07. Trang 111 - 127 (đang xoáng)

Jun 28, 2016
07. Trang 111 - 127 (đang xoáng)
  • :rose:
    Phu-nhân nói: - Có thế chứ! Bây giờ anh mới thật là tin tôi! Thực tôi yêu anh vô-hồi vô-hạn, đến khi anh không còn nữa thì tôi còn tiếc gì cái cõi trần-gian này mà không bỏ đi để theo anh. Tôi không sợ cái chết. Tôi vẫn biết rằng chết là cái giấc ngủ vô-cùng. Anh định đến bao giờ để đôi ta cùng dắt tay nhau vào giấc ngủ nghìn năm ấy? Ngay hôm nay nhé, cho anh khỏi đau khổ. Hay là ngay bây giờ, ngay cái giây phút này, giữa lúc đôi ta đang đồng-tâm đồng-cảm với nhau, dươngf như mở hai tấm lòng ra cho nhau xem?... Ừ anh có muốn ngay bây giờ không? Tôi đã sẵn-sàng đây…

    “Chồng đáp: - Chưa. Anh đang khoan-khoái quá. Anh không muốn bỏ qua mất cái lúc này. Mắt anh còn trông thấy em, tay anh còn cầm được em, anh còn có tư-tưởng để biết được em, anh còn có tư-tưởng để biết được em còn đấy, em yêu anh, thì anh còn chưa muốn chết vội, anh không muốn mất một giờ, một phút nào cùng với em. Đã có tinh a-phiến đây cứu cho đỡ đau đớn quá. Trước kia anh vẫn sợ không dám dùng nhiều, vì đã nghiệm dùng nó thì không làm việc gì được nữa. Nay anh dùng nó cho đỡ đau-đớn mà ngồi trông em, biết em ngồi đấy, thì sung-sướng dường nào! Anh còn sống được mấy tuần nữa, có lẽ mấy tháng nữa. Anh muốn hưởng cho hết cái thời giờ ấy.

    “Vợ nói: - Tôi cũng thế. Nhưng tôi xin anh thề với tôi một điều, lấy ái-tình ta làm chứng mà thề với tôi rằng cái chết của đôi ta chỉ là hoãn lại đó mà thôi; chờ bao giờ đến kỳ thì anh sẽ bảo tôi, không có để yên mà đi lấy một mình. Tôi xin anh nguyện-ước với tôi như thế, như ngày đôi ta mới lấy nhau, anh có nhớ không? … Mình là thầy thuốc, tất biết cái hiệu lúc nòa là lúc sắp đến. Gần đến bấy giờ thì anh bảo cho tôi biết, anh bảo cả cho tôi phải dùng cách gì. Tôi sẽ có can-đảm mà theo anh. Đôi ta cùng nhau bước xuống cái vực thẳm, vực tối, vực sâu. Anh thử nghĩ xem, cái thẳm ấy, tối ấy, sâu ấy còn chưa thấm vào đâu với cái vắng-vẻ lặng-lẽ trong nhà ta, sau khi anh đi mà tôi còn lại… Anh ơi, xưa nay tôi vẫn biết anh là người thành-tín. Thế anh có thề với tôi điều ấy không?

    “Chồng đáp: - Anh thề với em.
    “Vợ nói: - Thế thì tôi cảm ơn…”

    Hai người lúc nói bây nhiêu câu, không còn là tâm-tính thường nữa. Thật là cuồng sảng đã đem ái-tình ra ngoài giới hạn thiên nhiên. Vợ hiến mình cho chồng, chồng nhận lời của vợ, trong lúc bấy giờ cũng là thành-thực trong lòng cả, nhưng mà sở-dĩ một người hiến như thế, một người nhận như thế, chẳng phải là một sự trái thường dư? Bời đâu mà gây nên việc trái thường như thế? Cái chết thường vẫn là một sự rất dễ dàng mà sao đây nó gian-nan trắc-trở như thế? Chẳng qua là bởi cái quan-niệm của hai người về sự chết. Hai người cho chết là hết, lấy cái chết là một sự vô-nghĩa, coi cái chết như một thiên-tai. Kìa như hai vợ chồng mình, đương xum hiệp vui vầy, mọi bề sung-sướng ở đời không thiếu gì cả, có đủ tư-cách mà diễn một cuộc ái tình như xưa nay người đời chưa từng trông thấy nhiều lần, đáng phải sống cho trọn cái đời êm-ái ấy mới là hợp lẽ. Cớ sao đương nửa chừng, bài kịch đương giữa hồi hay, cái chết đã vội đến phá đám như thế? Một sự xảy ra vừa ác-hại mà vừa vô-nghĩa như thế, thì dù sức người không thể cưỡng được, nhưng lòng người cũng không thể nhận được. Chết thì đành là phải chịu, nhưng không chịu rằng một cái chết chướng ngược như thế là phải lẽ. Bởi vậy mà trong cơn điên cuồng tức giận, nghĩ đến những kế cùng để phản-đối với cái chết cho cam tâm. Tựa-hồ như thách cái chết rằng: - Đôi ta đương ham mê nhau, mày ác, mày hại mày đến lìa hai người ra, mà phá đổ cuộc nhân duyên. Nhưng ta thử hỏi: Đôi ta cùng đi cả thì mày ác với ai? mày hại ai? mày lìa ai? … Đó thật là một câu nói cùng vậy. Danh-y chính là vào bận những nhà khoa-học tin cuộc sinh-tử là một cuộc hợp-tan, trước sau đời người là cái hư-không cả; cho nên đến lúc chính mình sắp phải vào cõi hư-không ấy, nghĩ nó thẳm, nó tối, nó sâu là dường nào mà ghê, mà sợ. Phu-nhân là con nhà khoa-học, lại chịu cảm-hóa của chồng, tất cũng một tư-tưởng như chồng. Cho nên lúc biết cái nguy-cơ của chồng, muốn cứu giúp chồng, muốn làm cho cái chết nó khỏi nặng-nề cho người yêu, tưởng không gì bằng là cùng chết với chồng. Nhưng đó cũng lại là một cái kế cùng nữa. Đến sau ngẫm-nghĩ ra, không phải rằng có hối-hận gì, nhưng mới rõ rằng kế ấy chưa phải là chính-đáng.

    Bởi cơ-hội gì mà phu-nhân nghĩ ra thế? Vì sự suy-nghĩ ấy là miễn-cưỡng, cứ tự-nhiên thì một người cao-thượng, cứ tự-nhiên thì một người cao-thượng khảng khái như phu-nhân, trong bụng đã quyết-định một việc, tất không có nghĩ lại việc ấy hay hay là dở, phải hay là trái nữa. Phương chi cí việc mình quyết-định lại là mọt việc không duy-kỷ, rất đại-lượng, tức như Thiên-chúa-giáo gọi là một việc “cứu-vãn linh-hồn” vậy.

    Cơ-hội khiến cho phu-nhân miễn cưỡng mà suy-nghĩ đến việc mình đã quyết-định ấy là cơ-hội như sau này, - tức là phần thứ nhì trong truyện, tức là cái cảnh thứ nhì mà nhà làm bet365 việt nam_tỷ số trực tuyến bet365_bet365 như thế nào định bày ra cho ta để so-sánh hai cái chết.

    Phu-nhân nguyên có một em họ tên là Le Gallic, trước khi chiến-tranh học ở trường võ-bị Saint-Cyr, đến khi khai-chiến đóng Thiếu-úy đi tòng-chinh. Hai chị em thủa nhỏ chơi thân-thiết với nhau lắm, dễ có lúc cũng đã ước-thầm với nhau những cuộc trăm năm. Nhưng đến tuổi lớn lên, một người đi lấy chồng, một người đi theo học, những sự mơ-tưởng lúc thủa nhỏ như cái hoa cuối mùa, dần dần rơi rụng hết. Chị dễ không còn nhớ đến nữa, nhưng ái-tình trong bụng em vẫn ngầm-ngấm như xưa, biết rằng không bao giờ thành được lại càng thiết-tha hơn. Thiếu-úy vối là người đa-tình đa-cảm, lại là người rất sùng-đạo, có lẽ trong bụng tin rằng đời không gặp nhau được, lai-sinh tất có ngày tái-hợp. Nhưng tình-cảm ấy là âm-thầm trong bụng mà thôi, một mình mình biết một mình mình hay, vẫn vùi-dập trong tâm-khảm, không lộ ra cho ai biết. Chị cũng không biết, mà anh rể cũng không ngờ. Danh-y đối đãi với em vợ mình rất là nhã-nhặn tử-tế. Chỉ có một khoản là hai người bất-như-ý nhau, là khoản tôn-giáo. Thiếu-úy là người rát tin-sùng đạo Gia-tô, danh-y thì giữ chủ-nghĩa vô-thần. Tư-tưởng hai người xa nhau như Nam-cực với Bắc-cực vậy. Lúc bình thường họp mặt, vẫn thường cãi nhau về vấn-đề tín-ngưỡng. Thiếu-úy thì lấy lòng nhiệt-thành vì đạo mà nói; danh-y thì coi tôn-giáo là một sự mê-tín, người trí-thức không đán dụng-công mà nghiên-cứu. Còn phu-nhân thì bởi sự cảm-hóa của cha ngày xưa với của chồng bây giờ, khuynh-hướng về phương-diện chồng hơn là về phương-diện em. Nói rút lại thì sự bất-như-ý, sự phản-đối ấy chỉ thuộc về tư-tưởng mà thôi. Nhân việc ngẫu-nhiên mà xui phát-hiện ra sự-thực. Thiếu-úy đi tòng-chinh tự khi khởi việc chiến-tranh, theo đánh mấy trận ở Alsace-Lorraine. Được ít lâu thì bị thương, phải một viên đạn vào đầu. Quan thầy thuốc ở hàng quân lấy làm một vết thương nặng, sợ có hư-tổn đến bộ thần-kinh, xin cho đem về bệnh-viện của danh-y ở Paris để chữa.

    Thế là tình-cờ mà em vợ được vào tay anh rể chữa. Nhưng bấy giờ là giữa lúc xẩy ra cái bi-kịch trên kia. Danh-y cùng phu nhân đương vào tuần mê-sảng nguyền ước với nhau cùng chết. Hai người đương băn-khoăn về cái chết mà ở đâu có một người cũng đương thập-tử nhất-sinh đến bày cho mình một cái cảnh chết khác, thì hai cái quan-niệm về sự chết ấy khỏi xung-đột với nhau sao được! Trước hai quan-niệm ấy, phu-nhân xưa nay mới biết có một, là cái quan-niệm của chồng. Nay sặp được biết cái khác là cái quan-niệm của người em mình, mà tự-nhiên thành ra phải so-sánh với nhau.

    Thueeys úy từ khi bị thương đau đớn vẫn bình tĩnh như thường, không những thế, lòng tin đạo lại lấy nỗi đau khổ là một sự hay, là một cái dịp tăng tiến cho linh hồn. Người ta lúc bình thường thì ai cũng như ai, hơn nhau chỉ những lúc hoạn nạn đau khổ; lúc ấy nếu biết bền lòng vững chí nhẫn nhục kiên gan, không những thế, người đời lấy làm khổ mà ta lấy làm vui sướng, thế mới là có cái linh tính kiện toàn hơn người thường. Vả người ta ở đời, có phải chỉ có quan hệ với một cái đời này đâu. Sau cái đời ngửa ngang chếch lệch này, còn có một cõi lai sinh hoàn toàn hơn, làm người ai cũng phải mong cho đến được đấy. Nếu không có cái hy vọng ấy, nếu cái nhỡn giới của người ta chỉ đến chết là cùng, nếu cứu cánh cuộc đời chỉ ở trong khoảng mấy mươi năm, thì trời đất này không có giống gì khổ bằng giống người, không có cảnh nào buồn bằng cõi đời nữa. Nếu linh hồn người ta như giam trong cái buồng kín, trông trước trông sau không thấy gì nữa, không có chỗ nào mà nhìn qua tới một cõi đời sáng sủa tốt đẹp hơn, thì lấy đâu sức mạnh mà chịu đựng những nỗi đau đớn, gánh vác những việc nặng nề ở đời ? Kìa như cuộc chiến tranh long trời lở đất này, có phải đã từng nghiệm phàm người có lòng tín ngưỡng tôn giáo, thường biết vui vẻ mà chết cho nước hơn là chỉ vì nghĩa vụ mà thôi ?

    Bấy nhiêu câu, hình như phu nhân đọc thấy trên nét mặt viên Thiếu úy vậy. Từ khi mang về bệnh viện, Thiếu úy tuy đau nặng mà tinh thần vẫn sáng suốt. Thường nói chuyện với phu nhân biết cái bệnh hiểm của danh y, lại cảm giác cái bi kịch hai người với nhau, lấy làm thương tâm vô cùng. Về phần mình thì không còn nghi ngờ nữa: thường trông thấy an hem bị nạn mà biết một vết thương ở đầu như vết thương của mình là trước sau cũng đến chết mà thôi. Cho nên bao nhiêu tâm lực chỉ chủ vào một sự chết đó, dường như muốn sủa soạn để chết cho xứng đáng. Nghĩ đến chết, không hề sợ hãi tức giận, mà lại bình tĩnh khoan khoái vô cùng. Mắt hồ nhắm lại, đã tựa hồ như trông thấy ánh sáng thiêng liêng. Thấy mình đối với cái chết vững vàng như thế, mà thấy hai nguwoif kia đối với cái chết một cách bi thảm như vậy, bất giác sinh vô hạn thương tâm, muốn làm thế nào cứu vớt cho hai người, bèn cầu nguyện Thượng đế xin đem linh hồn của mình chuộc tội cho kẻ lầm đường lạc lối.

    Phu nhân trông thấy thái độ viên Thiếu úy như thế mà cảm động trong lòng, chạnh nghĩ đến cái thái độ của mình cùng chồng mình : một bên thì bình tĩnh mà kiên nghị, một bên thì khắc khoải mà gian truân.

    Lại thêm mấy hôm sau, danh y bệnh mỗi ngày một nặng, biến đổi cả tính khi đi : người xưa nay vốn độ lượng lớn lao, vậy mà một hôm nghi ngờ thế nào, thậm chí mình là người chữa bệnh, người ta là người có bệnh sắp chết, đến gần Thiếu úy hỏi đốp vào mặt một câu rằng : có phải xưa nay vẫn thầm yêu trộm giấu vợ mình không ! Một người cao thượng như ông mà tự hạ đến những thói ghen tuông tầm thường, vào một thời khắc bi thương như thế, thì thật là cuồng vậy.

    Trông thấy hai cái thái độ trái ngược như vậy, phu nhân không thể không hồi tưởng đến việc quyết định của mình mà tự hỏi có chính đáng không. Bây giờ trong lòng xuất hiện một mối hồ nghi lớn. Nghĩ tâm sự phu nhân lúc ấy mà thương thay ! Nay sắp phải thi hành lời ước minh, mà tự mình không tin lời ấy nữa. Mà nào có phải lời nguyền ước tầm thường đâu : nguyền ước gớm ghê thay ! …

    Lòng phu nhân đã thay đổi như thế, mà ông chồng vẫn chưa biết, vẫn còn mê chưa tỉnh, cho mãi đến giờ cuối là lúc cùng tận mới tỉnh ngộ. Hôm ấy là trước ngày ông định từ biệt thế gian để cùng chết với vợ. Phu nhân thấy ông sửa soạn, biết đã tới nơi, nhưng đến lúc sắp bước chân xuống vực thẳm, thì thấy có cái ám lực gì nó cầm lại, không thể nào bước được cái bước sau cùng. Cực thân, tủi thân, thẹn với chồng, thẹn với mình vì thất ước, ôm mặt nức nở khóc, lấy mảnh giấy vạch mấy lời để giãi tâm sự. Chồng xem giấy bấy giờ mới tỉnh ngộ, không những là không giận vợ thất ước, mà lại hối mình đã mê cuồng. Bấy giờ mới nói với học trò mấy lwoif tuyệt ngôn, rồi tiêm một liều thuốc mạnh hơn mọi lần, ngồi tựa vào cái ghế mà chết.

    Viên Thiếu úy mấy hôm sau, vết thương đau nặng mãi lên, không thể chữa được, cũng tạ thế. Lúc hấp hối tay ôm thánh giá trên ngực, miệng cầu kinh, mặt điềm nhiên, sắc tươi tỉnh, như người đã bước chân vào cõi cực lạc.

    Phu nhân từ đấy như mang cái u sầu ở trong lòng, ngày đêm chỉ kiệt lực thuốc thang cho những người đau trong bệnh viện, quên ăn quên ngủ, tựa hồ như muốn hi sinh cái thân mình để chuộc tội với vong linh người thác.

    Y sĩ Marsal thấy phu nhân làm việc nhiều quá, thường khuyên nên rè sức, phu nhân đáp lại rằng : “ Bác khuyên tôi không nên làm việc quá. Tôi có làm việc thì tôi mới khuây khỏa được. Có khi đã làm việc cả ngày cả đêm. Mệt nhọc quá, tự nghĩ rằng : nếu lòng tín ngưỡng của anh Le Gallic là phải, nếu còn có một thế giới khác nữa, nếu linh hồn của chồng tôi không tiêu diệt hẳn, còn phảng phất ở nơi nao mà phải chịu đau khổ, thì có lẽ công tôi giúp đỡ cho những người đau ốm ở đây cũng ảnh hưởng đến chồng tôi được ít nhiều… Ấy là tôi nguyện ước như vậy, vẫn còn hồ nghi lắm. Nhưng hễ nghĩ đến thế thì thấy trong người khoan khoái lạ, tựa hồ như có một tiếng cảm ơn ở đâu xa đưa văng vẳng đến tai tôi … Nhưng ở đâu ? … “

    Nhưng ở đâu ? … Muốn đáp câu hỏi đó thì phải có lòng tín ngưỡng, không lấy lý luận mà giải được. Phu nhân tuy chưa có lòng tín ngưỡng, nhưng đã khởi lên câu hỏi ấy, đủ biết đã có tư cách chịu cảm hóa của tôn giáo vậy.

    Đó là kết luận bộ tiểu thuyết. Nhà làm chuyện đã tả cho ta hai cảnh chết thật là khác nhau. Một bên là một người thượng lưu nhân vật, đủ bề tài trí vẻ vang. Hốt nhiên thấy cái chết nó phát hiện ra trước mắt , bèn lấy một quan niệm riêng mà đối đãi. Nhưng không thể bình tâm mà thuận nhận được. Vì cứ theo quan niệm ấy thì chết là tuyệt diệt cái “ hồn cảm giác “ của mình, tất bao nhiêu tình cảm trong người nổi cả lên mà để kháng lại. Lại theo quan niệm ấy chết là tuyệt diệt cái “ hồn trí thức “ của mình nữa. Chắc sau khi chết thì học trò lại kế lấy nghiệp thầy, những người đau đã chữa cho khỏi nhờ mà được sống thêm lên. Danh tiếng mình chắc không sợ mai một đi mất. Nhưng tư tưởng mình, công phu học vấn suy nghĩ của mình, sức mạnh tinh thần đã khiến cho mình cai quát được cả vũ trụ, bấy nhiêu cái sẽ chìm đắm vào trong cõi hư không cả. Cả cái nhân cách lỗi lạc của mình, rồi sẽ không còn tí gì nữa. Nghĩ đến thế mà chán, mà tức, mà nổi giận, mà phát cuồng. Nhưng sau biết tức giận cũng là vô ích, bèn cam tâm mà chịu phận, khác nào như người võ tướng thế bất dắc dĩ phải ra hàng, nhưng trong lòng vẫn không phục.

    Một bên thì một người bình thường, một nhà “ hành động “ không có thế lực gì và tư tưởng cũng giản đơn. Quan niệm về đời , không phải tự mình gây dựng ra, cũng là thừa di truyền của tổ tiên. Người ấy hốt nhiên cũng phải ra đối đãi với cái chết. Nhờ có cái quan niệm di truyền đó, thuận nhận ngay lấy sự chết là một duyên cớ để tu luyện cho mình, coi cái chết như cái dịp để tăng tiến cho mình, tăng tiến cho kẻ khác. Cái “ hồn cảm giác “ của mình không phản đối sự chết, vì có thể đem sự đau khổ về thân thể cống hiến để cứu giúp cho kẻ thân yêu. Cái “ hồn cảm giác “ cũng thuận nhận vì hiểu biết rằng chết không phải là hết, linh hồn vốn vĩnh viễn bất diệt.

    Như vậy thì khác nào như hai người cùng phải ra quyết đấu với cái chết, một người cương quyết mà chịu thua, một người nhu thuận mà được thắng, một người thì coi cái chết là một sự tai hại mà ruồng rẫy, một người thì coi cái chết là một sự thành tựu mà hoan nghênh.

    Trong hai cách đối đãi cái chết đó, nhà làm bet365 việt nam_tỷ số trực tuyến bet365_bet365 như thế nào phán đoán ra làm sao ? Nhà làm bet365 việt nam_tỷ số trực tuyến bet365_bet365 như thế nào nói : trong hai cách ấy, bất luận rằng cách nào là chân chính, cách nào là không, nhưng phải chịu rằng một bên thì hữu dụng, một bên thì không. Hữu dụng ấy là cách đối đãi của người “ nhu – thuận “ , tức là của viên Thiếu úy trong chuyện này. Thế nào gọi là hữu dụng ? Hữu dụng nghĩa là được việc cho mình, được việc cho người. Thử xét cái cách chết của viên Thiếu úy có phải là gồm cả hai điều ấy không ? Không những lấy cái chết là một sự tăng tiến cho mình, mà lại coi cái chết là một dịp cứu giúp cho kẻ khác. Đương lúc thế giới đa nạn, quốc bộ gian nan, dù người không tin thần lực của tôn giáo, cũng phải chịu rằng cách chết ấy là thuận tiện hơn, hợp thời hơn cả.

    Lời kết giản dị mà ý vị thay ! Nhưng đến được đấy, tất phải vượt qua sông “ Hoài nghi “ mà bước sang bờ “ Tín ngưỡng “ vậy.

    ( 1917 )



















    HỘI HÀN LÂM NƯỚC PHÁP


    Nước Pháp là nước trọng văn học. Người Pháp xưa nay vẫn ưa câu văn hay, lời nói khéo. Cùng một tư tưởng, mỗi nước diễn ra một khác, nhưng bao giờ lời của nước Pháp vẫn là thanh thoát hơn, có văn chương, có lý thú hơn. Người Hi Lạp ngày xưa, nhất là người thành Nhã điển ( Athenes ), rất ham văn chương, mà văn chương của họ sáng sủa mát mẻ như khí trời đất Hi-lạp. Văn chương nước Pháp ngày nay cũng có cái khí vị đó, và nguwoif Pháp thường được gọi là người Nhã-điển đời nay. Người Pháp lại còn giống người Nhã-điển về cái thói cách phong nhã nữa, mà thói cách phong nhã ấy tức là kết quả của văn học Pháp.

    Cả thế giới không nước nào có hội văn sĩ giống như hội Hàn lâm nước Pháp ( Academie francaise ). Hội ấy là trung tâm điểm của văn học trong nước. Hội có bốn mươi hội viên, toàn là những bậc tai mắt trong làng văn, những người đã trước thuật nhiều, mà có danh tiếng ai cũng biết. Bốn mươi ông Hàn lâm đó đã có tên gọi là “ bốn mươi ông bất tử “, là có ý nói là những người đã làm nên sự nghiệp văn chương bất hủ, khá lưu truyền lâu dài về sau. Cái số hàn lâm có hạn như vậy, thì chắc ngoài ra còn nhiều nhà văn có tài nữa, nhưng đại để những người đã có chân Hàn lâm là vào bậc trứ danh hơn cả. Vả phàm văn sĩ trong nước đều lấy đấy làm nơi tôn trọng hơn hết, coi như chốn thành tựu cho sự nghiệp văn chương của mình, và ai ai cũng có bụng ước ao được vào đó. Cho nên các bậc văn hào xưa nay, sớm trưa cũng là liệt vào hàng “bất tử” cả.

    Hội Hàn lâm nước Pháp sáng lập tự năm 1634. Nguyên giáo chủ Richelieu, tể tướng vua Louis XIII, nghe có mấy nhà văn thời bấy giờ thường họp ở nhà một người tên là Conrart để bàn văn đọc bet365 việt nam_tỷ số trực tuyến bet365_bet365 như thế nào. Giáo chủ nghĩ đổi cái văn đàn riêng ấy thành một đoàn thể công của nhà nước. Nhân đó lập ra viện Hàn lâm để họp-tập những ngừoi có tài văn chương trong nước.

    Ngay từ hồi đầu, đã định có bốn mươi người. Trong số ấy thì cử ra ba người, một Chủ tịch, một chưởng ấn với một “vĩnh viễn thư ký”, để trong nom việc hội. Chức chủ tịch cùng chưởng ấn thì bầu ba tháng một; còn chức thư ký thì cả đời, nên gọi là “ vĩnh viễn thư ký” ( secre’taire perpetuel ).

    Khi họp thường không công khai. Duy mỗi năm có một kỳ “ đồng niên công khai” ( séance publique annuelle ), thiên hạ được vào nghe mấy ông Hàn lâm diễn thuyết. Thường có bài diễn của ông chủ tịch về các “ phần thưởng đạo đức “, ( prix de vertu ), bài diễn của ông thư ký về các “ phần thưởng văn chương “ ( prix litteraires ). Vì Hàn lâm có hai chức vụ lớn với quốc dân: một là mỗi năm phải tra xét trong toàn quốc, bất cứ đàn ông, đàn bà, người già, người trẻ, nhất là hạng bình dân, những người nào đã làm nên công đức đáng khen, đem ra ngợi khen trước công chúng và ban thưởng cho tiền bạc, tức là cái chức vụ tán dương những công việc đạo đức trong nước; hai là sát hạch những bet365 việt nam_tỷ số trực tuyến bet365_bet365 như thế nào thơ văn của các tác giả gửi đến, để ban thưởng cho bet365 việt nam_tỷ số trực tuyến bet365_bet365 như thế nào hay, tức là cái chức vụ biểu dương các tác phẩm văn chương trong nước. (1)