https://drive.google.com/open?id=0ByzwYaW9KdWROXI4UVJ2NTdIbjA
VĂN-LIỆU. - Hàng thịt nguýt hàng cá. - Thịt bắp, vai n. - Sống gửi thịt, chết gửi xương. - Máu rơi, thịt nát tan-tành (K). - Ai ngờ một phút tan-tành thịt xương (K). Thịt nào chẳng nát, gan nào chẳng kinh (K).
II. Dơ tiếng « làm thịt » nói tắt : nghĩa là giết : Thịt con bò làm tiệc. Họ thịt lẫn nhau.
VĂN-LIỆU. - Trâu thịt thì gầy, trâu cày thì béo (T-ng).
Thiu
Thiu. Nói về đồ ăn hư, ôi : Cơm thiu. Giò thiu. Chè thiu. Nghĩa rộng : nói về cái bộ buồn, không có hứng-thú gì cả : Buồn thiu.
Thiu-thối. Nói chung về sự thiu : Đồ ăn để thiu thối phải đổ đi.
VĂN-LIỆU. - Trai tơ lấy phải nạ dòng, Như nước mắm thối chấm lòng lợn thiu (C d).
Thiu. Đương mơ màng sắp ngủ : Mới thiu ngủ lại có người gọi dậy.
Thiu-thiu. Hơi thiu : Sinh con thựa án thiu-thiu, Nửa chiều như tỉnh, nửa chiều như mê (K).
Tho
Tho. Chịu thua : Xin tho.
Thó
Thó. Thứ đất sét quánh và dắn, không có màu.
Thó. Lấy lén, không ai biết : Kẻ cắp thó mất gói hàng.
Thò
Thò. Lòi ra, đưa ra, rút vào : Tay áo trong thò ra ngoài. Thò đầu ra. Thò tay vào túi.
Thò lò. Nói về nước mũi thập-thò ra ngoài lỗ mũi : Học-trò thò-lò mũi xanh.
Thò lò. Cách đánh bạc bằng con quay có 6 mặt, mặt số nào ngửa lên thì mặt ấy được : Đánh thò lò.
Thò-lò sáu mặt. Nghĩa bóng : Nói người giáo-giở, quay mặt nào cũng được : Không chơi được với những anh thò-lò sáu mặt.
Thỏ
Thỏ. 1. Giống thú thuộc loài gậm, người ta nuôi để ăn thịt và lấy lông làm bút : Nuôi thỏ. - 2. Mặt trăng, do tiếng văn-chương ngọc-thỏ, nói tắt : Ngoài hiên thỏ đã non đoài ngậm gương (K).
VĂN-LIỆU. - Trải bao thỏ lặn, ác tà (K). Đàn hồ lũ thỏ một ngày quét thanh (Nh-đ-m).
Thỏ-thẻ. Thong-thả, rủ-rỉ : Nói thỏ-thẻ như đàn-bà.
VĂN-LIỆU. - Thỏ-thẻ như trẻ lên ba (T-ng). - Ngoài song thỏ-thẻ oanh vàng (K).- Nỗi-niềm thỏ-thẻ gần xa (H-T).
Thọ
Thọ. Sống lâu : Tiệc thọ. Tuổi thọ.
Thọ-chung . Nói về người già chết : Ông cụ nhất trong làng đã thọ-chung. Thọ đường. Quan-tài : Dạy mua hai cỗ thọ-đường (Nh-đ-m). || Thọ-mệnh. Mệnh sống lâu : Thọ-mệnh hơn 100 tuổi. Thọ-mệnh của ngụy-triều chẳng được bao lâu.
VĂN-LIỆU. – Một đoàn mừng thọ ngoại hương mới về (K). Lư-công tuổi thọ sáu mươi vừa tuần (Nh-đ-m).
Thọ. Xem thụ.
Thoa
Thoa. 1. Xoa nhẹ ở ngoài da : Thoa tay. – 2. Bôi và xoa cho đều : Thoa dầu. Thoa thuốc.
Thoa.
Trâm cài đầu của đàn-bà : Cành thoa cài đầu.
VĂN-LIỆU. – Chiếc thoa là của mấy mươi (K). – Thoa này bắt được hư-không (K). – Cành hoa xin tặng để làm của tin (Nh-đ-m). – Một hòm ăm-ắp những vòng cùng thoa (Nh-đ-m).
Thoa. Cái thoi : Thế nguyệt như thoa.
Thóa
Thóa. Nhở (không dùng một mình) : Thóa-mạ.
Thóa-mạ. Nhiếc mắng : Những kẻ bất-hiệu bị người ta thóa-mạ.
Thòa
Thòa. Thứ đồng có pha vàng : Ống vôi bằng đồng thòa.
Thỏa
Thỏa. Yên ổn : Ổn-thỏa. – Nghĩa rộng : Được như lòng muốn, ý muốn của mình : Thỏa lòng. Thỏa chí.
Thỏa-đáng . Thỏa-thuận thích-đáng : Công việc đã thu xếp thỏa-đáng. || Thỏa-thích. Vừa lòng thích ý : Chơi bời thỏa-thích. || Thỏa-thuê. Nói chung về sự thỏa-thích : Ăn uống thỏa-thuê.
VĂN-LIỆU. – Gặp tuần đố lá thỏa lòng tìm hoa (K). – Khát-khao đã thỏa tấm lòng lâu nay (K). – Thỏa lòng hồ thỉ, rỡ mình đai cân (Nh-đ-m). – Suối vàng thơm phách, mây xanh thỏa hồn (Nh-đ-m). – Mổ gan nghịc-tặc thỏa lòng nữ-nhi (Nh-đ-m). – Gọi được thỏa bình-sinh ít nhiều (H-T).
Thoai
Thoai-thoải. Xem « thoai thoải » .
Thoái
Thoái. Xem « thối ». Lui : Thoái-bộ.
Thoải.
Thoải-thoải. Thường nói là « thoai-thoải ». Hơi dốc : Con đường dốc thoai-thoải.
Thoại
Thoại. Cũng đọc là « hoại ». 1. Lời nói : Quan-thoại, bạch-thoại. - 2. Nói chuyện : Đàm-thoại.
Thoán
Thoán. Có khi đọc là « soán », cướp : Thoán-vị.
Thoán-vị. Cướp ngôi vua : Gian-thần thoán-vị.
Thoán. Lời cắt nghĩa ở dưới quẻ và dưới hào ở trong kinh Dịch.
Thoàn
Thoàn. Xem « thuyền ».
Thoang
Thoang-thoáng. Xem « thoáng-thoáng ».
Thoang-thoảng. Xem « thoảng-thoảng ».
Thoáng
Thoáng. 1. Khoảng thì giờ rất nhanh : Làm một thoáng là xong việc. – 2. Trông qua, vụt qua : Xem thoáng qua một lượt. Vào thoáng qua rồi lại đi.
Thoáng-thoáng. Thường nói là « thoang-thoáng ». Mau chóng : Đi thoang-thoáng rồi về.
VĂN-LIỆU. – Bóng câu thoáng bên mành mấy nỗi (C O).
Thoáng. Quang-đãng mát-mẻ : Nhà làm ở chỗ thoáng thì mát-mẻ.
Thoảng
Thoảng. Lướt qua, đưa qua, không nhiều, không mạnh : Gió thoảng ngoài hiên. Thoảng mùi hương.
Thoảng-thoảng. Thường nói là « thoảng-thoảng ». Hơi thoảng : Thoang-thoảng hoa nhài mà lại thơm lâu.
VĂN-LIỆU. - Tiếng khoan như gió thoảng ngoài (K). – Hãy còn thoang-thoảng hương trầm chưa phai (K). – Xa xa thoang-thoảng mùi hương (Nh-đ-m).
Thoát
Thoát. 1. Lìa khỏi, dời khỏi, ra ngoài : Trốn thoát. Thoát nợ. Thoát nạn. – 2. Cởi, lột : Thoát xác.
Thoát-giang . Bệnh lòi tĩ. || Thoát-li . Dời khỏi, lìa khỏi : Thoát-li vòng nô-lệ. || Thoát-nạn . Khỏi nạn : Cầu cho được thoát-nạn. || Thoát-nhục . Thứ bệnh tiêu hết thịt, chỉ còn xương với da : Phải bệnh thoát-nhục. || Thoát-thai . Ra khỏi cái thai. Nghĩa bóng : Nói cái gì có sẵn mà làm ra kiểu cách mới : Truyện Thúy-Kiều là thoát-thai ở truyện Thanh-tâm tài-nhân.||Thoát-thân. Lánh thân khỏi nạn : Thoát thân ra khỏi vòng binh-lửa.|| Thoát-trần . Thoát khỏi cõi trần tục, tức là đi tu : Thoát-trần một gói thiên-nhiên, Cái thân ngoại vật là tiên trên đời (C-O).|| Thoát-xác . Lột da, lột vỏ ngoài : Con ve thoát xác.
VĂN-LIỆU.- Gót tiên phút đã thoát vòng trần-ai (K). – Sao chưa thoát khỏi nữ-nhi thường tình (K). – Nghĩ sao cho thoát khỏi vòng ái-ân (K).
Thoạt
Thoạt. Mới đầu, bắt đầu, khởi đầu : Thoạt tiên, Thoạt kỳ-thủy.
Thoạt tiên. Trước tiên, khởi đầu : Thoạt tiên đã thóa-mạ người ta.
Thoăn
Thoăn-thoắt. Xem« thoăn-thoắt ».
Thoắng
Thoắng. Nhanh, mau : Nói thoắng. Viết thoắng.
Thoắt
Thoắt. Vụt, chợt, bỗng chốc : Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên-hương (K).
Thoắt-thoắt. Thường nói là « thoăn-thoắt ». Trỏ bộ nhanh-nhẹn : Đi thoăn-thoắt.
VĂN-LIỆU. – Gót sen thoăn-thoắt dạo ngay mái tường (K). – Thoắt nghe chàng đã rụng rời xiết bao (K). – Trượng-phu thoắt đã đọng lòng bốn phương (K).
Thóc
Thóc. Hột lúa còn nguyên vỏ : Thóc giống. Mua thóc cho ngựa ăn. Nghĩa rộng : Nói về lúa: Gặt thóc. Cây thóc.
Thóc gạo. Nói chung về hột thóc, hột gạo : Thóc gạo kém.|| Thóc-lúa. Nói chung về cây lúa : Nắng quá, thóc lúa mọc không được.
VĂN-LIỆU.- Thóc cao, gạo kém. – Thóc đâu bồ-câu đấy.- Có thóc mới cho vay gạo. – Đắt thóc tẻ, rẻ thóc nếp (T-ng). Đâm bị thóc, chọc bị gạo (T-ng).
Thóc-mách. Hay lục-lạo tìm kiếm để biết chuyện bí-mật của người ta : Tính hay thóc-mách.
Thóc-thách. Cũng nghĩa như« thóc-mách ».
Thọc
Thọc. Đâm, chọc, tò vào : Thọc tay vào túi. Thọc gậy vào lỗ.
Thọc cổ. Móc tay vào cổ để cho nôn mửa ra. Cũng nghĩa như « móc họng ».
Thoi
Thoi. Bộ-phận trong máy dệt, dùng để đưa sợi chỉ chạy ngang qua những sợi dọc trong khi dệt.
VĂN-LIỆU. – Ngày xuân con én đưa thoi (K). Ác vàng thấm-thoắt thoi qua (H-T).
Thoi. Miếng hình nhỏ và dài : Thoi vàng, Thoi bạc. Thoi mực. Thoi phấn.
Thoi.Thứ thuyền dài, hai đầu nhọn, hình như cái thoi : Đi thoi lên mạn ngược.
Thoi. Đưa tay ra mà đấm : Nó thoi cho mấy cái.
Thoi-thóp. Thở rất nhẹ khi sắp chết : Chỉ còn thở thoi-thóp một tí.
Thoi-thót. Lẻ-tẻ : Chim hôm thoi-thót về rừng (K).
Thói
Thói. Lề lối đã quen lâu ngày : Thói nhà. Thói đời. Xấu thói. Quen thói.
Thói-phép. Thói cách ăn ở : Thói-phép nhà ai lại thế! || Thói-quen. Cái thói đã thành quen rồi : Thói-quen hay ngủ trưa. Thói tục. Cái thói và cái tục : Thói tục xấu. Thói tục tốt.
VĂN –LIỆU. – Đất lề, quê thói. – Thói ăn, nết ở. - Ở quen thói, nói quen sáo (T-ng). – Thúc-sinh quen thói bốc rời (K). – Dễ -dàng là thói hồng-nhan – Một ngày lại thói quan-nha (K). – Lòng người nham –hiểm thói đời viêm lương (Nh-đ-m).
Thòi
Thòi. Tòi ra, lòi ra : Thòi ruột ra ngoài.
Thòi-lòi. Nói chung về sự thòi : Khăn mặt bỏ vào túi thòi-lòi ra ngoài.
Thỏi
Thỏi. Miếng dài, thẻo : Thỏi bánh. Thỏi thịt.
Thỏi đất. Miếng đất dài đâm ra ngoài bể.
Thom
Thom-lỏm. Trỏ bộ con mắt nhìn tròng-trọc có ý ao –ước trông đợi : Con mắt thom-lỏm tròng qua mọi hàng (Câu hát).
Thon-thóp. Xem « thóp-thóp ».
Thòm
Thòm-thèm. Nói về bộ chưa được đầy-đủ : Ăn còn thòm-thèm. Đi chơi một chuyến mà tiêu thòm-thèm mất trăm bạc.
Thòm. Tiếng trống đánh.
Thòm-thòm. Tiếng trống đánh liên-thanh : Trống đánh thòm-thòm.
Thỏm
Thỏm. Nói bộ lọt vào một cách gọn-ghẽ : Đút thỏm vào mồm. Cái nút nhỏ quá, lọt thỏm vào lọ.
Thon
Thon. 1. Nhỏ vút đầu lại : Ngón tay thon thắp bút. – 2. Nói về cái bộ người nhỏ-nhắn không sồ-sề : Người thon.
Thon-thon. Hơi thon: Thon-thon đuôi chuột.
Thon-von. Gian-nan nguy-hiểm : Bơ-vơ đất khách, thon-von thế này.
Thong
Thong-dong.Do chữ thung-dung nói trạch ra. Bộ nhàn-nhã thư-thái không phải lo nghĩ vất-vả : Thong-dong nối gót thư-trai cùng về (K).
VĂN-LIỆU. – Việc nhà đã tạm thong-dong (K). – Tẩy trần vui chén thong-dong (K).
Thong-manh. Do chữ thanh-manh nói trạch ra.
Thong-thả. Không vội-vàng bận-bịu : Thong-thả đi chơi mát. Đi thong-thả đừng chạy.
Thòng
Thòng. Thả xuống, dòng xuống, buông lủng-lẳng xuống : Thòng gầu xuống giếng kéo nước.
Thòng-thòng. Nói cái bộ dủ xuống : Dây buộc thong-lòng.
Thòng –lọng. Khoanh nút rút chưa chặt, dùng để bắt các thú vật : Buộc thòng lọng.
Thỏng
Thỏng-thừa. Ơ-hờ vô ý : Ăn nói thỏng-thừa.
Thõng
Thong. Thứ vò nhỏ và dài : Thõng mắm treo đầu dàn.
Thõng. Buông xuống. Cũng nghĩa như « thòng » : Ngồi bỏ thõng chân xuống.
Thóp
Thóp.Lỗ hở ở sọ trẻ con mới sinh, có da bịt kín ở ngoài : Trẻ con to thóp thì yếu. Nghĩa rộng : Chỗ ách-yếu : Bắt thóp. Biết thóp.
Thóp-thóp. Thường nói là« thom-thóp ». Trỏ bộ lo luôn-luôn không ngớt : Lo thom-thóp.
Thót
Thót. Thu nhỏ lại, lòm cho lóp vào : Thót bụng vào.
Thót. Nói về cái bộ đi hay nhảy vụt một cái rất nhanh : Vừa ở đây đã thót đi đâu mất rồi.
Thọt
Thọt. Tật một chân bé hay ngắn hơn chân kia : Người thọt. Thọt cẳng.
Thọt. Tọt ngay vào : Chạy thọt vào nhà.
Thô
Thô. To lớn cục-kịch, trái với thanh : Tiếng nói thô. Ăn thô. Vải thô.
Thô-bỉ. Quê-mùa cục-kịch, đê-tiện : Tính-tình thô-bỉ. Thô-lậu. Quê-mùa hẹp-hòi : Kiến-văn thô-lậu. || Thô lỗ. Cục-kịch, mộc – mạc : Hình – dung thô-lỗ. || Thô-tục ||. Thô-bỉ tục-tằn : Ăn–nói thô-tục. Thô-thiển. Nông-nổi quê-kệch : Tài-trí thô-thiển.
Thố
Thố. Đặt (không dùng một mình) : Thi-thố. Thất-thố.
Thồ
Thồ. Giá bắc lên lưng con ngựa để chở đồ : Ngựa thồ.
Thổ
Thổ. I. Đất để làm nhà ở hay để trồng-trọt : Lĩnh-thổ. Điền-thổ.
Thổ-âm. Tiếng nói của từng xứ : Thổ-âm mỗi chỗ mỗi khác. || Thổ-công. Vị thần coi khu đất của từng nhà ở : Đất có thổ-công, sông có hà-bá (T-ng). || Thổ-dân. Dân một bản xứ nào : Đi tới một xứ lạ, phải xét phong-tục của thổ dân. || Thổ-địa. Cũng nghĩa như « thổ-công ». 2. Đất-cát : Thổ-địa nhân-dân. || Thổ-hào. Kẻ hào-trưởng một vùng : Những thổ-hào giấy loạn. || Thổ-mộc. nói chung về việc kiến – trúc : Kinh – doanh những việc thổ-mộc. || Thổ-nghi (ngơi). Sự trồng-trọt hợp với chất đất một nơi nào : Làng Quang có cái thổ-nghi trồng vải. || Thổ-phỉ. Giặc ở từng vùng : Đi dẹp thổ-phỉ. || Thổ-sản. Sản-vật ở một vùng : Thóc-gạo là thổ sản của nước Nam.||Thổ-tinh. Ngôi sao hành-tinh thuộc về nhật-hệ. || Thổ-tù. Viên tù-trưởng ở một xứ : Thổ-tù đi hương dẫn.|| Thổ-thần. Thần đất : Cúng thổ-thần.|| Thổ-trạch. Đất-cát nhà–cửa : Thuế thổ-trạch.|| Thổ-trước. Thuộc về một xứ nào : Dân thổ-trước.
II. Một hành trong năm hành, thuộc về đất : Mình thổ.
III. Một giống người ở thượng-du xứ Bắc-kỳ : Dân thổ tỉnh Cao-bằng.
Thổ. Mửa : Thổ ra huyết.
Thổ-lộ. Bày tỏ : Thổ-lộ can-tràng. || Thổ-tả. Bệnh thời-khí, vừa nôn vừa đi ỉa : Phải bệnh thổ-tả.
VĂN-LIỆU. – Thượng thổ, hạ tả (T-ng).
Thổ-nhĩ-kỳ. Một nước ở Tiểu Á-tế-á gần phía đông châu Âu.
Thốc
Thốc. Thẳng một mạch : Chạy thốc về nhà. Đánh thốc vào thành. Nôn thốc, nôn tháo. Gió thốc vào mặt. Nghĩa bóng : Luôn một hồi : Chửi thốc một hồi.
Thốc. Cũng nghĩa như « hốc ». Ăn một cách phàm-tục như heo, như chó.
Thộc
Thộc. Cũng nghĩa như « thốc ». Đi thẳng vào : Đâm thộc vào nhà người ta.
Thôi
Thôi. 1. Dừng lại, nghỉ : Nó thôi làm việc đã lâu. Hai nước thôi đánh nhau rồi. – 2. Khỏi, hết : Bệnh chưa thôi. – 3. Tiếng trợ-từ dùng ở đầu câu, để tỏ ý đã đủ rồi, chán rồi, hết rồi, không có gì mà mong nữa : Thôi, không nói nữa ! Thôi, còn chi nữa mà mong! Thôi thì ta cũng liều cho xong!
Thôi-thôi. Cũng như nghĩa thứ ba, nhưng có ý mạnh hơn.
VĂN-LIỆU. – Thôi thì mặt khuất chẳng thà long đau (K). – Lời thề, thôi đã phũ-phàng với hoa (K). – Thôi-thôi vốn-liếng đi đời nhà ma! (K). – Thôi thì gác hiếu với tình một bên (Nh-đ-m). – Áo rách vẫn giữ lấy tràng, Đủ đóng, đủ góp với làng thì thôi (C-d).
Thôi. Đỗi, hồi, chặp : Đi một thôi đường. Mắng cho một thôi, một hồi.
Thôi. I. Nói về các màu bị nước mà đã ra, dây ra : Cầm cái khăn đỏ ướt thôi ra tay.
II. Nói về áo quần chảy dài xuống : Cái áo trước cắt vừa, sau thôi ra dài quá.
Thôi-miên. Thuật thúc cho người ta phải ngủ để sai khiến theo ý muốn của mình : Dùng thuật thôi-miên mà huyễn-hoặc người. || Thôi-thúc. Thúc-giục : Thôi-thúc tiền thuế.
Thôi. Đẩy (không dùng một mình).
Thôi-xao. Đẩy, gõ. Do điển một nhà làm thơ đời Đường, đặt câu thơ « Tăng thôi nguyệt hạ môn » nghĩa là « ông sư đẩy cửa ở dưới bóng trăng », rồi lại nghĩ đổi chữ « thôi » ra chữ « xao » là gõ, cứ ngâm đi ngâm lại mãi không biết dùng chữ nào là phải. Về sau thành ra điển để chỉ lối làm văn gò-gẫm từng chữ : Lối văn thôi-xao.
Thối
Thối. 1. Nói về mùi khó ngửi, trái với thơm : Mắm thối. Phân thối. – 2. Nói về các sinh-vật đã hư, đã chết mà nát ra : Khoai thối. Xác chết thối.
VĂN-LIỆU. – Khinh-khỉnh như chĩnh mắm thối (T-ng).
Thối. Trả lại số tiền mua hàng còn thừa : Mua 8 hào hàng, đưa một đồng, người ta thối lại hai hào.
Thối. Cũng nói là « thoái ». Lùi lại, trụt lại : Thối chí. Thối bộ. Thối binh.
Thối-bộ. Lùi bước lại. Nghĩa bóng : Trụt lại, không tiến lên được nữa, chịu thua kém người ta : Văn-minh thối-bộ. || Thối-hóa. Biến mà trụt lại không tiến lên được. Trái với tiến-hóa : Học-thuật Đông-phương càng ngày càng thối-hóa. || Thối-thác. Kiếm cớ mà từ-chối : Thối-thác không ra làm quan. || Thối-vị. Từ ngôi vua : Ông vua thối-vị.
Thồi
Thồi. (Tiếng Quảng-đông). Bàn tiệc : Đặt một thồi rượu mời khách.
Thổi
Thổi. 1. Làm cho hơi phì ra thật mạnh : Thổi lửa. Thổi bễ. Thổi bụi. Nghĩa rộng : Nói về luồng không-khí chuyển-động mạnh như thổi : gió thổi. Nghĩa bóng : Xui phỉnh, làm cho dậy lên : Thổi mấy câu làm cho nó sướng. – 2. Chúm miệng lại mà phì hơi vào một thứ nhạc-khí gì để phát ra tiếng: Thổi kèn. Thổi sáo. – 3. Chụm miệng lại mà phì hơi vào cho lửa cháy lên để làm cho chín các đồ ăn : Thổi cơm. Thổi xôi. – 4. Làm cho vàng bạc chảy ra, mềm ra : Thổi vàng. Thổi bạc.
Thổi chim. Dùng ống suy-đồng mà thổi viên đạn cho trúng vào con chim : Thong-thả, vác suy-đồng đi thổi chim. || Thổi-nấu. Nói chung về sự đun nấu đồ ăn.
VĂN-LIỆU. – Lớn như thổi. – Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược. – Người thổi sáo, người bịt lỗ. – Người thổi kèn, người bưng lỗ. – Tiếng địch thổi nghe chừng đồng-vọng (Ch-ph). – Chồng hen lại lấy vợ hen, Đêm nằm cò-cử như kèn thổi đôi (C-d). Gió hiu-hiu thổi một vài bông lau (K).
Thồm
Thồm-lồm. Bệnh ở tai lở loét ra : Thồm-lồm ăn tai.
Thôn
Thôn. Một phần trong xã ; làng nhỏ : Một xã ba thôn. Một cái thôn con ở miền núi.
Thôn-ổ. Nói chung về làng xóm quê-mùa : Về miền thôn-ổ. || Thôn trang. Trang-trại nhà-quê : Về nghỉ ở chốn thôn-trang. ||Thôn trưởng. Người đứng đầu một thôn.
Thôn. Nuốt (không dùng một mình).
Thôn-tính. Nói về nước lớn xâm chiếm đất của nước nhỏ : Nhật-bản thôn-tính nước Cao-ly.
Thốn
Thốn. Bách tới, sát tới : Đóng thốn vào. Việc thuế thốn đến nơi rồi.
Thốn. Tấc, phần mười một thước : Thốn thổ, thốn kim.
Thồn
Thồn. Thuồn, nhét : Thồn đầy họng. Thồn tiền vào thắt lưng.
Thổn
Thổn-thức. Bực-dọc ấm-ức : Trong lòng thổn-thức.
VĂN-LIỆU. – Nàng càng thổn-thức gan vàng (K).
Thỗn
Thỗn-thện. Nói bộ phơi lộ thân-thể: Để vú thỗn thện.
Thộn
Thộn. Đần-độn, ngây-ngô : Người thộn.
Thông
Thông. Thứ cây lá nhỏ như tăm mà cứng, có nhựa thơm, chịu được sương tuyết, sống lâu : Kiếp sau xin chớ làm người, Làm cây thông đứng giữa trời mà reo (C-d).
Thông. 1. Suốt : Ngày xưa thông quốc học chữ nho. – 2. Hiểu thấu : Học thông mạch bet365 việt nam_tỷ số trực tuyến bet365_bet365 như thế nào. – 3. Nói về người hiểu biết khá : Người học-trò này thông lắm. – 4. Chạy suốt được, không tắc : Đường xe lửa chạy thông từ nam chí bắc. – 5. Làm cho vật gì khỏi tắc : Thông xe điếu. Thông cống. – 6. Luôn luôn không ngừng : Tổ-tôm ù thống ba ván. Ăn thông năm bát cơm.
Thông-bệnh. Tật xấu chung của nhiều người : Tham lam là cái thông-bệnh của loài người. || Thông-cáo. Bảo suốt cho người biết : Thông-cáo nhân dân. || Thông-dâm. Nói về trai gái đi lại cầu-hợp với nhau : Thông-dâm có tội. || Thông-dịch. Người dịch chữ nước nọ ra chữ nước kia : Chức thông-dịch. || Thông-dụng. Dùng khắp cả : Thông-dụng toàn-quốc. || Thông-đạt. Hiểu suốt : Thông-đạt sự-lý. ||Thông-điện. Bức điện-tín gửi khắp các nơi : Gửi thông-điện cho các quan.|| Thông-điệp. Công-văn của một nước gửi đi khắp các nước : Gửi thông-điệp đi các nước để mở hội-nghị hòa-bình. || Thông-đồng. 1. Chót lọt không vấp-váp : Buôn bán thông-đồng. – 2. Rắp nhau cùng làm một việc gì : Thông-đồng làm loạn. || Thông-gia. Hai nhà có con gả cho nhau : Thông-gia hóa oan-gia. || Thông-gian. Thông-dâm với đàn-bà có chồng : Bắt được đám thông-gian. Thông-hành. Đi suốt được, không có gì ngăn cản : Đường thông-hành. Giấy thông-hành. || Thông-hiệu. Đặt ám hiệu mà thông-tin cho nhau : Hai nhà buôn ở hai nơi, có thông-hiệu với nhau. || Thông-lại. Chức thuộc làm giấy việc quan ở các phủ huyện. || Thông-lệ. Lệ thường : Việc hương-ẩm là thông lệ của các làng ở thôn quê. || Thông-lưng. Định ngầm với nhau để làm việc trái phép : Thông-lưng đi lừa người. || Thông-lưu. Làm cho hai dòng nước chảy thông với nhau : Đào một con kênh cho nước sông nọ thông-lưu với sông kia. ||Thông-mưu. Bàn tính ngầm với nhau để toan một việc gì : Thông-mưu khởi-nghĩa. || Thông-ngôn. Người dịch tiếng nước nọ ra tiếng nước kia : Nói chuyện với người ngoại-quốc phải có thông-ngôn. || Thông-phán. Chức thuộc quan đứng đầu ti-phiên. || Thông-phong. Ống bằng thủy-tinh ở đèn dầu để cho thông hơi. || Thông-quốc. Khắp nước : Thông-quốc học chữ quốc-ngữ. || Thông-sứ. Nói về hai nước có đặt công-sứ lẫn với nhau : Hai nước đã đặt thông-sứ với nhau. || Thông-sức. Sức khắp cho dân trong hạt biết : Quan huyện thông-sức cho tổng-lý. || Thông-tệ. Tệ chung của nhiều người : Tham-nhũng là thông-tệ của quan-lại. || Thông-tín. Báo tin, đưa tin : Sở Bưu-chính là cơ-quan thông tín. || Thông-tục. 1. Tục lệ khắp mọi nơi : Lấy vợ sớm là cái thông-tục của người đời xưa. – 2. Nói chung về văn-chương mà hết thảy mọi người đều thích xem : Văn-chương thông-tục. || Thông-tư. Tư đi khắp mọi nơi : Tờ thông-tư. || Thông-thái. Học nhiều, biết nhiều : Một bậc thông-thái. || Thông-thạo. Thông hiểu, am-luyện : Thông-thạo việc buôn-bán. || Thông-thống. Trống suốt không có gì che khuất : Nhà rộng thông-thống. || Thông-thương. Buôn bán giao-thông : Nước nọ thông-thương với nước kia. || Thông-thường. Thường có khắp mọi nơi : Ăn mặc thông thường.
VĂN-LIỆU. – Thông tỏ ngõ-ngàng. – Thông kim, bác cổ. Thông đồng bén giọt (T-ng). – Rày lần mai lữa như tình chưa thông (K). – Phi phù tri quỷ, cao tay thông-huyền (K). – Lớp cùng, thông, như đốt buồng gan (C-o). – Dối trên hại dưới bấy nay thông-đồng (Nh-đ-m). – Nào ai cấm chợ ngăn sông, Ai cấm chủ lái thông-đồng đi buôn (C-d).
Thông. Nghe sang tai : Thông-minh.
Thông-minh. Sáng suốt : Thông-minh vốn sẵn tư trời (K). || Thông-tuệ. Nói về người có tư-chất tốt, nghe là hiểu biết ngay : Thông-tuệ khác thường.
Thống
Thống. Đồ bằng sành, bằng sứ, hình tròn, phình giữa, thường dùng để đựng nước hay để trồng cây cảnh.
Thống. 1. Mối (không dùng một mình) : Thống-hệ. Chính-thống. Thể-thống. – 2. Tóm lại một mối : Thống-suất. Thống-trị.
Thống-chế. Chức quan võ đời trước : Quan Thống-chế. || Thống-đốc. Chức quan thuộc-địa đứng đầu xứ Nam-kỳ. || Thống-hệ. Cũng nghĩa như « hệ-thống ». Thống-kế. Tính gộp cả lại : Lập bản thống-kế về dân-số. || Thống-suất. Đốc suất tất cả quân đội: Thống-suất quân đội. || Thống-sứ. Chức quan của bảo-hộ, đứng đầu xứ Bắc-kỳ. || Thống-trị. Gồm trị: Thống-trị cả nước.
Thống. Đau (không dùng một mình).
Thống-khổ. Đau-đớn khổ-sở : Dân - tình thống-khổ.||Thống-mạ. Mắng nhiếc tàn-tệ : Để cho người đời sau thống-mạ. || Thống-tâm. Đau lòng : Thống - tâm về nước.|| Thống-khiết. Đau-đớn thiết-tha : Kêu-nài thống-thiết.
Thổng
Thổng. Câu ở cuối bài hát bỏ lửng dọng xuống : Cuối bài hát nói thường có câu thổng.
Thộp
Thộp. Nắm được, bắt được : Thộp ngực.
Thốt
Thốt. Nói : Thưa-thốt. Thề-thốt.
VĂN-LIỆU. - Biết thì thưa-thốt, không biết dựa cột mà nghe (T-ng). - Thốt thôi giả khóc sụt-sùi (Nh-đ-m). – Cùng nhau thề-thốt đã nhiều (K). – Hoa cười, ngọc thốt đoan-trang (K).
Thốt. Chợt, thình-lình (không dùng một mình : Thốt-nhiên.
Thốt-nhiên. Chợt vậy, thình-lình : Thốt-nhiên đi đâu mất.
Thốt-nốt. Thứ cây thuộc loài cọ có quả như quả trứng, trong có múi trắng, ăn được.
Thơ
Thơ. Non, nhỏ : Dạy con từ thuở còn thơ. Trẻ thơ.
Thơ-dại. Thơ bé, dại dột : Con còn thơ-dại || Thơ-yếu. Nhỏ dại yếu-đuối : Đứa trẻ thơ-yếu.
VĂN-LIỆU. – Con thơ, vợ dại (T-ng). – Xót lòng thơ-yếu trẻ-trung (Ph-Tr). – Trẻ thơ đã biết đâu mà dám thưa (K).
Thơ. Do chữ thi nói trạch ra. Thể văn vần : Thơ ngũ ngôn. Thơ bát cú. Làm thơ. Ngâm thơ.
Thơ phú. Nói chung về văn thơ : Tập tành thơ phú.
VĂN-LIỆU. - Bầu rượu, túi thơ (T-ng). - Đứa đeo thơ túi, đứa mang rượu bầu (Nh-đ-m). – Con đề tức cảnh một thơ tiến trình (Nh-đ-m). - Đọc ca Mạch-tuệ, ngâm thơ Cam-đường (Nh-đ-m). – Xin chàng đọc bet365 việt nam_tỷ số trực tuyến bet365_bet365 như thế nào ngâm thơ, Dầu hao thiếp rót, đèn mờ thiếp khêu (C-d).
Thơ. Xem thư : Thơ-từ.
Thơ-thẩn. Cũng nghĩa như « thẩn-thơ » : Chị em thơ-thẩn dan tay ra về (K).
Thơ-thớt. Xem « thưa-thớt».
Thớ
Thớ. Đường dọc ở trong thịt : Thớ thịt. Thớ gỗ.
Thớ-lợ. Nói người ăn nói khôn-ngoan khéo-léo, lựa đúng chiều : Ăn nói thớ-lợ.
Thờ
Thờ. Kính phụng : Thờ thần, Thờ cha mẹ.
Thờ-phụng. Nói chung về sự thờ : Thờ-phụng tổ-tiên. || Thờ-vọng. Thờ một vị thần có đền chính ở chỗ khác: Đền thờ vọng.
VĂN-LIỆU. - Thờ chồng, nuôi con. - Thờ thầy mới được làm thầy. - Thờ thì dễ, giữ lễ thì khó (T-ng). – Tu đâu cho bằng tu nhà, Thờ cha, kính mẹ ấy là chân-tu (C-d).
Thờ-ơ. Chểnh - mảng nhạt - nhẽo, không thiết-tha đằm-thắm : Thờ-ơ với bạn cũ.
VĂN-LIỆU. - Thờ-ơ gió trúc, trưa mai (K). - Thờ-ơ áng lợi, nền danh (Nh-đ-m). – Hoa này bướm nỡ thờ-ơ (C-o).
Thờ-thẫn. Xem « thẫn-thờ ».
Thở
Thở. Hít hơi vào và đưa hơi ra : Hết thở thì chết. Nghĩa bóng : nói ra hay cãi lại để tiết cái khí uất-ức ở trong bụng : Người ta mắng cho mà không dám thở câu nào. Sợ quá không thở ra lời.
Thở dài. Nói khi người ta buồn bực hay uất-ức mà thở một hơi thật dài cho hả : Nghe chuyện buồn mà thở dài. || Thở giốc. Nói về cách thở mạnh sau khi làm việc nhọc-mệt : Trèo núi thở giốc một thôi. || Thở nhặt. Cũng nghĩa như « thở giốc ». || Thở ra. Nói người lúc sắp chết, chỉ thấy thở hơi ra, chứ không thở vào : Đến lúc thở ra là hết chuyện. || Thở than. Xem« than-thở ».
VĂN-LIỆU. - Thở không ra hơi. – Làm không kịp thở. Thở ngắn, than dài (T-ng). - Những là ngậm thở, ngùi than (K). – Gót đầu nàng những ngắn dài thở-than (K). – Nghĩ tình bạn hữu ân-cần thở-than (Nh-đ-m).
Thợ
Thợ. Người chuyên làm nghề gì bằng chân tay : Thợ mộc. Thợ nề. Thợ máy v. v. Nghĩa bóng : Người khéo, người giỏi về một nghề gì : Thợ thơ. Thợ nói.
Thợ bạn. Những người thợ đi theo người thợ cả mà làm công việc : Gọi thợ bạn đi làm nhà. || Thợ cả. Người thợ đứng đầu trong một bọn thợ để đi nhận công việc làm : Tìm người thợ cả để mượn khoán làm cái nhà. || Thợ-thuyền. Nói chung về những người làm thợ : Trả công-xá cho thợ-thuyền. || Thợ trời. Hóa-công : Thợ trời trang-điểm.
VĂN-LIỆU. – Mưa thầy, thước thợ. - Cậu thầy, cậy thợ. - Thợ may ăn dẻ, thợ vẽ ăn hồ, thợ bồ ăn nan, thợ hàn ăn thiếc, thợ sơn bôi bác, thợ bạc lọc lừa (T-ng). – Lòng tôi muốn lấy thợ kèn, Đám sang thì bánh, đám hèn thì xôi (C-d). – Lòng tôi muốn lấy thợ sơn, Một mình một cỗ còn hơn thợ kèn (C-d). – Lòng tôi muốn lấy thợ rèn, Bễ mà đỏ lửa là tiền có ngay (C-d).
Thơi
Thơi. Sâu hoăm-hoăm. Thường dùng nói về giếng sâu : Đem người đẩy xuống giếng thơi.
Thơi-rơi. Rời-rạc.
Thời
Thời. Đồ đan bằng tre để nhốt cua cá, ếch nhái : Đan thời để nhốt ếch. Đeo một thời cá.
Thời. Xem « thi ».
Thởi
Thởi-lởi. Xem « sởi-lởi ».
Thơm
Thơm. Dứa : Cây thơm, quả thơm.
Thơm. Nói cái mùi phưng-phức êm dịu, làm cho người ta thích ngửi. Trái với thối : Hoa thơm, hương thơm. Nghĩa bòng : Nói về cái hay, cái tốt làm cho người ta quí-mến kính trọng : Danh thơm. Để thơm muôn thuở.
Thơm-thảo. Tử-tế, trung-hậu : Tấm lòng thơm-thảo. || Thơm-tho. Nói chung về sự thơm : Hương-vị thơm tho. Danh-tiếng thơm-tho.
VĂN-LIỆU. – Thơm tay, may miệng. – Thơm danh nức tiếng. – Hoa thơm ai chẳng muốn đeo, Người khôn ai chẳng nâng-niu bên mình (C-d). - Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây (K). Danh thơm muôn kiếp còn ghi (Nh-đ-m). – Thơm-thỏa bà lão ăn thừa, Bà ăn chẳng được bà lừa cho tôi (C-d).
Thờm
Thờm-thàm. Sơ lược không kỹ-càng : Làm cái gì cũng bỏ thờm-thàm.
Thơn
Thơn-thớt. Xem « thớt-thớt ».
Thờn
Thờn-bơn. Xem « lờn-bơn ».
Thớt. I. Đồ dùng bằng gỗ, để thái hay chặt đồ ăn : Lau thớt để thái thịt.
Văn-Liệu. - Đầu chày, đít hớt. – Giận cá, chém thớt, - Rao mõ không bằng gõ thớt (T-ng).
II. Đợt, lớp : Thớt cối xay. Thớt bè, thớt cau. Thớt vườn.
Thớt voi. Con voi : Đem ba chạc thớt voi đi đánh giặc.
Thớt-thớt. Thường nói là « thơn-thớt ». Nói cái bộ hờn-hợt bề ngoài, không thực : Miệng nói thơn thớt.
VĂN-LIỆU. - Bề ngoài thơn-thớt nói cười, Mà trong nham-hiểm giết người không gươm ( K).
Thu
Thu. Mùa thứ ba trong bốn mùa : Gió thu, Trăng thu. Dùng rộng ra để chỉ một năm: Một ngày đằng đẵng xem bằng ba thu (K).
Thu ba. Sóng mùa thu. Nghĩa bóng: Nói về con mắt trong sáng của người đàn-bà: Khóe thu-ba gợn song khuynh-thành (C-O). || Thu phân. Tiết-hậu ở vào mùa thu, ngày đêm bằng nhau. || Thu-hứng. Cái hứng thú về mùa thu : Ngâm thơ thu-hứng. || Thu-sắc. Cảnh sắc mùa thu : Thu-sắc trêu người. || Thu-tứ. Tứ buồn về mùa thu : Trông lá rụng, hoa rơi mà động lòng thu-tứ. ||Thu-thủy. Nước mùa thu. Nghĩa bóng : Nói vẻ con mắt trong và sáng của người đàn bà : Làn thu thủy, nét xuân-sơn (K).
VĂN-LIỆU. – Nghìn thu bạc-mệnh một đời tài-hoa (K). - Một trời thu để riêng ai một người (K). – Đêm thu đằng-đẵng nhặt cài then mây (K).
Thu. I. Góp, lượm : Thu thóc. Thu thuế. Thu lễ. Thu quyền.
Thu-dụng. Góp dùng : Thu-dụng nhân-tài. || Thu hoạch. Gặt lượm: Đến mùa thu-hoạch. || Thu-liễm. Thu góp : Thu-liễm tiền vào hội. || Thu-nạp. Góp và đem nộp : Thu-nạp thuế má. || Thu nhập. Góp nhặt : Thu-thập tài-liệu. Thu-nhập nhân-tâm. || Thu-xếp. Góp nhặt mà xếp dọn lại : Thu-xếp đồ-đạc. Thu-xếp công việc.
VĂN-LIỆU. - Quyền thu, quyền phát. Phù phù, lạm bổ (T-ng). Kíp truyền thu lễ, trao lời giã ơn (Nh-đ-m).
II. Rút lại : Thu hình. Thu binh.
Thu-binh. Rút binh về không đánh nữa : Thu binh ở mặt trận về. || Thu-hình. Rút mình gọn nhỏ lại : Con mèo nằm thu-hình. || Thu-hồi. Rút về: Thu-hồi nghị -định. || Thu-không. Hiệu trống, hiệu chuông bãi công-việc lúc gần tối : Trống thành thu-không. Mặt trời gác núi, chiêng đã thu- không (K). || Thu-thúc. Rút gọn và kết thúc lại : Thu-thúc mọi việc để nghỉ. Vấn đề đoạnh thu-thúc.
Thu. Thứ cả bể không vảy, thit dần và bùi.
Thú. Hứng vui : Cái thú chơi trăng. Cái thú làm thơ.
Thú vị. Ý-vị đặm đà khoái-thích : Đi chơi núi có nhiều thú-vị. || Thú –quê.Thú ở nơi vường ruộng : Về thăm thú quê.
VĂN-LIỆU. - Điền-viên vui thú nông gia (Nh-đ-m). – Thú-quê thuần hức bên mai (K). Ngày mượn thú tiêu-dao cảnh Phật (C-0.)
Thú. Muông : Ác thú. Giã thú.
Thú-vật. Nói chung về các loài muông : Ăn-ở như loài thú-vật. || Thú –y. Thầy chữa bệnh các giống thú. Trường dạy thú-y.
VĂN-LIỆU. – Kia điều thú là loài vạn-vật, Dẫu vô-tro cũng bắt đèo-bòng (C-O). - Người ta há phải là cầm-thú sao? (L-V-T).
Thú. Chịu đầu phục, chịu nhận tội: Giặc ra thả. Thú tội.
Thú-nhận. Tự nhận tội lỗi : Hung thủ đã thú-nhận.||Thú-phục. Thú nhận chịu tội : Quân giặc đã thú-phục. Hết lời thú-phục khẩn cầu (K).
Thú. Lấy vợ : Giá – thú .
VĂN-LIỆU. – Thú thê bất luận tài, Thú kiếp bất luận sắc (T-ng).
Thú. Đóng đồn phòng thủ ngoài biên-thùy : Đi thú. Lính thú.
Thú. Chức quan coi một quận, một phủ : Quan thủ quận Giao-chỉ.
Thù
Thù. I. Kẻ thù có điều hiềm oán, nghịch với mình: Kẻ thù. Quân thù.
II. Căm giận, quyết lòng báo-phục: Hai bên thù nhau.
Thù-khích. Mối thù hằn hiềm khích: Bài giải cái thù-khích cho hai bên. || Thù-oán. Thù hằn oán giận : Đem lòng thù-oán.
VĂN-LIỆU. – Báo án rồi sẽ trả thù (K). – Thôi đừng sợ oán sợ thù (Nh-đ-m). – Thù kia ắt cũng có ngày trả xong (Nh-đ-m). - Mối tình hãy gác, nỗi thù chớ quên (Nh-đ-m).
Thù. Rót rượu mời khách (không dùng một mình) : Vợ chồng chén tạc, chen thù (K). Nghĩa bóng : Báo đền : Thù-công. Thù-lao. Thù-ân.
Thù-tạc. Nói về chủ khách mời đãi nhau: Chủ khách thù-tạc. Vãng lai thù-tạc. || Thù-ứng. Giao-tiếp khoản-đãi nhau : Ở đời phải biết cách thù -ứng.
Thù. I. Quyết liều (không dùng một mình): Thù-tử.
Thù-tử. Liều chết : Đánh nhau thù-tử.
II. Tuyệt-nhiên (không dùng một mình): Làm việc bí-mật, thù bất tri chẳng giấu được ai.
Thù. Trọng-lượng rất nhỏ về số cân-lượng: Bất ly tri thù.
Thủ
Thủ. Chức lại-thuộc hàng cửu-phẩm làm ở ti phiên, ti niết : Ông hạp, ông thủ ở ti phiên.
Thủ. Đầu, sỏ : Khê thủ, đốn thủ. Thủ bộ. Thủ lợn. Thịt thủ.
Dãn cách tên bằng dấu phẩy(,).