17.vancuong7975(xong)WIKI
-
Link docx
Link pdf
Greenbaum cũng là kẻ nghiện rượu vô phương cải tạo. Hắn uống từ khi còn ở Chicago, từ đó hắn phải chạy trốn cảnh sát đến Phoenix ở Arizona. Hắn kiếm tiền bằng buôn lậu, tống tiền và xổ số. Greenbaum cũng còn là tay máu mê cờ bạc, hắn thua thường xuyên và thua những món tiền lớn. Lãnh đạo mafia hài lòng về công tác phục hồi khách sạn Flamingo của hắn, nhưng không vừa lòng với cách sống của y. Hắn bị cảnh cáo, nhưng không chịu sửa chữa mà còn uống rượu nhiều hơn.
Hắn có cả một giới thân chủ thường xuyên, người quen của hắn đi đến Las Vegas từ mãi tận Chicago và cả Phoenix. Khoảng năm 1948 hay 1950, xuất hiện ở khách sạn Flamingo cả Barry Goldwater, thị trưởng Phoenix, đại tá không lực Hoa Kỳ và cũng là bạn của Greenbaum.
Mafia Hoa Kỳ thường chơi những canh bạc lớn. Nó mua chuộc các chính khách quyền thế, ủng hộ họ khi cần thiết, thậm chí có khi còn rắc hoa trên con đường công danh của họ. Bary Goldwater là một trong những người đó. Ở Las Vegas, y được đón tiếp như nguyên thủ quốc gia, ở trong khách sạn Flamingo không phải trả tiền, và để trả ơn. Trong máy bay tư của mình, y chở đến khách sạn những khách chơi sộp. Ở đây y làm quen với các thương gia Mỹ tên tuổi và đóng vai một nhân vật quan trọng.
Barry Moris Goldwater sinh trưởng ở thành phố Phoenix, bang Arizona. Ban đầu y theo học tại học viện quân sự ở Staunton, bang Virginie. Sau đó, trong những năm 30, y học đại học tổng hợp ở Tuscon. Tốt nghiệp, y trở thành giám đốc một hãng buôn bán của gia đình, hãng Goldwater’s Inc. Y là một thương gia thành công, trong chiến tranh phục vụ trong không lực Hoa Kỳ, sau đó y giải ngũ với quân hàm đại tá, tiếp tục binh nghiệp trong lực lượng tự vệ Arizona và được phong hàm thiếu tướng. Y là một chính trị gia quan trọng của đảng Cộng hòa từ năm 1948 đến 1950, là chuyên gia về các vấn đề người da đỏ ở Bộ Nội Vụ. Năm 1953, y là thượng nghị sĩ quốc hội Hoa Kỳ, đại diện bang Arizona, với quan điểm cực tả. Sau này người ta mới biết chính mafia đã tạo điều kiện cho y leo lên bậc thang danh vọng.
Năm 1951, xuất hiện ở Las Vegas một người đàn ông trạc tuổi trung niên, dáng vẻ nghiêm túc, tên là William Nelson. Là bạn của Greenbaum, Nelson đã nhanh chóng làm quen với Goldwater và đánh giá chính xác rằng chính trị gia hiếu danh từ Arizona là con ngựa mà y có thể yên tâm đặt cá, Y hứa sẽ ủng bộ Bary Goldwater.
Ngày nay khó có thể xác minh khi nào thì Godlwater nhận ra ngài William Nelson là một nhân vật đáng ngờ. Trong thực tế y tên là Willie Bioff, đã từng là vệ sĩ và cố vấn cho găngxtơ Al Capone khét tiếng. Chính y đề nghị vua thế giới ngầm Chicago bắt đầu trò thao túng các tổ chức công đoàn. Y liên kết với Goorge Borwn chúng cùng nhau lũng đoạn công
đoàn quốc tế IATSE ngành kịch và điện ảnh. Chúng tống tiền thành công không những chỉ các chủ phim và chủ kịch, mà cả người quay phim, chiếu phim, phục vụ là như thế, chúng bỏ túi bạc triệu. Hàng năm chỉ mới từ tám nhà kinh doanh, Bioff nộp cho mafia, tổ chức bảo đảm an toàn cho y.
Cảnh sát biết các mánh khóe tội Ịỗi của y, nhưng không sao có được bằng chứng. Mãi đến năm 1941, trong một lần kiểm tra bất ngờ, nhân viên sở thuế liên bang phát hiện ra giấy tờ khả dĩ làm phương hại y, cảnh sát bắt đầu tra hỏi Bioff và y không còn lối thoát nào khác là phải thú nhận. Đồng thời y đã phạm một sai lầm nguy hiểm. Y bắt đầu “hát” tiết lộ tên một số tòng phạm. Không rõ các bố già mafia đã biết được sự phản bội của y từ lúc đó, hay mãi tận mười năm sau, khi y được ra tù.
Năm 1951, ra tù, y chuyển đến hành nghề ở Las Vegas, dưới cái tên William Nelson.
Y kết bạn với Goldwater, hứa sẽ ủng hộ và tuyên truyền các mánh khóe cai trị các tổ chức công đoàn cho ứng cử viên Tổng thống tương lai. Một lần say rượu, Green Baum đã thú nhận là có chi mỗi tháng 500 đôla tiền tiêu vặt cho thượng nghị sĩ Goldwater. Các ký giả thuộc đảng dân chủ đã không ngần ngại sử dụng thông tin trên chống lại Goldwater, nhất là sau khi thỏa thuận Pittsburg của đảng Cộng hòa năm 1963, ở đó dưới áp lực của các chính khách thân mafia, Goldwater được bầu làm ứng cử viên tranh cử Tổng thống với J.B.Johnson, ứng cử viên của Đảng dân chủ. Nhưng Goldwater đã phạm sai lầm tai hại trong chiến dịch vận động bầu cử. Y công kích đường lối đối nội và đối ngoại của cố tổng thống J.F.Kennedy và người kế tục mà Johnson, kêu gào trở lại thời kỳ chiến tranh lạnh, cự tuyệt các quan hệ hữu nghị với các nước xã hội chủ nghĩa, chống lại chính bet365 việt nam_tỷ số trực tuyến bet365_bet365 như thế nào nhân đạo đối với người da đen ở Mỹ. Con diều hâu hiếu chiến thảm bại. Chiếm tuyệt đại đa số phiếu bầu. Johnson đã thắng cử.
Trong thời kỳ Goldwater được bạn bè như Gus Greenbaum và Willie giúp đỡ, cùng chúng xuất hiện ở các hãng tên tuổi ở Las Vegas, y thề thốt với tất cả những người sẵn sàng nghe y rằng đến lúc được cầm lái, y sẽ lo thu xếp hủy bỏ thuế thu nhập cao, không cho phép tăng thuế thu nhập của giới tri thức, các quy chế về thuế má sẽ được đổi mới có lợi cho các nhà kinh doanh. Sau đó xảy ra vụ cạy két khách sạn Flamingo và cảnh sát tình nghi Gus Greenbaum đã cho giết hai tên ăn trộm. Thượng nghị sĩ Goldwater được dịp trả ơn người cưu mang mình, Y làm chứng trước tòa cỏ lợi cho Green Baum: một người lương thiện và trọng danh dự như vậy không thể thuê giết người được. Green Baum được tòa tha bổng vì thiếu bằng chứng, một phần cũng nhờ thượng nghị sĩ Goldwater.
Năm 1958, sự nghiệp của Goldwater càng lên cao bao nhiêu thì cuộc đời của Green Baum càng lao xuống dốc bấy nhiêu. Nhà kinh doanh kinh nghiệm đã hoàn toàn ngập sâu vào rượu chè, cờ bạc, phạm hết sai lầm này đến sai lầm khác. Khách sạn Flamingo không còn thu nhập như trước. Trong lúc đó, ở Las Vegas mọc lên nhiều khách sạn với casino sang hơn, đắt tiền hơn và với kiến trúc hiện đại hơn, thu hút du khách bằng những buổi biểu diễn cỡ “thế giới” với các nghệ sĩ nổi tiếng được trả tiền công cao tới chóng mặt. Chẳng hạn Marlene Dietrich, sống bằng vinh quang một thời là minh tinh màn bạc, bỏ túi 10 ngàn đôla sau mười phút biểu diễn.
Green Baum giải quyết khó khăn theo ý mình. Y bổ nhiệm Bioff làm bí thư và cho rằng Bioff quay lại các biện pháp đe dọa và tống tiền như đối với công đoàn. Đây là nước cờ thiếu suy nghĩ. Các bố già mafia chắc hẳn phải biết ai là ngài William Nelson, và bấy giờ chúng đã có những thông báo chính xác về sự phản bội của Bioff trở nên nguy hiểm và Green Baum cũng vậy. Các thành viên thế giới ngầm đang ráo riết chuẩn bị báo thù kẻ phản bội. Trước đó mười năm, khi bị Bioff bán rẻ, chúng phải nộp mạng tới một triệu đôla vì tội trốn thuế.
Sáng ngày 4-11-1958, William Nelson, tức Willie Bioff, xách cặp bước ra khỏi nhà và ngồi vào xe con đỗ trước cửa. Trong tích tắc, khi y tra khóa vào ổ và vặn, xe nổ tung, Bioff chết ngay tại chỗ. Mafia hoàn tất bản án tử hình tên phản bội.
Gus Green Baum là một chuyên gia thương mại số một và là ông bầu thành công. ít ra là cho đến lúc đó. Không phải tất cả các nhà kinh doanh đến Las Vegas đều có đầu óc như y. Khi y cho nối thêm một cánh gà với phòng ở cho khách và mở rộng casino ở Flamingo, khách sạn thu về những khoản lời khổng lồ, và y trở thành mẫu mực cho những nhà kinh doanh khác. Cho nên anh em Benjamin và Samuel Cohen từ Miami mời y đến kéo hãng đang chìm của họ lên bờ. Hai thương gia này bỏ ra mười triệu đô la xây dựng khách sạn Riviera, nợ ngập đầu và bất lực nhìn công ty phá sản Gus Green Baum xuất hiện như vị cứu tinh và sau một thời gian ngắn, khách sạn thu nhập giống như Flamingo. Doc Stacher khẳng định rằng Green Baum đã cử Willie Bioff là phó sếp chính ở khách sạn Riviera và như vậy, thách thức các bố già mafia thanh toán Bioff.
Green Baum cũng không thọ lâu hơn bạn hữu bao nhiêu. Y chơi bài và uống rượu, khi không có tiền đặt, y “mượn tạm” vài chục nghìn từ két của mafia. Các bố già nhanh chóng nhận thấy rằng cả Flamingo, cả Riviera, lúc này cũng thuộc về mafia nhờ công của Green Baum, không còn thu nhập như trước đó nửa năm. Chúng phái người đi điều tra và biết được Green Baum nhét một phần “công quỹ” vào túi mình; Green Baum đã tự xóa sổ mình.
Ngày 3-12-1958, như thường lệ, Pearl Ray, bà quản trị ngôi nhà mà vợ chồng Gus Green Baum đang sống, mang thư lên cho ngài giám đốc khách sạn Flamingo. Bước vào nhà, bà ta suýt ngất vì nhìn thấy một cảnh tượng kinh khủng. Trên giường là xác chết của Green Baum, chăn đệm đẫm máu. Tay y bị trói chặt và sau này theo kết luận của bác sĩ, có tới 30 nhát đâm trên thân thể. Cách đó vài bước là vợ của y nằm chết với viên đạn vào trán. Trên mặt nạn nhân biểu lộ kinh hoảng tới tột độ. Hiển nhiên là trước khi chết người đàn bà bị bắt phải chứng kiến vụ xử tử chồng mình. Cảnh sát không điều tra ra tên giết người nào cả. Trong đám tang Green Baum, thượng nghị sĩ Goldwes đã đọc một bài diễn văn thống thiết. Y khẳng định rằng kẻ quá cố là một người bạn tốt, một công dân Mỹ yêu nước, một thương gia trong sạch.
Ngày nay sự có mặt của mafia ở Las Vegas được ngụy trang kín đáo. Trên phố Strip dài bảy kilômét mọc lên hàng chục khách sạn và sòng bạc. New Frontier. Sands. Silver Selipper, Desert Inn, Stardust. Thunderbird. Tropicana công khai thuộc về các hãng kinh doanh dưới những tên gọi lương thiện. Chủ nhân thực sự che dấu tung tích của mình. Có điều chắc chắn là trong những năm 50 và 60, triệu phú Howard Hughes đã mua một phần đáng kể cổ phần; ông này giấu mình trong một apartmen trên sân thượng khách sạn Desert Inn, cho tới lúc biến mất không để lại dấu vết gì. Meyer Lansky và các dòng họ găngxtơ từ New York Chicago. Miami, Detroit hay Filadelfia đều có cổ phần ở đây Dave Berman, từng ngồi tù ở Sing-Sing vì tội bắt cóc, cũng có cổ phần trong các casino. Các hộp đêm, nghe đâu giá hạ nhất mà lại chất lượng nhất thế giới, thuộc quyền sở hữu của găngxtơ Albert Abrams. Còn Morris Rosen, lấy con gái của Ben Siegl là Miilicent, hiển nhiên là kế thừa gia sản của bố vợ. Các găngxtơ Moe Dalitz. Phil Kastell, Kleinman, Longie Zwiliman và Doc Stachẹr, diễn viên Hollywood George Rafe và danh ca Frank Sinatra là chủ nhân hay ít ra là cổ đông trong các khách sạn ở Las Vegas.
Cả khách sạn Flamingo cũng vài lần thay đổi chủ nhân. Khi tôi đến Las Vegas, nó đang được trùng tu và du khách lại được chứng kiến thêm một chuyện giật gân. Công nhân phát hiện một kho bí mật được ngụy trang kín đáo trong tường xi măng. Ben Siegel đã giấu tiền biển thủ ở đây, trước khi mang đến cho người tình tốn kém Virginie Hill, để ả ta đi phung phí với người khác.
CON ĐỠ ĐẦU CỦA CÁC “BỐ GIÀ”
Hồ Tahoe nằm trên xa lộ 50 từ San Francisco đến Garlson City, lọt giữa một vùng núi cao, Reno, thành phố cờ bạc và ăn chơi lớn thứ hai ở Mỹ, mọc lên cách đó chưa tới 30 dặm. Cũng như Las Vegas, nó nằm trên lãnh địa bang Nevada, nơi các trò chơi cờ bạc được cho phép. Tahoe là một hồ lớn, một nửa thuộc về Nevada, phần còn lại nằm trên đất California.
Câu lạc bộ nhan nhản khắp nơi. Một vài nhà gỗ một tầng với bể bơi, các bar, khách sạn rẻ tiền cho khách ô tô, nhà hàng drive-in, ở đó thực khách có thể ăn uống no say mà khỏi cần ra khỏi ô tô. Câu lạc bộ ở Sacramento, câu lạc bộ ở Carlson City và nhiều nhất là ở trên bờ hồ phía Nevada.
Đêm 8-12-1963. Ngoài trời băng giá và gió giật, bão tuyết hoành hành đã mấy giờ đồng hồ. Tuyết phủ đầy xa lộ, quanh biên giới Nevada và California, những đụn tuyết cao làm giao thông tắc nghẽn. Trong phòng hai người đàn ông còn trẻ đang ăn cơm tối.
Bỗng có tiếng chuông điện thoại.
- Cầm máy, John,- Frank Sinatra con nói và Foss, một người chơi kèn trompet được coi là ngôi sao tương lai của nhạc Jazz, đứng dậy nhấc ông nghe.
- Foss đây.
Anh ta chờ, nhưng không ai lên tiếng.
- Đây là John Foss. Apactmen Frank Sinatra. Ai gọi đó vậy?
Anh ta lại chờ một lát nữa.
- Ai vậy? - Sinatra con hỏi.
- Chắc có sự nhầm lẫn.- Foss trả lời.
Họ tiếp tục ăn và không mảy may nghi ngờ cú điện thoại vừa rồi là một sự nhầm lẫn cố ý. John Foss là nhạc công chính của ban nhạc địa phương, còn người thứ hai là con của ca sĩ Fankie - boy Sinatra danh tiếng, có lẽ được hâm mộ nhất Hoa Kỳ từ trước đến nay. Mới 19 tuổi, có giọng tốt lại sẵn tên tuổi của bố, Frank Sinatra con quyết định nối nghiệp cha.
Người quay số điện thoại khách sạn đứng cách đó không xa, bởi vì chỉ mươi mười lăm phút sau họ nghe có tiếng gõ cửa.
- Ai đó?- Frank Sinatra quát to, không thèm đứng dậy.
- Phục vụ.
- Vào giờ này à?
- Dạ, tôi đi thay khăn mặt.
Cánh cửa khẽ mở, rồi bỗng bật tung vì có người đá mạnh. Hai người đàn ông xuất hiện, súng lăm lăm trong tay.
- Ngồi yên và im lặng. - một người nói và người thứ hai thêm:
- Không được kêu! Nếu các anh nghe lời, sẽ không có gì xảy ra cả.- Hắn hướng nòng súng vào Sinatra con:
- Còn anh mặc quần áo vào. Cho tươm tất. Ngoài trời lạnh đấy.
Chúng gật đầu ra hiệu cho nhau. Tên lớn hơn, mũ sụp kín trán, cầm súng theo dõi Sinatra con đang miễn cưỡng mặc đồ. Tên thứ hai trói John Foss vào ghế, lấy băng dính dán chặt miệng, sau đó hắn còn lấy khăn bịt kín mắt.
Chúng nhìn lại hiện trường lần cuối, tóm lấy Sinatra con, mỗi đứa một bên tay và tên khoác áo bludông gằn giọng:
- Nêu anh ngoan cường, không việc gì phải sợ. Đi Yên lặng. Cấm ho he.
Chúng quan sát hành lang, sau đó chạy ra cửa sau. Phía dưới, một chiếc Chevrolette trắng đã chờ sẵn. Sinatra con để ý đó là model mới nhất, năm 1963. Những tên bắt cóc, cũng trẻ như người bị bắt, quan sát xung quanh, đẩy nạn nhân vào xe, lấy khăn bịt mắt và tài xế nổ máy. Đường đầy tuyết, nhưng xe đi với tốc độ tối đa nhờ có xích kéo.
- Con đừng sợ. Không việc gì đâu. - tên lái xe nói. - Bố con trả tiền, con lại chui vào chăn ấm thôi mà.
John Foss là vận động viên điền kinh. Anh ta chờ một lát, rồi đứng dậy cùng với ghế, nằm ra đất, vặn vẹo một hồi cho đến lúc rút được một tay ra cởi trói, lập tức anh nhảy ngay đến điện thoại.
Cảnh sát báo động. Các xe vũ trang lập tức đi chốt các ngã tư. Trung ương FBI cũng phái các thám tử xuống hiện trường, vì theo luật Lindberg, bắt cóc là tội ác liên bang cho nên nó cũng thuộc về nội vụ FBI. Mạng lưới quốc lộ quanh hồ Tahoe không dày và cũng không có mấy đường vắt qua núi. Chỉ vài phút sau. Báo động, các tốp cánh sát đã đứng canh các ngã tư. Xe cảnh sát, đèn nhấp nháy liên tục, quần nát một vùng tuyết trắng.
Những người đàn ông trong xe cheveolette trắng không nói một lời. Tài xế phải cố gắng hết sức để giữ tốc độ trong bão tuyết. Những mảnh tuyết trắng cuồn cuộn trong ánh pha dài.
- Mẹ kiếp, - tài xế bỗng nói và phanh xe lại.
Hai trăm, có thể là ba trăm mét phía trước, đèn
xe cảnh sát nhấp nháy. Tài xế bình tĩnh dừng xe và bắt đầu thực hiện biện pháp nghi binh.
- Barry, mày hãy nhảy ra và nấp trong hố. Nhưng mày hãy cởi khăn cho nó đã. Còn mày, Frankie, ngồi im nếu không muốn ăn kẹo đồng. Mày giả đò như đang ngủ. Rõ chưa. Cấm hó hé. Cũng đừng mở miệng nếu không đó sẽ là lần nói chuyện cuối cùng của mày trên thế giới này.
Barry giấu mình sau đụn tuyết. Frank Sinatra con ngả người trên ghế đệm, mắt nhắm. Xe cảnh sát đi đến.
- Có chuyện gì đấy?- một cảnh sát hỏi tài xế đang quỳ trên bánh trước phía trái và tháo lắp gì đó.
- Cái xích chết tiệt- tài xế dừng tay nhìn lên. -Đồ dỏm mà bán cắt cổ. Cái khóa này, chốc chốc lại bật cả ra. Tức như bò đá.
Viên cảnh sát mỉm cười thông cảm. Chữa xe trong thời tiết như thế này có sung sướng gì, thế mà anh chàng lại không có găng tay, cứ gọi là tê cứng. Y nhìn vào trong xe, chỉ có một người nằm ở ghế sau.
- Ngủ như chết, - viên cảnh sát lắc đầu.
- Con ma rượu. Nó say sưa rồi nằm liền hai ngày như chết.
Viên cảnh sát lên xe.
- Sao?- đồng nghiệp sau vô-lăng hỏi anh ta.
- Hai thằng nhỏ. Một đứa say bí tỉ.
- Nhưng đây là xe chevrolette trắng, năm 1963.
- Nhưng chỉ có mỗi hai người. Tài xế và một hành khách. Thôi đi. Bão tuyết chết tiệt, tao mù cả mắt rồi này.
Barry còn chừ thêm một lát. Khi đèn xe cảnh sát chìm hẳn trong bóng đêm, hắn bò ra và để chắc chắn, chui vào một vali lớn. Chúng lại bịt mắt Sinatra con và để anh ta nằm trên ghế sau. Từ xa trông giống như tài xế đi có một mình. Viên cảnh sát đã phạm một sai lầm không thể tha thứ: không lục soát “người say rượu” đang ngủ. Có thể là do thời tiết. Trong bão tuyết như đêm 8 tháng 12 bữa đó, chẳng ai muốn đứng lâu ngoài trời.
Theo xa lộ 50 từ hồ Tahoe đến Saevanmento khoảng 130 đặm. Đi tiếp 80 dặm nữa là đến ngoại ô San Francisco. Trước rạng đông, xe dừng cách thành phố 30, 40 dặm gì đó. Chiếc chevrolette trắng, model 1963, biến sau cửa ga ra, hai thanh niên và Sinatra con đi vào một nhà gỗ nhỏ. Đối với tất cả các vụ bắt cóc, và ở Mỹ loại hình tội ác này không phải là ít, các thám tử FBI đều áp dụng một bài bản giống nhau. Họ không can thiệp vào các cuộc mặc cả giá giữa người bắt cóc và thân nhân nạn nhân. Họ không để lộ mình khi theo dõi trao tiền, vì từ thực tế, họ biết như vậy sẽ nguy hại đến tính mạng con tin. Cuộc điều tra bắt đầu khi nạn nhân được thả về nhà. Theo công thức này, nhiều vụ án nổi tiếng đã đi vào lịch sử hình sự. Lần này đối thủ của những kẻ bắt cóc là triệu phú Sinatra- một ca sỹ lừng danh, một nhà kinh doanh thành công. Đây không phải là một đối thủ bình thường, Frank Sinatra có quan hệ chặt chẽ không những với giới chính trị thế lực và cả với thế giới ngầm nữa. Người ta nói rằng Sinatra cộng tác với mafia và tổ chức này đã giúp ông ta xây dựng sự nghiệp một cách hiệu quả.
Cái tên Sinatra là một khái niệm ở Hoa Kỳ, có lẽ vì vậy mà giám đốc FBI Hoover trực tiếp chỉ huy điều tra vụ án. Các thám tử FBI lần ra dấu vết và chờ đợi những kẻ bắt cóc lên tiếng. Ngay sáng hôm sau, có tiếng chuông điện thoại trong trụ sở của Sinatra ở California, một thành phố nhỏ lộng lẫy với nhiều nhà, bế bơi, sân chơi tennis và golf. Khi người hầu da đen nhấc ống nghe, các kỹ thuật viên FBI sẵn sàng ghi âm, nhưng chờ mãi không thấy ai nói cả. Chắc có ai quay nhầm số, mọi người nghĩ thầm. Nhưng không. Các tên tội phạm lặp lại phượng pháp thử liên lạc như ở khách sạn bên bờ hồ Tahoe.
Sau đó vụ án tiếp diễn giống nhưmọi trường hợp khác. Ngày 10 tháng 12, một người đàn ông không quen biết gọi điện thoại và yêu cầu Frank Sinatra cho nộp 240.000 đôla tiền chuộc, bằng các tờ bạc nhỏ và dùng rồi. Để cho Sinatra cha tin, chúng còn cho Sinatra con nói vài lời trong điện thoại.
Tin tức tiếp theo, người cha nhận được ở biệt thự vợ cũ, mẹ của đứa con bị bắt cóc. Ông ta phải cho một người quen mang va li đôla đến sân bay LosAngeles. Sau khi tính toán một hồi lâu, người ta quyết định phái một cảnh sát mặc thường phục đi. Dù sao thì một thám tử chuyên nghiệp cũng có giác quan phát hiện các chi tiết có thế đóng vai trò quan trọng cho việc điều tra sau này.
Người mang tiền đi tới sân bay bằng tắc-xi. Anh ta đi vào phòng hải quan rộng lớn. Giữa văn phòng thuê xe của hãng Hertz và quầy đổi tiền National Chase Bank có một buồng điện thoại. Trong đó anh ta tìm thấy những hướng dẫn cụ thể. Trên xa lộ 15, theo hướng Pasafen có nhiều trạm xăng, nhưng sẽ có một xe ca rỗng đậu trước một trạm phía bên phải, Người chuyển tiền sẽ đặt va li đôla phía phải xe hướng ra vệ đường. Theo một tài liệu khác thì tiền chuộc được giao nhận trên bãi cỏ trước bệnh viện Veterans Administration Hospital. Những kẻ bắt cóc nhận tiền chuộc ở đâu, điều đó không mấy quan trọng. Cái chính là chúng giữ lời và trả lại tự do cho Sinatra con.
Bel Air là khu phố toàn những biệt thự của các triệu phú ở ngoại ô Los Angeles. Chỉ hai tiếng rưỡi sau khi thám tử FBI trong vai người chuyển tiền đặt va li đôla xuống chỗ giao hẹn, và chỉ một giờ sau khi anh ta quay lại biệt thự của mẹ Sinatra con, một cảnh sát viên trong xe tuần tra nghe có tiếng kêu từ trong màn đêm. Viên cảnh sát dừng xe, bật đèn và thấy một thanh niên đang chạy tới. Đó là Sinatra con.
Giám đốc FBI Hoover ra lệnh điều tra. Đầu tiên cảnh sát lục vấn người bị bắt cóc, Sinatra con tả lại hình dạng hai tên bắt cóc. Trong nhà gỗ có ba người, chúng cãi nhau luôn và tên có vẻ là sếp không được hai tên kia phục tùng tuyệt đối. Sinatra con còn nhớ cả tên thánh của chúng: John, Joe và Barry. Tất nhiên đó có thể là biệt hiệu, nhưng như sau này ta biết đấy là tên thật của chúng.
Khi các nhà báo biết tin vụ bắt cóc Sinatra con, lập tức xuất hiện các giả thiết. Những kẻ bắt cóc là ai? Tổ chức hay cá nhân? Hay là mafia, tổ chức mà danh ca Sinatra có quan hệ chặt chẽ? Ai có đủ lý do và can đảm? Bởi vì tiền chuộc không phải là nhiều. Kẻ chuyên nghiệp có thể đòi giá cao hơn mấy lần. Chính điều này hiện cả ý kiến cho rằng đây là màn kịch, điều này là chuyện thường ở Hoa Kỳ và nhất là trong giới Hollywood. Lý do cũng không ít: một liều thuốc tiếp sức cho vinh quang đang tắt dần của Sinatra, hay là sự cảnh cáo của các “bố già” mafia về tội không nghe lời, hay đó chỉ là một tội ác bình thường.
Khó mà kể hết các vụ áp phe của Fank Sinatra. Sau vụ bắt cóc, thậm chí xuất hiện cả giả thiết cho rằng chính “bố già” mafia Sam Giancana, thân với gia đình Sinatra tới mức được Sinatra con Sinatra con gọi bằng chú, chở Sinatra con đến khu phố Bel Air. Sau này người ta phát hiện rằng các quan hệ giữa Sinatra và Giancana không phải là thánh thiện. Danh ca Sinatra xuất hiện ở Las Vegas trong các vụ kinh doanh lớn như là con bài của Giancana và bằng tên tuổi, danh tiếng và các quan hệ thế lực của mình, y che đậy các phi vụ bẩn thỉu của những tên tội phạm.
Trong khi các nhà báo còn tranh cãi về hậu trường vụ án thì các thám tử FBI bắt được những tên bắt cóc và đưa ra trước tòa. Barry Kenan là kẻ lười nhác. Từ nhỏ y đã tránh lao động và ở tuổi 23, y chưa có nghề nghiệp gì cả. Song y không thích sống thiếu tiền và thế là trong những đêm dài không ngủ, y vạch kế hoạch trở thành triệu phú. Joseph Ameler cũng mới 23. Tên này có nghề chính là đánh cá nhưng cũng không muốn kiếm bánh mỳ bằng mồ hôi lao động.
Barry Kenan là sếp. Y có thần kinh vững như thép, điều đó thể hiện trong lần gặp cảnh sát đêm bão tuyết. Y lớn lên trên đường phố, khát danh tiếng và cả tiền bạc, cho nên đã nghĩ ra trò bắt cóc Sinatra con.
Hohn Irwin nhiều hơn một tuổi. Y học nghề trang trí phòng ở, nhưng lại muốn nhiều tiền mà tay chân không muốn lấm sơn, nên y đã nhập hội Kenan và đóng vai thương thuyết.
Ở Hoa Kỳ, những tên tội phạm không phải đi đâu xa để tìm hình mẫu sống. Hàng ngày báo chí tường thuật tỉ mỉ các tình tiết tội ác, và bắt cóc là tội ác có truyền thống lâu đời. Theo bài bản của những vụ án trước đó ban đầu những kẻ bắt có tiến hành theo dõi nạn nhân, xác định thói quen và lịch sinh hoạt hàng ngày của Sinatra con. Chúng lại gặp may khi hành động. Vụ bắt cóc nghiệp dư kết thúc thắng lợi.
240.000 đô la chui vào túi chúng một cách dễ dàng.
Nhưng sau đó các thám tử FBI, số này không phải là ít, đã truy tìm dấu vết những kẻ phạm pháp với một nhiệt tình hiếm có. Dù sao thì Sinatra cũng là danh ca hâm mộ nhất nước Mỹ và hơn nữa, chính giám đốc FBI Hoover đích thân chỉ huy vụ này. Họ khoanh vùng khu vực nghi vấn, kiểm tra từng nhà và cuối cùng tìm ra ngôi nhà gỗ nhỏ mà những tên tội phạm thuê mướn. Chủ nhà tả lại chính xác một tên trong bọn phù hợp với các thông tin của Sinatra con, song chi tiết chính xác hơn. Mặc dầu vậy, vẫn không thấy tăm hơi lũ phạm pháp đâu cả như thể chúng có tài độn thổ. Thế là FBI quyết định áp dụng chiến thuật chiến tranh thần kinh, một phương pháp đã được thực tế kiểm nghiệm. Ngày lại ngày, trên báo chí xuất hiện các chi tiết về cuộc điều tra mà theo đó thì vòng vây đang được xiết chặt lại.
Những tên bắt cóc bấn loạn tâm thần, John Irwin đầu hàng đầu tiên. Ngay ngày 13 tháng 12, y đã thú nhận với người anh trai. Người anh khuyên y nói mọi chuyện với cảnh sát vì tự thú sẽ được giảm nhẹ tội. John nghe lời. Ngày 7 tháng 3 năm 1964, cả ba đã phải ra trước vành móng ngựa và chánh án kết án Amsler và Kenan tù chung thân, còn Irwin thì chỉ phải ngồi tù 16 năm.
Nhưng vụ bắt cóc Sinatra con không phải để kết thúc. Xuất hiện tin đồn cho rằng ba thanh niên trên chỉ là những con tốt thí, đằng sau vụ bắt cóc là mâu thuẫn giữa Sinatra cha và mafia. Thậm chí nghe đâu chính Sinatra đặt hàng bắt cóc con mình để chiếm cảm tình dư luận và tranh thủ “bảo hiểm” 240.000 đôla. Bằng vụ bắt cóc này, Sinatra muốn chứng minh là ông ta không có chung đụng gì với thế giới ngầm và chính ông ta cũng trở thành nạn nhân. Mưu đồ không thành. Ngược lại, các phóng viên lao đi điều tra và phát hiện tiếp các mối quan hệ khác giữa danh ca và mafia. Chính hiệp hội tội ác của một danh ca và minh tinh màn bạc. Triệu phú Sinatra, bạn của Tổng thống, vua chúa và các nhà công nghiệp kếch xù phải biết ơn thích đáng mafia. Chính Sinatra, với sự tháp tùng của anh em Fischetti, đã mang đến La Habana cho Lucky Luciano một va li hai triệu đôla, món tiền phải chăng của thuộc hạ đối với sếp.
Sinatra, tên thánh là Francis Albert, sinh ngày 15-12-1915 trọng một gia đình dân cư nghèo từ Sicilie. Mẹ cậu tên là Natalie, còn bố là võ sĩ quyền anh chuyên nghiệp, sau này chuyên làm vệ sĩ cho các nhà giàu. Cậu bé lớn lên ở Hoboken, một khu phố không được sạch sẽ, văn minh cho lắm. Cậu thích chạy chơi ngoài phố hơn là mài quần trong trường học và dần dần cậu trở thành “sếp” một băng gồm những đứa trẻ cùng lứa tuyệt đối nghe lời cậu. Nếu có đứa nào dám cãi lại, Frankie sẽ “hữu nghị” giải quyết mâu thuẫn bằng nắm đấm.
Tiểu sử của các danh ca và nghệ sĩ nổi tiếng Hoa Kỳ thường được sửa đối theo “gu” các cố vấn quảng cáo. Trong trường hợp Sinatra, sự chuyên cần và nỗ lực phi thường của chàng trai nghèo quyết tâm trở thành triệu phú được nhấn mạnh, Sinatra đã đạt được ước mơ của mình: Cho đến ngày nay ông ta là một trong những người giàu nhất ở lĩnh vực công nghiệp tiêu khiển và có chỗ đứng vững chắc giữa các ngôi sao điện ảnh Hollywood.
Khi còn nhỏ, Franeis được người bà có quầy bán hoa quả nhỏ nuôi dạy. Thời gian đó, bố cậu thường tham dự các giải quyền anh với cái tên Marty Obrian. Có thể và khâm phục người cha, hay cũng có thể vì mang dòng máu nóng Sicilie trong mình mà