01. Lời tựa (@tducchau type done)(@Lại Thị Thu Hà đã soát)
-
https://drive.google.com/open?id=0ByzwYaW9KdWReXV0VTFhV1B3THM
BAN VĂN HỌC
HỘI KHAI-TRÍ TIẾN-ĐỨC KHỞI THẢO
VIỆT-NAM TỰ-ĐIỂN
HANOI
Imprimerie Trung-Bac Tân-Van
1931
HỘI KHAI-TRÍ-TIẾN-ĐỨC KHỞI THẢO
VIỆT-NAM TỰ-ĐIỂN
[]
[]
[]
[]
SÀI-GÒN HÀ-NỘI
VĂN MỚI
1954
ACHEVE D’IMPRIMER EN JANVIER 1954
SUR LES PRESSES DES EDITIONS
JOSEPH FLOCH, A MAYENNE (FRANCE)
POUR LE COMPTE DES EDITIONS
VAN MOI
LA RELIURE A ETE ETUDIEE PAR VIET-HO, ARTISTE DU LIVRE.
IL A ETE TIRE DE CET OUVRAGE:
5.000 EX. NUMEROTES DE I A 5.000 PORTANT LE CACHET
DES AUTEURS, ET 52 EX. HORS COMMERCE,
NUMEROTES DE I A LII, PORTANT LA GRIFFE DES EDITEURS.
Dépôt légal : Ier trimester 1954
-- LỜI TỰA --
Lợi-dụng công-phu kê-cứu của người trước, để cung-cấp tài-liệu cho sự tìm hỏi của người sau, đó là một đặc-điểm của loài người trong hầu hết các ngành hoạt-động. Riêng về phạm-vi ngôn ngữ cùng văn-tự, cái hiện-tượng ấy lại càng thấy rõ-rệt và cần-thiết. Mục-đích các từ-thư, chính là để thỏa-mãn điều nhu-yếu ấy.
Nước ta, từ khi chữ quốc-ngữ được thông-dụng và nền quốc-văn nhờ đấy mà một ngày một phát-đạt, người lưu-tâm đến vấn-đề quốc-học, đều cảm thấy thiếu-sót một quyển từ-điển hoàn-bị, cần-thiết cho sự sử-dụng và hiểu biết quốc-văn. Sự khiếm-khuyết ấy, ngày nay trở nên thống-thiết, vì nền quốc-văn ta, sau khi trải qua một thời-kỳ phát-đạt, hiện nay lại bị sa vào một cảnh-tượng hỗn-loạn. Một mặt, để thỏa-mãn những nhu-cầu mới lạ, vì quốc-văn ngày nay đã được thông-dụng trong một phạm vi rộng rãi, người ta mạnh ai ấy được, tự đặt ra những từ-ngữ tân-kỳ, hay gán cho những từ-ngữ thông thường một ý-nghĩa sai lạc; một mặt khác, vì trong những thành-ngữ Hán-Việt, có nhiều từ-ngữ đồng-âm dị-nghĩa, người ta, ai không hiểu rõ ý-nghĩa của chữ Hán, đã giải-thích nhiều từ-ngữ một cách rất hồ-đồ, gán cho chữ nọ ý-nghĩa của chữ kia.
Trước tình-trạng ấy, đã có nhiều nhà nhiệt-tâm muốn tìm cách cứu-vãn, hoặc cho tái-bản một vài bộ từ-điển cũ, hoặc tự dựng-công sưu-la, biên-tập và cho xuất-bản những từ-điển mới. Tuy về phương-diện trước-tác, cố-nhiên chúng ta phải thâm-phục tấm nhiệt-thành và công-phu kiên-nhẫn của chư-vị tác-giả, nhưng nói về giá-trị, chúng ta dù không dám bình-phẩm một cách vũ-đoán, cũng có thể chắc-chắn là thế nào cũng có chỗ chưa được thật là hoàn-toàn.
Thật vậy, xưa nay những bộ từ-thư thập-phân hoàn-bị, như l’Encyclopédie của Pháp, hay Khang-Hy Tự-Điển của Hoa, bao giờ cũng là kết-quả cái công-phu sưu-tầm biên-tập của một đoàn-thể trong một thời-gian khá lâu dài. Cái kết-quả ấy, chúng ta chắc không dám trông mong ở cái công-phu ngắn ngủi trong một vài năm hay răm ba tháng của một vài cá-nhân.
Chính muốn góp một phần trong những cái bất hoàn-toàn để đi đến chỗ hoàn-toàn, nên quyển Việt-Nam Tự-Điển này lại được ra đời.
Quyển Việt-Nam Tự-Điển này do ban văn-học của Hội Khai-Trí Tiến-Đức khởi thảo và cho xuất-bản, đã hơn hai mươi năm nay. Cũng tự biết còn nhiều chỗ khiếm-khuyết, nên ban văn-học ấy đã bắt đầu hiệu-đính lại và đương dự-định cho tái-bản với nhiều chỗ thêm bớt, sửa chữa, thì xảy ra nạn chiến-tranh mà bản dự-thảo tái-bản cũng vì thế mà thất-lạc. Bản Hội, từ khi mới thừa-kế Hội Khai-Trí Tiến-Đức, đã tính ngay đến việc tiếp-tục và hoàn-thành cái dự-định của Ban Văn-Học, nhưng vì các hội-viên trung-kiên trong Ban Văn-Học cũ còn vắng mặt, lại nhất là vì thiếu phương-tiện kinh-tế, nên công-việc dự-toán đó đến nay cũng chưa thực-hiện được.
Nay, vì muốn bổ-cứu một phần nào vào sự thiết-dụng hiện-tại của các người nghiên-cứu quốc-văn và cũng để hưởng-ứng sự đòi hỏi của đa số độc-giả, Bản-Hội tạm cho tái-bản quyển Việt-Nam Tự-Điển với y-nguyên hình-thức cũ. Trong khi ấy Bản Hội sẽ vẫn theo đuổi công việc tu-chỉnh và hiệu-đính quyển Tự-Điển này cho thích-hợp với tình-hình tiến-triển và nội-dung một ngày một phong-phú của nền quốc-văn nước nhà. Và, thiết-tha mong mỏi trong một thời-gian rát gần, sẽ có thể cống-hiến các độc-giả một quyển từ-thư hoàn-bị, tường-tế hơn.
Nhưng, muốn đạt được cái kỳ-vọng ấy, phần lớn Bản Hội trông mong ở sự chỉ-đạo của chư vị độc-giả. Vậy dám mong hải nội ngoại chư quân-tử, mỗi khi nhận thấy điều nào là sai lầm, chỗ nào nên thêm bớt, sẽ không quản tần-phiền, biên thơ mách báo cho, thì Bản Hội đồng-nhân lấy làm minh-tạ vô cùng.
Việt-Nam Văn-Hóa Hiệp Hội.
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
Bích-câu B-c
Bướm-hoa B-h
Ca-dao C-d
Ca-trù C-tr
Câu hát C. h.
Cúc-hoa C-h
Cung-oán C-o
Chúa-Ba Ch-B
Chinh-phụ ngâm Ch-ph. ng.
Hát nói H. n.
Hoa-tiên H-t
Hoài-nam-ca H-n-c
Hoàng-trừu H-tr
Kiều K
Lục Vân-Tiên L-V-T
Nghĩa-bóng Ng. b.
Nhị-độ-mai Nh-đ-m
Nữ-tú-tài N-t-t
Phan-Trần Ph-Tr
Phú cổ Ph. c.
Phương-hoa Ph-h
Phương-ngôn Ph-ng
Quan-âm Q-â
Thơ cổ Th. c.
Trê-cóc Tr-c
Trinh-thử Tr-th
Tục-ngữ T-ng
Tuồng cổ T. c.
Tiếng tục T. t.
Tống-Trân T-Tr.
Văn tế cổ V. t. c. - Đang tải...
MINH ĐỘC 911 thích bài này.