả thị, ai cấm người mang bị nói khoác (T-ng).

    Cầm

    Cầm. I. Lấy tay giữ lấy vật gì: Cầm quyển bet365 việt nam_tỷ số trực tuyến bet365_bet365 như thế nào, cầm đũa.

    Cầm chắc. Chắc hẳn: Người ấy đi thi cầm chắc đỗ. || Cầm chén. Nói về cuộc đánh me, người hốt cái gọi là người cầm chén. || Cầm lỏng. Chắc hẳn, không sao mất được: Giải nhất cầm lỏng trong tay. || Cầm tay. Nắm lấy tay nhau có ý ân-cần săn-sóc: Cầm tay hỏi hết xa gần (bài khóc của Dương Khuê). Nghĩa nữa là giữ tay cho đứa bé mới tập viết.

    VĂN-LIỆU. – Cầm gậy chọc trời (T-ng). – Cầm gươm đằng lưỡi (T-ng). – Cầm khoán bẻ măng (T-ng). – Cầm lửa đốt trời (T-ng). – Buông dầm cầm chèo (T-ng). – Cầm lược lại nhớ đến gương, Cầm khăn nhớ túi đi đường nhớ nhau (C-d).

    II. Giữ-gìn cho có thứ-tự, chừng-mực.

    Cầm cái. Đứng làm chủ một việc gì như cầm cái họ, cầm cái xóc đĩa. || Cầm canh. Giữ trống canh: Đánh trống cầm canh.|| Cầm cữ. Kiêng giữ trong một hạn mấy ngày: Gái đẻ cầm cữ. Nghĩa nữa là giữ có chừng mực. || Cầm chầu. Điểm trống cho con hát hát. || Cầm chừng. Làm thủng-thẳng có ý đợi chờ: Làm cầm chừng. || Cầm nọc. Giữ nọc, đứng đầu sai khiến làm việc gì: Việc ấy tất có người cầm nọc. || Cầm trịch. Giữ trịch: Cầm trịch đánh cờ, cầm trịch giải hát.

    VĂN-LIỆU. – Cầm cơ cầm mực (T-ng). – Giọt ba-tiêu thánh-thót cầm canh (C-o).

    III. Giữ lại, hãm lại: Tấc lòng cả quyết khôn cầm (Nh-đ-m). Lại là tên một thứ thuốc dùng để hãm bệnh lại cho khỏi thoát ra ngoài, gọi là thuốc cầm.

    Cầm hơi. Giữ lấy hơi cho khỏi lả người: Giầu thì cơm cháo bổ-lao, Nghèo thì đánh điếu thuốc lào cầm hơi (C-d). || Cầm lòng. Giữ vững lấy lòng mình: Nề tỏng [ ] có lẽ cầm lóng cho đang (K). || Cầm thực (tiếng nhà chùa) Nhịn ăn chỉ uống nước lã để cầm hơi. Lại là tên một cái suối ở núi Yên-tử. || Cầm chí. Giữ vững chí để làm một việc gì: Anh ấy nhà nghèo mà chịu khó cầm chí để học-hành. || Cầm giá. Giữ một giá không chịu hạ xuống: Các nhà hàng bảo nhau cầm giá không bán. || Cầm-khách. Giữ khách ở lại: Bày trò chơi ra để cầm khách lại. || Cầm nước. Giữ nước lại: Cầm nước để cấy chiêm.

    IV. Coi như, kể như: Cầm bằng con trẻ chơi diều đứt dây (C-d).

    V. Hòng, mong: Kiếp này ai lại còn cầm gặp nhau (K).

    Cầm.Vay hay là cho vay mà gán đồ làm tín: Cầm đồ, cầm nhà v.v

    Cầm cố. Đem vật gì đợ cho người khác để lấy tiền tiêu.

    Cầm [ ].Tên một thứ đàn: Đàn cầm khéo ngẩn-ngơ dây.

    Cầm-ca [ ]. Đàn hát: Cầm-ca gió lọt tiếng đàn (H-T). || Cầm đài [ ]. Chỗ ngồi gảy đàn: Rằng nghe nổi tiếng cầm-đài (K). || Cầm-đường [ ]. Nơi lỵ-sở quan huyện. Nói có ý khen vị quan thanh-liêm: Cầm đường ngày tháng thanh-nhàn (K). || Cầm-hạc [ ]. Đàn cầm và chim hạc (nói cái cách thanh-nhã của quan phủ hay quan huyện: Phủ-đường cầm hạc phong-lưu. || Cầm-kỳ [ ]. Đàn và cờ (nói tình bạn hữu): Đem tình cầm-sắt đổi ra cầm-kỳ (K). || Cầm-phổ [ ]. Sách dạy phép gảy đàn. || Cầm sắt [ ]. Đàn cầm và đàn sắt (nói về tình vợ chồng hòa hợp): Chưa cầm sắt cũng tao-khang (H-T) || Cầm-thư[ ]. Đàn và bet365 việt nam_tỷ số trực tuyến bet365_bet365 như thế nào (nói về cái thú của người văn-học): Quẩy cầm-thư đi du-học. || Cầm tôn [ ]. Đàn và chén rượu (nói cái thú bạn tri-kỷ): Bạn cầm-tôn xưa được mấy người (hát nói).

    VĂN-LIỆU. – Buông cầm xốc áo vội ra (K). – Ép cung cầm nguyệt thử bài quạt thơ (K). – Cung cầm trong nguyệt nước cờ dưới hoa (K). – Dây loan xin nối cầm lành cho ai (K).

    Cầm [ ].Loài chim: Gà vịt thuộc về loài cầm.

    Cầm-độc [ ]. Giống chim và giống trâu bò. Nghĩa bóng nói hạng người không biết luân-thường đạo-lý: Đạo người mà cầm-độc nên chăng (Âm-chất giải-âm). || Cầm-thú [ ]. Nói chung loài chim và loài muông. Nghĩa bóng nói hạng người không có giáo-dục luân-lý: Người ta há phải là cầm-thú sao (L-V-T).

    Cầm [ ].Bắt (không dùng một mình).

    Cầm-phòng [ ]. Bắt trộm cướp và gìn-giữ sự trị-an: Cầm-phòng trộm cướp.

    Cầm-cập.Bộ run rẩy: Rét run cầm-cập.

    Cẩm

    Cẩm.Tên một loài củ thường dùng để thổi xôi nấu canh.

    Cẩm [ ].Gấm (không dùng một mình).

    Cẩm-đường [ ]. Nhà quan to: Chốn cẩm-đường rạng vẻ cân-đai. || Cẩm-nang [ ]. Túi gấm. Nghĩa bóng nói về mưu-mẹo cao-kỳ: Cẩm-nang của ông Khổng-minh. Nghĩa nữa là một tập cóp-nhặt những cái hay hoặc về văn, hoặc về thuốc: Bài thuốc cẩm-nang, tập văn cẩm-nang. || Cẩm-tâm tú-khẩu [ ]. Bụng như gấm, miệng như vóc (nói về văn hay): Giá đành tú-khẩu cẩm-tâm khác thường (K). || Cẩm-tú [ ]. Gấm vóc. Nghĩa bóng ví câu văn hay: Câu cẩm-tú đàn anh họ Lý (C-o). || Cẩm-thạch [ ]. Thứ đá có vân.

    Cẩm-châu. Một thứ hàng dệt mềm bóng và có hoa.

    Cẩm-kê [ ]. Tên một loài gà rừng, lông có mặt nguyệt, tựa như loài công.

    Cẩm-lai.Tên một thứ gỗ.

    Cẩm-nhung [ ].Tên một thứ hàng dệt có vân, mùi hoa đỏ sẫm mượt như nhung: Áo cẩm-nhung.

    Cẩm-phả.Tên một hải-cảng thuộc tỉnh Quảng-yên.

    Cẩm-y-vệ [ ].Đội quân mặc áo gấm, vua đi đâu thường đi hầu.

    Cậm

    Cậm-cụi.Cũng nghĩa như “cặm-cụi”.